logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/12/2014 lúc 07:35:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Buổi sớm Dallas, mở râm ra khúc “Thu” của Tchaikovsky qua tiếng vĩ cầm của Vanessa – Mea, lấy cảm hứng để… dộng đàn. Lâu lắm, tôi mới tự sự cùng làn phím. Cây dương cầm mang mệnh số thiên di. Tôi ước có thể đổi cho nó cái bảng số xe: Minnesota, California, Florida, Texas…

“Sao em không mại quách nó đi, mỗi lần dọn nhà rinh theo è cổ,” chồng cự nự.

Tôi vốn thủy chung với hoài niệm: một đôi giầy “đồ cổ” hơn 20 năm, một cây đàn piano bằng nửa số tuổi đời mình, vài đôi khuyên vàng tòng teng từ hồi con gái… Vơ tất tả hoài niệm, sợ rơi mất giữa thủng sâu, giữa những trôi nổi cuộc đời. Các đồ vật, thường đã chẳng được xem là trò trống gì. Cuốn tiểu thuyết Les Liaisons dangereuses (1782) của Choderlos de Laclos, tác giả nhân hóa món đồ quan trọng duy nhất là cây hạc cầm. Và nó quan trọng chỉ vì nó được dùng để giấu những bức thư. Một lối mô tả đạm mạc theo cách diễn đạt riêng mình. Những đồ vật xuất hiện không có hào quang của ý nghĩa, và chính điều này lại đem lại sự xao xuyến, một thứ cảm nhận rất tình người.

Tôi nhớ tiếng đàn của gã hàng xóm, đánh kiệt lực vào dàn phím piano vẫn chẳng át nổi âm thanh gâu gâu của lũ chó hàng xóm. Cái mớ âm thanh hỗn loạn gợi mở một phần ký ức của con hẻm nhỏ Sài Gòn. Con hẻm nực nội những hơi người và chó. Giữa khuya, một gã lang thang vỉa hè, vỗ đàn guitar thùng, gào lên, “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa…” Nhạc sến, như mưa ướt cả lòng, ngập ngụa đêm phố buồn.

Cây dương cầm, gắn bó với những hồi ức giữa cơn khủng hoảng của cuộc đời tôi. “Dù cho mưa, tôi xin đưa [em] đến cuối cuộc đời…”

Tôi đọc thơ của Léo Ferré với thiện chí của một người mù xem voi! Sông Seine vẫn chảy trong thơ của Léo Ferré, như nó đã chảy trong thơ của Villon, Francis Carco, Apollinaire, Pierre Mac Orlan… nhưng Paris của ông, không là một thành phố sến của “chuyến métro về Belleville, của “Paris có gì lạ không em”… Trong bài thơ “Thi sĩ”, ông ví thi sĩ như những kẻ kỳ cục sống bằng ngòi bút, và có khi cũng không sống tùy lúc theo mùa. Linh hồn họ thì bỏ quên dưới những cầu sông Seine. Và [em/nàng] thường đâu đó trong một bài thơ – như một thứ tình yêu và… trái cấm. Tiền xu của họ thì nằm trong những cuốn sách chưa hề… bán.

Mourid Bargouti, thì lại làm thơ như nhà “sinh vật học”. Nhà thơ học từ cây cối, cũng như bao nhiêu trái phải [bị rụng] trước khi trên cây còn những trái táo chín, nghĩa là: xóa hết biết bao hình ảnh chỉ để lại những gì đáng viết.

Tôi cũng thử đếm trên cây [thơ] mình còn được mấy trái táo. Trái còn lại duy nhất, cũng bị sâu ăn mất!

Tâm hồn tôi, đôi khi tựa trái cam khô héo vật vã trong một bức tranh tĩnh vật vẽ vội.

Ngày mòn ruỗng, ly café sớm cùng tôi nhìn ra cửa sổ. Những lá Thu còn sót lại trên tán cây sồi già. Tiếng saxophone khò khè của gã hàng xóm mỗi sớm hiếp dâm cái màng nhĩ. Trong ly café, có vị đắng của nỗi sầu. Tôi đếm lịch, bốn tháng hơn vẫn chưa từ biệt được lọ thuốc an thần. Chống chỏi với từng cơn buồn ngủ như kiếm sĩ kiệt lực với đường gươm. Cặp mắt thiếu ngủ triền miên cứ như sự tỉnh táo chẳng cần thiết! Café thay… trà đạo, bao nhiêu ngớp đắng tôi vẫn lừ đừ như say sái.

