logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/02/2015 lúc 09:44:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,316

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đảng Cộng sản Việt Nam đang kỷ niệm 85 năm thành lập

Trong số các Đảng Cộng sản đang cầm quyền trên thế giới thì ‘Đảng cầm quyền chính danh nhất là ở Việt Nam’, một nhà nghiên cứu lịch sử từ trong nước nói với BBC hôm thứ Hai ngày 2/2.

Trong ngày 2/2, Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi lễ trọng thể ở Hà Nội kỷ niệm 85 năm ngày thành lập với bài diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định ‘sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam’.

‘Mạch nối giải phóng dân tộc’
Trao đổi với BBC, ông Vũ Minh Giang, một nhà sử học tại Đại học Quốc gia Hà Nội và từng là thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng, phản bác quan điểm cho rằng Đảng lãnh đạo tại Việt Nam ‘là không chính danh’.

“Bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh đất nước mất chủ quyền. Chính Đảng đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập,” ông giải thích.

Khi được hỏi về tính chính danh của Đảng nếu như quyền lực của Đảng không phải là do dân trao, ông Giang nói:

“Đầu năm 1946, Đảng Cộng sản đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp.

Hệ thống chính trị Việt Nam có bầu cử và những người của Đảng ra ứng cử vào các chức vụ. Nếu nói không phải là nhân dân trao quyền thì nhân dân là ai? Nhân dân phải là số đông.

Tại sao các nước khác công nhận chính quyền do Đảng lãnh đạo? Điều đó có nghĩa là Đảng lãnh đạo hợp hiến, hợp pháp đó chứ?”

Phân tích về ‘tính tất yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng’, ông Vũ Minh Giang cho rằng việc Đảng ra đời ‘nằm trong mạnh nối là giải phóng dân tộc’ sau khi triều đình phong kiến đã làm hết sức nhưng vẫn để mất nước vào tay người Pháp và các cuộc khởi nghĩa vũ trang và các cuộc cải cách mà các nhà chí sỹ khởi xướng đều thất bại.

‘Sẽ sửa chữa khiếm khuyết’
“Có thể ý này ý kia nhưng những người nghiên cứu lịch sử đều thấy rằng Đảng Cộng sản có vai trò rất quan trọng là giành độc lập cho Việt Nam và kháng chiến chống Pháp thành công,” ông nói.

“Sau năm 1954, Đảng có công lao xóa bỏ cản trở để tiến tới thống nhất đất nước.”

“Sau năm 1975, với những khó khăn trên trường quốc tế như phe chủ nghĩa xã hội sụp đổ, chiến tranh biên giới phía bắc, khủng hoảng kinh tế... nhưng bằng chính sách đổi mới, Đảng Cộng sản đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng,” ông nói thêm.

“Tuy còn nhiều thứ phải rút kinh nghiệm nhưng rõ ràng vị thế Việt Nam bây giờ đã khác trước rất nhiều.”
UserPostedImage
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang bị thách thức

Về con đường ‘chủ nghĩa xã hội’ gắn liền với giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo đường lối của Đảng, ông Giang cho rằng do ở Việt Nam ‘có hoàn cảnh khác’ các nước.

“Ở các nước có giai cấp tư sản dân tộc họ tương đối mạnh mẽ thì họ chèo lái con thuyền chính trị,” ông giải thích, “Còn ở Việt Nam giai cấp tư sản rất yếu.”

“Ở Việt Nam tư hữu phát triển không giống như nhiều nước, công điền còn tồn tại. Hoàn cảnh lịch sử như vậy thì lý luận của chủ nghĩa cộng sản xem ra phù hợp với tâm lý người dân,” ông nói thêm.

Khi được hỏi đánh giá Đảng hiện nay mạnh hay yếu, ông Giang nói: “Trên thực tế Đảng vẫn đang điều hành đất nước và trên tất cả các phương diện đều có những thành tựu. Tuy nhiên Đảng đang đứng trước những khó khăn hết sức to lớn và thách thức có nhiều.”

Về khả năng của Đảng sửa chữa những sai lầm và khuyết điểm, ông Giang nói Đảng ‘có quyết tâm’ và ‘có kết quả khả quan’.

