logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/02/2015 lúc 10:23:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tác phẩm “Giải Khăn Xô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca đã ra mắt lần đầu tiên vào năm 1969 tại Việt nam. Năm 1970, tác phẩm này được Giải thưởng Văn học Việt nam. Và vào năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 40 năm vụ Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế (1968 – 2008), tác phẩm cũng lại được tái bản tại hải ngọai.

Vào tháng 8 năm 2014 vừa qua, bản dịch Anh ngữ lần đầu tiên do dịch giả Olga Dror thực hiện đã được ra mắt với công chúng. Và vào ngày 25 tháng Hai năm 2015, tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror sẽ cùng có mặt trong buổi Giới thiệu bản dịch Anh ngữ này tại Thư viện Doe Library thuộc Đại học Berkeley, California.

UserPostedImage

Xin ghi chi tiết về tác phẩm này như sau:
Mourning Headband For Hue
by Nhã Ca
An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968
Translated and with an Introduction by Olga Dror
Indiana University Press – 2014
Sách dày 378 trang, giấy trắng, khổ chữ 12, bìa cứng
Đối với phần đông độc giả người Việt, thì tôi nghĩ khỏi cần ghi lại chi tiết cuốn sách này bởi lẽ ai ai thì cũng đều có dịp đọc trực tiếp qua nguyên tác rồi. Do đó, trong bài giới thiệu này, tôi sẽ trình bày một số điểm nổi bật trong ấn bản tiếng Anh – đặc biệt là bài Giới thiệu ở đầu cuốn sách dài đến trên 50 trang với rất nhiều chi tiết độc đáo của dịch giả Olga Dror.

I – Sơ lược về tiểu sử dịch giả Olga Dror.
Olga Dror sinh trưởng tại thành phố Leningrad, Liên Xô trong một gia đình gốc Do Thái. Bà chọn học về Ngôn ngữ và Văn hóa Việt nam, đã có văn bằng Cao Học về Đông phương học tại trường Đại học Quốc gia Leningrad năm 1987. Sau đó theo học chuyên sâu tại Viện Ngôn ngữ thuộc Hàn lâm viện Khoa học tại Moscow. Bà làm việc cho bộ phận phát thanh về Việt nam của Đài Phát Thanh Moscow.

Năm 1990, Olga di cư về Do Thái. Tại đây bà học thêm về môn Bang giao Quốc tế tại Đại học Hebrew. Sau đó bà làm việc cho Bộ Ngọai giao Do Thái tại sứ quán Do thái ở thủ đô Riga, nước Latvia.

Qua Mỹ, bà tiếp tục nghiên cứu về Việt nam và năm 2003 đậu thêm văn bằng Tiến sĩ tại Đại học Cornell. Hiện Olga Dror là Giáo sư Phụ tá giảng dậy về Lịch sử tại Đại học Texas A&M, Texas. Phu quân của bà là Giáo sư Keith Taylor người Mỹ dậy học ở Đại học Cornell và cũng là một học giả nổi tiếng chuyên về Lịch sử và Văn hóa Việt Nam.

Olga Dror còn là tác giả cuốn sách viết về Công chúa Liễu Hạnh có nhan đề “Cult, Culture and Authority : Princess Liễu Hạnh in Vietnamese History” được nhà xuất bản Đại học Hawaii ấn hành năm 2007. Và bà còn là người biên tập cho hai cuốn sách về Tôn giáo ở Việt nam và Trung quốc. Hiện bà đang nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới trẻ ở cả hai miền Bắc và Nam Việt nam trong giai đọan chiến tranh 1965 – 1975.

Nhân tiện cũng xin ghi vài dòng về nhà xuất bản Đại học Indiana, là nơi có một tủ sách chuyên xuất bản những tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh Việt nam. Và vào năm 2012 cơ sở này cũng đã cho ấn hành cuốn Hồi ký viết trực tiếp bằng Anh ngữ của tác giả Nguyễn Công Luận với nhan đề là : “Nationalist in the Vietnam Wars : Memoirs of a Victim Turned Soldier”. Olga Dror cũng đã viết bài điểm sách bằng tiếng Anh khá chi tiết về cuốn này và chính tôi người viết bài này cũng đã có dịp giới thiệu sách với bạn đọc người Việt trước đây nữa.

II – Đánh giá của giới nghiên cứu và nhà báo về tác phẩm.
Các giáo sư Trần Huy Bích, Nguyễn Ngọc Bích cũng như nhà báo Phan Tấn Hải đều đánh giá cao công trình chuyển ngữ rất công phu do Olga Dror thực hiện về cuốn Giải Khăn Sô cho Huế từ nguyên tác tiếng Việt qua tiếng Anh.