Tìm cách thở cho mình. Hình hài trôi qua trong cơn đau một giờ vặn vẹo, nhảy nhót, nhịp tim bằng tần số của kẻ thở dốc theo điệu zumba. Đếm hết ngón một bàn tay, tôi mới dần hớp háp lại hơi thở của đời sống. Thời gian luôn là tiêu đề của sự suy thoái khi tôi nhìn tôi trong gương, nghe tiếng mình thở ra cực não ruột (…)

Bí quyết giảm cân hiệu quả của một nhà tâm lý học? Mỗi ngày, hãy tự khỏa thân trước gương! Đừng rộng lượng với những bờ mông phì nhiêu, những tảng mỡ rủng rỉnh. Quẳng mình ra khỏi sự hằn học để dịu dàng với chính mình.

Áp lực của ý tưởng (?!) Đêm đẻ ra chữ, sáng dậy đem chôn một số chữ. Có thể nói, chữ nghĩa là cuộc phiêu lưu của cái khả tri, cái vấn nạn của ý nghĩa. Con người đem ý nghĩa vào lối viết của họ bằng những con chữ.

Một độc giả, gửi meo ‘còm’ với tôi rằng: “…Có vẻ như, chị đang (đã) có cái ‘lạc thú’ trong việc thể hiện văn phong của mình…” Thú thật với tác giả (NAT) của bức điện thư rằng: tôi có một sở thích rõ rệt trong việc “chế tạo” những từ ngữ mới, và cả những ẩn dụ.
Văn phong (với tôi) là một cuộc mạo hiểm rất phức tạp. Ngôn ngữ – Phải đi xuyên qua văn phong. Văn phong cũng chẳng là cái gì phải viết cho thật khéo. Và không thể rút gọn thành một thứ khát vọng thẩm mỹ để vặt rãnh và làm dáng.

Tôi vẫn thường xem văn chương như một “lạc thú” của cuộc viết. (Dạo này) tôi muốn viết về một cái gì đó có thể liên hệ đến tiểu thuyết. Một văn bản tiểu thuyết – hoàn toàn là sự thông tri – từ trái tim đến trái tim (tôi mong vậy). Nhưng với cái thời gian là “kỷ lục chạy đua” như hiện nay thì quả thật là có hơi… “tàn nhẫn” trong công việc sáng tạo.

Ngày nay, đang đứng lựa cam trong siêu thị. Một độc giả nhận ra tôi, “Đọc mấy bài chị viết về chuyến đi Jamaca, diễn tả… thật quá, làm tui về tối sợ ngủ không được.”

Andy kháy tôi, “Vậy là em có khiếu viết truyện… kinh dị rồi đó!”

Giữa bao nhiêu rủi ro và tai họa (với tác phẩm của mình), biết đâu chừng tôi cũng trở thành… nhà dzăng!
Bức họa chân dung của họa sĩ Trịnh Cung gửi tặng. Ông nói, “Nhìn cũng hơi giống Hạnh.” Cái cằm chẻ, cái môi trái tim. Chẳng là tôi! Và chẳng cần phải “giống” tôi.

Chữ chẳng ích gì khi diễn đạt hội họa. Ngay cả nếu tôi là một nhà phê bình tinh nhạy, và thông tuệ, tôi vẫn chẳng thể thiết lập được mối quan hệ giữa từ ngữ và hội họa. Chữ của tôi, cũng chỉ là những ghi nhận “ngoài lề” về cái sự thật bên trong tấm bố vẽ.

Tôi thường trầm tư bên cửa sổ. Và ngắm tà dương nhuốm vàng lên vật thể. Tôi từng ước muốn mình có thể vẽ.

Giờ đây, tôi chỉ có thể vẽ được (bằng ánh sáng) từ cái máy chụp hình.

Giờ đây, mỗi ngày tôi thức dậy với niềm vui và nỗi buồn. Tôi vui và buồn vì đánh mất điều mình mơ thấy.

Một con vịt đâm đầu xuống nước. Đôi chân duỗi chận lại đường bay. Đôi cánh vẫy vẫy. Tôi giơ cái nòng ống kính tele. Click, click!

Vẽ, chẳng thể liền tay để “chớp” được một con cạp cạp đang… bay xẹt!
Đặng Mỹ Hạnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.