logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/12/2012 lúc 10:09:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ án 3 blogger CLB Nhà báo Tự do và sự mơ hồ của ''điều 88''

UserPostedImage
Ba blogger (từ trái sang) : ông Phan Thanh Hải (Anhbasaigon), ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và bà Tạ Phong Tần (DR)

Tài để nghe suật sư Nguyễn Thanh Lương


Ngày 28/12/2012, tòa phúc thẩm thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên xét xử ba blogger CLB Nhà báo Tự do. Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 9/2012, ba bị cáo đã bị khép tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật Hình sự, và bị kết án tổng cộng 26 năm tù.
Bản án khắc nghiệt đối với ba nhà báo công dân gây nhiều phản đối trong dư luận trong và ngoài nước, bên cạnh đó điều 88 Bộ luật Hình sự bị lên án là đã để ngỏ khả năng cho các giải thích tùy tiện của các cơ quan tư pháp nhằm đàn áp công dân thực thi quyền tự do ngôn luận, được Hiến pháp quy định.
RFI phỏng vấn luật sư Nguyễn Thanh Lương (văn phòng "Luật sư Liên đoàn" - thành phố HCM), phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre, người bào chữa cho bà Tạ Phong Tần.

RFI : Xin chào luật sư Nguyễn Thanh Lương. Xin luật sư cho biết là, việc kết tội các bị cáo trong CLB Nhà báo Tự do, đặc biệt là chị Tạ Phong Tần, đã dựa trên các căn cứ nào và trong phiên phúc thẩm lần này, luật sư và thân chủ đề nghị xem xét lại các vấn đề gì ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Trước đây, cáo trạng cũng như các bản án xét xử các bị cáo, cho rằng các bị cáo có hành vi tuyên truyền chống lại Nhà nước, thông qua các tài liệu, chứng cứ, lời khai của nhân chứng, kết luận giám định, từ đó cơ quan tố tụng đã quy kết rằng, có căn cứ để buộc tội. Chị Tạ Phong Tần, thân chủ của tôi, đã có đơn xin kháng cáo. Nội dung đơn của chị Tần cho rằng, chị không có tội theo quy định của bản án. Chị Tần cho rằng, mình không có ý thức, không có hành vi để chống đối lại Nhà nước, mà đó chỉ là những luận điểm phản biện về quan điểm. Hai nữa là căn cứ vào các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, dựa trên các công ước về nhân quyền, về quyền dân sự và chính trị, từ đó, chị Tần cho rằng không có vi phạm pháp luật, không có nhìn nhận tội.

RFI : Thưa luật sư, ông có thể cho biết rõ hơn về việc buộc tội từ phía Viện Kiểm sát và Tòa án trong phiên sơ thẩm. Buộc tội như vậy có đúng không trên cơ sở pháp luật ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Tôi là người bào chữa trực tiếp cho chị Tạ Phong Tần trong vụ án vừa rồi. Cơ quan tố tụng có phần trình bày rất dài với văn bản buộc tội dài khoảng 17, 18 trang. Có thể nói vắn tắt như sau : Cơ quan căn cứ vào lời khai của nhân chứng, kết luận giám định, các bài viết thể hiện quan điểm của bị cáo, thì cho rằng, bị cáo có đường lối chống lại Nhà nước, từ đó quy kết vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », áp dụng cụ thể là theo khoản 2, điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Từ góc độ của luật sư, đương nhiên là do thân chủ không nhìn nhận tội, do đó luật sư cũng bào chữa theo hướng gỡ tội cho thân chủ. Trong quá trình bào chữa, thì cũng đưa ra một số vấn đề liên quan đến chất lượng giám định chưa có phù hợp với Pháp lệnh giám định hiện hành, rồi các mâu thuẫn tình tiết, mâu thuẫn giữa lời khai của nhân chứng. Có nhiều vấn đề để đặt ra. Buổi bào chữa, tôi dự kiến xin phép Hội đồng phiên tòa sơ thẩm 40 phút để phát biểu, trên tinh thần là đọc bài bào chữa, chứ không có biện luận, nhưng rất tiếc là phần bào chữa của tôi trong phiên tòa sơ thẩm đã bị giới hạn trong 10 phút. Do đó, tôi không hoàn thành được nhiệm vụ của người luật sư bào chữa cho chị Tạ Phong Tần. Điều này tôi cũng áy náy. Nhưng sau phiên tòa sơ thẩm, gia đình tiếp tục nhờ tôi, do đó tôi hy vọng là trong phiên tòa phúc thẩm này, tôi có cơ hội để trình bày những lời bào chữa theo hướng có lợi cho chị Tạ Phong Tần. Cũng mong là Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ thoáng hơn, thì hy vọng sẽ có nhiều điều lợi ích cho thân chủ tôi.

