logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/01/2015 lúc 06:00:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tiểu thuyết mới nhất của Hoellebecq 'Soumission', tiếng Anh là 'Submission' trong một hiệu sách ở Paris.

Trong khi nước Pháp rúng động vì những vụ tấn công khủng bố liên tiếp trong tuần trước, một cuốn tiểu thuyết giả tưởng có tính mỉa mai về nước Pháp dưới luật Sharia của Hồi giáo được đưa ra bán tại các cửa hàng sách. Thời điểm của cuốn sách có tựa tiếng Anh là Submission, mà tác giả là Michel Houellebecq, chỉ là sự trùng hợp, nhưng theo lời tường thuật của thông tín viên Lisa Bryant từ Paris, cuốn sách này nay đã trở thành một phần trong cuộc tranh luận sôi nổi về chính bản sắc của nước Pháp.
UserPostedImage
Nhà văn Houellebecq từng gây nhiều tranh cãi trước đây. Ông đã bị kiện – và được tha bổng – vì lý do kích động bạo lực chủng tộc.

Hiệu sách Gilbert Jeune tại trung tâm Paris gần như trống trơn vào một buổi tối gần đây. Vài người lang thang qua khu sách văn học. Nhưng một chồng sách với bìa màu trắng và đỏ không ai đụng đến…cho đến khi cô Jacqueline Buades đi thẳng tới đó.

Cô Buades yêu thích nhà văn Michel Houellebecq. Ông Houellebecq nói về đạo Hồi, một đề tài gây xúc động cho Buades, sinh ở Algeria có mẹ là người Do Thái. Cô yêu thích tinh thần của tác giả. Cô nói ông thích khiêu khích, và chính cô cũng là một người thích nổi loạn.
UserPostedImage
Số báo đầu tiên của tạp chí Charlie Hebdo đã bán hết sạch trong vòng mấy tiếng đồng hồ.

Tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hoellebecq có tựa là Soumission, tiếng Anh là Submission, tức là Phục Tùng. Ngay trước khi phát hành tuần trước, sách đã khơi ra sự chú ý. Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh là nước Pháp năm 2022, khi một đảng Hồi giáo thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống.

Nhà văn Houellebecq từng gây nhiều tranh cãi trước đây. Ông đã bị kiện - và được tha bổng - vì kích động bạo lực chủng tộc. Có lần ông đã gọi đạo Hồi là một “tôn giáo ngu xuẩn nhất” - mặc đầu mới đây ông đã xoa dịu lập trường và nói rằng kinh Quran dù sao cũng không đến nỗi tệ.

Nhưng việc phát hành cuốn Submisssion đã bị gạt sang một bên vì một diễn biến lớn hơn. Cuốn sách được đưa ra bán tại các tiệm sách ở Pháp vào đúng ngày các phần tử khủng bố Hồi giáo tấn công toà soạn Tạp chí Charlie Hebdo ở Paris. Trong lúc đang đi thăm các cơ quan truyền thông để quảng cáo cho cuốn tiểu thuyết, ông Hoellebecq đã mau chóng biến mất.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Pháp đêm trước khi xảy ra các vụ tấn công, ông Houellebecq nói cốt truyện một đảng Hồi giáo ôn hoà lên nắm quyền ở Pháp là một khả năng có thể trở thành sự thực. Trong cuốn sách của ông, nước Pháp đặt dưới luật Sharia tỏ ra không đến nỗi tệ.

Nhà văn Houellebecq nói phần đầu của cuốn Submission có thể làm mọi người hoảng sợ. Nhưng việc người Hồi giáo lên nắm quyền lần đầu tiên và trên hết là một chính khách. Ông ta là một người có nhiều tham vọng và có tài.

Với những vụ tấn công khủng bố trong tuần trước, nỗi lo sợ khủng khiếp nhất của người Pháp đối với đạo Hồi cực đoan đã trở thành hiện thực. Nhưng các vụ tấn công cũng châm ngòi cho một cuộc biểu dương tình đoàn kết lạ thường. Trong khi quốc gia đi tới, cuốn sách của ông Hoellebecq là một phần trong câu hỏi trung tâm: Liệu nó có đáp lại với đạo Hồi chủ chiến bằng sự sợ hãi và bài xích – hay bằng cách chấp nhận bản sắc đa văn hoá và đa tôn giáo của nó?