“Tôi đã đi nhiều nước. Tôi thấy vấn nạn các quốc gia gặp phải không riêng có ở đâu,” ông nói, “Vấn đề là quyết tâm vượt qua vấn nạn như thế nào mà thôi.”

Ông Giang cũng nói là Đảng ‘sẽ sửa chữa được những khiếm khuyết’ vì ông ‘tin tưởng vào thế hệ trẻ’ của Đảng.
Theo BBC
song  
#2 Đã gửi : 02/02/2015 lúc 09:48:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,316

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đảng và câu hỏi về tính chính danh

UserPostedImage
Phong trào 'Tôi không thích' Đảng Cộng sản xuất hiện trong mấy tuần gần đây

Cây hát nhạc rap Nah Nguyễn Vũ Sơn sinh ra vào đầu thập niên 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 15 năm sau khi Sài Gòn sụp đổ.

Khác với vị Tổng Bí thư đã ngoài 70 tuổi, anh Vũ Sơn không sống qua các cuộc chiến của Việt Nam với Pháp, Hoa Kỳ, Khmer Đỏ và Trung Quốc.

Và khác với tình yêu Đảng Cộng sản bộc lộ công khai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rapper Nah nói thẳng anh ghét Đảng.

Thực tế anh là người đã đẩy phong trào ' Tôi không thích' Đảng Cộng sản lên mức tối đa bằng ca khúc chửi thề mà nay đã được gần 140.000 lượt người xem trên YouTube sau hơn hai tuần video được tải lên.

Trang Facebook của blogger này cũng đã có trên 14.000 người 'thích' còn trang ' Tôi không thích [Đảng Cộng sản Việt Nam]' cũng được 7.000 lượt bấm 'thích'.

Đảng Cộng sản bước sang tuổi 85 với cuộc khủng hoảng tính chính danh ít nhất là trong một bộ phận giới trẻ và trí thức.

'Ghét Đảng'
Trong thư ngỏ gửi Đảng Cộng sản, Vũ Sơn cáo buộc một mặt Đảng muốn mua vũ khí của Washington để chống lại Bắc Kinh nhưng mặt khác cũng "bán đất và tài nguyên" cho Trung Quốc.

UserPostedImage
Trang Facebook của Nah Nguyễn Vũ Sơn được hơn 14.000 likes

Anh viết tiếp:

"Nếu không từ chức và xin lỗi trước toàn thể dân tộc, các ông sẽ bị mời rời khỏi vị trí các ông đang ngồi một cách nhục nhã, và lịch sử sẽ ghi chép lại điều này.

"Người Việt Nam sẽ tự lấy lại quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, và quyền được làm chủ đất nước, bất chấp sự lì lợm của các ông."

Cây rap hiện đang du học tại Hoa Kỳ cũng viết thêm:

"Mọi thay đổi chính trị đều xuất phát từ thay đổi trong nhận thức.

"Số người ghét Đảng Cộng Sản và biết tội ác của Cộng Sản đã, đang và sẽ tăng theo cấp số nhân.

"Những người dám lên tiếng như tôi sẽ ngày càng nhiều hơn. Thời đại Internet rồi, làm tường lửa, chặn facebook và “cá mập cắn cáp” chẳng giúp cho các ông câu giờ được đâu."

'Thay đổi nhận thức'
Nhiều trong số hàng ngàn người tham gia trang 'Tôi không thích [Đảng Cộng sản]' chia sẻ suy nghĩ của Vũ Sơn.

Cô Đặng Uyển Nghi nói với tình trạng xã hội ngổn ngang và đời sống của người dân còn khó khăn như hiện nay thì "Đảng Cộng sản không còn tồn tại được bao lâu và ngay tự nội bộ nó cũng sẽ ăn thịt nhau vì tranh giành lợi ích."

"Lý do để không thích đảng cộng sản thì vô số. Với em, cái quan trọng nhất là Đảng Cộng sản dùng chính sách ngu dân quá triệt để, tất cả những kiến thức về quyền con người, hiện nay người Việt Nam hiểu được rất ít.Đặng Uyển Nghi
"Lý do để không thích đảng cộng sản thì vô số," cô Uyển Nghi nói thêm.