RFI : Ở đây có một chi tiết là, trong số các chứng cứ mà bên tố tụng sử dụng để buộc tội các blogger, thì đặc biệt có 26 bài viết, được gọi là xuyên tạc sự thật và chống phá Nhà nước. Đây có thể nói là chứng cớ để buộc tội, đúng không, thưa luật sư ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Đấy là một trong các chứng cớ, một phần lớn chứng cớ để buộc tội chị Tần.

RFI : Về 26 bài viết này, thì cụ thể theo giám định từ phía Nhà nước Việt Nam thì xác định ra sao, và xin luật sư cho biết quan điểm của luật sư về các lập luận của phía giám định.

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Căn cứ vào kết luận giám định, thì không hẳn là 26 bài đó là hoàn toàn thể hiện sự chống đối lại Nhà nước. Thực chất là trong các kết luận giám định đó, có các ý kiến nhận xét như : « làm sai lạc thông tin », « kém thân thiện », « xấu, nhưng chưa đến mức phản động »… Theo nhận định của tôi, thì chính những kết luận giám định đó, nếu mà Hội đồng xét xử lắng nghe, thì chính đó là các phần bào chữa có lợi cho các bị cáo.

Cụ thể là, tỷ lệ các bài không nằm trong ý thức chống lại Nhà nước, riêng tôi cho rằng, chiếm khoảng 80%. Còn lại một phần nhỏ, có thể từ góc độ Nhà nước thì cho là « chống », những người khác, có thể cho là « phản biện ». Tóm lại, nếu Hội đồng xét xử lắng nghe, thì tôi cho rằng phiên tòa này có những thay đổi, theo hướng có lợi cho các bị cáo nói chung, và cho chị Tạ Phong Tần nói riêng.

RFI : Thưa luật sư, về thủ tục tố tụng, liên quan đến việc xem xét các chứng cứ, đặc biệt các bài viết, được giao cho cơ quan giám định thuộc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch, vậy điều này có phù hợp với các nguyên tắc pháp lý không ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Về thủ tục giám định, theo tôi, có những bài phải do các cơ quan chuyên trách giám định, còn nếu giao cho Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch, tôi có thể nói vắn tắt là chất lượng giám định không hợp lệ, không bảo đảm tính pháp lý, theo những quy định pháp luật hiện hành.

RFI : Về phiên tòa sơ thẩm này, trong dư luận có rất nhiều ý kiến phản đối, cho rằng phiên tòa đã có những cáo buộc rất nặng nề, dẫn đến một cái án áp đặt, hay « án bỏ túi », theo cách gọi dân gian. Luật sư có nghĩ rằng, phiên phúc thẩm cũng sẽ diễn ra theo kịch bản đó không ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Tôi hy vọng sẽ khác hơn, bởi vì tôi tin tưởng vào Tòa án Tối cao, là những người thẩm phán có nhiều thâm niên, có nhiều kinh nghiệm, có nhiều bản lĩnh, thì họ sẽ tạo điều kiện cho luật sư, cũng như là bị cáo trình bày. Đó là cái mong mỏi của tôi. Còn mọi việc trên thực tế phải chờ phiên xử ngày 28 tới.

