logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/02/2015 lúc 06:41:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cảnh đồng quê VN. AFP

Khi biến cố 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra tại Việt Nam, tôi được mười ba tuổi. Gia đình tôi có có chín người, gồm ba mẹ và

bảy anh em tôi. Chính phủ thay đổi nên ba tôi bị mất việc làm, gia đình không có một nguồn thu nhập nào.

Một hôm mẹ mua một bao gạo hai mươi ký bằng tem phiếu mang về. Một bao gạo tròn, hôi mùi mốc, toàn sâu và mọt. Mẹ

đổ gạo ra trước hiên nhà, dùng sàng để sàng cho sạch sâu. Những con sâu gạo mập úc núc, trắng phau bò lổn ngổn khắp

nơi. Ban đầu tôi sợ lắm, hét toáng lên, không dám đến gần, nhưng mẹ bảo: “Đừng sợ, giúp mẹ nhặt những con sâu, bỏ

vào bị nilông rồi đem liệng vào thùng rác, đừng phí một hạt gạo nào vì gạo là những hạt ngọc quý giá của trời đất.”

Tôi lấy hết can đảm, lượm những cục gạo bị sâu nhả tơ làm thành kén, rũ cho rớt những hạt gạo vào thùng gạo, lấy ở chính

giữa ra một con sâu bọc trong kén chuẩn bị biến thành bướm. Những con mọt thì nhiều vô số, bò tứ tán rất nhanh. Mọt đục

những hạt gạo chui vào nằm chính giữa. Chọn những hạt gạo có màu xám đen, bên trong là một con mọt, tôi bấm cho vỡ

hạt gạo lấy con mọt ra rồi giữ lại hạt gạo vỡ kia. Tôi giúp mẹ tôi làm sạch gạo, quét dọn và bắt hết những con sâu cùng

mọt, thế mà sau đó vài tuần, trong nhà tôi có một đám bướm đêm nhỏ xíu màu xam xám bay loanh quanh. Mẹ tôi bảo

bướm đêm này là từ những con sâu gạo. Từ đó tôi không còn sợ sâu nữa.

Chỉ có bấy nhiêu gạo và một ít đậu đen, mẹ mua thêm khoai lang khô bảo tôi nấu mỗi ngày một ít, để có đủ thức ăn cho gia

đình trong vòng sáu tháng. Những bếp dầu hôi (còn được gọi là lò xô) được xếp vào xó bếp, thay vào đó là một chiếc lò

mùn cưa và một lò trấu.

Gần nhà tôi có một nhà máy xay lúa và một nhà máy cưa gỗ. Mỗi buổi chiều, tôi cùng với đứa em trai bảy tuổi, xách hai cái

bao đến lò xay lúa để xin trấu và qua nhà máy cưa để xin mạt cưa. Nấu ăn bằng trấu thì bị khói nhiều, hơn nữa phải mất thời

gian ngồi bên cạnh lò để canh và gạt tro nên tôi thích nấu ăn bằng mạt cưa hơn. Chỉ khi nào không xin được mạt cưa, tôi

mới nấu ăn bằng trấu. Mỗi ngày, tôi thức dậy sớm, dệnh một lò mạt cưa để hầm khoai lang khô với muối cho cả nhà ăn

sáng và ăn trưa. Mỗi người được một chén khoai lang khô đã hầm chín, muốn ăn lúc nào tuỳ thích, miễn là giúp cho mình

không bị đói. Chị em tôi thường ăn một miếng khoai rồi uống một ngụm nước, chỉ cần nửa chén khoai là đủ no cho buổi ăn

sáng, nửa chén còn lại chị em tôi để dành ăn trưa.

