logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/12/2012 lúc 10:33:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đợt biểu tình của người dân Hà Nội và Sài Gòn hôm 9/12 vừa qua đã để lại nhiều dấu ấn. Một trong những điểm dễ dàng nhận thấy là sự cương quyết và khả năng đối phó của người biểu tình trước hành động trấn áp của chính quyền đã được nâng lên.
UserPostedImage
AFP photo. Những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 09/12/2012
UserPostedImage
Công an ra sức giải tán người biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012 tại Hà Nội. AFP photo.
UserPostedImage
Biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà Hát Lớn Sài Gòn sáng 09/12/2012. Photo courtesy of Hội những người đã từng đi biểu tình chống TQ's facebook.


Không e sợ gì

Một trong những đoạn băng được xem và nghe nhiều nhất về đợt biểu tình ngày 9/12 là đoạn băng sau:

Công an: “Anh giới thiệu với em là anh ở Đội Điều tra tổng hợp Công an quận Hoàn Kiếm… Trong nghị định 73 của chính phủ người ta có quy định tại điều 7, điểm b là không được tụ tập đông người rồi gây cản trở giao thông, gây mất trật tự. Đấy, thì so với cái nghị định như thế thì bản thân Trang có thấy có vi phạm hay sai gì không?”

Đoan Trang: “Em muốn hỏi ngược lại một câu được không? Em nên hiểu thế nào, hoặc anh hiểu thế nào khi mà bây giờ người dân đi biểu tình là để biểu thị thái độ phản đối Trung Quốc bá quyền xâm lược và chính quyền bắt, thì bây giờ nên hiểu hành động bắt của chính quyền, hay gọi là mời về làm việc cũng được, nên hiểu như thế nào? Chính quyền có ủng hộ hay không?”

Công an: “Bây giờ thế này nhé, về quan điểm của Đảng và Nhà nước, giữa mình với Trung Quốc không phải là vấn đề là Đảng, nhà nước mình không có… tất cả đều giải quyết trên con đường ngoại giao…”

Đoan Trang: “Thế thì mình biểu tình như thế này có phải là ngoại giao không? Em nghe nói là ‘ngoại giao nhân dân’…’’

Công an: “… thế còn mình làm như thế thì nó sẽ thành những cái gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội cho thành phố.”

Đoan Trang: “Không liên quan! Em nghĩ chuyện này rất rõ ràng, em nghĩ là không nên ngụy biện như thế. Em nghĩ rằng việc nhân dân đi biểu tình như thế đó là một cách ngoại giao đấy, ngoại giao nhân dân. Đấy là quan điểm nói chung quan điểm quốc tế đấy là cái ngoại giao. Chính quyền cản trở nó là phản lại cái ngoại giao đó và nó thể hiện thái độ của chính quyền là ủng hộ những hành động, chủ trương của Trung Quốc trên Biển Đông. Nó không thống nhất giữa người dân và chính quyền. Đấy là một hành động rất sai của chính quyền. Còn cái việc dân đi biểu tình mà anh quy là gây rối, chính quyền quy là gây rối thì phải xem lại. Bản thân nghị định đó là nghị định vi hiến. Khi Hiến pháp nói là dân có quyền biểu tình thì luật pháp của anh làm ra là để thực hiện cái quyền đó, chứ không phải là để hạn chế nó. Hạn chế nó là vi hiến. Rõ ràng là vì chúng ta không có cái cơ chế bảo hiến, cho nên luật pháp của chúng ta là vi phạm, vi hiến tràn lan. Chứ bây giờ cứ 5 người trở lên lại bảo là tụ tập gây rối, thế bây giờ nếu như hát trước cổng nhà hát lớn có phải là gây rối hay không?...”
Mẩu đối thoại ngắn vừa rồi được trích từ đoạn băng ghi âm cuộc làm việc giữa nhân viên an ninh điều tra và phóng viên Đoan Trang, người bị bắt khi tham gia biểu tình tại Hà Nội vào ngày 9/12. Đoạn băng sau khi được đưa lên Youtube và các trang mạng xã hội đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của công luận vì lối trả lời dứt khoát, sắc sảo và cứng rắn về mặt quan điểm của người bị thẩm vấn. Ngoài ra, nó cũng cho thấy sự chênh lệch về nhận thức giữa người thẩm vấn và người bị thẩm vấn.

