logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/02/2015 lúc 09:05:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Bass nhận định với VOA tiếng Việt rằng dường như chính quyền Việt Nam “nhạy cảm, và muốn bảo toàn quyền lợi của mình” nên phải dùng tới các biện pháp kiểm duyệt.

Một tác giả Mỹ có sách được dịch sang tiếng Việt cho biết, cuốn “The Spy Who Loved Us” của ông đã bị chỉnh sửa và cắt bỏ nhiều chi tiết, như chiến tranh biên giới năm 79, làn sóng thuyền nhân sau năm 75 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trước khi tới tay bạn đọc ở Việt Nam.

Ông Thomas Bass, hiện giảng dạy Anh ngữ và báo chí tại Phân hiệu Albany của Đại học Tiểu bang New York, cho biết ông ký hợp đồng in phiên bản tiếng Việt của cuốn sách về điệp viên hai mang Phạm Xuân Ẩn năm 2009.

Tuy nhiên, mãi cho tới năm 2014, cuốn sách mới ra mắt ở Việt Nam với tựa đề: “Điệp viên Z.21 – Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ”, do nhà xuất bản Nhã Nam và Hồng Đức phát hành.

Trong quá trình làm cuốn sách, ông đã nảy ra ý định theo dõi và so sánh việc kiểm duyệt xuất bản ở Việt Nam.

Ông Bass nhận định với VOA tiếng Việt rằng dường như chính quyền Việt Nam “nhạy cảm, và muốn bảo toàn quyền lợi của mình” nên phải dùng tới các biện pháp kiểm duyệt.
Ông nói: “Tại sao họ lại kiểm duyệt? Chính bản thân tôi cũng không thể hiểu nổi nữa. Có lẽ vì họ muốn tuyên truyền, muốn thần thánh hóa, muốn anh hùng hóa những điều không phải là sự thật. Họ dựng lên huyền thoại để dùng làm công cụ tuyên truyền nhằm mục đích duy trì và củng cố quyền lực. Có những thế lực chính trị nghĩ rằng họ có thể kiểm soát ngôn ngữ, văn học, văn hóa và ký ức của mọi người. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự nguy hiểm và cần phải ngăn chặn bằng mọi giá”.

Ông Bass cũng cho biết ông cảm thấy thông cảm với công ty xuất bản sách của ông. “Họ là những người giỏi nhất trong ngành xuất bản ở Việt Nam. Họ muốn ra mắt cuốn sách của tôi như phiên bản gốc, nhưng họ lại bị ngăn chặn bởi những người kiểm duyệt ở Việt Nam”, ông nói.

Ông nói rằng người ta cứ tưởng một cuốn sách về người hùng của quân đội Việt Nam sẽ được xuất bản mà không gặp trở ngại gì ở trong nước, nhưng thực tế “không có sách nào không bị kiểm duyệt”.

Theo tác giả này, dưới sự can thiệp của kiểm duyệt, ông Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu mến” Hoa Kỳ mà chỉ được “hiểu” nước này mà thôi. Ngoài ra, tên của những người Việt lưu vong cùng các bình luận của họ cũng bị xóa bỏ. Lời bình cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một “vị thánh thất bại” hay việc ông Ẩn tự miêu tả là một người có bộ óc Mỹ trong cơ thể Việt Nam cũng bị cắt.

Tác giả người Mỹ cũng cho biết thêm rằng bản dịch sách của ông cũng bị xóa bỏ những lời chỉ trích Trung Quốc hay vấn đề hối lộ. Thậm chí, đoạn nói về Tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị cắt vì, theo ông, người từng đưa tới chiến thắng Điện Biên Phủ không còn được lòng chính quyền trước khi mất năm 2013.

Xóa bỏ
Ngoài ra, theo ông Bass, một loạt các sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam cũng bị loại khỏi bản dịch tiếng Việt, như công cuộc cải cách ruộng đất thất bại những năm 50, làn sóng “thuyền nhân” sau năm 75 hay cuộc chiến biên giới với Trung Quốc năm 79.

