logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/02/2015 lúc 07:20:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Mùa đông nào mà chả lạnh hơn mùa đông trước, vì người ta già đi thì khả năng chịu lạnh kém đi. Bù lại, già chịu nhịn giỏi hơn khi còn trẻ. Vì còn trẻ thì ai chả coi trời bằng vung, một chút thời tiết có nghĩa gì khi xưa thì nay là vấn đề mất rồi, đành nằm nhà, đành nhịn thôi bạn trẻ…”

Đó là câu trả lời của một ông bạn từ chối đi uống cà phê với tôi. Cả mấy ông bạn khác cũng từ chối sự rủ rê, để ông nào cũng tử thủ cái mền lông chuyên trị lạnh già ở nhà.

Tôi cũng co ro trong thư phòng với cái máy sưởi nhỏ, là mở thêm cho bớt lạnh đôi chân trần chứ hơn gì ai. Định mời mấy ông bạn đi uống cà phê Starbucks một bữa để nhớ mùa đông này. Đã chọn Starbucks cho ấm áp, nhưng dường như mấy ông già không thích cà phê Mỹ, cà phê rù rì ở Starbucks, chỉ thích cà phê ồn ở một quán Việt Nam, đầy tiếng nhạc nền của phim phóng sự bên Việt Nam, chiếu trên màn ảnh tivi thường trực; hòa vào tiếng tranh luận, cãi nhau, đặc trưng của quán cà phê Việt là không ai chịu nhỏ tiếng hơn ai…

Tôi chỉ còn một mình với ly cà phê sáng cuối tuần ở nhà, chợt nhận ra mùa đông năm nay nhiều mưa hơn những mùa đông trước, có lẽ do ảnh hưởng cơn lạnh từ bắc cực tràn về năm nay. Làm cho mùa thu ở Texas vốn đã không rõ như mùa thu ở những tiểu bang miền Bắc, cả không gian nhuộm vàng màu lá. Ở đây, lá chưa vàng đã thâm kim. Nhưng cũng đỡ tủi hơn năm nay, lá còn xanh mà đã quăn viền vì lạnh, làm nên một mùa thu xấu xí chưa từng thấy. Thế mà vẫn phải hốt lá mới tức vì nếu ít ra được ngắm chút lá thâm vàng rồi hốt lá cũng an ủi hơn!

Sáng cuối tuần tiết trời se sắt lạnh, mưa thưa trong gió giật, chắc ngoài trời lạnh lắm, vì máy sưởi trong nhà chạy suốt. Ngoài màn cửa sổ, chiếc xe van trắng cũ kỹ vẫn chạy rề rề của người đi phát báo. Đó là một ông Mỹ trắng đã có tuổi. Chúng tôi từng chào hỏi nhau đôi lần, nhưng tôi biết rõ hơn sau lần mời ông chai bia vào một ngày hè oi ả. Tôi biết rõ ông làm công việc đi giao báo cho thành phố mỗi cuối tuần, đó là tờ báo song ngữ (tiếng Anh và tiếng Mễ). Chẳng ai đọc vì toàn tin chọc tức người dân của chính quyền địa phương. Người ta không đọc vì đọc thêm tức bởi thêm thuế mới, tăng thuế cũ, tăng tiền phạt vạ, thêm luật, cấm thêm nhiều thứ… Nếu tờ báo này thực hiện được hết những gì thành phố đưa ra thì tôi có thể nói với mọi người là tôi sống ở thành phố thiên đàng – Heaven city, vì chẳng còn giống như một thành phố nào khác trên mặt đất. Nhưng là tờ báo xài tiền thuế của dân nên những ông (bà) có chức cứ nói cho đã miệng, trăm voi không được bát nước sáo cũng chẳng ai rảnh mà phàn nàn. Được cái tiền chùa nên rộng rãi trả công cho người phát báo là ông Thomas, một cựu quân nhân (Vệ binh quốc gia), từng đóng quân ở Nam Hàn, Nhật Bản…

Đôi khi đang cắt cỏ hay ra lấy thơ, gặp ông thì tôi cà khịa cho vui nên biết sơ về ông như thế! Sau lần mời ông chai bia tôi được biết thêm tiền ông đi giao báo cuối tuần cho thành phố bằng tiền ông đi phát tờ rơi cả tuần. Thôi vậy cũng đỡ tức mấy ông (bà) thành phố ngồi mát xơi bát vàng và hành nghề vẽ chuyện.

Cứ mỗi lần tạm biệt ông, chân dung người lính Mỹ hồi hưu làm tôi băn khoăn, nhất là sau lần đổ cho ông một ly margarita pha với vodka của Hòa Lan, muối Mễ, syrup Mỹ. Ông coi trọng cái ly Liên hợp quốc đó hơn quan chức của cái thành phố lúc nào cũng muốn hơn những thành phố lân cận. Ông mặc kệ cả xe báo mới giao được một nửa mà khề khà tâm sự với tôi, ông đã hơn năm mươi tuổi nhưng vẫn sống với mẹ già vì ông không có vợ con. Ông nói, vợ ông là chai bia Bud light (lúc nào cũng kè kè bên ghế lái xe đi giao báo – chẳng coi cảnh sát ra gì!); còn con ông là những tờ vé số cạo (cả xấp trong túi quần); bạn gái của ông là ly margarita này, không có gì sướng hơn cơn khát tới bất ngờ mà gặp nước thánh cho free!