Trưởng thành hơn
Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong những người cùng bị bắt vào trại Lộc Hà hôm 9/12, nhận xét rằng tầm của người tham gia biểu tình thực sự đã được nâng lên một bậc và có thể dễ dàng nhận thấy qua lần biểu tình vừa rồi. Anh nói:

“Chuyện để thấy tinh thần của người biểu tình đã nâng lên một bước đó là 24 người thì tất cả đều trả lời giống như Đoan Trang. Họ hỏi về quan điểm hay tường trình các thứ thì mọi người không trả lời. Mọi người tuyên bố ngay từ lúc mới đầu vào làm việc là chúng tôi không hợp tác, không làm việc, không đi đâu cả, mà chúng tôi chỉ hỏi các anh tại làm sao mà lại bắt người trái pháp luật. Người phải trả lời chính là các anh, không phải là chúng tôi.”
Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết sau câu trả lời trên thì lực lượng chức năng với 5, 6 người đã xông vào khênh một người đi. Còn một số người khác đã bị đối xử tàn nhẫn, trong đó có anh Nguyễn Văn Phương, người được biết đến sau lần đọc Tuyên cáo ở trước nhà hát lớn vào năm ngoái.

“Cậu Nguyễn Văn Phương chống cự rất ác. Cậu kiên quyết giữ cờ tổ quốc quanh cậu. Năm, sáu người công an không giật được.”

Nếu để ý theo dõi những cuộc đối đáp của người tham gia biểu tình với đại diện cơ quan chức năng thì đa số thường dẫn đến kết cục chính quyền phải sử dụng quyền lực hay bạo lực để đối phó vì bị đuối lý! Trường hợp của anh Bùi Tiến Lâm trong cuộc biểu tình vừa qua ở Sài Gòn là một ví dụ.

“Có một anh an ninh chạy tới giật lá cờ của bạn mình và kẹp tay bắt người đó đi. Mình mới cùng với 5, 6 người bạn nhảy vào hô to lên là “Không được bắt người yêu nước! Thả ra, thả ra!”. Nó mới chạy tới nói “Ai, ai bắt người yêu nước ở đây?”. Rồi anh an ninh đó nói: “Bây giờ mấy ông ra đây để phá rối trật tự để cho thế lực thù địch nó lợi dụng thôi. Chứ tôi hỏi anh có người nào là Trung Quốc ở đây không?”. Lúc đó anh ta hét lớn lên: “Trong tất cả những người đang ở đây, có người nào là Trung Quốc không? Tại sao chúng ta là người Việt mà lại đi ra đây để phá nhau?”. Mình mới chỉ mặt anh ta nói: “Không có ai ở đây phá hết! Tôi nói thẳng với anh là ở đây có người Trung Quốc hay không là tôi chưa biết, nhưng tôi dám khẳng định với anh là ở đây tay sai của Trung Quốc rất nhiều”. Sau khi mình nói câu đó thì có một anh an ninh chạy tới xô ngã mình xuống.”

Hầu hết những người bị bắt đều đã từng trải qua những lần bị bắt trước đó trong các cuộc biểu tình vào năm ngoái. Vì thế những hành động bạo lực, trấn áp, hay dọa dẫm của lực lượng chức năng không còn gây ảnh hưởng nhiều trên họ.