Gs Trần Huy Bích viết : “Đây là một cuốn sách giá trị, một trong những tác phẩm xuất sắc và đắc ý nhất của nhà văn/nhà thơ Nhã Ca. Dịch giả Olga Dror là một học giả người Nga, rất uyên bác và rất giỏi tiếng Việt …”

Nha sĩ Cao Minh Hưng viết : “Một cuốn sách mà quý vị phụ huynh nên mua cho các cháu sinh ra và lớn lên ở hải ngọai đọc để hiểu thêm về sự thật của Tết Mậu Thân 1968 …”

Nhà báo Đinh Từ Bích Thúy trên báo Damau.org và nhà báo Ngọc Lan trên báo Người Việt đều đã viết bài giới thiệu rất đày đủ về tác phẩm này – kể cả phần phỏng vấn tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror.

Nhà báo Phan Tấn Hải thì nói : “Bài giới thiệu của Olga Dror viết rất kỹ, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề với sự thận trọng và tinh thần trách nhiệm mà không ai có thể bắt bẻ chê trách vào đâu được…”

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích thì nói: “Chúng ta cần phải cho dịch ra ngọai ngữ thật nhiều cuốn sách và tài liệu quan trọng như thế này – để mà có thể đi sâu vào dòng chính của văn học thế giới…”

Các đại học và nhà xuất bản ngọai quốc đều lên tiếng đánh giá cao và khen ngợi tác giả và dịch giả của tác phẩm này – như mọi người chúng ta đều có thể dễ dàng tìm đọc trên Internet.

III – Tóm lược mấy ý chính trong bài Giới thiệu của dịch giả Olga Dror.
Với tinh thần trách nhiệm và lối làm việc nghiêm túc của một học giả, Olga Dror đã viết bài Giới thiệu nhan đề là:

“Translator’s Introduction” dài đến 50 trang với nhiều chi tiết thật đáng chú ý. Xin ghi ra mấy điểm chính yếu như sau.

1 – Trong thời gian sinh sống và học tập ở Liên Xô, Olga đã không hề được biết đến văn học của miền Nam Việt nam. Mà chỉ sau này, khi qua Mỹ bà mới có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ hơn về sinh họat văn hóa tại miền Nam. Và bà đã khởi sự công trình dịch thuật tác phẩm Giải Khăn Sô cho Huế trong gần 2 năm với sự trao đổi thường xuyên với tác giả Nhã Ca – tất cả email hay thư từ, điện thọai giữa hai người đều sử dụng tiếng Việt.

Sẵn biết đến những ký ức đau đớn của ông bà cha mẹ và thân nhân phải chịu đựng trong suốt thời kỳ thành phố Leningrad bị quân Đức bao vây phong tỏa hồi thế chiến thứ hai, nên Olga dễ có sự đồng cảm với nỗi đau thương thống khổ của người dân Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 – mà tác giả Nhã Ca đã mô tả thật rành mạch cảm động trong tác phẩm. Vì thế mà Olga đã ra công tìm hiểu chi tiết về bối cảnh văn hóa xã hội liên hệ đến cuộc chiến và đặc biệt về biến cố Tết Mậu Thân – mà chính quyền cộng sản Xô Viết không bao giờ đưa ra một thông tin nào cho người dân được biết đến.

2 – Olga đặc biệt nhấn mạnh đến tiếng nói của người dân vốn vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân trực tiếp của hận thù bạo lực trong cuộc chiến phức tạp ở Việt nam. Đây không phải đơn giản là cuộc chiến tranh do người Mỹ hòan tòan chủ động, mà chủ yếu đó là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Bà đã tham khảo bao nhiêu sách báo và tài liệu liên quan đến cuộc chiến và còn trưng dẫn lối giải thích của một số tác giả cho là chính mấy trăm cán bộ địa phương của phe cộng sản mới là thủ phạm chính yếu đã ra tay sát hại mấy ngàn người thường dân vô tội của Huế trong mấy ngày đầu họ chiếm giữ được thành phố này.

Trong bài Giới thiệu, Olga đã phân tích rành mạch về nhiều khía cạnh, lối nhìn của hai phía đối nghịch đối với biến cố Tết Mậu Thân ở Huế – kể cả trong công luận ở Mỹ cũng như ở Liên Xô và cả ở nước Nga hiện nay. Để trả lời cho luận điệu thiên vị của một số học giả tại nước Nga hiện nay mà vẫn còn một mực đơn phương kết án sự tàn bạo của Mỹ trong vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, Olga nói rằng : “Chúng ta cần ghi thêm cả sự tàn ác trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế nữa. Như vậy mới là khách quan, không thiên vị đối với một bên nào trong cuộc chiến tranh này…” Và cũng vói sự thận trọng của người nghiên cứu lịch sử và văn hóa, bà tránh đưa ra những kết luận vội vã vì nhu cầu chính trị nhất thời hay do thiên kiến phát sinh từ một quan điểm ý thức hệ nào đó.