Ông ấy vui tánh, hài hước trí tuệ qua những ví von táo tợn mà sâu sắc. Nhiều khi tôi thấy thương ông sau khi láp dáp với nhau mấy câu lúc chợt gặp, khi rót cho ông ly cognac khơi khơi lúc nắng tàn… nhưng đôi khi tôi lại thèm được sống như ông, vẻ ung dung, tự tại của ông làm cho người có gia đình ít nhiều ham muốn sự tự do của người độc thân.

Dù sao sáng nay trời lạnh lại mưa gió nên tình bạn chỉ nhìn nhau qua màn cửa sổ. Con đường vắng, rì rào cơn mưa rét căm căm, những viên đá bé như nước đá bào lăn tăn trên mặt lộ. Ông lái xe nghênh ngang giữa đường, rất chậm, tay ném tờ báo (trong bọc ni-lông) cho căn nhà bên tay trái của ông thì dễ rồi. Cú ném ngược tay cho căn nhà bên phải mới tốn sức vì ông phải ném ngược tay, nhưng phải bay qua mui xe van của ông, và phải mạnh tay lắm mới bay tới drive way của căn nhà bên phải. (Có những khó khăn trong đời sống không nhỏ mà lại ít ai nghĩ tới là đa số người ta thuận tay phải. Nhưng làm nghề giao báo bằng xe thì phải ném báo bằng tay trái mới hụt hơi. Như ông Thomas nói, hôm trời không mưa, thì ông mở toang cửa kính xe, bên trái ném tay trái, bên phải ném tay phải. Nhưng hôm mưa, tay trái phải ném cầu vòng vì mở cửa xe bên phải thì báo ướt hết).

Riêng tôi chỉ nghĩ đến ông ướt hết không lo, báo đã trong bọc ni-lông thì sợ gì mưa chứ! Nhưng cái tính đặt trách nhiệm lên đầu, người lính nào cũng đã ăn vào máu họ. Và nếu là một vài tờ báo thì không nói làm chi, nhưng trên xe ông, có lần tôi ước lượng tới chừng năm ngàn tờ. Tôi đã từng đi giao báo nên có kinh nghiệm phỏng chừng. Nghĩ tới hai ngàn năm trăm cú ném ngược tay mà thương ông Thomas ướt mưa, có mở hết cỡ máy sưởi thì trong xe cũng chả ấm nổi vì xe hạ kính để ném báo thì máy sưởi trong xe nào làm ấm nổi khoang xe. Chắc ông đang lạnh lắm!
Không biết một người Mỹ khác, cũng đang ngồi uống ly cà phê sáng, nghe nhạc liu riu trong căn nhà ấm cúng thì nghĩ gì về người cựu quân nhân Hoa Kỳ – Thomas. Riêng người di dân tôi thấy sao sao ấy! Dù mình cũng đi làm mờ mắt chứ sung sướng gì, nhưng trong hãng xưởng cũng có máy sưởi, không bị ướt mưa. Chỉ bất mãn cái máy chửi trong hãng là ông xếp lúc nào cũng show-up gương mặt táo bón và nguyền rủa mọi người làm chậm. Hình như đời bây giờ, những người vô cảm được cất nhắc vì chủ cả cần cái máy thúc cho chạy việc hơn cần người quản đốc có kinh nghiệm, tay nghề, đạo đức, nhân cách… toàn những thứ vứt đi. Nghĩ tới đó, tôi thấy ông Thomas sướng hơn, cực thân nhưng được nhẹ cái đầu với công việc tự tại. Nghĩ tới đồng tiền nào kiếm được ở Mỹ cũng đều là những đồng đô la bất hạnh, thì ông Thomas đã khôn ngoan chọn lựa hơn mình.

Chiếc xe van trắng của ông Thomas khuất dần trong mưa lạnh. Tôi chỉ còn cảm nghĩ bất cứ ai, dính líu ít nhiều gì tới nghề báo đều khổ! Người chủ báo thành công sau bốn mươi năm viễn xứ có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng người phá sản vì báo thì không sao kể siết. Người viết báo ở hải ngoại đa phần là nghề tay trái, vì đâu ai đủ sống với nghề này. Nhưng công việc lại mất nhiều thời gian và công sức hơn nghề tay phải. Người ta cho là cái nghiệp đã lậm vào thân…
Ngày cuối năm mưa gió, ngoài đường ướt át và lạnh nên không một bóng người, cũng chẳng bóng xe qua làm tâm tư chùng xuống. Cảm hoài những lúc trời mưa, thấy gã đàn ông ôm chồng báo chạy như ma đuổi vào tiệm phở, tiệm nail, lật đật trở ra với gương mặt buồn, sao giống mình quá!
Ôi nghề báo ở hải ngoại đã bao huynh đệ bán nhà; viết báo thì bao thân hữu đã ra tro. Da gà tôi nổi lên khi chợt nhớ tới nhà thơ, nhà báo Giang Hữu Tuyên, một người khả kính trong làng văn, làng báo Việt ngữ ở hải ngoại. Tôi chưa từng gặp anh, nhưng mười như một những thân hữu làng văn nói về anh đều như nhau. Anh (theo suy nghĩ riêng tôi) lụi hụi cả đời vì lòng tha thiết với quê hương, với làm báo và làm thơ; với bạn hữu.

