logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/01/2015 lúc 09:38:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nếu đối thủ của phong trào dân chủ VN là Chủ tịch nước, TBT Nguyễn Tấn Dũng, vẫn hơn là tên trần ích tắc Nguyễn Phú Trọng, hay phe cánh Nguyễn Phú Trọng, đơn giản chỉ là: luật biểu tình dễ được thông qua hơn, truyền thông dễ được cởi trói hơn, dân chủ cũng được nhắc đến nhiều hơn...
Như vậy kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong hội nghị trung ương 10 ĐCS VN đã lọt ra ngoài qua các trang RFI, BBC và chandungquyenluc trong những ngày vừa qua.


Sáng 15-1-2015, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "...điện thoại bật ra là có, lên facebook là đọc được thông tin, mấy chục triệu người dùng internet và mạng xã hội rồi, vậy thì làm sao để thông tin chính thống của chúng ta cũng lên mạng xã hội. Ta không cấm, không ngăn được, vì thế quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác, kịp thời từ đó tạo niềm tin. Ai nói gì thì nói nhưng đây là thông tin chính thống của Chính phủ".


Sau chỉ thị mở đường này, trên chandungquyenluc đăng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong hội nghị 10 vừa qua.


Do đảng CSVN bịt thông tin chính thức và 3 kết quả trên các trang kể trên đều có mẫu số chung là Nguyễn Tấn Dũng giành tín nhiệm cao nhất trong bó phiếu tín nhiệm, nên chúng ta có quyền tin rằng Nguyễn Tấn Dũng đã chống cự đắc thắng trong trung ương ĐCS VN đối với các đòn của Nguyễn Phú Trọng. Như vậy, ta thấy Nguyễn Tấn Dũng ngày càng củng cố vị trí của mình trong đảng CSVN.


Sự xích lại gần nhau rõ ràng của Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, có thể cho thấy có sự hòa hoãn giữa 2 nhân vật này sau sự kiện giàn khoan HD 981 và có thể họ sẽ quyết định cho các bước đi của chính trị VN trong những năm tới.


Vậy thì xem xét một cách khách quan nhân vật đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến chính trị VN trong vài năm tới cũng là một việc nên làm.


Đây là việc khó. Chúng ta phải loại bỏ định kiến, loại bỏ thù riêng, loại bỏ những tiểu tiết... loại bỏ tối đa những gì có thể thể ảnh hưởng tới tính khách quan của đánh giá. Hơn nữa, đặc tính chung của người dân thường là ghét bỏ tham nhũng. Thế nhưng nếu tham nhũng là con đẻ của toàn trị, vậy một người là con đẻ của toàn trị thì không thể không tham nhũng.


Đấu tranh với tham nhũng là trọng trách đường dài của các phe đối lập chính trị.


Góp một phần nhỏ cùng với bạn đọc đánh giá các nhân vật chính trị trên chính trường VN hôm nay, là mục đích của bài viết này này.


Đánh giá một người đã khó, nhưng đánh giá một chính trị gia còn khó hơn. Để đánh giá một chính trị gia, không thể dùng tiêu chuẩn đối với người bình thường mà suy xét. Đánh giá Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng hay Trương Tấn Sang trong giai đoạn hiện nay có những cái khó riêng của nó.


Đảng CSVN nắm quyền đã quá lâu. Bất công, uất ức... trong nhân dân Việt Nam đã dồn nén, dâng cao. Kẻ thù của dân tộc VN và tay sai của chúng đang dương ngọn cờ chống Tham nhũng. Vậy có phải những ai tham nhũng là chúng ta gạch bỏ không?


Chỉ so sánh tham nhũng với an ninh quốc gia VN, là chúng ta thấy an ninh chủ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải VN là quan trọng nhất.