Ông cho biết chính vì việc kiểm duyệt ở Việt Nam mà ông đã cho dịch lại cuốn sách sang tiếng Việt rồi sau đó cho đăng trên trang web của nhà văn Phạm Thị Hoài, song song với ấn bản bị kiểm duyệt.
Ông nói: “Xu hướng kiểm duyệt nhằm duy trì quyền lực và địa vị được phản ánh trong mọi khía cạnh của văn hóa Việt Nam. Không có tự do báo chí. Không có tự do xuất bản. Một số nhà văn giỏi nhất của Việt Nam hiện sống lưu vong sau khi bị tống khỏi đất nước. Những người khác thì sống trong cảnh lưu vong trên chính quê hương mình, và không thể xuất bản tác phẩm. Không có một khía cạnh văn hóa nào ở Việt Nam mà không bị tác động bởi kiểm duyệt”.

Ông nghĩ rằng việc chính quyền Việt Nam “kiểm duyệt văn hóa, kiểm soát báo chí, bắt giữ các blogger và hạn chế tự do ngôn luận là một sai lầm”.

Khi được hỏi là liệu việc ông lên tiếng về chuyện kiểm duyệt sẽ chấm dứt cơ hội ông được hợp tác xuất bản sách ở Việt Nam, ông Bass cho biết “Việt Nam không phải là thị trường văn học lớn, nơi tôi có thể kiếm sống bằng nghề viết”.

“Tôi nghĩ cần phải nêu ra vấn đề kiểm duyệt vì tôi quan tâm tới Việt Nam, tôi yêu Việt Nam và muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ bé từ bên ngoài, từ phương Tây, tới cuộc đàm luận về văn hóa,” ông nói.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 16/02/2015 lúc 09:32:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kiểm duyệt quá khứ – kiểm soát hiện tại

UserPostedImage

Năm năm trước đây, tôi bắt đầu một phép thử – không phải do chính tôi tiến hành – để nghiên cứu tình trạng kiểm duyệt ở Việt Nam. Năm 2009, tại Hà Nội, tôi ký hợp đồng xuất bản một trong những cuốn sách của tôi có tên “The Spy Who Loves Us” kể về Phạm Xuân Ẩn, một phóng viên nổi tiếng trong cuộc chiến Việt Nam. (Ông đã kết thúc sự nghiệp báo chí ở chức vụ trưởng văn phòng đại diện của tạp chí Time tại Sài Gòn). Chỉ mãi sau cuộc chiến, chúng ta mới té ngửa ra rằng Ẩn đã nhận được cả lố những huân huy chương quân sự vì thành tích điệp viên cộng sản, phục vụ cho chính quyền Bắc Việt, là một loại vũ khí bí mật lợi hại nhất.

Có lẽ, người ta cho rằng một cuốn sách về người “Anh hùng Quân đội Nhân dân” sẽ được xuất bản dễ dàng tại Việt Nam, nhưng không có gì in ấn tại Việt Nam mà không bị kiểm duyệt. Năm năm trời, tôi nhìn người ta cắt xén sách của tôi. Rồi cuối cùng, một bản dịch ra lò vào cuối năm 2014. Tôi đến Hà Nội để gặp những nhà kiểm duyệt của tôi. Ít nhất, cũng có đến nửa tá các nhà kiểm duyệt chịu nói chuyện với tôi. Họ là những người tốt, dũng cảm, thừa nhận có tình trạng kiểm duyệt tại Việt Nam. Phía sau họ là một giàn âm binh vô hình vận hành toàn bộ xã hội Việt Nam.

