logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/12/2014 lúc 07:27:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngoại trừ dân Châu Âu, chúng ta ít người biết đến địa danh Basel ở đâu. Đó là một thành phố khá nổi tiếng của Châu Âu. Tìm bằng Google, bạn đọc sẽ biết về nó với những thông tin như sau, “Basel là thành phố đông dân hàng thứ ba của Switzerland (195.000 dân), nằm tại vị trí địa lý giáp ranh giữa ba quốc gia lớn của Châu Âu gồm: Thụy Sĩ, Pháp, và Đức.”

Người ta (còn) biết đến Basel bởi vùng ngoại ô của nó nằm trên hai quốc gia Đức và Pháp. Thế nhưng rất ít người biết được rằng Basel còn là một trung tâm tài chánh, sân nhà của Ngân hàng BIS (Bank for International Settlements), một ngân hàng lớn của Thế giới.

BIS được coi là ngân hàng của các ngân hàng trung ương, với những hoạt động tài chánh kèm với những hoạt động phân tích các diễn biến kinh tế tài chánh trên thế giới. Vì thế ngân hàng này đã hiểu được tại sao giá trị của đồng Mỹ kim luôn luôn có thế mạnh, trụ lại trước biết bao nhiêu biến cố thử thách, bất luận kinh tế Hoa Kỳ đứng trước những biến động kinh tế gay cấn như thế nào. Đặc biệt với nhiều lời phỏng đoán, đàm tiếu; cho rằng sớm muộn gì đồng Mỹ kim cũng sẽ bị hạ bệ, không thể mãi mãi là the king of the currency trong lúc Hoa Kỳ năm nào cũng mệt mỏi với chuyện Chính phủ sẽ bị phá sản.

Khi vàng, một kim loại quý của thế giới không còn được sử dụng để bảo kê cho đồng Mỹ kim, người ta nghĩ ngay tới chuyện sớm muộn gì giá trị đồng Mỹ kim sẽ tuột giảm trở thành một đồng bạc bình thường. Họ nghĩ đồng Mỹ kim không biến thành giấy lộn như tiền tệ của nhiều nước trên thị trường hối đoái thế giới, ít nhất đồng Mỹ kim sẽ không thể ung dung ngự trị trên ngai vàng như một ông hoàng trong thế giới tiền tệ; đặc biệt trong bối cảnh giao dịch tiền tệ trên trường quốc tế càng lúc càng mở rộng, thông thoáng hơn.

Để hiểu rõ thêm tại sao đồng Mỹ kim không bị truất phế khỏi ngai vàng, thiết nghĩ cần điểm lại lịch sử mối liên hệ giữa vàng và đồng Mỹ kim để thấy được tại sao đồng Mỹ kim sẽ không sớm rớt hạng khi vàng không còn là cái “ngai” để nó ngồi trên đó nữa.

Khi FED – còn được biết qua tên gọi Federal Reserves hay tên gọi khác là US Central Bank của Hoa Kỳ thành lập năm 1913 với vai trò Quỹ Dự trữ Liên Bang, cùng năm đó thuế thu nhập (income tax) được áp dụng, dân chúng Hoa Kỳ rất vui vì sự thành lập của FED khẳng định đồng Mỹ kim lưu hành tại Mỹ sẽ được bảo đảm thanh toán khi cần (redeemable) bằng vàng hoặc bạc. Ngay lập tức, giá trị của đồng Mỹ kim trở thành vững như bàn thạch. Dân chúng nghĩ rằng một khi được bảo kê bằng vàng hoặc bạc, người ta sẽ không còn nghi ngờ gì nữa đến giá trị thực sự của đồng Mỹ kim nữa.

Đùng một cái, Thế Chiến I bùng nổ tại Châu Âu, kéo dài trong khoảng thời gian 1917-1918; ngắn ngủi thôi, nhưng đủ để thay đổi cục diện bối cảnh lịch sử thế giới. Không nằm ở Châu Âu nhưng Hoa Kỳ bị cuốn vào vòng chiến mặc dù Thế Chiến I chẳng ăn nhập gì đến Bắc Mỹ. Hiển nhiên trong thời gian này Hoa Kỳ đã in ra rất nhiều tiền, cao hơn khả năng bảo kê của vàng. Mục đích in tiền là để trang trải cho những chiến phí vốn không hề rẻ. Dưới qui chế được bảo kê bằng vàng, đồng Mỹ kim lúc đó trị giá ở mức $20 một troy ounce.