3 – Olga dành đến 7 trang trong bài Giới thiệu để nói về lập luận của hai người mà dân Huế coi là dính líu nặng nề nhất trong vụ sát hại thường dân – đó là Hòang Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân mà hiện vẫn còn sống tại Huế. Bà trích dẫn những sách báo do hai người này viết, cũng như phát biểu của họ trong những cuộc phỏng vấn của các đài phát thanh, truyền hình ngọai quốc. Qua những trích dẫn chi tiết này, người đọc dễ dàng nhận ra cái lối chối tội quanh co, tiền hậu bất nhất của hai nhân vật mà nhiều người ở Huế coi là một thứ “đồ tể với bàn tay nhuốm đày máu” trong vụ Tết Mậu Thân vậy. Tuy thế, Olga cũng vẫn thận trọng và tế nhị ghi lại rằng mình không có ý định xác quyết về vai trò của hai người này trong vụ thảm sát đó.
Olga cũng dành đến 2 trang để thuật lại bài nhan đề “Huế Xuân 68” của Đại tá Lê Minh là một vị chỉ huy trong cuộc đánh chiếm Huế năm 1968, bài viết được đăng vào năm 1988 nhân kỷ niệm lần thứ 20 chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Trong phần kết luận, ông Minh kêu gọi :”Cần phải minh oan cho các gia đình và con cháu của những người đã chết trong hòan cảnh đó…”\

IV – Tóm lược.
Nói chung bản dịch tiếng Anh do Olga Dror thực hiện với tinh thần trách nhiệm và sự thận trọng của một học giả uyên bác – rõ ràng là một đóng góp quan trọng để giúp cho công chúng trên thế giới hiểu biết thấu đáo hơn về những nỗi thống khổ đày đọa mà người dân Việt nam phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh tàn khốc cách nay đã trên 40 năm.

Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 47 vụ Thảm sát Tết Mậu Thân (1968 – 2015) người viết xin trân trọng giới thiệu tác phẩm quý giá này đến với bạn đọc – đặc biệt với các gia đình có người thân là những nạn nhân bị sát hại tức tưởi hồi đó với lời nguyện cầu cho hương linh của người quá cố luôn được an nhiên thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng./

Costa Mesa California, Tháng Hai 2015

© Đoàn Thanh Liêm (Danchimviet)

xuong  
#2 Đã gửi : 09/02/2015 lúc 10:24:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Báo Phỏng Vấn Cô Cung Hoàng Kim: Miss Nebraska Usa 2015


Nhân dịp Cô Cung Hoàng Kim, bay từ Nebraska đến Nam Cali vào tuần lễ cuối của Tháng Giêng 2015, theo lời mời của Thái Collections, chúng tôi đã may mắn được cơ hội quý báu, phỏng vấn cô hoa hậu, cũng là cô gái phóng viên truyền hình trẻ tuổi và tài năng nầy của NBC Nebraska. Vì thời lượng gặp rất ngắn, nên Việt Báo đã gửi câu hỏi qua email, và được cô Cung Hoàng Kim trả lời bằng Anh ngữ, và chính cô dịch ra Việt ngữ. Hình ảnh do Việt Báo chụp khi cô tới thăm tòa soạn hôm Thứ Bảy 31-1-2015.

Xin mời quý độc giả theo dõi:

UserPostedImage
Miss Nebraska USA 2015 Cung Hoàng Kim và tác phẩm “Mourning Headband for Hue” (ấn bản Anh ngữ của Giải Khăn Xô Cho Huế của nhà văn Nhã Ca) tại tòa soạn Việt Báo hôm Thứ Bảy 31-1-2015.
1. Dù sinh trưởng ở Hoa Kỳ, cô nói và viết tiếng Việt giỏi. Nhờ đâu mà cô làm được hay như vậy?

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ thực sự thi hành bổn phận phải nói tiếng Việt. Tôi còn nhớ là mình học nói tiếng Việt trước, chứ không phải tiếng Anh. Nếu nói chuyện với ai trong gia đình, tôi nói Tiếng Việt để không quên nó. Mẹ tôi, vốn là giáo sư đại học, nói rằng, nếu không xử dụng một ngôn ngữ thường xuyên thì ta sẽ quên đi, nên tôi làm mọi thứ để có thể duy trì khả năng nói Tiếng Việt, đặc biệt đó là tiếng nói dân tộc của mình.

2. Nhiều cô gái trẻ muốn biết Bí Quyết về việc giữ gìn sắc đẹp lành mạnh của cô. Xin cô cho biết.

Dù là một beauty blogger, điều căn bản thường xuyên của tôi để giữ nét đẹp thật ra rất giản dị: luôn luôn lau sạch son phấn và rửa mặt trước khi đi ngủ, uống nhiều nước, dùng kem dưỡng da tươi mát, không để da bị khô. Mỗi tuần, tôi dùng mặt nạ hay cách nào đó để làm cho da mặt thật sạch. Bạn có thể vào trang www.coloranhchic.com để biết thêm chi tiết về việc này, cũng như xem bản liệt kê các thứ tôi dùng trang điểm hàng ngày.
UserPostedImage
Miss Nebraska USA 2015 Cung Hoàng Kim ở Tượng Đức Thánh Trần ở Bolsa hôm Thứ Bảy 31-1-2015.
3. Tôi biết là cô hát hay… Điều gì khiến cô ưa thích việc ca hát?