RFI : Về phiên tòa 28 tới, theo những thông tin rất ít ỏi được lưu truyền trên mạng mà công chúng biết được, thì dường như phiên tòa này được tổ chức không rõ ràng, cụ thể như tiếp xúc giữa luật sư với thân chủ đã không được dễ dàng thuận lợi, thì phải chăng đây là các dấu hiệu cho thấy phiên tòa phúc thẩm ngày 28 sẽ không phải là một phiên tòa minh bạch và công bằng ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Đúng là một câu hỏi khó đối với luật sư. Việc phiên tòa có minh bạch công khai hay không, thì tôi nghĩ rằng là minh bạch công khai. Nhưng tôi nghĩ rằng, vấn đề có nhiều người tham gia rộng rãi hay không thì đó là một vấn đề trên thực tiễn. Rõ ràng sẽ có sự giới hạn, nhưng mà cơ quan họ sẽ giải thích là để bảo đảm an ninh trật tự.

Nói chung vấn đề này còn phụ thuộc vào tiến bộ, vào vấn đề văn minh pháp quyền. Tôi nghĩ rằng, quý thính giả cũng có thể tự nghĩ và tự đánh giá.

RFI : Thưa luật sư, đứng từ góc độ của một luật gia nói chung, phải chăng sự vắng mặt của một cơ chế, ở Việt Nam, để bảo vệ quyền của công dân phát biểu những ý kiến riêng của mình, đối với những vấn đề chính trị, dẫn đến hệ quả là : Những người có các phát biểu về những vấn đề của quốc gia đất nước, mang tính động chạm, không được chính quyền chấp nhận, sẽ bị quy tội « chống phá » ? Sự vắng mặt của một cơ chế bảo vệ quyền tự do ngôn luận là nguyên nhân của việc xảy ra những vụ án như thế này, khiến nhiều người bị trừng phạt một cách oan trái, dẫn đến những đau khổ rất lớn đối với cá nhân họ, cũng như đối với gia đình và những người thân của họ ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Bàn về vấn đề phóng viên vừa hỏi, cần trở lại vấn đề sự tồn tại của điều luật 88, cách hướng dẫn, cách lý giải để áp dụng điều luật đó như thế nào, để tránh sự ngộ nhận. Thực ra thì, theo quan điểm của tôi, điều luật đó cũng còn mang tính chung chung, từ đó nên trong thực tiễn vận dụng, nhất là áp dụng đối với những blogger để xử phạt họ, thì tôi cho rằng chưa thỏa đáng.

Tôi cũng từng phát biểu về vấn đề : Thế nào là Nhà nước, Nhà nước của trung ương, địa phương, cơ quan nào là đại diện Nhà nước... Thành ra (với một điều luật chung chung như vậy) trong việc xét xử, có khả năng nhiều sai sót. Các blogger thì cho rằng, họ vận dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, theo công ước quốc tế. Còn đối với các cơ quan tham gia tố tụng, thì họ căn cứ vào điều 88 đã tồn tại.

RFI : Vậy, thưa luật sư, cần phải làm gì với điều 88 này ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Thật ra, không chỉ với cương vị của một luật sư, luật gia tham gia vào các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, để bào chữa cho những người « phạm tội » theo điều 88, mà hoạt động xét xử hàng ngày, thấy các sai sót của các cơ quan, thì tôi cũng mạnh dạn phát biểu bằng các văn bản, bằng việc nêu ý kiến trên báo chí.
Nói cho cùng, thì đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân của luật sư, còn việc giải quyết vấn đề, thay đổi pháp luật, là một thủ tục thông qua cơ quan Quốc hội. Do đó, mọi việc còn phải chờ cả hệ thống công quyền.

