logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 12/01/2015 lúc 08:18:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Oil Embargo 1973

Nói tới dầu thô (crude oil) và thị trường xăng dầu, người ta nghĩ tới giá cả biến động, lên xuống thất thường mỗi ngày. Ít ai có dịp nghĩ về lịch sử những cuộc chạm trán nảy lửa giữa các nước khai thác xuất cảng dầu thô đối với các nước nhập cảng. Đó là cả một chặng đường dài của lịch sử thị trường dầu thô. Không phải hiển nhiên bức tranh mua bán xăng dầu xảy ra như ta đang nhìn thấy hôm nay mà đó là cả một pho sử; trong đó sự kiện “Lệnh cấm vận dầu năm 1973 – Oil embargo 1973” do các nước xuất cảng dầu thô đưa ra đóng một vai trò lớn trong việc hình thành thị trường mua bán dầu thô trên thế giới ngày nay.

Đi ngược dòng lịch sử, nhớ lại trong năm 1973 cuộc chiến tranh giữa vài nước Ả Rập và Do Thái (Arab-Israeli War) là nguyên nhân dẫn đến một loạt những phương pháp chuẩn bị mà các nước nhập cảng dầu thô đưa ra nhằm đối phó với nạn khan hiếm dầu thô. Lần đó các nước thuộc khối OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) đã đứng về phía Ả Rập, đồng thanh quyết định cấm vận Hoa Kỳ trong việc trả đũa (retaliation) Hoa Kỳ bán vũ khí cho Israel. Đồng thời các thành viên của OPEC đã mượn khả năng cung cấp dầu thô của mình như một thứ vũ khí chiến lược trong việc giành lấy vị trí thượng phong (upper hand leverage) trong các buổi thương thuyết đàm phán sau cuộc chiến tranh Arab-Israeli War đó (post-war peace negotiation).

Không chỉ có Hoa Kỳ là bị cấm vận, lần đó các nước khác đứng về phía Israel cũng đã bị các nước thành viên OPEC cấm vận. Người ta biết được ba nước nằm trong danh sách đen (black list) này gồm có: Netherlands, Portugal, và South Africa. Hoạt động chủ yếu của Oil Embargo 1973 nằm ở hai quyết định: (a) cấm vận xuất cảng dầu thô đến các nước nằm trong danh sách bị cấm vận, và (b) giảm hẳn sản lượng dầu thô khai thác nhằm gây ra một sức ép lớn đối với thị trường mua bán dầu thô chung trên thế giới lúc bấy giờ.

Quả nhiên thời thế tạo anh hùng, con bài chủ của các nước thuộc khối OPEC lúc đó tung ra thật đúng lúc. Kết quả là nhiều cuộc thương thuyết đàm phán giữa các nước thuộc OPEC và các công ty có liên quan tới xuất, nhập cảng dầu, khai thác và vận chuyển, lọc hóa dầu… diễn ra rất thường xuyên trong nhiều tháng ròng rã. OPEC nắm đằng chuôi nên họ có nhiều lợi thế. Dĩ nhiên tình hình thị trường dầu thô lúc ấy rất căng thẳng. Các nước nhập cảng và có nhu cầu tiêu thụ một lượng lớn xăng dầu tỏ ra rất khó chịu nhưng không thể làm gì khác hơn được. Vì thế áp lực của Oil Embargo 1973 càng căng thẳng hơn bao giờ hết.

Riêng tại Mỹ, Oil Embargo 1973 gây một sức ép lớn hơn các quốc gia khác vì lúc đó Hoa Kỳ đang lệ thuộc rất nhiều vào nhập cảng dầu thô. Tổng thống Richard M. Nixon không chỉ đau đầu với cuộc chiến xảy ra tại Việt Nam, căng thẳng về xăng dầu tại Mỹ đã khiến ông buộc phải đưa ra một sách lược thay đổi khá quan trọng (a complex shift) trong nỗ lực tái thiết lại thế cân bằng quyền lực tài chánh của các nước xuất cảng dầu thô. Điều này tạo tiền đề cho Hoa Kỳ có một sách lược đối ngoại khác hẳn so với các chính sách kéo dài nhiều năm trước đó. Cụ thể, Mỹ xác định rằng tình trạng lệ thuộc vào nhập cảng dầu thô từ nước ngoài vào dứt khoát cần được hạ xuống ở mức thấp nhất, nếu không muốn nói là chấm dứt hẳn: Emanating from long-term dependence on foreign oil.

Yêu cầu của các thành viên OPEC lúc đó bắt ép các công ty tập đoàn làm ăn trong lĩnh vực dầu thô của nước ngoài phải, (a) tăng giá xăng dầu, và (b) từ bỏ việc sở hữu quá nhiều những cổ phẩn lợi nhuận mà phải chia bớt cho các công ty con vốn trực thuộc các nước xuất cảng dầu thô này. Trong khi đó, Hoa Kỳ (như chúng ta đã biết) luôn có một lượng dầu thô lớn, nhưng họ để dành đó chứ không xài tới. Nay trước tình thế này, Tổng thống Nixon buộc phải tuyên bố sẽ khai thác dầu tại Hoa Kỳ để giảm bớt áp lực từ nhu cầu sử dụng xăng rất cao trong quốc nội.