Tôi thật may mắn khi lớn lên trong một môi trường rất nghệ thuật và sáng tạo. Cha tôi chơi đàn Guitar với nhạc cổ điển, mẹ tôi hát hay, anh và chị tôi biết đàn piano và violin, nên tự nhiên là tôi cũng muốn có một khả năng văn nghệ.

4. Cô hãy cho Việt Báo biết về một ngày điển hình khi làm việc phóng viên truyền hình như thế nào?

Tôi tự gọi mình là “a one-woman band”, nghĩa là tôi phải làm hết mọi việc một mình: mang vác các dụng cụ quay phim, thu hình (khoảng 50 LBS), sắp xếp dựng máy để thu hình, phỏng vấn người khác trước máy thu; sau đó viết và hiệu đính bài phỏng vấn cho thích hợp với thời gian phát hình. Mỗi ngày đều khác nhau, nhưng khi tôi làm phóng sự, câu chuyện sẽ xoay quanh những cuộc phỏng vấn thích đáng, thu hình với các góc nhìn sáng tạo; sau đó, tôi trở về trạm phát hình, sắp xếp lại tất cả thành các bản tin phát hình cho buổi chiều tối. Và tùy theo chương trình nào mà tôi làm xướng ngôn viên chính (anchor), số lượng công việc của tôi sẽ khác đi. Nhưng tôi sẽ nói cho quý vị biết, công việc phóng viên truyền hình không đẹp quyến rũ như thường thấy trên màn ảnh TV. Thật sự, nó đòi hỏi nhiều nặng nhọc và can đảm.

UserPostedImage
Miss Nebraska USA 2015 Cung Hoàng Kim trước tòa soạn Việt Báo hôm Thứ Bảy 31-1-2015.
5. Cô làm việc tận lực bao nhiêu giờ mỗi ngày?

Tôi không muốn tự giới hạn chính xác phải làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày, nhưng tôi thích bắt đầu một ngày với việc tập Yoga buổi sáng, để làm tươi trẻ tinh thần và cơ thể. Hằng ngày, phải tự mang vác dụng cụ thu hình (khoảng 50 LBS), và có những ngày phải đi bộ rất nhiều, nên tôi hoạt động thực sự khi làm việc ngoài hiện trường. Khi xong việc, tôi đến phòng thể dục, tập cho đến khi mệt mới ngưng. Tích cực hoạt động và ăn uống lành mạnh sẽ cho bạn nhiều năng lực, tôi không tưởng tượng nổi mình ra sao nếu không hoạt động mỗi ngày.

6. Ước mong về nghề nghiệp của cô là gì?

Làm việc với Hệ Thống Truyền Hình Toàn Quốc là mơ ước của tôi. Tôi thích được làm xướng ngôn viên chương trình tin tức buổi sáng, cùng với việc làm các bản tin đặc biệt hay tường thuật các câu chuyện sâu sắc, có ý nghĩa. Có biết bao người tài giỏi đặc biệt trên thế giới. Tôi thưc sự thích được ngồi xuống, hỏi chuyện họ, và chia xẻ việc đời của họ với tất cả mọi người.

UserPostedImage
Miss Nebraska USA 2015 Cung Hoàng Kim và nhà văn Nhã Ca tại tòa soạn Việt Báo hôm Thứ Bảy 31-1-2015.
7. Khi rảnh rỗi, cô thường làm gì?

Hiện giờ thời khoá biểu các sinh hoạt hàng tuần của tôi đều kín mít, nên khi được rảnh, tôi vẫn viết cho blog của tôi Color & Chic, hay cuộn mình trong chăn với một cuốn sách hay, một tạp chí, đọc các tin tức mới, hoặc xem các chương trình TV như White Collar, House of Cards, hoặc Arrow. Đôi khi, tôi cũng tập hát một mình, cho khỏi quên Tiếng Việt.

Sau cùng, xin thành thật cám ơn Chú Phan Tấn Hải và Việt Báo đã cho Hoàng Kim cơ hội tốt đẹp được tâm tình vớí độc giả khắp nơi, hôm nay. Nhân dịp Xuân Ất Mùi sắp tới, Hoàng Kim xin kính chúc Chú Hải và độc giả một năm mới vui tươi, hạnh phúc, và an lành.

Nam Cali, ngày 31.1.2015

Phan Tấn Hải - Chủ Bút Việt Báo phỏng vấn.

Cung Hoàng Kim

Miss Nebraska USA 2015

TV Journalist | Fashion Blogger

www.ColorandChic.com

https://www.facebook.com/MissNebraskaUSA

[img]http://missnebraskausa2015.blogspot.com/

...........

VIETBAO INTERVIEWED CUNG HOÀNG KIM, MISS NE USA 2015,

IN SOUTHERN CALIFORNIA

Questions:

Dear Miss Nebraska USA 2015:

1) Although you were born and grew up in the USA, you speak and write Vietnamese well...