Các nhà kiểm duyệt thân yêu của tôi giữa cả hai vai trò biên tập và xuất bản đã xin lỗi cho những gì họ đã làm, và hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn trong tương lai. Tốt sao được, khi Việt Nam và Trung Quốc thi nhau ném các nhà báo, nhà văn, nhà blogs vào tù, cơn hồng thủy ngược đang dâng trào. Đấy là lý do tại sao tôi quyết định phải có một bản dịch chính xác không bị kiểm duyệt xuất bản song song với bản kiểm duyệt của Hà Nội. Văn bản này đã đưa lên mạng vào tháng Mười một năm ngoái, cùng với các tài liệu về Chỉ số Kiểm duyệt của tổ chức quốc tế sẽ được công bố vào tuần này.

Các nhà kiểm duyệt đã thiến đi những gì trong sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Mỹ, hay thời ông học báo chí tại California. Ông không được phép “hiểu” Mỹ. Cắt bỏ ngay, tên và lời bình luận của những người Việt lưu vong. Cắt bỏ ngay, những gì đụng đến Trung Quốc, hối lộ, tham nhũng, phi pháp của cán bộ. Cắt bỏ ngay. đọan kể về sự thất sủng Tướng Giáp, người đã thắng Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954, qua đời năm 2013.

Nhiều sự kiện nổi tiếng bị loại ra khỏi lịch sử Việt Nam. Hồ Chí Minh dùng khối lượng vàng lớn hối lộ tướng Tầu để họ rút ra khỏi Bắc Việt Nam vào năm 1946; chiến dịch cải cách ruộng đất thất bại vào thập niên 1950; cuộc di tản vĩ đại của “thuyền nhân” sau 1975; cuộc chiến với Khmer Đỏ tại Cambodia năm 1978; cuộc chiến với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc 1979; Nam Tiến, một cuộc hành trình lịch sử của người Việt xuống phương Nam dọc theo dải Annamite Cordillera, cuộc chinh phạt lãnh thổ của người Thượng, người Chăm, người Khmer và các dân tộc thiểu số đều bị cắt, cắt hết.

Ước vọng cuối cùng của Ần là được hỏa táng, rồi mang linh cốt ông rải xuống sông Đồng Nai đã bị thủ tiêu, thay vào là một đoạn miêu tả khung cảnh tang lễ theo nghi thức nhà nước với bài điếu văn được đọc bởi người đứng đầu ngày tình báo quốc gia.

Một danh sách dài các “lỗi” trong bản dịch của Hà Nội đưa ra trong đó các nhà biên tập người Việt của tôi hoặc thành thật, hoặc cố tình hiểu lầm, thí dụ: “người viết ma”, “phản bội”, “hối lộ”, “phi pháp”, “khủng bố”, “tra tấn”, “tổ chức giả danh”, “dân tộc thiểu số”, “trại cải tạo”. Người Pháp không được phép dậy bảo người Việt bất cứ điều gì. Người Mỹ cũng thế. Việt Nam chưa bao giờ sản sinh ra người tỵ nạn, chỉ tạo ra người định cư. Điều gì liên hệ đến chủ nghĩa cộng sản như là một “thần tượng sụp đổ”: Cắt. Ông Ẩn mô tả mình có não bộ của người Mỹ ghép vào thân sác người Việt: Cắt. Những câu chuyện đùa cợt bông phèng của Ẩn: Cắt. Chưa kể tới những phân tích so sánh của ông về người cộng sản đã thay thế chế độ cảnh sát trị của Ngô Đình Diệm bằng một nhà nước công an trị của chính họ như thế nào. Phần cuối của cuốn sách là những gi chú và nguồn trích dẫn: Cắt.

Thực ra, sự xảo quyệt nhất đã xảy ra ở cung bậc của ngôn ngữ. Ẩn sinh ra ở vùng ven Sài Gòn. Ống là người Nam chính hiệu. Vậy mà, tiếng miền Nam cùng với những đặc thù văn hóa miền Nam đã bị xén tỉa khỏi văn bản, thay bằng ngôn ngữ miền Bắc, của những người đã cưỡng chiếm Sài Gòn 1975.