Anh Trương Ba Không, người bị tạm giữ lâu nhất trong đợt biểu tình vừa rồi tại Hà Nội, cho biết chính những hành động bắt bớ, giam giữ của chính quyền đã giúp cho bản thân anh và người dân trưởng thành hơn.
“Nếu như một mình tôi bình thường mà phải là việc với 7, 8 chiến sĩ công an với các nghiệp vụ tinh vi của họ thì có lẽ mình cũng cảm thấy rất hoang mang, lo sợ. Nhưng tôi bảo với mọi người là tại sao lần này tôi không thấy cái cảm giác ấy nó xuất hiện trong tôi, mà tôi chỉ cảm thấy có một cái gì đó nó đau đớn, xót xa khi làm thân phận một người dân Việt Nam thôi. Còn lại tôi không nhìn thấy, không nghe thấy hay đo đếm được trong tôi cái cảm giác sợ hãi một tí nào. Anh JB. Nguyễn Hữu Vinh có nói là “Mình nên cảm ơn đảng và nhà nước vì họ đã giúp cho mình cứ mỗi một cuộc xuống đường như thế này thì người dân giống như được làm một bài kiểm tra, một bài thi sát hạch”. Tất nhiên là nếu được cọ xát, được thi sát hạch nhiều lần thì rõ ràng mình phải trưởng thành lên rồi, đúng không?”

Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết thậm chí có những biểu tình viên đã tự nguyện bước lên xe buýt bắt người của cơ quan chức năng:

“Nói chung anh em khi đã vào đồn thì thậm chí còn kiên quyết hơn cả khi ở bên ngoài. Bên ngoài có khi vẫn còn cảm giác là có nên để bị bắt không, thật sự là như thế. Vì mỗi người đều có những công việc, vai trò, bận bịu riêng nên có thể là lúc họ ào vào bắt người thì có một số anh em tránh đi, nhưng cũng có những anh em điềm nhiên bước lên xe buýt, không e sợ gì cả.”

Theo nhận xét của các biểu tình viên, không phải chỉ có những người trong cuộc mà ngay cả những người dân không tham gia biểu tình cũng được nâng cao ý thức về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khi chứng kiến và tìm hiểu về các cuộc xuống đường vừa qua.

Đối với hầu hết các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Việt Nam, Tổ chức Quan sát nhân quyền thế giới và các tổ chức quốc tế khác sau đó đều lên tiếng kêu gọi Việt Nam để cho người dân được quyền tự do biểu thị thái độ của họ.
Source: RFA
phai  
#2 Đã gửi : 17/12/2012 lúc 12:59:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng VN đề ra nhiệm vụ cho công an
UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói công an cần ngăn chặn tổ chức đối lập

Thủ tướng Việt Nam căn dặn ngành công an “cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đến dự và chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc chiều ngày 17/12 tại Hà Nội.

Phát biểu với lực lượng được xem là trụ cột bảo vệ chế độ bên cạnh quân đội, ông Dũng khen ngợi công an trong năm 2012 đã “phát huy tốt vai trò nòng cốt trong bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”.

Cũng theo tường thuật của trang web Chính phủ, Thủ tướng Việt Nam nói thách thức nổi lên là “các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý; sự gia tăng về tội phạm hình sự, khủng bố…”

Ông Dũng nói công an cần “tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trên mọi lĩnh vực và địa bàn”.

“Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân,” theo bản tin.

Luật Công an Nhân dân của Việt Nam quy định lực lượng này “đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Giới quan sát cũng nhận định từ khi lên làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng có ảnh hưởng lớn trong ngành công an.

Trong năm 2011, một số tướng lĩnh Công an đã được cơ cấu sang lãnh đạo các cơ quan bộ ngành dân sự và đảng, như tại Tòa án Nhân dân Tối cao và Thường trực Ban Bí thư.
Source: BBC
phai  
#3 Đã gửi : 17/12/2012 lúc 01:17:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhìn lại biểu tình 9/12 ở Sài Gòn
Cuộc biểu tình sáng ngày 9.12.2012 đã đi qua, nhưng càng nghĩ chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc, to lớn của nó.
UserPostedImage
Chính quyền TP. HCM huy động lực lượng dập tắt cuộc biểu tình

UserPostedImage
Biểu tình chống Trung Quốc cũng diễn ra ở Hà Nội ngày 9/12


Thứ nhất, tuy những người chủ súy phát động nó là các vị nhân sĩ trí thức Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Tương Lai... bị ngăn chặn đến nơi tập kết một cách hết sức vô lý, bất chấp pháp luật như các vị ấy đã lên tiếng tố cáo, phản đối sau này... nhưng cuộc biểu tình vẫn nổ ra rất ròn rã trong tiếng thét vang của lớp trẻ.