How are you able to do this so well?

2) I know so many young girls want to know the secrets which keep you healthy and beautiful. What are your beauty secrets?

3) I know you sing well. What sparked your interest?

4) Please describe a typical work day as a TV reporter.

5) How many hours you work out, or yoga, or meditation, or something?

6) Whats your ultimate goal for your career?

7) What do you do in your spare time?

Thanks for giving Việt Báo the interview opportunity in your trip to Southern California.

Jan. 31, 2015, Journalist Phan Tấn Hải (from Việt Báo, in Southern California)

……………

Answers:

1. I know you speak and write Vietnamese well... How are you able to do this so well?

- I grew up in a household where my parents really enforced speaking Vietnamese. I remember learning Vietnamese first, not English. If Im speaking to anyone in my family I usually speak Vietnamese in order to keep it fresh in my mind. My Mom, who is a college professor says if you dont use a language frequently, youll lose it, so I do everything I can to maintain my ability to speak Vietnamese, especially since its my native language.

2. I know so many young girls want to know the secrets which keep you healthy and beautiful. What are your beauty secrets?

- Even though Im a beauty blogger, the backbone of my beauty routine is truly simple: always taking off my makeup and washing my face before bed, drinking plenty of water and moisturizing. Once a week, I use a mask (visit my blog at www.colorandchic.com for more info) or do some type of treatment to really purify my face. You can visit my blog for a list of the exact products I use on a daily basis.

3. I know you sing well… What sparked your interest?

- I was fortunate enough to grow up in a very artistic and creative environment. My Dad can play the classical guitar, my Mom sings beautifully and my brother and sister both play the piano and violin, so naturally I wanted to have some type of musical talent.

4. Can you describe your typical day at work as a reporter?

- I call myself “a one-woman band” meaning I do everything myself from carrying all of my equipment, shooting my video, interviewing people, writing and editing. Every day is different, but when Im reporting, it revolves around getting pertinent interviews, shooting creative video, then heading back to the station to put it all together for the nightly newscasts. And depending on what shows I anchor, my work flow is different, but I will tell you broadcast journalism is not as glamorous as it looks. It truly takes a lot of hard work and grit.

5. How many hours do you devote to being active a day?

- I dont exactly like to restrict myself to a certain amount of hours, but I like to start my day off with yoga to rejuvenate my mind and body. I carry around 50 lbs of equipment every day at work and some days involve plenty of walking, so Im definitely active when Im out in the field. When Im off work, I hit the gym and push myself as much as possible. Being active and eating healthy really gives you so much energy, I couldnt imagine not doing some form of activity every day.

6. Whats your ultimate goal for your career?

- Working for a national news network would be incredible. Id love to anchor a morning news show along with doing special reports or in-depth stories. There are so many extraordinary people in the world. Id really enjoy being able to sit down, chat with them, and share that with the world.

7. What do you do in your spare time?

- My schedule is jam-packed nowadays, so in my spare time Im still writing for my blog Color & Chic or just curling up with a good book, news magazine, reading startup news or watching shows including White Collar, House of Cards or Arrow. Sometimes, I practice singing by myself in order not to forget Vietnamese.

Finally, Id like to send my sincere thanks to Chú Phan Tấn Hải and Việt Báo for giving me the wonderful opportunity to share my thoughts and a peek of my daily life to our readers in the world today. For the Year of the Sheep coming, I wish Chú Hải and our readers a year of joy, happiness, and safety.

Southern California, Jan. 31, 2015

Phan Tấn Hải, Editor-in-Chief of the Viet Bao Daily News (online and print version)

Interview with

Hoang-Kim Cung

Miss Nebraska USA 2015

https://www.facebook.com/MissNebraskaUSA

https://www.colorandchic.com

Phan Tấn Hải

Sửa bởi người viết 09/02/2015 lúc 10:29:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

chung  
#3 Đã gửi : 01/03/2015 lúc 11:33:29(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ

UserPostedImage
Tác giả Nhã Ca (bên phải) cùng dịch giả Olgar Dror và nhà nghiên cứu GS Peter Zinoman tại lễ ra mắt cuốn sách tại ĐH Berkeley.

Chiều thứ Tư 25/2/15, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Berkeley đã có buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, nguyên bản tiếng Việt được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1969.

Tham dự có mặt nhà văn Nhã Ca đến từ miền Nam California và đến từ Đại học Texas A&M là giáo sư Olga Dror, người đã dịch tác phẩm ra tiếng Anh, với tựa Mourning Headband for Hue (Nxb Indiana University Press, 2014. 378 trang).

Ngoài phần dịch toàn bộ tác phẩm, bản tiếng Anh còn có trên 50 trang là nghiên cứu của giáo sư Dror về những quan điểm, hệ lụy và nhân vật liên quan đến vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế.