Nếu quốc gia này bị Nguyễn Phú Trọng và phe của Trọng lũng đoạn, thì không những 4.000 năm lịch sử của dân tộc VN chỉ còn là vài dòng chú thích trong lịch sử thế giới, mà các lãnh tụ của phe cánh này sẽ mặc sức tham nhũng, mặc sức được nuôi dưỡng bởi bè lũ bành trướng Bắc Kinh. Tham nhũng trong tình huống này không thể bị đánh gục. Ngược lại, tham nhũng sẽ được những Vũ Mão, Phùng Quang Thanh... tôn thờ như những linh tính của chúng.


Nếu hôm nay, VN chống lại âm mưu bành trướng của Trung cộng thành công, quốc gia VN trường tồn, thì cùng với sự phát triển của các quốc gia văn minh như Nhật, Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Điển... khả năng chống tham nhũng của VN sẽ cao hơn.


Như vậy tham nhũng chỉ là bệnh trong da, trong thịt, có thể tìm thuốc chữa được. Còn mất nước là mất tất cả.


Bài này, tôi lấy quyền lợi quốc gia, an ninh quốc gia VN làm điểm gốc để đánh giá.


1. Nguyễn Tấn Dũng là người có viễn kiến


Tuyên bố Hà Nội của Hillary ClinTon tháng 7/2010 khẳng định sự xoay trục trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ được sự ủng hộ của Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Gia Khiêm.


Động tác này đã đảo ngược tình thế, tăng nội lực chống TQ của VN theo hàm số mũ, thể hiện trong vụ giàn khoan HD 981 vừa qua.


Một VN cô đơn, chỉ anh em với TQ, sẽ không thể có vị trí như ngày hôm nay, khi TQ trở mặt trực tiếp xâm phạm biển đảo VN.


2. Nguyễn Tấn Dũng là người nắm bắt thực tế.


Sau giai đoạn bị phong tỏa kinh tế, các đảng viên cộng sản đã tìm ra một cách làm giàu mà không bị kỷ luật. Đó là tham nhũng cả một đường dây. 90 triệu người VN sẽ còng lưng cung phụng cho những đường dây này.


Nguyễn Tấn Dũng là một người đã thực tế, và thành công trong xây dựng cho mình nhóm lợi ích. Giả sử ông ta không thực tế như tôi đã viết, thì thử hỏi:


- Nguyễn Tấn Dũng có leo lên chức Thủ tướng được không?


- Nguyễn Tấn Dũng có vượt qua các đòn hiểm ác của TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang trong hội nghị 6 được không?


Tôi nhấn mạnh rằng để thắng cuộc trong trận bốc xơ hội đồng của 2 nhân vật quyền lực nhất trong chính trị VN hôm nay, phải là một nhà chính trị điêu luyện.


Vậy thì Nguyễn Tấn Dũng đã là một chính trị gia điêu luyện.


3. Nguyễn Tấn Dũng là một người Nam Bộ


Nam Bộ ở đây có nghĩa là thẳng thắn.


Nguyễn Tấn Dũng đã coi thường trí thức Bắc Hà, nhóm Boxit, và coi thường Võ Nguyên Giáp khi trả lời họ: Boxit là chủ trương lớn của BCT. Sau này, sự kiêu ngạo đã phải trả giá.


Trong Đại hội 11, Trương Tấn Sang đã khéo léo thông qua tướng Vĩnh để gán cho TT Dũng vụ Vinashin, mà thực tế, cả BCT phải chịu trách nhiệm do nguyên tắc chịu trách nhiệm tập thể của BCT.


Rút kinh nghiệm, ông Dũng đã trọng thị Ngô Bảo Châu, chứng tỏ đã thấm thía bài học này.


Tính cách Nam Bộ của TT Dũng còn thể hiện trong tuyên bố về chủ quyền của VN tại Hoàng Sa, Trường Sa tại Quốc Hội VN tháng 11/2011.