Kiểm duyệt là một phần của kiểm soát chính trị và khẳng định sức mạnh, nhưng trong trường hợp này là kiểm soát ký ức, kiểm soát lịch sử và kiểm soát ngôn từ.

Thực lòng, tôi không có ý phàn nàn về những gian khổ mà mình đã gặp. Những tác giả Việt Nam đang bị dồn vào thế hoặc phải câm lặng, hoặc phải lưu vong. Họ đã phải chịu đựng muôn vàn thống khổ. Tôi chỉ nhấn mạnh về sự thực của một chế độ kiên quyết bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của mình. Ở Việt Nam, qúa khứ và cách mà bạn nói về thời qúa khứ cũng là một tài sản quốc gia.

Dịch từ: Vietnam’s concerted effort to keep control of its past by Thomas A. Bass; February 1, 2015.

Lời người dịch: Thomas A. Bass một cây bút phóng sự điều tra có tiếng trong làng báo Mỹ. Đồng thời, ông dậy Anh ngữ và báo chí tại Đại học Tiểu bang New York ở Albany. Năm 2009, ông hợp đồng dịch và xuất bản cuốn sách “The Spy Who Loved Us” bằng tiếng Việt tại Hà Nội. Cuối năm 2014, cuốn sách ra lò, nhưng bị cắt xén tan nát. Ông quyết định tung bản dịch của riêng mình lên Pro&Contra của chị Phạm Thị Hoài, kèm phóng sự liên quan đến số phận của nó. Lập tức ông bị tố cáo: Vi phạm hợp đồng; tiết lộ thông tin cá nhân; bản dịch của ông sai tiếng Việt và sự kiện lịch sử. Cuộc bút chiến “đẫm máu” giữa hai người điếc rất thú vị đã nổ ra. Dịch lại một trong loạt bài phản bác của Thomas để bạn đọc có thêm thông tin.

Canada, tháng Hai 2015
Trần Gia Hồng Ân

xuong  
#3 Đã gửi : 17/02/2015 lúc 06:09:49(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trao duyên lầm tướng cướp

Cuốn sách của tôi Vietnam: A Reporter’s War (xuất bản lần đầu vào năm 1985 và vẫn còn tái bản) kể câu chuyện về tôi và bạn tôi Phạm Ngọc Đình. Trong sách Đình tiết lộ rằng người bạn ông nhà báo Sài Gòn Phạm Xuân Ẩn, phóng viên cho tạp chí TIME từ năm 1966 đến cuối cuộc chiến vào năm 1975, vốn là một đại tá Việt Cộng từ lâu (sau chiến tranh ông được thăng tướng). Ẩn tiết lộ với Đình ông ta là điệp viên vào ngày trước khi Đình rời khỏi Việt Nam (với sự giúp đỡ của Ẩn) vào năm 1980 - và Đình kể cho tôi nghe tất cả điều này và được ghi lại trong sách của tôi. Nhưng ông yêu cầu tôi giữ kín một phần cuộc phỏng vấn cho tới khi nào ông và đại tá Ẩn chết. Đây chính là phần bí mật của cuộc phỏng vấn, và phần này không có trong sách tôi...



Lời người dịch: Hugh Lunn là cựu phóng viên người Úc làm việc cho hãng thông tấn Reuters cùng với phóng viên Phạm Ngọc Đình ở 15 Hàn Thuyên, Sài Gòn trước tháng Tư 1975. Hugh Lunn là tác giả cuốn sách nổi tiếng Vietnam: A Reporter’s War thuật lại kinh nghiệm làm báo của ông ở Sài Gòn, đặc biệt ông kể rất nhiều về đồng nghiệp thân thiết Phạm Ngọc Đình.