Hôm Chủ nhật tuần trước, tình đoàn kết đã được biểu lộ vào lúc hàng triệu người Pháp tụ tập khắp nước để ủng hộ quyền tự do phát biểu, và chống chủ nghĩa cực đoan.

Tại Paris, trong số người biểu tình có Amina Tadjouri, 17 tuổi, cầm theo một tờ báo Do Thái.

“Tôi là người Hồi giáo, và tôi không đồng ý với những vụ giết người này. Người Do Thái và người Hồi giáo không muốn là kẻ thù. Và chúng tôi không chịu để cho mọi người bị giết hại vì tự do phát biểu. Mọi người phải được quyền nói lên những gì mình muốn nói.”

Các nhà lãnh đạo Pháp lập lại thông điệp đó về tính toàn diện. Thủ tướng Manuel Valls tuần trước nói, “Nước Pháp không phải là Houellebecq, nước Pháp không phải là sự bất dung chấp, thù hận và sợ hãi.”
Giới chỉ trích nói những cuốn sách của Hoellebecq, cũng giống như các tranh biếm hoạ của báo Charlie Hebdo, đẩy quyền tự do phát biểu đến giới hạn. Tạp chí này hôm thứ tư đã phát hành số đầu tiên sau khi xảy ra các cuộc tấn công, một lần nữa là châm chọc Tiên tri Muhammad. Báo đã bán hết sạch trong vòng mấy tiếng đồng hồ.

Defne Gursoy đang đi đến các sạp báo ở Paris để mua số báo Charlie Hebdo. Cô là một độc giả thường xuyên. Cô không phải là người yêu thích sách của nhà văn Houellebecq, nhưng cô nói trong cả hai trường hợp, quyền tự do phát biểu đều bị lâm nguy.

“Trong văn chương - Charlie Hebdo cũng là văn chương, Houellebecq là văn chương…trong văn chương, bầu trời là giới hạn. Không có giới hạn. Cái đẹp của văn chương là ta có thể làm bất cứ điều gì.”

Nhưng nhiều người Hồi giáo chính mạch đang lo sợ về hậu quả sau các diễn biến hồi tuần trước. Ông Abdallah Zekri, người đứng đầu tổ chức Đài Quan sát Chống nạn Bài Hồi giáo, nói hàng chục đền thờ hồi giáo và những biểu tượng khác của đạo Hồi đã bị tấn công trong những ngày vừa qua. Ông nói cả cuốn tiểu thuyết của Houellebecq lẫn báo Charlie Hebdo đều thêm vào những khiêu khích.

Ông Zekri nói người Hồi giáo Pháp chán ngán cảnh bị kỳ thị. Họ chán ngán việc bị lấy ra làm vật tế thần cho mọi sự việc xảy ra. Đề cập đến cốt truyện của Houellebecq về nước Pháp dưới quyền lãnh đạo của Hồi giáo, câu trả lời của ông là: Tại sao không? Ông nói nước Mỹ có một vị tổng thống da đen là Barack Obama, vậy có vấn đề gì nếu một người Hồi giáo được bầu lên làm tổng thống Pháp?”

Các quan sát viên đồng ý rằng cuốn sách của Houellebecq lợi dụng những nỗi lo sợ và thành kiến sôi sục của những công dân Pháp như Francklin Boulot, người đã tham dự cuộc tập hợp hôm Chủ nhật không phải để ủng hộ quyền tự do phát biểu - mà để phản đối đức tin của Hồi giáo.

Ông Boulot nói đạo Hồi muốn phá hủy xã hội Pháp. Ông nói, đạo Hồi làm đủ mọi thứ để giết hại chúng ta.