"Với em, cái quan trọng nhất là Đảng Cộng sản dùng chính sách ngu dân quá triệt để, tất cả những kiến thức về quyền con người, hiện nay người Việt Nam hiểu được rất ít."

Uyển Nghi nói gia đình và bạn bè cô hoặc công khai ủng hộ cô bày tỏ ý kiến, hoặc lặng lẽ theo dõi và "like" những bài cô viết. Cô nói bản thân cô sẵn sàng chịu trách nhiệm về chính kiến của mình và nếu có ngại thì cũng chỉ "ngại cho những người xung quanh".

Khi được hỏi về những yếu tố có thể dẫn tới điều mà cô cho rằng "Đảng Cộng sản không còn tồn tại được bao lâu", cô Uyển Nghi nói:

"Nó phụ thuộc vào nhận thức của người dân. Bao giờ họ nhận ra họ mới là người có quyền quyết định vận mệnh đất nước, thì mới mong có sự thay đổi.

"Đó là việc khó. Em và rất nhiều người đã nhận thức được, đang cố gắng làm cho càng nhiều người hiểu ra càng tốt."

'Thiếu kiên nhẫn'
Những người như Uyển Nghi và Vũ Sơn cũng ngay lập tức bị những người thân Đảng Cộng sản phản đối.

Một bài blog đã coi phong trào 'Tôi không thích' là do những người của chế độ Sài Gòn trước đây lập ra từ California.

Rapper Nah bị cho là chịu ảnh hưởng của những người như vậy và của Việt Tân, tổ chức chính trị mà Đảng Cộng sản muốn Hoa Kỳ liệt vào hàng các tổ chức khủng bố nhưng bất thành.
UserPostedImage
Nhiều người đã qua 'Tôi không thích' để bày tỏ quan điểm cá nhân

UserPostedImage
Đảng Cộng sản có nhiều hoạt động kỷ niệm ngày thành lập
UserPostedImage
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Đảng Cộng sản đại diện lợi ích của toàn dân
Đảng Cộng sản hiện nay là đảng duy nhất ở Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng đã được nghi vào Hiến pháp.

Trên Facebook từng có bình luận nói nếu người ta muốn thành lập một đảng chỉ gồm những người thích ăn uống và đặt tên là 'Đảng Ăn' thì cũng là phạm luật.

Tình trạng độc đảng hiện nay cũng chỉ tồn tại trên toàn Việt Nam từ sau 1975 khi nền cộng hòa đa đảng ở miền nam sụp đổ.

Chế độ độc đảng cho người ta quyền lực tối đa nhưng mọi vấn đề trong xã hội cũng sẽ đều bị đổ lên đầu đảng cầm quyền.

Một số chuyên gia nói một loạt các sai lầm của Đảng Cộng sản đã khiến đạo đức xã hội bị khủng hoảng, tình trạng tham nhũng tràn lan và thu nhập bình quân đầu người của đất nước hơn 90 triệu dân chỉ đứng thứ 136/191 nước có dữ liệu so sánh theo bài trên báo Đầu tư hôm 2/2/2015.

Một nhà văn có tiếng nói với BBC sai lầm còn để lại hậu quả cho tới ngày hôm nay là cuộc Cải cách ruộng đất vốn bị cho là đã phá vỡ nền tảng gia đình và làng xã sau các cuộc con đấu tố bố mẹ và những vụ hành quyết người có của hồi những năm 1950.

Tới thập niên 70, các chính sách chính trị, xã hội và kinh tế sai lầm khiến hàng triệu người rời bỏ Việt Nam trong đó nhiều người bỏ mạng trên biển cả. Việt Nam cũng đối mặt với hai cuộc chiến khác trong tình trạng kiệt quệ về kinh tế.

Hiện tại chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai thừa nhận tình trạng tham nhũng và cửa quyền trong hệ thống chính trị nhưng chưa có dấu hiệu gì sẽ có thay đổi lớn lao vào kỳ đại hội tới trong khoảng một năm nữa.

Và trong khi nhiều người thầm phê phán Đảng Cộng sản vì những vấn nạn xã hội hiện nay, Nah Vũ Sơn chọn cách làm của giới trẻ mà như anh nói "rất là thiếu kiên nhẫn".