Trước đó, công hàm Phạm Văn Đồng 14/09/1958 đã bịt mồm tất cả các quan chức cao cấp cộng sản, do đứng sau công hàm này, đứng sau chữ ký của Phạm Văn Đồng là BCT đảng CSVN, mà người điều hành là chính ông "thánh" Hồ Chí Minh.


Chỉ có người có tính cách thẳng thắn, dám vượt qua cái bóng ma thánh thần quỉ của Hồ Chí Minh, mới có khả năng dành lại chính nghĩa Hoàng Sa, Trường Sa cho VN tại Quốc Hội VN.


Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là một người thực tế, không kém các ngón đòn chính trị để bảo vệ mình và thoát hiểm, hơn nữa, lòng yêu nước của ông ta thể hiện rất rõ qua các phát ngôn, hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo VN.


Ngoài ra, hai tính cách quan trọng của một chính khách là viễn kiến và khả năng tổ chức cũng không thiếu ở ông ta.


Được phiếu tín nhiệm cao, sau khi Trung cộng đã cử một nhân vật cao cấp hàng đầu sang VN để ủng hộ Trọng và bè lũ, với cây gậy và cà rốt đô la, cho thấy vị trí của Thủ tướng tương đối vững vàng, và các ủy viên trung ương đã đặt an ninh lãnh thổ, lãnh hải VN lên vai Nguyễn Tấn Dũng.


Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này rất quan trọng. Viễn cảnh của một khoảng trống quyền lực tại VN đã bị đẩy xa.


Kịch bản một cuộc cướp chính quyền trong bạo lực và kém tổ chức như cách mạng tháng tám đã bị gạch chéo.


Nếu xẩy ra kịch bản này, thì chỉ Trung cộng có lợi. Trung cộng đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản này.


Hơn nữa chính Bắc Kinh, trong quá khứ đã có kinh nghiệm lợi dụng khoảng trống chính trị này để câu lợi cho Trung cộng. Họ đã thành công đưa Hồ Chí Minh về hang Pác Bó. Khoảng trống quyền lực trước Cách mạng tháng 8 là sự non yếu của chính phủ Trần Trọng Kim, còn Nhật Bản vừa đầu hàng đồng minh và Pháp chưa trở lại Đông Dương. Trung cộng đã lợi dụng khoảng trống này đưa Hồ Chí Minh nắm chính quyền.


Nếu lại xảy ra kịch bản khoảng trống quyền lực thì dân tộc VN sẽ lại bị những nhà dân chủ "trung cộng" thống trị, như người cộng sản ‘trung cộng” Hồ Chí Minh đã thống trị VN suốt mấy chục năm qua.


Đánh giá một con người, thông thường chỉ được công bằng khi cỗ quan tài đã được hạ xuống. Đánh giá một chính trị gia là không đầy đủ khi ông ta đang hoạt động. Tuy nhiên sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được phiếu tín nhiệm cao là một tin tốt, tốt hơn là tin Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm cao.


Nguyễn Phú Trọng đã nhường biển đảo, biên giới VN cho TQ, còn Trương Tấn Sang it viễn kiến, chỉ thích tranh dành địa vị. Ông Sang ngay khi thăm Mỹ, xác lập quan hệ hợp tác toàn diện, vẫn gọi Trung cộng là bạn.


Hôm nay viết những dòng này về một Thủ tướng cộng sản, tôi muốn nhấn mạnh với bạn đọc rằng: không bao giờ chúng ta được quên Nguyễn Tấn Dũng là một đảng viên cộng sản từ chân đến đầu. Mà bản chất cộng sản là phản trắc, mỗi khi họ bị khích động bởi cuộc cách mạng vô sản toàn cầu, khi đó họ sẽ gạt ngay lợi ích của dân tộc VN cho người anh XNCN Trung cộng.