Vậy là căng thẳng lại gia tăng ở Pháp, cho thấy tinh thần đoàn kết hiếm hoi biểu lộ sau các vụ tấn công tuần trước có thể đã bắt đầu phai nhạt.
Theo VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 17/01/2015 lúc 08:54:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Charlie Hebdo: Nga ngăn chặn các hoạt động ủng hộ
UserPostedImage
Dân Nga đến đặt hoa và đốt nến trước sứ quán Pháp để tưởng niệm các nạn nhân Charlie Hebdo - RFI / Muriel Pomponne

Hôm qua 16/01/2015, một nhà hoạt động Nga bị kết án 8 năm tù, vì biểu tình với một khẩu hiệu ủng hộ tờ Charlie Hebdo. Người bạn đi cùng, 75 tuổi, bị phạt tiền nặng. Tư pháp Nga giải thích hình phạt này là do đương sự đã không xin phép biểu tình.

Dù nhiều người Nga bày tỏ ủng hộ tuần báo trào phúng Pháp, báo chí chính thức nhìn chung đều tránh né. Chính quyền thậm chí còn hậu thuẫn cho các hoạt động chống Charlie Hebdo. Thông tín viên Muriel Pompone từ Matxcơva cho biết cụ thể :
Hôm sau vụ khủng bố chống lại tuần báo trào phúng Pháp, nhiều người Nga đã biểu thị sự ủng hộ với nước Pháp với việc tới trước tòa đại sứ, với hoa và nến. Tuy nhiên, chỉ có một số phương tiện truyền thông độc lập là đưa lên trang mạng của họ dòng chữ « Je suis Charlie/Tôi là Charlie ».

Dư luận Nga, một mặt đồng cảm với người Pháp về vấn đề chống khủng bố, thì mặt khác dè dặt hơn nhiều trong vấn đề tự do ngôn luận. Nhà đối lập Mikhail Khodorkhovski - hiện đang sống lưu vong - kêu gọi các phương tiện truyền thông đăng tải các biếm họa, như dấu hiệu bày tỏ sự ủng hộ đối với tuần báo Pháp. Tuy nhiên, đề nghị này gần như không được nghe theo. Tổng thống Tchetchenia Ramzan Kadyrov còn kêu gọi biểu tình lớn vào thứ Hai tới để phản đối Charlie Hebdo.

« Nhờ ơn Chúa, nước Nga không bị lôi vào trận dịch này ! », một nhật báo bình dân tại Nga phấn khởi bình luận. Trận dịch nói trên là để ám chỉ các cuộc biểu tình ủng hộ Charlie Hebdo. Tờ báo này cũng ca ngợi một điều luật hình sự kết án nặng các phương tiện truyền thông nào bị kết tội « kích động thù hận » chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo.

Hôm qua, cơ quan theo dõi truyền thông quốc gia Nga kêu gọi các phương tiện truyền thông nước này « tránh công bố » các biếm họa về Mohammed, vì có thể « đi ngược lại các chuẩn mực đạo lý và đạo đức đã hình thành trong nhiều thế kỷ chung sống giữa các dân tộc và các truyền thống tôn giáo » tại Nga.

Tuần báo Le Nouvel Observateur hôm qua cho biết thêm, chính quyền Nga từ chối các cuộc biểu tình liên quan đến Charlie Hebdo nào không nằm trong đường lối của điện Kremlin. Trong khi biểu tình ủng hộ Charlie Hebdo không được phép, cảnh sát lại để mặc cho các thành phần tôn giáo cực đoan trương khẩu hiệu đả kích Charlie Hebdo. Luật pháp tại Nga trong những tháng gần đây được siết chặt thêm để cản trở các cuộc tập hợp đông người.

Về sự im lặng của dân chúng nói chung, tuần báo Pháp nêu ra hai lý do để giải thích. Thứ nhất là một thái độ sùng kính lâu đời của người Nga. Không có ấn phẩm nào tại quốc gia này đụng chạm trực tiếp đến các tôn giáo, như tờ Charlie Hebdo đã làm thường xuyên.

