logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 06/12/2014 lúc 09:47:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thủ đô Astana của Kazakhstan. DR

Không thu hút sự chú ý như khu vực Đông Nam Á, nhưng vùng Trung Á cũng có một vị thế chiến lược quan trọng, đã và đang là nơi tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc, mà đặc biệt là Mỹ, Nga và Trung Quốc. Chủ đề này được phân tích trên tạp chí Le Monde Diplomatique số ra tháng 12/2014, với dòng tựa đáng chú ý : «Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở một vùng Trung Á đang bị chia rẽ ».

Bài viết đề cập đến năm nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là : Tadjikistan, Ouzbekistan, Kirghizstan, Kazakhstan và Turkmenistan. Từ khi giành được độc lập sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, năm nước này có quá trình phát triển kinh tế và chính trị rất khác biệt. Họ cũng có lịch sử chung trong quá khứ, nhất là hồi thế kỷ 19 thuộc về Đế Chế Nga Hoàng, sau đó lại thuộc về Liên Xô.

Về mặt kinh tế, Ouzbekistan vẫn còn là nước nông nghiệp, trong khi đó Turkmenistan và Kazakhstan phát triển nhờ vào nguồn khí đốt và dầu hỏa. Một mình Kazakhstan đóng góp đến 2/3 GDP của khu vực. Hai nước còn lại là Kirghizstan và Tadjikistan thì lệ thuộc vào nguồn tiền do kiều dân của họ ở các nước gửi về : chiếm 35% GDP đối với Kirghizstan và 50% GDP đối với Tadjikistan.

Bản thân khu vực này đã bất ổn bởi ranh giới của các nước trên là do Liên Xô áp đặt vào năm 1936 nên hiện tại có nhiều điểm không rõ ràng, dẫn đến những tranh chấp lãnh thổ thường xuyên. Đó là chưa kể nguy cơ bất ổn khác, như khủng bố chẳng hạn. Nội bộ các nước này cũng có nhiều chia rẽ. Về đối ngoại, Turkmenistan được cho là theo xu hướng trung lập, Ouzbekistan thì tỏ ra rất độc lập, trong khi ba nước còn lại vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào Nga.

Khu vực này là nơi tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Tờ báo đăng bản đồ chỉ rõ hiện trạng ảnh hưởng của Mỹ, Nga và Trung Quốc trong khu vực thông qua những căn cứ quân sự hoặc các ống dẫn dầu.

Từ năm 1999, Mỹ đã có ý xây dựng khu vực này thành « Một đường Tơ Lụa mới », « một khu vực kinh tế năng động và kết nối bao gồm Aghanistan và những nước vùng Trung và Nam Á ». Sự hiện diện của quân đội Mỹ vào năm 2001 ở Afghanistan và sau đó là ở Kirghizstan đã khẳng định ý định đóng « một vai trò quan trọng » ở khu vực Trung Á. Thế nhưng, hơn 10 năm trôi qua, Mỹ có vẻ thất bại khi mà quân đội phải rút khỏi Afghanistan trong khi nước này vẫn đang chìm trong bất ổn. Mỹ cũng rút khỏi căn cứ của tại Manas ở Kirghizstan để nhường ảnh hưởng lại cho Nga. Thêm vào đó, Mỹ đã không còn tập trung ở vùng Trung Á, mà dịch chuyển về phía đông, khu vực có nhiều lợi ích đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới.

Trung Quốc tiến, Nga lùi
Nếu Nga đẩy lùi sự ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Á, thì hiện tại đến lược Trung Quốc nổi lên để đẩy lùi Nga. Theo tờ báo, 5 nước trong khu vực này đã khéo léo sử dụng chiêu bài « cân đối ảnh hưởng của các cường quốc ». Tức là hợp tác cùng một lúc với nhiều cường quốc để tạo đối trọng cho nhau, trong đó có Nga, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc.

Trên tuyến đường tơ lụa cũ này thì dĩ nhiên Trung Quốc hiểu rõ thực địa và có nhiều lợi thế. Tuy nhiên tầm nhìn Trung Á của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu định hình rõ trong thời gian gần đây, bởi đến tận những năm 1990, thế giới còn tưởng Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cai trị ở đó. Thế nhưng, đến đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã lấn dần Nga và đang ở thế là cường quốc quan trọng nhất trong khu vực. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số một của Tadjikistan, Turkmenistan và Kirghizstan, là đối tác thương mại thứ hai, đứng sau Nga, của Ouzbekistan và Kazakhstan.

Hồi cuối năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du 10 ngày đến khu vực, nhân đó nhiều hợp đồng giá trị hàng chục tỷ đô la đã được ký kết. Bắc Kinh cũng thu được nhiều hợp đồng dầu khí khổng lồ trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng khát năng lượng. Bắc Kinh cũng bỏ nhiều tiền bạc và tâm huyết đầu tư cho cơ sở hạ tầng của khu vực này. Le Monde Diplomatique cho rằng đó là ý tưởng xây dựng « vành đai kinh tế của con đường tơ lụa » của Bắc Kinh, và ý đồ là hình thành « một sân sau » ổn định để làm chỗ dựa cho sự trỗi dậy ở khu vực khác của Trung Quốc.

Tờ báo tóm lược : Mỹ thì không còn quan tâm nhiều đến khu vực Trung Á, Nga có nhiều tham vọng nhưng thiếu phương tiện thực hiện, Trung Quốc thì đang gia tăng ảnh hưởng nhưng chỉ mới tập trung vào kinh tế. Như vậy, không một cường quốc nào chiếm ảnh hưởng tuyệt đối ở đây, các nước trong khu vực đã biết chơi chiêu bài tạo đối trọng giữa các cường quốc.

Nhìn về tương lai, một câu hỏi đặt ra : Mỹ sẽ thật sự rút khỏi Trung Á và Trung Quốc sẽ đẩy lùi được Nga để chiếm ảnh hưởng tuyệt đối ở đó ? Câu hỏi này hiện còn chưa có lời giải đáp.

Pháp cũng dòm ngó Trung Á
Pháp cũng dòm ngó vùng Trung Á. Điều đó được thể hiện qua chuyến thăm chính thức Kazakhstan bắt đầu vào hôm qua (5/12/2014) của Tổng thống Pháp François Hollande. Thông tin này được đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos với dòng tựa : « Hollande ở Kazakhstan, một thiên đường của nguyên liệu ».

Tựa đề bài viết đã nói rõ mục đích chuyến đi và tầm quan trọng của đất nước Trung Á này đối với Pháp. Tờ báo cho biết, Kazakhstan vốn thu hút nhiều sự quan tâm của Pháp : Tổng thống François Mitterrand đã thăm Kazakhstan vào năm 1993, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã thăm nước này vào năm 2009, và hiện tại là Tổng thống Hollande.

Kazakhstan là nước hàng đầu thế giới về sản xuất uranium, tương lai sẽ là nước xuất khẩu dầu hỏa thứ hai thế giới. Đó là chưa kể nhiều nguồn nguyên liệu khác, đặc biệt là than. Les Echos cho rằng, chuyến thăm này của Tổng thống Hollande là để tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa giữa hai nước, nhất là « để giúp Kazakhstan thoát khỏi « gọng kìm » của hai anh bạn láng giềng là Nga và Trung Quốc ».

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.