Những tiếng hô: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, hay “Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam” và “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”... vang vọng cả một góc trời, nói lên rằng lòng yêu nước thiết tha của giới trẻ với khát vọng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc mà cha ông đã đổ bao xương máu để gìn giữ là có thật. Điều đó nói lên rằng, những người chủ xướng cuộc biểu tình này là lương tâm của đất nước. Lòng yêu nước thiết tha của họ từ lúc mái tóc còn xanh đến khi bạc đầu đã khiến họ có được sự nhạy bén sâu sắc để đón nhận được “những luồng khí quyển lưu hành trong xã hội” (Stefan Zweig) để rồi đồng hành cùng thời đại, cùng các thế hệ nối tiếp đến tương lai. Họ chính là tầng lớp ưu tú nhất của dân tộc. Thực tế cuộc biểu tình, thực tế cuộc sống là câu trả lời, đã cho thấy không ai có thể nghi ngờ gì về những người chủ xướng, và cũng không ai được phép có thể xuyên tạc về họ.

Thứ hai, lớp trẻ Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung... bao giờ cũng là những người lính tiên phong, can đảm nhất để bảo vệ Tổ quốc cho dù bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu sự bày đặt để đánh lạc hướng tuổi trẻ, nhưng những tâm hồn trẻ sáng suốt và nhạy cảm nhất vẫn dũng cảm xông lên hàng đầu bất chấp hiểm nguy để “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Dày đặc bạo lực
Ngày 9.12 ấy, tôi đi từ đường Lê Lợi tiến về phía nhà hát lớn thành phố, liếc mắt quan sát bốn bề thấy dày đặc những lực lượng của bạo lực: cảnh sát, công an đủ loại chìm nổi, dân phòng, trật tự đường phố, thanh niên tình nguyện mặc đồng phục... tất, tất cả đều trong tư thế sẵn sàng! Tôi có thể khẳng định rằng, những người yếu bóng vía, thiếu chút ít can đảm thì chỉ cần nhìn thấy hiện trường này đã phải quay ngay lại để lánh xa... chứ đừng nói xông vào giữa vòng vây này để tung cờ và hô khẩu hiệu. Có thể nói lúc đó, tất cả đều yên lặng. Người người nhìn nhau ngờ vực. Không khí rất nặng nề. Nhiều người sau này tâm sự rằng, rất lo cuộc biểu tình không thành.
Thế rồi vào đúng cái giây phút căng thẳng ấy, từ phía mép vườn hoa đối diện nhà hát lớn, một thanh niên đẹp trai, mặc áo màu nhạt, đeo kính trắng bỗng tung lá cờ Tổ quốc từ trong túi mình ra, giơ thẳng hai tay đỡ lá cờ trên đầu, miệng hô rất to “Việt Nam, Việt Nam muôn năm!”, vừa hô vừa tiến về phía nhà hát. Như tiếng pháo lệnh tất cả bạn trẻ và nhân dân có mặt đã đồng loạt tung cờ, biểu ngữ, đồng thanh hô “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam”. Cuộc biểu tình nổ ra trước mắt tôi một cách hết sức bất ngờ và sôi động như thế.