Thứ hai là, ngay cả những người như tổng biên tập tờ báo đối lập nổi tiếng « Novaya Gazeta », ông Dmitri Mouratov - được coi là người bảo vệ nhiệt thành cho quyền tự do ngôn luận - cũng đã rất dè dặt trong chuyện này.

« Novaya Gazeta » vừa thực hiện một phóng sự tại cơ sở mới của Charlie Hebdo tại tòa soạn báo Libération, trong đó tờ báo đối lập Nga ca ngợi việc Charlie Hebdo quyết định xuất bản số mới ngay sau vụ thảm sát.

Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 17/01/2015 lúc 08:57:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Charlie Hebdo: Tổng thống Pháp bảo vệ "tự do ngôn luận"
UserPostedImage
Ông François Hollande về thăm thành phố Tulle, vùng Corrèze - AFP / N. TUCAT

« Nước Pháp có những nguyên tắc và giá trị. Một trong những giá trị đó là quyền tự do ngôn luận ».Tổng thống François Hollande khẳng định như trên trong bối cảnh xảy ra biểu tình bạo động tại nhiều nước Hồi giáo phản đối bức tranh biếm họa tiên tri Mohamed trên trang bìa của tuần báo Charlie Hebdo, một tuần sau khi ban biên tập bị thảm sát.

Một tuần sau đợt khủng bố tại Paris gây tử vong cho 17 người không kể ba hung thủ, Tổng thống Pháp về thành phố Tulle, thăm hỏi dân tình nơi ông từng đứng đầu chính quyền địa phương.

Trả lời một nhà báo về sự kiện quốc kỳ Pháp bị đốt ở một số nước Hồi giáo, nhất là ở châu Phi, Tổng thống François Hollande cho biết : " (người dân) những nước này đôi khi không hiểu thế nào là tự do ngôn luận vì họ bị tước đoạt quyền cao quý này. Đây là những quốc gia đang được Pháp trợ giúp để chống khủng bố, tôi ủng hộ họ, nhưng cùng lúc, nước Pháp có những nguyên tắc và những giá trị nhất là quyền tự do ngôn luận " phải bảo vệ.

Tổng thống Pháp kêu gọi chính quyền các nước liên hệ phải trừng phạt những hành động đốt cờ Pháp. Hôm qua, nhiều cuộc biểu tình bạo động đã diễn ra tại Pakistan, Mali và Niger, Algérie và Sénégal phản đối Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhà Tiên tri Mohamed trên trang nhất của số đầu tiên sau ngày bị khủng bố Hồi giáo tấn công.

Tại Zinder, thành phố thứ hai của Niger, sau lễ cầu nguyện thứ sáu, hàng trăm tín đồ Hồi giáo xuống đường với khẩu hiệu « Tôi là Mohamed », tấn công nhà thờ và tín đồ Thiên chúa giáo, xung đột với cảnh sát và đốt cờ Pháp. Bạo động làm 4 người chết và 45 người bị thương.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Niger, thông điệp kêu gọi tấn công nhà thờ Thiên chúa đã được loan tải ngay trong lễ cầu nguyện của đạo Hồi. Mặc dù được cảnh sát bảo vệ, Trung Tâm Văn Hóa Pháp-Niger bị đốt cháy.

Theo AFP, từng đoàn thanh niên võ trang gậy gộc đốt cháy hai nhà thờ Tin lành và một nhà thờ Công giáo ngày hôm qua. Sáng nay, cảnh sát Niger cho biết có thêm ba nhà thờ đã bị phóng hỏa.

Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 17/01/2015 lúc 09:01:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trì trệ kinh tế : ổ nuôi khủng bố

UserPostedImage
Thất nghiệp cao là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ đạo Hồi trở nên cực đoan - REUTERS /Eric Gaillard

Hậu Charlie Hebdo vẫn tiếp tục ngự trị các trang báo Pháp cuối tuần 17/01/2015. « Châu Âu đối mặt với mối họa thánh chiến Djihad » là hàng tít lớn trên Le Monde. « Mẻ lưới chống khủng bố tại Châu Âu » tựa của Le Figaro. « Các công dân, hãy hành động » là lời kêu gọi tờ Libération. Và « Khủng bố : năm ngày làm thay đổi nước Pháp » và « Từ Algeri đến Pakistan, biểu tình chống Charlie » là hai tít lớn của Le Parisien.