Nói riêng, tôi xác định rằng, với những gì trong hệ thống pháp luật hiện đang tồn tại ở Việt Nam, để thực thi quyền bào chữa, là một điều khó khăn. Đây là vấn đề tôi lấy làm tiếc, nhưng nói cho cùng, thì cũng là những xung đột cá nhân về quan điểm với nhau. Ví dụ như, xung đột giữa luật sư với hội đồng xét xử, tôi cho rằng đó là xung đột giữa các góc nhìn khác nhau thôi.

Như tôi vừa nói, điều luật là một chuyện, vận dụng là một chuyện ; những cái tiến bộ hiện hành của pháp luật, văn minh của pháp luật là một vấn đề, còn việc vận dụng luật theo những gì đã cho phép cũng đã là một khoảng cách, là một điều khác biệt.

RFI : Như vậy, phải chăng luật sư nghĩ rằng, việc tranh tụng giữa bên tố tụng và bên bị cáo, cũng là một cách để tham gia vào xây dựng tiến bộ xã hội, hướng đến một xã hội văn minh hơn và tôn trọng nhân quyền hơn ?

Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Vâng, đúng vậy, nó thể hiện một vấn đề tinh thần đối với những người trí thức ở Việt Nam, cụ thể đối với luật sư. Tôi nghĩ đó cũng là một cách để làm cho có một tiến bộ xã hội. Vì lý do đó mà tôi tham gia phiên tòa.

RFI xin trân trọng cảm ơn luật sư Nguyễn Thanh Lương
Source: RFI

Sửa bởi người viết 26/12/2012 lúc 01:58:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 26/12/2012 lúc 01:59:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trước phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày

Chỉ còn hai ngày nữa là phiên phúc thẩm xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon diễn ra.

UserPostedImage
Chụp từ clip VTV1. Nhà báo Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày tại phiên sơ thẩm hôm 24/9/2012.

Mặc Lâm tìm hiểu thêm những diễn tiến mới nhất của tòa án qua Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho blogger Điếu Cày.

Nhiều điều bất hợp lý

Mặc Lâm : Thưa Luật sư Hà Huy Sơn, ông là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho nhà báo Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, xin ông cho biết trong phiên phúc thẩm sắp tới có diễn tiến gì mới đối với tòa án hay không ạ?

LS Hà Huy Sơn : Tôi cũng không biết tòa án diễn tiến ra làm sao ạ, nhất là phía bên Tòa sẽ thực hiện như thế nào.

Mặc Lâm : Và Luật Sư đã nhận bất cứ thông báo nào của tòa hay chưa, thưa Luật Sư?

LS Hà Huy Sơn : Dạ, tôi nhận được giấy triệu tập đến phiên tòa ngày 28 tháng 12. Tôi có đến Tòa ở TP.HCM, tức tòa phúc thẩm của Tòa Án Tối Cao, để lấy giấy chứng nhận bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải. Chí có hai văn bản đấy thôi ạ.

Mặc Lâm : Trong phiên phúc thẩm sắp tới Luật Sư có hy vọng gì về mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên, liệu có thể thay đổi gì lớn hay chỉ lập lại bản án đã có, thưa ông?

LS Hà Huy Sơn : Dạ vâng. Trong phiên sắp tới thì ông Điếu Cày vẫn giữ quan điểm là ông ấy không có tội, và từ trước tới nay ổng đều không công nhận các văn bản, ví dụ như là văn bản điều tra. Nhưng mới rồi tôi gặp ổng thì ổng có nhận bản án sơ thẩm và qua đấy thì ổng xem xét và ổng có thấy là trong phiên tòa sắp tới ổng sẽ nêu ra một số vấn đề.

Thứ nhất là yêu cầu tòa xem xét lại một số những bài viết mà Tòa cho rằng đăng trên trang blog của ông ấy là Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do mà ông ấy thấy rằng trong thời kỳ trước khi bị bắt thì không có những bài như là bản án sơ thẩm nêu ra.