Những người biểu tình kéo nhau lên thềm Nhà hát lớn và thật bất ngờ, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã xuất hiện đúng lúc. Ông là người duy nhất trong số năm vị nhân sĩ thoát được vòng vây của cảnh sát và an ninh để đến được điểm hẹn. Ông đọc diễn văn không một tờ giấy trong tay rồi cùng nhân dân hô khẩu hiệu. Hàng trăm cánh tay giơ lên. Những tiếng hô như gào thét. Nhà thơ Lưu Trọng Văn hô lớn: “Tổ quốc trên hết!”. Tiếng hô của ông được hưởng ứng nhiệt liệt... Từ đây sau những đợt hô vang, tất cả tiến xuống và đi về phía đường Lê Lợi để tuần hành. Dẫn đầu vẫn là các bạn trẻ nhưng thật oái ăm là hai chiếc hàng rào đã được giăng ra để cản bước đoàn biểu tình. Cảnh sát và nhân dân, hai bên đối mặt và những tiếng gọi Tổ quốc lại vang lên.

Một vị trong bộ đồng phục màu xanh từ phía rào cản nhảy vào định bắt bớ. Thế là có xô đẩy, giằng co... Không khí nóng lên rừng rực. Lần đầu tiên tham gia biểu tình, tôi cảm nhận được lời tâm sự trước đó của bạn tôi, họa sĩ Hồ Thanh, người từng tham gia biểu tình ở Huế thời Ngô Đình Diệm. Ông nói đại ý khi vào cuộc biểu tình, như là người ta bước vào một “chảo lửa”! Đúng vậy, chỉ cần một sự quá khích ở cả hai phía là có thể châm ngòi cho một thùng thuốc nổ. Nhẹ thì xô xát, ẩu đả, nặng thì có thể đổ máu. Nếu các cuộc biểu tình như thế diễn ra ở nhiều nơi, liên tiếp thì có thể gây ra một cuộc nội chiến. Vì thế, văn hóa biểu tình là cần thiết. Ở những xã hội dân chủ, văn minh, luật biểu tình được ban hành và quy định rất rõ ràng.
Một điều tất yếu là đã có tự do ngôn luận thì đương nhiên phải chấp nhận có biểu tình. Người dân có quyền thể hiện thái độ chính trị của mình để ủng hộ hoặc phản đối một sự kiện gì đó, một ai đó. Cũng nhờ biểu tình, nhà cầm quyền có cơ hội nhìn thấy và hiểu được thái độ và suy nghĩ của dân chúng và giữ cho cuộc biểu tình diễn ra trong trật tự. Từ thực tế này, nước ta cần sớm có luật biểu tình để giữ cho xã hội ổn định và có pháp luật.

Giữ gìn non sông
Bị cản trở bởi hai hàng rào sắt, đoàn biểu tình quay trở lại nhà hát lớn để tiếp tục hô vang các khẩu hiệu. Tôi không thể khỏi nghẹn ngào khi nghe tiếng lòng và hình ảnh của một vị cao niên, tay chống gậy, miệng dõng dạc: “Tổ quốc này là của cha ông ta để lại. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Ai mà bán nước là có tội với tổ tiên”. Lời thề nguyền giữ gìn non sông Việt Nam này đã được các bạn trẻ và nhân dân hưởng ứng bằng những tiếng thét: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”!

Cũng qua cuộc biểu tình này, tôi càng thêm yêu mến các bạn trẻ và càng nhớ đến cuộc phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hôm đó, tại nhà riêng của đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, sau nửa tiếng trò chuyện tôi hỏi: “Thưa Đại tướng, cái gì là quyết định của chiến thắng Điện Biên Phủ?”. Đại tướng trả lời ngay, không cần suy nghĩ: “Tuổi trẻ, sức trẻ”! Đúng vậy, chỉ có sức trẻ, tuổi trẻ mới bảo vệ được Tổ quốc, bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đó là thông điệp tôi cảm nhận được từ sáng ngày 9.12.2012 tại Sài Gòn. Những chiến sĩ đang cầm súng ở Trường Sa kia cũng là những bạn trẻ như tôi gặp ở Sài Gòn sáng hôm đó.
Điều thứ ba tôi cảm nhận được ở sáng ngày 9.12 đó là ngay cả những bạn trẻ được điều đến để “chia cắt” cuộc biểu tình thì từ đáy lòng họ cũng cảm thấy mình đang làm điều gì đó không phải, không đúng với lương tâm mình. Tôi đã tiến đến trước hàng quân áo xanh của “thanh niên tình nguyện” và nhìn thẳng vào các bạn trẻ này. Thực lòng, tôi rất cảm tình với các bạn bởi hầu hết các gương mặt đều ánh lên vẻ hiền hòa, dễ mến. Chính vì thế mà khi ông chỉ huy của họ mặc áo sơ mi cộc tay (sau này tôi mới biết là thượng tá, Trưởng Công an quận 1 Trần Đức Tài) ra lệnh: “Chia cắt ra!”. Nghe lệnh mà các bạn trẻ này vẫn đứng yên.