Kết quả, vào những năm thập niên 1920, lượng đồng Mỹ kim lưu hành tại Hoa Kỳ quá nhiều khiến cho giá thị trường chứng khoán tăng vọt. Tại sao? Vì thiên hạ cầm quá nhiều tiền mặt trong tay không biết làm gì với chúng bây giờ. Cách tốt nhất xem ra vẫn là đầu tư vào cổ phiếu. Tất nhiên cổ phiếu ngày ấy không thăng trầm, lên xuống bất thường như trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại hôm nay. Song nếu như “cung” và “cầu” tại thị trường cổ phiếu mất thế cân bằng, chuyện gì cũng có thể xảy ra được đối với giá trị của các cổ phiếu.

Cây kim trong bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra. Sau khi Thế Chiến I kết thúc chừng một thập niên, dân chúng Hoa Kỳ nhận ra đồng Mỹ kim không còn được bảo kê bởi vàng nữa, mặc dù trên mặt pháp lý Chính phủ Hoa Kỳ chưa công bố cái tin động trời này. Thế là họ hoảng hốt, đua nhau bán đi những tờ cổ phiếu. Kết quả là tạo ra một vụ nổ lớn. A big bang. A real crash đối với thị trường tài chánh của Hoa Kỳ và của thế giới.

Gay cấn nhất là chuyện trong khoảng 1932-1933, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ (Treasury department) phát giác lượng đồng Mỹ kim được bảo kê bằng vàng do người nước ngoài sở hữu quá nhiều. Sợ mất uy tín với nước ngoài, Tổng thống Roosevelt đã ký một executive order nghiêm cấm dân chúng Mỹ tích trữ vàng (dạng tư nhân), phòng khi người nước ngoài yêu cầu đòi thanh toán đồng Mỹ kim bằng vàng thì Chính phủ Mỹ có thể đáp ứng được.

Tất nhiên sắc lệnh này vẫn chưa đủ. Để ngăn chặn những hiện tượng “tháo khoán đồng Mỹ kim ồ ạt” bất ngờ xảy ra, Tổng thống Roosevelt đã giảm giá đồng Mỹ kim từ mức giá vàng – đang ở $20/troy ounce, xuống còn $35/troy ounce với hy vọng nếu dân chúng đòi thanh toán đồng Mỹ kim bằng vàng thì Chính phủ Mỹ còn trở tay kịp. Giá này được giữ cho tới năm 1971 dưới thời Tổng tống Nixon. Sau đó Hoa Kỳ buộc phải buông tay bảo kê đồng Mỹ kim bằng vàng vì năm 1971 giá vàng trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức $38/troy ounce khiến các nhà đầu tư Châu Âu yêu cầu thanh toán trái phiếu giá trị Mỹ kim được bảo kê bằng vàng. Điều này bắt buộc Tổng thống Nixon tuyên bố không thể duy trì quy chế lấy vàng bảo kê cho đồng Mỹ kim nữa.

Như một hệ quả tất yếu, lạm phát tại Hoa Kỳ tăng vọt lên. Bất kể những nỗ lực đưa ra của Nghị viên Liên bang Ron Paul và Thượng nghị sĩ Jesse Helms của tiểu bang North Carolina vẫn không cứu vãn được quy chế bảo kê đồng Mỹ kim bằng vàng. Từ đây đồng Mỹ kim được thả nổi trên thị trường tự do.
Câu hỏi được đặt ra tại sao sau khi không còn được bảo kê bằng vàng, đồng Mỹ kim vẫn không bị thất sủng trong mắt các nền kinh tế lớn?

Để trả lời cho câu hỏi này, Ngân hàng BIS (Bank for International Settlements) đã tìm ra bí mật, giải thích tường tận tại sao đồng Mỹ kim vẫn giữ được vị trí thống soái sau nhiều năm kinh tế thế giới biến động. Ngân hàng BIS đưa ra khái niệm “dollar zone” để giải thích. Theo khái niệm này thì đồng Mỹ kim luôn luôn có được một thế mạnh bởi (hầu như) các nền kinh tế lớn, thường là những nền kinh tế mạnh, sử dụng đồng Mỹ kim trong dự trữ và trong giao dịch. Tại những nền kinh tế này, hệ thống tiền tệ của họ luôn có những mối quan hệ mật thiết với đồng Mỹ kim; điều này giúp cho nền kinh tế của họ giữ được vị trí ổn định hơn. Hệ thống các nước sử dụng Mỹ kim trong kho dự trữ và giao dịch tạo thành một dollar zone.