Giáo sư sử học Peter Zinoman của Đại học Berkeley mở đầu chương trình với phần giới thiệu tác phẩm. Theo ông, Giải khăn sô cho Huế là: “Cái nhìn của một người dân miền Nam bị kẹt giữa làn đạn của quân cộng sản chiếm thành phố này ba tuần lễ và sự phản công giành lại kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Hồi ký của Nhã Ca còn là chứng liệu về lực lượng võ trang Việt Cộng đã giết thường dân trong những khu vực họ chiếm đóng.”

Là người sống sót từ trận chiến Mậu Thân Huế, tôi viết Giải khăn sô cho Huế. Đây không phải là tiểu thuyết hư cấu, cũng chẳng văn chương thơ phú gì, chỉ là sự thậtTác giả, nhà văn Nhã Ca
Về số người bị giết ở Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, giáo sư Zinoman nói cho đến nay không có con số chính xác, nhưng đa số học giả cho rằng đã có từ 1500 đến 3000 người bị giết.

Tuy nhiên, không như những vụ thảm sát khác trong chiến tranh Việt Nam, vụ giết người ở Huế chưa bao giờ được giới học thuật phương Tây nghiên cứu đầy đủ nên khó tìm được những tài liệu hay bài viết nghiêm túc về chủ đề này. Giáo sư Zinoman nhận xét.

Về tác giả, giáo sư Zinoman giới thiệu Nhã Ca là một nhà văn, nhà thơ đã có nhiều tác phẩm xuất bản tại Việt Nam trước năm 75 như Giải khăn sô cho Huế, Đêm nghe tiếng đại bác. Tác phẩm bà viết tại hải ngoại phải kể đến cuốn Hồi ký của một người mất ngày tháng.

Sau năm 1975, trong đợt trấn áp văn nghệ sĩ Nhã Ca bị giam tù 14 tháng. Chồng bà là thi sĩ Trần Dạ Từ, một nhà thơ có tiếng, đã bị giam 12 năm.

Nhờ vận động của quốc tế, Nhã Ca và Trần Dạ Từ được rời Việt Nam qua Norway. Năm 1992 ông bà di dân qua Mỹ và sáng lập tờ Việt Báo có trụ sở ở nam California là một nhật báo có đông độc giả.

Trận chiến tại Huế
UserPostedImage
Có các quan điểm khác biệt về việc có hay không các vụ Thảm sát của quân đội Bắc Việt tại Huế trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, theo GS. Dror.

Qua phần nói chuyện, mở đầu là trình bày của giáo sư sử và văn hoá Việt Olga Dror. Bà nói về lịch sử cố đô Huế từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, là nơi có truyền thống sinh hoạt trong tinh thần Phật giáo qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Bà nhắc đến những phong trào đấu tranh ở đó, đặc biệt vào những năm 1966-67 là thời gian nhiều trí thức bỏ Huế lên rừng, tức đi theo cộng sản, và họ đã trở về Huế khi tổng tấn công Mậu Thân xảy ra.

Giáo sư Dror nói về trận chiến tại Huế, chỉ sau hai ngày tấn công bộ đội cộng sản đã chiếm được Phú Vân Lâu và kéo cờ lên kỳ đài. Sau ba tuần chiếm giữ, quân cộng sản bị đẩy lui.

Những tháng sau đó nhiều hố chôn người tập thể được tìm thấy và khai quật. Bà đưa lên nhiều hình ảnh dẫn chứng.

Tuy nhiên khi đó vụ tàn sát đã không được dư luận chú ý vì năm 1968 nội tình nước Mỹ có nhiều sự kiện quan trọng: ngày 31/3 Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố không tái tranh cử, ngày 4/4 Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát, ngày 6/6 ứng viên tổng thống Robert Kennedy bị giết chết, tháng 8 Đại hội Đảng Dân chủ ở Chicago diễn ra trong bạo động và tháng 11 Richard Nixon được bầu làm tổng thống.

Năm 1968 tại Việt Nam, ngoài vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế còn có vụ lính Mỹ giết mấy trăm dân làng Mỹ Lai và vụ này cũng không được hoàn toàn đưa ra ánh sáng cho đến cuối năm 1969.

Ngày nay, so sánh hai vụ tàn sát, theo giáo sư Dror thì Mỹ Lai đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu được phổ biến.

Giáo sư Dror dẫn hai nhà nghiên cứu với hai quan điểm khác nhau về thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế. Quan điểm của Douglas Pike cho rằng lãnh đạo cộng sản có trách nhiệm về vụ tàn sát hàng nghìn thường dân. Trong khi đó Gareth Porter cho rằng đã không có thảm sátBùi Văn Phú
Riêng với vụ thảm sát Mậu Thân, năm 1970 có một số người quan tâm, đưa ra những nhận định trái nghịch và được chính giới dùng để biện minh cho chính sách của Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn đó.

Quan điểm khác biệt
Giáo sư Dror dẫn hai nhà nghiên cứu với hai quan điểm khác nhau về thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế. Quan điểm của Douglas Pike cho rằng lãnh đạo cộng sản có trách nhiệm về vụ tàn sát hàng nghìn thường dân. Trong khi đó Gareth Porter cho rằng đã không có thảm sát.