Ban đầu, khi Oil Embargo 1973 được tung ra, giá dầu thô tăng vọt gấp đôi. Rất nhanh sau đó, giá dầu thô tăng lên gấp 4 lần. Trong tình trạng gay cấn đó, dân chúng tiêu thụ xăng dầu ngao ngán nhìn nhau. Nhiều cây xăng đề bảng hết xăng, không có xăng. Những hàng dài xe hơi nằm liệt ngay trạm xăng chờ đợi để đổ xăng trong bối cảnh xăng bán ra nhỏ giọt. Châu Âu, Nhật, và Hoa Kỳ mặc dù đã tích trữ một lượng dầu thô đáng kể, nhưng với tình trạng cù nhày của Oil Embargo 1973 không ai dám nghĩ các nước này sẽ trụ lại được lâu. Đồng thời vào lúc này đồng Mỹ kim lại bị rớt giá, dân chúng khắp nơi lo lắng rồi đây khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ nhất định khó tránh khỏi.

Nhật và Châu Âu lúc đó nằm trong thế khó xử. Một mặt họ cần nhiên liệu từ phía OPEC, một mặt họ không thể bỏ rơi Hoa Kỳ dù không thích các chính sách can thiệp của Hoa Kỳ vào khu vực Trung Đông. Mỹ cũng mất mặt bởi khả năng yểm trợ cho Israel không thể duy trì. Tình hình chiến tranh Việt Nam là một mối nhức đầu. Thừa thắng xông lên, các nước OPEC với lá bài Oil Embargo 1973 đã buộc Hoa Kỳ phải ngồi vào bàn thương nghị, rút hết những yểm trợ cho Israel, kết thúc cuộc chiến Arab-Israel giữa Do Thái và các nước láng giềng của họ.

Phản ứng của Hoa Kỳ âm thầm đằng sau biến cố ngồi vào bàn thương thảo với OPEC gồm, (a) đưa ra kế hoạch có tên Project Independence nhằm cổ xúy khả năng ổn định thị trường quốc nội, và (b) kêu gọi các nước tiêu thụ dầu thô trên thế giới hãy đoàn kết, tạo thành một mặt trận (union) đối phó với các yêu sách của các nước xuất cảng dầu thô. Tuy nhiên hai kế hoạch này chỉ đạt được những thành quả rất hạn chế.

Bài toán khó đối với Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger nằm ở chỗ đã trót vướng vào vai trò người chống lưng cho Israel, cuối cùng được giải quyết bằng cách Israel sẽ rút quân ra khỏi Bán đảo Sinai của Ai Cập và trả lại Golan Heights (lúc đó thuộc Levant), đồng thời từ bỏ chiếm đóng tại Syria. Kết quả là lệnh cấm vận Oil Embargo 1973 được tháo bỏ vào tháng 03 năm 1974, tức trước biến cố Sài Gòn thất thủ khoảng hơn một năm.

Bài học của Oil Embargo 1973 giúp Hoa Kỳ hiểu được rằng năng lượng là một địa hạt quan trọng mang tầm sách lược, đồng thời là một yếu tố then chốt giúp ổn định phát triển kinh tế. Dĩ nhiên nhờ có Oil Embargo 1973, các sách lược đối ngoại và tăng cường phát triển kỹ nghệ khai thác dầu thô quốc nội của Hoa Kỳ được thúc đẩy. Tất nhiên qua bài học của Oil Embargo 1973, Hoa Kỳ sẽ càng thận trọng hơn trong các chính sách đối ngoại, vừa đủ mặn nồng với các quốc gia có liên quan tới dầu thô, vừa tránh được những khả năng xung đột có thể xảy ra như vụ Oil Embargo 1973 thêm một lần nữa.

Song song với các chính sách đối ngoại, đối nội đó, thúc đẩy nghiên cứu khoa học với những thế hệ máy móc, động cơ sử dụng năng lượng ít hao tốn và hiệu quả hơn đã ra đời. Điều này cho thấy xu hướng chế tạo những máy móc có khả năng tiết kiệm năng lượng là xu hướng phát triển ổn định tại Hoa Kỳ. Kế hoạch này đồng nghĩa với giảm thiểu lệ thuộc vào dầu thô nước ngoài. Đồng thời cũng từ biến cố Oil Embargo 1973, các công trình nghiên cứu trong kỹ nghệ khai thác dầu thô đã ra đời. Kết quả là, Hoa Kỳ trong năm 2015 sẽ trở thành một nước xuất cảng dầu lớn, đủ lực để tung ra những con bài đối phó hoặc khống chế những đối thủ khác trên thương trường dầu khí. Nói tới đây, người ta nghĩ ngay tới sự khốn đốn của Nga và Venezuela trong năm 2015 và những năm sắp tới.

Và… Oil Embargo 1973, hiểu theo một ý nghĩa nào đó, tưởng là đã gây thiệt hại cho Hoa Kỳ rất nhiều, nhưng thực ra đã “do a very big favor” cho nước Mỹ.

Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.