Bài rap chửi tục bị trên 400 người 'không thích' trên YouTube nhưng số người thích cũng lên tới trên 2.000.
Theo BBC
song  
#3 Đã gửi : 02/02/2015 lúc 09:51:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,316

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ai còn tự hào là Đảng viên?
UserPostedImage
Ở Việt Nam trong một thời gian dài, cái mác Đảng viên là một thứ rất danh giá. “Đảng viên” là đồng nghĩa với đứng đắn, nghiêm túc, giỏi giang…

Ngày xưa có không ít trường hợp thách cưới của cô gái đối với chàng trai là “phải trở thành Đảng viên”. Ở cơ quan người ta tranh nhau suất đi học cảm tình Đảng, vì “có Đảng” là một tiêu chí quan trọng để thăng chức.

Người ta thường hỏi nhau: “Có Đảng chưa?”. Tất nhiên không phải ai cũng có vinh dự này nên nhiều người thường trả lời với ý châm trọc: “Chưa có Đảng” (với hy vọng người nghe hiểu ý mà đọc lộn lại).

Ở đại học thì được vào Đảng là vinh hạnh cực kỳ lớn, chỉ một, hai người xuất sắc nhất lớp mới được chọn đi học “cảm tình” sau một cuộc bỏ phiếu căng thẳng trên lớp.

'Một cách kiếm việc'

Nhiều người ban đầu chỉ làm những chức bình thường vụn vặt ở Ủy ban nhân dân nhưng cứ bám trụ lại lâu rồi được dần nâng đỡ lên những vị trí quan trọng
Trong những người đi học này cũng không phải được kết nạp tất cả. Một quá trình dài gồm thi hết khóa học, bỏ phiếu thêm một lần nữa trên lớp xem có được viết hồ sơ Đảng không, xác minh lý lịch…

Quá trình đó bao gồm cả Đảng ủy hay Đảng bộ của trường của khoa gì đó xét lên xét xuống khiến cho nhiều người chưa kịp kết nạp thì đã ra khỏi trường.

Thật ra cũng có cách để vào Đảng dễ dàng hơn, đó là tích cực hoạt động phong trào, đó là những bạn mặc áo đoàn viên. Trong những bạn thường xuyên mặc áo xanh này thì số học giỏi là tương đối không nhiều (vì giành phần lớn thời gian vào các hoạt động), nhưng việc “có Đảng” có thể giúp họ có một chân ở lại trường để làm Bí thư hay ban bệ gì đó có liên quan đến Đảng đoàn. Như vậy vào Đảng cũng là một cách kiếm việc.

Những người học giỏi thực sự nhưng chỉ lo việc của lớp mà ít qua lại với đoàn trường thì cũng ít có cơ hội được kết nạp. Cũng dễ hiểu, vì đây mới là nơi quyết định trực tiếp.

Việc này làm chúng ta hình dung đến tình trạng ở các ủy ban nhân dân. Nhiều người ban đầu chỉ làm những chức bình thường vụn vặt ở Ủy ban nhân dân nhưng cứ bám trụ lại lâu rồi được dần nâng đỡ lên những vị trí quan trọng. Nếu có cơ may và tài luồn lách thì có thể lên đến chức chủ tịch ủy ban nhân dân – tức có thể là chủ tịch một thành phố nào đó.

'Vỡ mộng'
Quay trở lại với vấn đề Đảng viên, vẫn có số ít sinh viên toàn diện, vừa học giỏi vừa công tác tốt. Số này khi ra trường cũng rất vững tin vì vừa có mác “Đảng viên” vừa có năng lực.

Tuy thế nhưng lúc đi xin việc tại cơ quan Nhà nước, không ít bạn mỡi ngỡ ra: Đảng viên cũng chả là cái gì tại nhiều doanh nghiệp Nhà nước. Có giám đốc còn cười khẩy khi nghe thấy từ “Đảng viên” vì “muốn kết nạp thì vào đây kết nạp cho”.

À ra thế, chỉ khi nào Tổng Bí thư trực tiếp kết nạp vào Đảng thì cái chức Đảng viên đó may ra mới có giá trị, còn cơ quan tự kết nạp thì muốn cho ai mà chả được.