Tuy nhiên nếu đối thủ của phong trào dân chủ VN là Chủ tịch nước, TBT đảng CS Nguyễn Tấn Dũng, vẫn hơn là tên trần ích tắc Nguyễn Phú Trọng, hay phe cánh Nguyễn Phú Trọng, đơn giản chỉ là: luật biểu tình dễ được thông qua hơn, truyền thông dễ được cởi trói hơn, dân chủ cũng được nhắc đến nhiều hơn...

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao)
xuong  
#2 Đã gửi : 17/01/2015 lúc 09:40:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lộ kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị trung ương 10?

Trang mạng 'Chân Dung Quyền Lực' vừa tiếp tục công bố toàn bộ kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên bộ chính trị và ban bí thư tại hội nghị trung ương 10 vừa qua.

Trong lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cộng sản cho đến nay vẫn hoàn toàn dấu nhẹm kết quả. Dù vậy, thông tin rò rỉ ra bên ngoài khẳng định thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây bất ngờ khi đạt được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất.

Trong bài tiết lộ mới nhất, trang mạng đình đám 'Chân Dung Quyền Lực' đã công bố bản danh sách chi tiết kết quả lấy tín nhiệm đối với tất cả 20 nhân vật trong giới chóp bu đảng cộng sản.

Dù không thể kiểm chứng độ xác thực, những thông tin của 'Chân Dung Quyền Lực' tiếp tục thu hút và gây tác động lớn đối với dư luận quan tâm đến chuyện cung đình 'cộng sản'.
UserPostedImage
Danh sách kết quả lấy phiếu tín nhiệm do trang mạng 'Chân Dung Quyền Lực' công bố.


Trong 'tứ trụ' cộng sản hiện nay, bản danh sách của 'Chân Dung Quyền Lực' nói rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu với kết quả: 152 phiếu tín nhiệm cao, 22 phiếu tín nhiệm và 23 phiếu tín nhiệm thấp.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về nhì với 149 số phiếu tín nhiệm cao. Trong khi đó, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng thứ 8 với 135 phiếu tín nhiệm cao, còn chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng thứ 12 với 126 phiếu tín nhiệm cao.


Ứng cử viên cho vị trí tổng bí thư Phạm Quang Nghị về áp chót, đứng vị trí thứ 19/20 với chỉ 100 phiếu tín nhiệm cao.


Trong khi đó, trong cuộc phỏng vấn đăng trên BBC, một chuyên gia am hiểu chính trị Việt Nam là giáo sư Carl Thayer, dựa theo nguồn tin riêng cho biết 6 vị trí đứng đầu trong cuộc bỏ phiếu lần lượt gồm có: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.


Ngoài 3 vị trí đứng đầu, có thể thấy có sự chênh lệch lớn ở các vị trí còn lại giữa kết quả của giáo sư Carl Thayer so với bản danh sách của 'Chân Dung Quyền Lực'.


Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị trung ương 10 được cho là có tính chất quyết định đối với việc sắp xếp nhân sự nắm giữ các vị trí chóp bu trong nhiệm kỳ tới, bắt đầu từ năm 2016.


Danh sách kết quả lấy phiếu tín nhiệm được tiết lộ cùng thời điểm với việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ đưa ra tuyên bố tuyên bố: không thể ngăn cấm các thông tin trên mạng xã hội, đồng thời chỉ đạo phải đưa thông tin 'chính xác, kịp thời' để định hướng dư luận như là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2015.


Dường như động thái trên của ông Dũng nhằm đáp trả việc trung ương đảng cộng sản không cho công bố việc lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị trung ương 10, trong đó ông thủ tướng đạt kết quả cao nhất.

Bạn đọc Danlambao
xuong  
#3 Đã gửi : 17/01/2015 lúc 09:42:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xì kết quả Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu 'lấy phiếu tín nhiệm'
HÀ NỘI (NV) - Trang Blog “Chân Dung Quyền Lực” xì ra bản kết quả cuộc bỏ phiếu “tín nhiệm” đối với các thành viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đảng CSVN đến nay vẫn được giữ bí mật.