Sau nhiều lần thúc giục, họ mới từ tốn tiến lên bậc thềm cao của nhà hát lớn, đứng sau đoàn biểu tình và đội quân áo xanh này vẫn không hành động gì cả. Mãi sau họ mới “chia cắt” đoàn bằng những đợt xô đẩy. Vì từ trên thềm cao, bất ngờ bị xô xuống nên vị Kiến trúc sư cao tuổi Nguyễn Trọng Huấn mới bị té bươu cả trán. Nhưng khi nghe vợ ông, họa sĩ Anh Thơ, than phiền với tôi “Anh Huấn nhà em bị té sưng cả trán đây này”, thì KTS Huấn điềm tĩnh nói: “Không hề chi, đó là bình thường thôi!”. Lúc ấy, giác quan thứ sáu của tôi cảm nhận rằng người trí thức trong con người Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn không hề giận dữ gì những người đã xô té mình. Đấy chỉ là “hoàn cảnh” của đất nước lúc này mà thôi. Tình cảm dân tộc trong con người ông đã nâng ông vượt lên hoàn cảnh. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lược nào khi có những tâm hồn can đảm và cao cả như Kiến trúc sư Huấn.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng, riêng với tôi cuộc biểu tình sáng ngày 9.12.2012 là một điều bất ngờ thú vị. Nhớ lại sau ngày đất nước thống nhất, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất, tôi nhận được chỉ đạo của Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam lúc đó là ông Trần Lâm đi làm một cuộc tọa đàm thu thanh các vị đại biểu Quốc hội là trí thức miền Nam. Khó khăn lắm tôi mới tổ chức được cuộc tọa đàm đó với sự có mặt của các đại biểu Quốc hội trí thức miền Nam gồm các vị: GS Lý Chánh Trung, luật sư Nguyễn Long, các anh Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm... chỉ thiếu bà Ngô Bá Thành. Tôi sung sướng được ngắm nhìn GS Lý Chánh Trung và các gương mặt trẻ nổi tiếng xuống đường đấu tranh đòi dân chủ, chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, đòi hòa bình độc lập cho Việt Nam như các anh Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm... Trong ánh đèn lung linh bên Hồ Tây tại khách sạn sang trọng nhất ở Hà Nội lúc đó, tôi đã xiết chặt tay anh Huỳnh Tấn Mẫm.

Vậy là đúng 36 năm, cũng tại thềm nhà hát lớn Sài Gòn, nơi mà gần 40 năm trước anh Huỳnh Tấn Mẫm đã từ đây dẫn đầu đoàn biểu tình của sinh viên Sài Gòn chống chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Hôm nay, tôi lại được gặp anh Mẫm đứng đầu trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Dĩ nhiên là anh Mẫm đã không nhận ra tôi, nhưng một người nổi tiếng như Huỳnh Tấn Mẫm thì bất cứ ai gặp một lần thôi cũng phải nhớ. Tôi đã nhận ra anh Mẫm không già đi bao nhiêu với cuộc đọ sức 36 năm trường, nhưng chững chạc, bề thế, phúc hậu và vẫn đẹp như xưa.

Cuộc đời cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Tác giả: Lê Phú Khải gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.