Thứ hai trong bản án sơ thẩm cũng nêu ra rằng ông Hải vi phạm theo nghị định 97 được ban hành năm 2008, trong khi đó thì ông ấy đã bị bắt từ năm 2007 rồi, vậy cái nghị định này có sau khi ông bị bắt mà tòa lại sử dụng để cho rằng ông vi phạm, tức là nó không có lý vì luật Việt Nam không quy định về giá trị hồi tố.

Còn chuyện về nội dung đúng hay sai thì chưa bàn tới vấn đề đó. Vấn đề mà ông ấy muốn tòa xem xét là tòa có nêu ra rằng cái blog CLB Nhà Báo Tự Do theo pháp luật Việt Nam hiện thời không quy định là phải đăng ký gì cả nên phía an ninh điều tra phải có lý cớ chứng minh rằng trang này là của ông ấy và những bài viết có thông tin xuất xứ từ máy tính nào, tức cái địa chỉ IP, rồi thời gian như thế nào đó, thì cơ quan điều tra cũng đã không làm được cái điều đó, nên ông ấy cho rằng như vậy là không khách quan đối với ông.

Một số những vấn đề cơ bản như nói rằng ông vi phạm khoản 2 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, nhưng ông Hải thấy là tòa phải chứng minh gây hậu quả như thế nào, tại vì nhiều bài viết thậm chí tôi cũng theo dõi rất nhiều nhưng mà tôi không biết cái trang này có những bài gì mà nhiều người trong xã hội cũng không biết nên nói rằng gây hậu quả nghiêm trọng thì không có cơ sở. Đấy là tất cả những cái về mặt kỹ thuật là như thế.

Yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng

Mặc Lâm : Trong phiên phúc thẩm sắp tới luật sư có yêu cầu tòa triệu tập nhân chứng mới, hay ông có thu thập được những chứng cứ gì mới nhằm chứng minh ông Điếu Cày vô tội hay ít ra là giảm nhẹ cho ông ấy thông qua nhân chứng vật chứng mà ông đưa ra hay không, thưa ông?

LS Hà Huy Sơn : Tôi cũng có một văn bản trong phiên sơ thẩm đề nghị các nhân chứng do cáo trạng có nêu ra, nhưng trong đợt vừa rồi tôi có gặp ông Hải thì ông cũng có đề nghị nhưng tôi cũng đã có văn bản chính thức gửi lên tòa là triệu tập thêm các nhân chứng.

Tôi cũng chưa nhận được quyết định triệu tập nhân chứng của tòa là những ai, cụ thể là sẽ có thêm ví dụ như ông Nguyễn Thiên Bình mà trong cáo trạng nói là người của Đảng Việt Tân, hay ông Trần Thông mà cáo trạng nói rằng là người giúp ông Hải làm trang blog, bà Đặng Thị Thanh Chi được nói là mời ông Hải đi Thái Lan, đại khái là những vị như thế. Tôi cũng đang có văn bản yêu cầu thêm một số nhân chứng như thế.

Mặc Lâm : Trước những đề nghị đó của Luật Sư thì tòa án đã phản ứng ra sao ạ?

LS Hà Huy Sơn : Thật ra nó cũng gấp nên tôi mới gửi ngày hôm qua thôi nên tôi cũng không chưa nhận được phản hồi gì cả.

Mặc Lâm : Mới đây có nguồn tin cho rằng công an ở Bộ đã mời Luật Sư tới văn phòng của họ và đưa ra đề nghị rằng luật sư nên vận động để ông Điếu Cày nhận tội vì đó là phương cách tốt nhất để giảm án cho ông ấy, sự thật câu chuyện này ra sao, thưa Luật Sư?