Mặc dù các tên sát nhân đã bị hạ sát, nhưng công cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục. Le Figaro cho hay « Mạng lưới hậu cần của những kẻ sát nhân đã bị phá vỡ ». Hôm qua, cảnh sát đã bắt giữ tổng cộng 12 người, trong đó có bốn nữ, bị tình nghi tiếp tay hậu cần cho những kẻ khủng bố. Tờ báo tường thuật làm thế nào các nhà điều tra đã xác định được nhân thân của những kẻ tình nghi trên, thông qua các kỹ thuật nhận dạng dấu vân tay, qua các cuộc nghe lén điện thoại và nhiều tình tiết khác được phát hiện ngay tại hiện trường.

Hiện các nhà điều tra cũng đang làm sáng tỏ nghi vấn liệu các hoạt động khủng bố nhắm vào Charlie Hebdo có mối liên hệ nào với tổ chức khủng bố bị phá vỡ hôm qua tại Bỉ hay không. Le Figaro cũng nhận thấy « Châu Âu cung cấp gần 1/3 quân số cho Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS ». Nhưng vì sao ngày càng có nhiều thanh niên Châu Âu ngả theo con đường thánh chiến ? Để trả lời câu hỏi này, tuần san L’Express số ra tuần này có bài xã luận cho rằng « Đình trệ kinh tế đang làm ổ cho chủ nghĩa khủng bố ».

Cũng vụ 11/09/2001 làm thay đổi Hoa Kỳ, thì vụ khủng bố 11/01/2015 vừa qua cũng có thể làm thay đổi nước Pháp và sau đó là Châu Âu. Và một trật tự ưu tiên mới đang được áp đặt. Đương nhiên tăng cường an ninh sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu như vũ khí chống khủng bố, hiện đại hóa lực lượng an ninh, kiểm soát mạng, tình báo hay gia tăng phối hợp giữa các Bộ trưởng Nội vụ, trao đổi thông tin.. Nhưng tất cả các giải pháp đó không thôi cũng chưa đủ mà còn phải để ý đến cả vấn đề tài chính để có thể chống lại Daesh hay Al-qaida.

Tuy nhiên Pháp cũng không thể nào dùng các chi tiêu quân sự để biện minh cho vấn đề thâm thủng ngân sách. Không cải cách, thì tăng trưởng không thể nào phục hồi lại được. Chỉ một vài phần mười điểm GDP mà kinh tế Pháp có được nhờ vào giá dầu thô giảm cũng sẽ chỉ là hạt cát nếu như không giảm được gánh nặng chính phủ đang đè nặng lên các doanh nghiệp và nếu như không giải tỏa được thị trường lao động.

Bởi lẽ, đình trệ kinh tế là miền đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố. Giả như xã hội Pháp không bị ngăn chặn đến mức này, giả như thăng tiến xã hội hoạt động tốt với con cái của những người nhập cư và giả như tăng trưởng kinh tế có thể mang đến cho mỗi người một cơ hội, sự cuồng tín từ vùng Trung Đông sẽ không thể nào xâm nhập được một cách dễ dàng đến thế.

Không chỉ 1.200 thanh niên Pháp tham gia thánh chiến như thông báo của Thủ tướng, mà là cả triệu thanh niên Pháp đang trong tầm ngắm của phe thánh chiến. Đó là những người trẻ không việc làm, không được sự giúp đỡ của Cơ quan tìm kiếm việc làm. Sự bùng nổ các vùng ngoại ô không đáng ngại bằng sự biến đổi đến chóng mặt các hành động cô lập của những người trẻ tuổi cuồng tín.

Do đó, sự việc ngày 11/01/2015 phải thức tỉnh cả cộng đồng. Cuối cùng bài viết kêu gọi: Cho dù buổi tuần hành hòa hợp quốc gia tan rã nhanh chóng do những tranh cãi chính trị, mọi người không nên để phân tán niềm tin và lòng can đảm.