Sau khi hầm khoai, lửa trong lò mạt cưa đủ để tôi tiếp tục hầm một nồi cháo đậu đen. Cháo chín, tôi múc vào chín cái chén

nhỏ, đặt ngay ngắn trên bàn để cả nhà ăn tối. Vừa làm việc nhà, tôi thường hát nghêu ngao. Bị cấm không được hát ‘nhạc

vàng’, tôi bắt đầu tập hát cho thuộc lời những bài hát ‘cách mạng’. Ba tôi đi đâu về nghe tôi hát nhạc ‘cách mạng’ thì thường

bảo: “Đừng hát nữa. Những bài hát đó có hay ho gì đâu, chỉ toàn là chuyện sắt máu và ‘bánh vẽ’ mà thôi.” Tôi nghe vậy liền

im lặng tuy không hiểu.


Trước kia, buổi ăn tối của gia đình tôi cũng là lúc cả nhà quây quần trò chuyện với nhau. Bữa ăn tối thường kéo dài hơn một

tiếng đồng hồ. Ba tôi luôn bắt đầu bằng một câu chuyện triết lý gì đó, rồi mẹ và các anh tôi tham gia vào bàn luận. Ba là một

người rất dân chủ, ông luôn nghe vợ và các con phát biểu ý kiến rồi cùng nhau bàn bạc để tìm ra cốt lõi của vấn đề hoặc

những điều hay lẽ phải, chứ không hề đặt để hoặc cả quyết về một vấn đề nào cả. Tôi và các em nhỏ chỉ lắng nghe và học

hỏi. Anh lớn của tôi thường kể những câu chuyện vui, cả nhà luôn cười vui trong bữa ăn. Mẹ thường nấu ba bốn món thức

ăn khác nhau, và chúng tôi được lựa chọn thức ăn mình ưa thích để gắp vào chén. Người lớn thì thường giúp gỡ cá cho

những đứa trẻ để chúng khỏi bị hóc xương.

Từ khi bữa ăn tối của gia đình chỉ còn có cháo đậu đen, câu chuyện ba tôi bắt đầu thường là một câu chuyện buồn gì đó

xảy ra trong ngày, hoặc ba mẹ và các anh bàn bạc với nhau về công việc gì có thể làm để kiếm gạo. Mỗi người chỉ có một

chén cháo nhỏ với một cái muỗng, chỉ cần vài phút là hết chén cháo, ai nấy cũng thòm thèm và bụng vẫn còn đói. Bữa ăn

tối thường kết thúc nhanh chóng và thiếu tiếng cười.
UserPostedImage
Con cá gỗ

Trong một bữa ăn tối, anh lớn của tôi lấy ra một con cá gỗ, đặt vào một cái đĩa rồi để giữa bàn. Anh tôii: “Từ hôm nay nhà

mình sẽ có món cá muối ăn với cháo. Mỗi lần múc một muỗng cháo đưa vào miệng thì nhìn vào con cá một lần. Những

đứa nhỏ thì phải nhìn kỹ và nhìn cẩn thận để không bị hóc xương.” Cả nhà cười ồ lên vì câu chuyện con cá gỗ đã được

nghe anh tôi kể trước kia như là một câu truyện cười, vậy mà bây giờ gia đình cũng bắt đầu thực hiện phương pháp ‘cá gỗ’.

Thế là từ đó, bữa ăn tối lại kéo dài thêm ra với những câu chuyện cùng những trận cười vì có đứa nhỏ bị phát hiện là ‘nhìn

cá lâu quá nên bị ăn mặn’, hoặc ‘nhìn cá nhanh quá nên bị hóc xương’.

***

Bốn mươi năm trôi qua, đất nước tôi giờ đây vẫn còn rất nhiều người dùng con ‘cá gỗ’ kia trong bữa ăn. Giờ đây tôi khôn

lớn để hiểu được từ ‘bánh vẽ’ mà ba tôi nói hồi đó. Cho đến khi nào mọi người dân của đất nước tôi mới thoát khỏi cuộc

sống khốn khổ?

1/2015

Hoàng Ngọc Trâm (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.