LS Hà Huy Sơn : Cái này là việc riêng, không chính thức anh ạ, nên xin phép cho tôi không nói về điều này. Đây là việc riêng thôi.

Mặc Lâm : Xin cảm ơn Luật sư Hà Huy Sơn đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
xuong  
#3 Đã gửi : 27/12/2012 lúc 06:37:46(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trước giờ xử Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải

VRNs (28.12.2012) -Sài Gòn – Blogger Hành Nhân cho biết: “Hai nhân chứng và cũng là thành viên CLB Nhà báo Tự Do Uyên Vũ và Tào Lao tuy được Toà triệu tập đến dự phiên xử phúc thẩm sáng hôm nay nhưng lại bị “lực lượng thường phục hung hãn” ngăn chặn không cho đi. Blogger Uyên Vũ khi mặc áo đen ra khỏi nhà thì bị 8 tên côn đồ chặn lại, Blogger Thiên Sầu (Tào Lao) thì không thể nào liên lạc được, điện thoại báo ngoài vùng phủ sóng”.

Blogger này tuyên bố: “Tớ tẩy chay phiên toà xử 3 blogger CLB Nhà báo tự do à nha! Bởi vì chắc chắn nó không công bằng, không theo đúng trình tự pháp luật và mang tính công khai tham dự nên tớ cóc thèm ham hố gì mà đến xem một vở tuồng tệ hại. Tổ cha đứa nào muốn hốt tớ vào đồn hôm nay…”

Bà Dương Thị Tân vừa cho VRNs biết, lúc 07 giờ sáng nay, bà và anh Dũng, con trai bà vừa xuống đất (gia đình bà ở trên lầu của một chung cư) để ra tòa thì công an phường 6, quẩn 3 đã bắt Dũng đưa đi, không biết mang đi đâu. Bà Tân không được cho đi, và bị mời lên phường làm việc, nhưng bà đã từ chối vì mệt, nên đã lên lại phòng uống thuốc. Hiện nay công an và anh ninh còn đông trước khu tập thể của nhà bà Tân ở đường Phạm Ngọc Thạch.

Cô Tạ Khởi Phụng, em cô Tạ Phong Tần, lên xe từ Bạc Liêu, và đã có mặt tại Tòa án tối cao ở Sài Gòn lúc 06 giờ sáng, ngồi ở ghế đá đợi vào phòng xử. Nhưng đến lúc 07 giờ, khi cô Tạ khởi Phụng vào phòng xử thì bị chặn lại và không cho vào.

Họ yêu cầu phải có giấy triệu tập của Tòa, nhưng trong thời gian vừa qua, Tòa án và cơ quan công quyền không hề liên lạc gì với gia đình về mặt văn bản thông báo, thư mời hay triệu tập gì về phiên tòa này cả. Cô Phụng nói với viên công an: “Chị của tôi bị xử, tôi có quyền đến xem mấy ông xử ra sao !”

Đây là phiên tòa công khai, nhưng khi phiên tòa chưa bắt đầu thì mọi sự hành xử cách vi phạm pháp luật và “côn đồ” đã xuất hiện. Sau khi liên lạc với VRNs xong, chúng tôi không còn liên lạc được với cô Tạ Khởi Phụng. Cô Tạ Minh Tú cũng vừa xác nhận hiện không liên lạc được với cô Phụng.

Bà Dương Thị Tân, hiện nay khi gọi điện thoại, máy reo, nhưng mhông có người bắt máy.

Tối hôm qua, úc 20:30, phóng viên VRNs đi quanh khu vực Tòa án đã thấy các hàng rào chống bạo động đã được kéo về đặt ở nhiều nơi quanh khu vực Tòa án.

Quán cà phê Bách Tùng Diệp, đối diện cổng chính Tòa án cũng bị dẹp từ sáng hôm qua. Công an có mặt đông đúc trước của Tòa án với đủ thứ sắc phục và thường phục.

Source: PV. VRNs
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.