Khủng bố tại Charlie Hebdo : tin đồn « âm mưu »
Le Monde thì quan tâm đến những cảm xúc của thanh niên theo đạo Hồi sống tại Marseille. Đối với họ, vụ khủng bố vừa qua là « một âm mưu để bôi nhọ người Hồi giáo ». Theo những người trẻ tuổi tại vùng miền Nam nước Pháp này, « những kẻ giết người đó là những tay giết người thuê do các cơ quan tình báo tuyển dụng để kích động dân Pháp chống lại đạo Hồi ».

Những thanh niên nhật báo tiếp xúc trong độ tuổi đôi mươi, theo đạo Hồi và đều có việc làm. Những người này cũng không xuất thân từ những khu phố nghèo mà sống tại những vùng ngoại ô nông thôn của Marseille. Số thanh niên này cho rằng các biếm họa của Charlie Hebdo về nhà tiên tri đã làm họ tổn thương. Họ khẳng định cũng đã học qua kinh Coran và tin tưởng rằng đạo không khuyến khích hoạt động giết người.

Số thanh niên này cho rằng chính cơ quan tình báo Mossad của Israel đã làm nên những chuyện này. Nhất là sau khi Palestine được công nhận tại Quốc hội. Do đó « Israel muốn trừng phạt nước Pháp » theo như suy nghĩ của một thanh niên tên Mohammed.

Không phải ai cũng là Charlie Hebdo
Dư âm của vụ thảm sát chưa kịp lắng xuống thì Charlie Hebdo lại tiếp tục gây sóng gió. Số báo vừa mới phát hành của Charlie Hebdo đã làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình bạo động chống lại nước Pháp tại nhiều quốc gia Hồi giáo trong ngày hôm qua 16/01/2015. Le Figaro đề tựa nhận định : « Thế giới Hồi giáo sôi sục sau số báo mới Charlie Hebdo ».

« Nous sommes tous Kouachi » (Tất cả chúng ta đều là Kouachi) là dòng chữ đoàn người biểu tình từ Algeri cho đến Pakistan đã giương ra chống lại « Je suis Charlie ». Ngay đầu bài viết, Le Figaro cho hay ít nhất có 4 người bị giết tại Niger, ba người bị thương ở Pakistan. Trang nhất của số báo mới đây của tuần san đã kích động đám đông.

Với tấm ảnh đăng trên trang nhất cho thấy đám đông đốt cờ Pháp, Le Parisien nhận định « không phải ai cũng là Charlie ». Bức họa châm biếm mới nhà tiên tri Mahomet trên trang nhất Charlie đã gây ra nhiều vụ bạo động tín ngưỡng nghiêm trọng tại Zinder, thành phố lớn thứ hai của Niger.

Một nhà thờ công giáo và hai đền thờ Tin lành đã bị đập phá. Trung tâm văn hóa Pháp bị phóng hỏa. Một hiện tượng chưa từng thấy. Các cuộc biểu tình chống Charlie diễn ra khắp nơi : từ Karachi (Pakistan), Amman (Jordani), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Alger (Algeri), Nouakchott (Mauritanie) hay Dakar (Senegal).

Le Figaro bổ sung thêm tại Bamako, hàng ngàn người Mali đã diễu hành lên án hành động « báng bổ đạo Hồi ». Họ chỉ trích Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita đã đứng bên cạnh Tổng thống Pháp trong buổi tuần hành chủ nhật vừa qua. Những người biểu tình này đã hô to : « IBK là Charlie, tôi không phải là Charlie ».

Tương tự tại thủ đô Senegal, người biểu tình cũng chỉ trích Tổng thống Macky Sall đã đến Pháp để tham dự buổi tuần hành hôm 11/01 vừa qua. « Charlie quỷ dữ », « Đừng chạm đến nhà tiên tri của tôi » « Tự do báng bổ thì chết » là những hàng chữ trên các tấm biển, theo như ghi nhận của Le Parisien.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.