Một sáng mùa đông nhớ tới người không quen nhưng biết bằng lòng kính trọng mấy câu thơ chân tình.

Mười mấy năm làm tên phát báo
Lòng buồn theo thành quách xa xưa

Mưa lót ngót đời loi ngoi mãi
Sáng chưa đi chiều lại mưa về
Mưa ngã năm từ năm bảy ngã
Ngã nào cũng mưa và mưa thôi

Mấy câu đắc địa trong bài thơ “Trời mưa đi phát báo” của Giang Hữu Tuyên. Cho thấy thơ và báo như linh hồn của anh vậy. Là di dân, sao không đi học nghề để làm thợ cho vợ con nhờ, làm thơ đâu có ai mua thì lấy gì mà sống; làm báo thì chỉ có phá sản… sao anh lại yêu hai cái nghề mạt vận. Làm thơ không hay thì nghe chửi, mà hay thì bị ghẻ lạnh vì đàn bà nào chả ghét nàng thơ – cái kẻ chiếm hết tâm hồn, tâm tư, tình cảm của chồng thị thì làm sao thị ưa nổi; Còn làm báo, nhất là báo Việt ngữ ở hải ngoại thì ngụ ngôn làng báo đã có câu: “ghét thằng nào cứ xúi nó ra tờ báo!”. Cái nghề ba chìm bảy nổi chín lênh đênh… vẫn nghèo; lại còn búa rìu tơi tả.
Đọc lên một mình trong căn phòng vắng, “mười mấy năm làm tên phát báo” là lòng tận tụy, thủy chung với nghề của nhà báo Giang. Đọc lên, “lòng buồn theo thành quách xa xưa” là nhà thơ Giang. Một sáng cuối năm mưa gió, ngã nào cũng mưa và mưa thôi… Tiếc quá đời này không được gặp Giang Hữu Tuyên một lần để cảm kích hình ảnh thơ mộng về cuộc đời lẫn thi ca của tác giả. Đặc biệt là ngôn ngữ thơ của ông, và tấm lòng của một nhà báo Việt đội mưa đi phát báo nơi xứ người. Giang Hữu Tuyên đã khuất núi cả chục năm, nhưng thơ anh như vẫn theo chân người đi phát báo trên nhưng nẻo đường, nẻo đời của lòng tận tụy với nghề, chung thủy với nỗi nhớ mưa mù quê cũ trong bước chân tha hương của người Việt lưu vong.

Đôi dòng cuối năm tưởng nhớ một nhà báo, nhà thơ đã để lại sự nghiệp ít ỏi mà lòng thương mến anh của người còn sống lại nhiều hơn. Sự thành công này còn khó hơn thành công về tài chánh hay kinh tế; sự thành công của một tấm lòng.

Phan

Trời Mưa Đi Phát Báo

Chiều ngã năm đường năm bẩy ngã
Ngã nào cũng ướt giọt mưa rơi
Bao mùa mưa đã im giông bão
Sao nước trường giang vẫn khứ hồi

Mười mấy năm làm tên phát báo
Lòng buồn theo thành quách xa xưa
Những trang tin dội từ quá khứ
Rớt ngập ngừng cùng những hạt mưa

Mưa lót ngót đời loi ngoi mãi
Sáng chưa đi, chiều lại mưa về
Mưa ngã năm từ năm bẩy ngã
Ngã nào cũng mưa và mưa thôi

Xấp báo trên tay vừa ướt hết
Vậy mà cứ đứng dưới mưa bay
Hình như những mùa mưa thuở trước
Đang về làm ướt trái tim ai.
Giang Hữu Tuyên

_____________
Nhà thơ kiêm nhà báo Giang Hữu Tuyên đã qua đời tại tiểu bang Virginia hồi 2 giờ 25 sáng hôm 14 tháng 11 năm 2004. Thọ 55 tuổi. Ông sinh ngày 20 tháng Ba năm 1949 tại Bạc Liêu, nguyên là cựu sinh viên Khoa Báo chí Đại học Vạn Hạnh và cựu sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Định cư tại tiểu bang Virginia từ năm 1975, ông Giang Hữu Tuyên hợp tác với tờ Việt Chiến vào năm 1982 và sáng lập tờ Hoa Thịnh Đốn Việt báo vào năm 1983, được xem là tuần báo thành công nhất của cộng đồng người Việt vùng Đông Bắc Mỹ. Việc ra đi của nhà báo Giang Hữu Tuyên được xem là mất mát lớn cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại.—(Trích online)

UserPostedImage
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.