Các nhà làm chính sách Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ George Murphy dùng tài liệu và lập luận của Pike, hay Thượng nghị sĩ George McGovern dùng những nghiên cứu của Porter để tìm cách biện minh rằng nếu cộng sản chiếm miền Nam thì sẽ có trả thù đẫm máu, theo Murphy; hay sẽ không có tắm máu, theo McGovern.

Về một số nhân vật bỏ cố đô lên rừng trước năm 1968 và được cho là đã trở về Huế khi cuộc tấn công xảy và thi hành một số vụ giết người, giáo sư Dror nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân. Bà đưa chứng liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không xác minh chắc chắn họ đã là những đao phủ thủ trong những ngày Huế bị lực lượng cộng sản chiếm giữ.

Giáo sư Dror kể rằng trong một hội thảo năm 2012 ở Nga, quê hương nguyên quán của bà, khi bà nói về Mậu Thân ở Huế thì được đề nghị nên nghiên cứu về những vụ thảm sát do Mỹ gây ra. Điều đó thúc đẩy bà muốn tìm hiểu nhiều hơn về những gì đã xảy ra ở Huế trong Tết Mậu Thân và bà đã tìm đọc và dịch ra tiếng Anh tác phẩm Giải khăn sô cho Huế.

Giáo sư Dror nói vụ tàn sát Mậu Thân ở Huế còn là một cuốn sách sử đang chờ đợi nhiều người viết lên.

Sang phần trình bày của Nhã Ca, bà nói tiếng Việt, giáo sư Việt ngữ Trần Hạnh của Đại học Berkeley giúp chuyển ngữ.
UserPostedImage
Tác giả Nhã Ca (trái) và dịch giả, Giáo sư Olgar Dror tại lễ ra mắt cuốn 'Giải khăn sô cho Huế' bằng tiếng Anh tại ĐH Berkeley.

“Mỗi người Việt đều có một cuốn lịch trong nhà, hay trong đầu và trên mỗi tờ lịch là những ghi nhớ mà khi câu chuyện của từng người được góp lại thì đó là lịch sử.”

“Là người sống sót từ trận chiến Mậu Thân Huế, tôi viết Giải khăn sô cho Huế. Đây không phải là tiểu thuyết hư cấu, cũng chẳng văn chương thơ phú gì, chỉ là sự thật, chuyện trẻ con chạy nạn. Chuyện mình, chuyện người, mắt thấy tai nghe, thấy sao viết vậy. Chỉ là những mảnh vỡ của một thành phố tan tác trong cảnh hỗn mang giữa máu lửa, chết chóc.”

Nhã Ca nói về tác phẩm của mình như thế. Rồi bà kể lại biết bao chuyện tang thương khác của Việt Nam. Bom đạn. Nhà cháy. Chèo ghe trối chết chạy loạn.

Từ tuổi lên năm bà đã thấy cảnh xác người bị chặt làm ba khúc, đầu đặt trong một rổ tre, nạn nhân là ông thợ rèn bị Việt Minh xử tử vì cho là Việt gian. Bà chứng kiến cảnh một bạn cùng trường tiểu học Nam Giao đứng như trời trồng, khi thấy đầu của bố mẹ đặt trong nón lá, bốn con mắt vẫn trừng trừng mở.

'Hố chôn tập thể'
Về Mậu Thân ở Huế, Nhã Ca kể lại câu chuyện của Võ Trang, nay 56 tuổi và là kỹ sư hiện sống ở San Diego, có bố được cán binh cộng sản đến gõ cửa mời đi họp rồi bị giết chết. Cô hàng xóm 19 tuổi gần nhà Trang đi họp thay cho anh vắng nhà cũng bị giết. Khi xác của các nạn nhân được tìm thấy trong một hố chôn tập thể đã phồng lên, bốc mùi. Hai cái chết trong hàng trăm người bị chôn sống ở khu Gia Hội.

Ngày nay ở Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu vẫn chưa biết nghĩ lạiTác giả, nhà văn Nhã Ca
Theo niềm tin dân gian, người dân những năm sau Mậu Thân hay đốt đuốc sáng trong đêm để những oan hồn biết đường tìm về nhà.

Nhã Ca nhìn lại sử thời Pháp thuộc, năm Ất Dậu 1885 ba vạn dân quân Huế tấn công vào đồn Mang Cá, 1500 người hy sinh. Năm sau người dân đã lập đàn tưởng niệm, xây miếu âm hồn trong Thành Nội. Hàng năm chế độ thực dân vẫn cho phép cử hành lễ giỗ.

Số nạn nhân của vụ tàn sát Mậu Thân nhiều gấp năm lần, nhưng sau năm 1975 chế độ cộng sản đã phá huỷ đài tưởng niệm và công an cấm tụ họp làm đám giỗ.