Năm 1978, hai kinh tế gia Robert Heller và Malcolm Knight của thế giới phát hiện ra 66% dữ trự hối đoái ngoại tệ (foreign-exchange reserves) trên thế giới là đồng Mỹ kim. Khá hiển nhiên tại sao đồng Mỹ kim được coi là the king of money. Ta thấy rõ đây là số tiền dự trữ gần 2/3 chứ đâu ít. Nếu cả thế giới sử dụng đồng Mỹ kim như dự trữ hối đoái tới 66% thì chỉ còn lại 34%, tức 1/3 thị trường dự trữ hối đoái ngoại tệ dành cho tất cả những đồng tiền còn lại của thế giới! Còn bây giờ thì sao? Vào thời điểm hiện nay, sau gần 4 thập niên, tỷ lệ này vẫn là 60%. Điều này khẳng định rằng đồng Mỹ kim đã vượt qua được những thử thách giấy-quỳ-tím-thời-gian, chứng tỏ khả năng miễn nhiễm rất cao đối với những trận dịch cúm suy thoái kinh tế, tài chánh.

The greenback – một tên gọi khác của đồng Mỹ kim – luôn giữ được giá trị ổn định. Từng nhớ ở Việt Nam khi đồng dollar Canada hay đồng dollar Úc có vẻ hấp dẫn hơn, nhưng giới tích trữ mua sắm ở Việt Nam vẫn trung thành với đồng Mỹ kim so với những ngoại tệ khác. Dân Việt nói riêng và dân toàn cầu nói chung tin tưởng vào đồng Mỹ kim thực sự, chỉ sau vàng, vì các đồng tiền khác lên xuống thất thường, ăn xổi ở thì. Còn đồng Mỹ kim thì không.

Theo hai chuyên gia khác của BIS là Robert McCauley và Tracy Chan thì tính từ năm 1978 cho tới nay đồng Mỹ kim trượt giá 18% so với các đồng tiền khác (được coi là ngoại tệ mạnh), nhưng kinh tế Mỹ chỉ kém phát triển đi khoảng 6% trong một khoảng thời gian tương đối dài, 36 năm, tức hơn 1/3 thế kỷ. Điều này khẳng định rằng đồng Mỹ kim tuy không còn được bảo kê bằng vàng nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ là một thứ “vàng ròng” khác, đủ uy tín để bảo kê cho đồng Mỹ kim trước những cơn bão suy thoái kinh tế.

Kết quả là uy tín của đồng Mỹ kim tiếp tục giúp tiếng nói của Hoa Kỳ trên chính trường thế giới trong các quyết định mang tính chiến lược giữ được giá trị. Ví dụ như các chiến dịch chế tài, cấm vận, trừng phạt một nền kinh tế vi phạm những công ước quốc tế mà Hoa Kỳ cảm thấy cần có những biện pháp trừng phạt.

Lấy Nga làm ví dụ, một khi Phương Tây (do Hoa Kỳ và Châu Âu) đưa ra các chiến dịch cấm vận, Nga từ một nước với nền kinh tế đứng hàng thứ 8 trên thế giới chỉ trong vòng ít tháng đã tuột hạng, xấp xỉ với Tây Ban Nha. Lý do? Giá dầu hỏa được giao dịch bằng Mỹ kim nên giá dầu thô giảm, kinh tế Nga gần như đối diện với những đợt nhồi máu cơ tim liên tục. Chuyện Nga thậm thụt đi đêm với Trung Quốc nhằm biến đồng Nhân dân tệ và đồng Rouble thành hai ngoại tệ mạnh, vô hiệu hóa thế thượng phong của đồng Mỹ kim chỉ là chuyện biến-nước-sông-thành-rượu-vang-đỏ bởi đồng Mỹ kim ít nhất trong nhiều năm tới sẽ vẫn giữ vững được giá trị vì kinh tế Hoa Kỳ vẫn là mũi tàu của kinh tế Thế giới trong nhiều năm tới.

Tương lai của the greenback – không ai dám nói chắc chắn bởi kinh tế thế giới càng ngày càng khó tiên liệu hơn. Mọi người biết rõ đồng Mỹ kim – giống như bao nhiêu đồng bạc khác, chỉ là một đơn vị tiền tệ. Có điều với đồng Mỹ kim Chính phủ Hoa Kỳ không in tiền bừa bãi, phát hành vô tội vạ, mà chỉ in trái phiếu. Xét về lý thì đó là chuyện có-thêm-tiền, nhưng trên thực tế lượng-tiền-luân-chuyển-không-bị-xáo-trộn. Trong khi đó, nhiều nước khác trên thế giới không thể bán trái phiếu (vì không có đủ uy tín bảo đảm) nên đành phải in thêm tiền. Mà in thêm tiền thì đúng là cách nhanh nhất làm giảm giá trị đồng tiền của nước họ. Đó chính là lý do tại sao the greenback của Hoa Kỳ vẫn còn giữ được thế thượng phong mặc dù nó không còn được bảo kê bằng vàng nữa.

Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.