Có những giám đốc chẳng muốn vào Đảng nhưng vẫn bị bắt vào, vì ở chức vụ đấy thì bắt buộc phải có Đảng. Có Đảng hóa ra chỉ là điều kiện cần chứ không đủ để thành đạt, và khi người ta đã cần thì cũng không khó lắm.

Thế là giấc mơ được đứng trong hàng ngũ của Đảng để sau này thuận lợi thăng tiến và làm trong sạch vững mạnh bộ máy Đảng của những sinh viên ra trường bỗng tan thành mây khói.

Những câu chuyện thăng tiến thần kỳ của nhiều bậc tiền bối kiểu như là bí thư Đoàn rồi lên làm bí thư tỉnh ủy… không phải là con đường cho những người muốn đi lên bằng năng lực chuyên môn.

Chính trị Việt Nam là cuộc chơi của con ông cháu cha, dây mơ rễ má và những bước đi cửa sau mà những trí thức không bao giờ hình dung ra được.

'Chối bỏ Đảng'

Rốt cuộc là chẳng ai yêu Đảng thật lòng, cũng không ai còn tự hào khi là Đảng viên nữa. Nhiều người thậm chí ra ngoài còn giấu việc mình đã kết nạp Đảng nếu không muốn làm trò cười cho bạn bè
Nhiều người không chịu được cái bức bách trì trệ ở cơ quan Nhà nước đành xin ra ngoài làm.

Nhưng làm gì với cái thẻ Đảng đeo lủng lẳng trên cổ nhắc nhở hàng tháng phải đi họp vào ngày mùng 3 (vì ngày thành lập Đảng là 3/2) và đóng Đảng phí? Thẻ Đảng lúc này lại thành gánh nặng không dễ gỡ ra, vì chẳng ai dại mà làm đơn xin ra khỏi Đảng để liên lụy đến gia đình cả.

Đối với ai làm công ty nước ngoài thì rõ ràng là một trở ngại lớn, chẳng Sếp nào quan tâm đến cái việc bạn là Đảng viên và lý do cứ mùng 3 xin nghỉ để đi họp bất kể ngày nghỉ hay ngày thường là một điều hết sức vô lý.

Thế người thuộc khối Nhà nước có yêu Đảng hơn không? Cũng không chắc, vì nhiều Đảng viên lâu năm, lại làm chức vụ lớn, ngay sau khi về hưu đã cất ngay thẻ vào trong tủ và tuyên bố không bao giờ sinh hoạt Đảng nữa.

Rốt cuộc là chẳng ai yêu Đảng thật lòng, cũng không ai còn tự hào khi là Đảng viên nữa. Nhiều người thậm chí ra ngoài còn giấu việc mình đã kết nạp Đảng nếu không muốn làm trò cười cho bạn bè.

Tôi cũng từng nghe chuyện có một nhạc công đã vào biên chế lâu năm tại Nhà hát Giao hưởng Việt Nam và là người có chuyên môn tốt nhưng lại nhất quyết không vào Đảng. Người này được lãnh đạo nhà hát nhắc nhở nhiều lần vì "có chuyên mà chưa có hồng thì chưa tốt".

Sau nhiều lần bị/được lãnh đạo vận động, người này nói "tôi sẽ vào Đảng nhưng chỉ cần được đảm bảo một điều kiện thôi".

"Đó là nếu được kết nạp thì phải cho tôi tham nhũng", nhạc công này nói.

Vậy tôi thấy chỉ thương cho những người như cụ bà Phạm Thị Trinh, năm nay đã 101 tuổi đời và 85 năm tuổi Đảng.

Cụ đã hai lần bị địch bắt, sáu năm bị cầm tù, tra tấn dã man đã khiến mắt mờ, tai nghe không rõ. Có thể nói, cả cuộc đời hy sinh cho Đảng, năm nay đã 101 tuổi nhưng chưa từng đóng đảng phí muộn.

Với cụ ngày kỷ niệm thành lập Đảng là ngày vui lớn. Những người như cụ vẫn tin rằng Đảng vẫn như ngày nào và bộ phận quan chức tham ô, tham nhũng, tha hóa biến chất vẫn chỉ là một bộ phận nhỏ trong hàng triệu Đảng viên trên cả nước.
Đặng Trung gửi tới BBC từ Tp HCM
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.