Nhã Ca nhắc đến nội chiến ở Hoa Kỳ. Sau khi chấm dứt, không diễn binh, không ăn mừng chiến thắng mà chỉ có một “ngày tủi nhục quốc gia” để cùng nhau xưng tội, cầu nguyện xin tha thứ. Nhờ đó mà có được nước Mỹ như ngày nay.

“Trong khi đó, ngày nay ở Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu vẫn chưa biết nghĩ lại.” Nhà văn than thở và mong ước một ngày sẽ “có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử.”

Hai diễn giả sau đó đã trả lời một số câu hỏi.

Về phim Đất khổ, là câu chuyện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng kẹt ở Huế dịp Tết Mậu Thân, dựa trên Giải khăn sô cho Huế, được quay thành phim khoảng đôi ba năm sau khi tác phẩm ra đời. Tại sao phim này bị cấm chiếu, còn sách của bà được xuất bản? Nhã Ca cho biết bà là người viết kịch bản và phim mới làm xong, chưa kịp chiếu thì biến cố 30/4/1975 xảy đến.
UserPostedImage
Một phụ nữ bên thi thể của người thân tìm thấy sau vụ Tấn công Tết Mậu thân 1968.

Bà nói thêm sau khi phim được cho sản xuất bên Mỹ cách đây mấy năm, trong nước cũng cho phổ biến, nhưng sau khi người Việt hải ngoại yêu cầu nhà sản xuất bỏ hình cờ đỏ sao vàng ngoài bìa đi thì trong nước lại cấm.

'Chiếc nón lá bay'
Cuộc tấn công Mậu Thân và ảnh hưởng của truyền thông Mỹ đối với quấn chúng Mỹ, đăc biệt là nhận định của Walter Cronkite. Giáo sư Dror có ý kiến gì không? Bà nói cuộc tổng tấn công là chiến thắng quân sự cho phía Hoa Kỳ nhưng là thất bại về phương diện chính trị đối với dư luận quần chúng Mỹ.

Nhà văn có thể nói về nhân vật Võ Thành Minh trong tác phẩm đã giúp đỡ nhiều người bị thương. Nhã Ca nói đó là một huynh trưởng hướng đạo, từng có mặt tại hội nghị Genève 1954 và đã đem sáo ra thổi để phản đối. Mậu Thân ông đạp xe đạp đem gạo cho người này, đi cứu giúp người kia. Phía cộng sản cho ông một giấy đi đường, sau rút lại rồi bắt ông lên núi và giết chết ông.

Khó khăn nào trong việc dịch? Giáo sư Dror trả lời bà học tiếng Việt với giọng bắc nên khi dịch có nhiều câu nói tiếng trung nên bà thường xuyên trao đổi với Nhã Ca để hiểu rõ ý nghĩa.

Ra hải ngoại mới biết có Nguyễn Tuân đọc và nhận xét tác phẩm không có giá trị gì đặc biệt, chỉ nhớ cảnh Nhã Ca lên máy bay trực thăng thì chiếc nón lá bay đi là một hình ảnh rất thơ mộng. Không nhẽ tác phẩm của tôi chỉ là chiếc nón lá không thôi saoTác giả, nhà văn Nhã Ca
Nhà văn có biết được bất cứ điều gì của độc giả miền bắc khi họ đọc được Giải khăn sô cho Huế cũng như Tình ca trong lửa đỏ. Nhã Ca nói sau 75 bà đi tù, chồng cũng đi tù. Ra khỏi tù không biết gì về miền bắc, cũng không còn thấy sách của mình vì đã bị đốt sạch.

"Ra hải ngoại mới biết có Nguyễn Tuân đọc và nhận xét tác phẩm không có giá trị gì đặc biệt, chỉ nhớ cảnh Nhã Ca lên máy bay trực thăng thì chiếc nón lá bay đi là một hình ảnh rất thơ mộng. Không nhẽ tác phẩm của tôi chỉ là chiếc nón lá không thôi sao."

Tác phẩm được xuất bản đã 46 năm, nay có bản tiếng Anh. Phản ứng của người Việt hải ngoại từ khi tác phẩm ra đời ra sao? Nhà văn kể rằng năm 2008 khi tái bản và ra mắt sách thì có người biểu tình. Đúng nước Mỹ là một nước tự do, chứ như ở Việt Nam mà như thế là đi tù hết rồi.

Còn nhiều câu hỏi nữa, nhưng đã hết giờ. Nếu bài nói chuyện của Nhã Ca ngắn gọn, chú trọng hơn vào hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì buổi nói chuyện đã có phần trích đọc và nhiều câu hỏi nữa để người tham dự, nhất là những sinh viên, có thể đào sâu thêm một số vấn đề liên quan đến tác phẩm.

Vì như giáo sư Peter Zinoman đã nhận định: “Giải khăn sô cho Huế là tài liệu lịch sử quan trọng nhất về biến cố Tết Mậu Thân ở Huế và khi tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam cần đọc nó bên cạnh All Quiet in the Western Front và những tác phẩm khác.”

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú gửi cho BBC từ ĐH Berkeley
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.318 giây.