Phạm Ngọc Đình là một phóng viên rất can trường của Reuters. Ông Đình đã từng một mình bước vào khu vực giao chiến ở Chợ Lớn vào dịp Tết 1968 để tìm hiểu về số phận của các đồng nghiệp người Úc, những người trước đấy bị cộng sản thảm sát tàn bạo. Phạm Ngọc Đình được định cư ở Úc vào năm 1980. Bộ trưởng Di dân Úc, Michael MacKellar, vào thời đó viết cho Reuters: “Do nghĩa cử phi thường của ông Đình đối với các nhà báo Úc ở Sài Gòn trong cuộc tấn công Tết năm 1968, tôi quyết định chấp thuận cho ông định cư ở Úc như là một trường hợp đặc biệt.”


Phạm Xuân Ẩn dạy Phạm Ngọc Đình làm báo và Phạm Xuân Ẩn đã báo cho Phạm Ngọc Đình biết trước vài giờ về cuộc tấn công của cộng sản vào Sài Gòn trong dịp Tết 1968.


Đây là câu chuyện về họ - Phạm Ngọc Đình và Phạm Xuân Ẩn - sau năm 1975 qua lời Hugh Lunn.


Cuốn sách của tôi Vietnam: A Reporter’s War (xuất bản lần đầu vào năm 1985 và vẫn còn tái bản) kể câu chuyện về tôi và bạn tôi Phạm Ngọc Đình. Trong sách Đình tiết lộ rằng người bạn ông nhà báo Sài Gòn Phạm Xuân Ẩn, phóng viên cho tạp chí TIME từ năm 1966 đến cuối cuộc chiến vào năm 1975, vốn là một đại tá Việt Cộng từ lâu (sau chiến tranh ông được thăng tướng). Ẩn tiết lộ với Đình ông ta là điệp viên vào ngày trước khi Đình rời khỏi Việt Nam (với sự giúp đỡ của Ẩn) vào năm 1980 - và Đình kể cho tôi nghe tất cả điều này và được ghi lại trong sách của tôi. Nhưng ông yêu cầu tôi giữ kín một phần cuộc phỏng vấn cho tới khi nào ông và đại tá Ẩn chết. Đây chính là phần bí mật của cuộc phỏng vấn, và phần này không có trong sách tôi:


Đình nói đại tá Ẩn mời Đình đến nhà vào ngày ấy trong năm 1980 (năm năm sau khi chiến tranh kết thúc) để nhờ giúp đỡ một chuyện. Ẩn nói với Đình: “Khi anh đi được anh cố gắng liên lạc với Robert Shaplen của tờ New Yorker; Beverly Deepe của tờ Newsweek; Anthony Lawrence của BBC, và nhà báo Mỹ Neil Sheehan và nhờ họ tìm cách đưa tôi và gia đình tôi ra đi.” Đình hỏi làm sao họ có thể làm được điều ấy và Ẩn đáp: “Hãy đón tôi ở ngoài biển.”


Đình nói ông phỏng đoán rằng Ẩn lúc ấy đang khổ sở vì thiếu thực phẩm và trường học cho con “và ông ta cảm thấy có tội vì năm tháng trước đấy ông đã đưa vợ và bốn con vốn đã được TIME di tản từ Sài Gòn đến New York trở về lại Việt Nam.” Đình nói: “Ẩn chính là người đứng ra bảo lãnh cho tôi rời Việt Nam. Ông ta chứng tỏ ông ta có thể bảo lãnh cho tôi đi được cho nên ông ta hy vọng tôi sẽ đền ơn ông ta.” Nhưng Đình quyết định không hành động như một nhân viên của đại tá Ẩn và nói ông đã không bao giờ liên lạc với những nhà báo này khi ông cùng hai con nhỏ muốn bắt đầu cuộc đời mới ở Úc. Ông lo ngại “từ cả hai phía“ - “cộng sản Việt Nam hay CIA”.


Hugh Lunn


Nguồn: Dịch từ trang mạng chính thức của Hugh Lunn. Tựa đề của người dịch, nguyên tác tiếng Anh “Vietnam spy secret from 1980 told now in 2014”.

hughlunn. com. au/general/vietnam-spy-secret-from-

Bản tiếng Việt: Trần Quốc Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.