Hôm Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015, 'Chân Dung Quyền Lực' tiết lộ bản danh sách 20 nhân vật thuộc Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đã được các ủy viên trung ương đảng bỏ phiếu “tín nhiệm” ngày 10 tháng 1, 2014 trong đại hội Trung Ương đảng kéo dài một tuần lễ hiện đã kết thúc
UserPostedImage
Bản kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” các thành viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đảng CSVN, theo mạng “Chân Dung Quyền Lực”. (Hình: CDQL)


Trên trang mạng của Thông Tấn Xã Việt Nam, cơ quan thông tấn chính thức của chế độ Hà Nội, cùng ngày “lấy phiếu tín nhiệm,” người ta chỉ thấy một câu viết duy nhất nói “trung ương tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm” mà không hề đề cập đến kết quả.

Ðây là lần đầu tiên có việc “lấy phiếu tín nhiệm” đối với các thành viên của Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đảng CSVN của Trung Ương đảng.

Trong bảng kết quả bỏ phiếu của 197 ủy viên Trung Ương Ðảng, người ta thấy ông Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng) được nhiều điểm “tín nhiệm cao” nhất với 152 điểm. Kế đến là ông Trương Tấn Sang (chủ tịch nước) với 149 điểm. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (phó chủ tịch Quốc Hội) xếp hạng ba với 145 điểm. Phùng Quang Thanh (bộ trưởng Quốc Phòng) hạng tư với 144 điểm.

Theo thứ tự điểm nhiều tới ít hơn, từ hạng 5 trở xuống, người ta thấy tuần tự là Ngô Xuân Lịch (chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Ðội), Ngô Văn Du (chủ nhiệm Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng) Trần Ðại Quang (Bộ trưởng Công An), Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư), Trần Quốc Vượng (Ban Bí Thư Trung Ương), Nguyễn Thiện Nhân (chủ tịch MTTQ), Lê Thanh Hải (bí thư Thành Ủy Sài Gòn), v.v...

Tính chính xác của bản kết quả này đến đâu, không ai biết trừ phi nó được Trung Ương Ðảng hay nhà nước Hà Nội phổ biến. Mỗi kỳ có đại hội đảng CSVN là lại có một số tin tức bị xì ra với các dấu hiệu đấu đá nội bộ, phe cánh.

Tuổi nghỉ hưu của các ủy viên Bộ Chính Trị CSVN trên nguyên tắc là 65, nhưng ở vị trí chủ chốt như tổng bí thư hay chủ tịch nước thì có ngoại lệ. Vì thế mà Nguyễn Phú Trọng leo lên ghế tổng bí thư qua cuộc đấu đá trong đại hội đảng đầu năm 2011 khi đã 67 tuổi.

Dư luận đồn đoán ông Nguyễn Tấn Dũng nhăm nhe cái ghế tổng bí thư. Cả những ông khác như Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Sinh Hùng cũng đều có vẻ nhòm ngó. Ông Nguyễn Phú Trọng, vào kỳ đại hội đảng bầu bán tháng 1, 2016, ông đã 72 tuổi nên khó lòng “trụ” lại. Cả ba ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Phùng Quang Thanh đều đã 67 tuổi vào dịp đó còn ông Nguyễn Sinh Hùng thì 70 tuổi.

Dù ông bà nào trong cái cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” sẽ là tổng bí thư, chủ tịch nước hay thủ tướng hoặc chủ tịch Quốc Hội ở kỳ bầu bán năm 2016 của đảng CSVN, đất nước Việt Nam vẫn sẽ không có tự do, dân chủ thật sự, đại đa số dân chúng vẫn kiếm ăn chật vật hàng ngày và chỉ có một thiểu số dựa vào quyền lực mới giầu có xa hoa. Nạn tham nhũng, bè phái vẫn vậy hoặc có thể tệ hơn nữa

Tư Ngộ/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.204 giây.