logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/02/2015 lúc 09:10:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lễ tưởng niệm tử sỹ cuộc chiến Việt-Trung bị mật vụ CSVN quấy rối

UserPostedImage

Vào hồi 9h15 sáng ngày 15/2/2015, khoảng hơn 30 blogger và những nhà hoạt động dân chủ đã tập trung tại Đài tưởng niệm liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội để làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã nằm xuống để bảo vệ biên thùy và người dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, trước sự xâm lược của quân bành trướng Trung Cộng.
Mặc dù đây là một nghĩa cử cao đẹp, đầy ý nghĩa nhân văn, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam, nhưng mật vụ Cộng sản Việt Nam, dư luận viên và một số người mạo nhận là cựu chiến binh đã tới, cố tình gây sự, nhằm ý định tấn công, hành hung một số người trong đoàn tưởng niệm, để tạo cớ phá rối và ngăn cản việc tưởng niệm. Chúng đã xông vào cướp điện thoại, chửi bới, dở thói côn đồ, lưu manh với một số người trong đoàn.

Để đối phó lại với những trò đê hèn, đoàn tuần hành hết sức kiềm chế, nhẫn nại, bao bọc lẫn nhau đi qua tới cửa Đài tưởng niệm, bất chấp mọi sự khiêu khích từ đám côn đồ.

Tới Đài tưởng niệm, những người cảnh vệ có thái độ hoàn toàn vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự. Họ đã hướng dẫn và dẫn đường cho đoàn thực hiện việc tưởng niệm. Thái độ này hoàn toàn trái ngược với những tên mật vụ, dư luận viên và những người mạo danh cựu chiến binh, khi chúng lăm lăm trên tay máy quay, máy chụp hình và điện thoại để quay phim, chụp ảnh về báo cáo cấp trên, hoặc có thể nhằm phục vụ việc cắt ghép, bôi nhọ những người trong đoàn sau này.

Trong lúc đoàn đang thực hiện việc tưởng niệm một cách nghiêm trang, những tên này luôn miệng xúc phạm những người trong đoàn một cách vô học. Dưới sự bảo kê của đám mật vụ đứng cạnh, chúng mặc sức làm càn.

Dù có sự phá rối, ngăn cản và những hành động coi thường pháp luật, đạo lý của những kẻ bất lương, nhưng buổi tưởng niệm đã diễn ra nhanh chóng và đạt mục đích.

UserPostedImage

UserPostedImage

Sau khi tưởng niệm xong, mọi người trong đoàn về chỗ lấy xe, nhóm bất lương kia vẫn bám theo và tiếp tục hùng hổ sinh sự. Làm trò vô học nhất lại là 1 thanh niên ít tuổi học ngành y, tên Đỗ Anh Minh. Hắn ta có ý định hành hung và buông ra những câu nói hỗn hào, xưng hô “tao – mày” với một người hơn 60 tuổi – hơn của tuổi cha mẹ hắn. Tuy nhiên, trước sự bao bọc của mọi người trong đoàn, tên Minh đã phải thoái lui về chỗ đám đồng bọn bất lương.

Sau khi tưởng niệm tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn, cả đoàn cùng tiến về Nghĩa trang quân đội tại Thị trấn Nhổn, cách trung tâm Hà Nội hơn 20 km về hướng Bắc để thắp hương tới các tử sỹ đã vị quốc vong thân trong chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979.

Cũng cần nhắc lại ngày 17/2/1979, 300 ngàn quân Trung Cộng đồng loạt tràn qua trên 1000 km biên giới chiếm 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tại đây những trận chiến khốc liệt bảo vệ biên giới đã diễn ra khiến hàng chục ngàn quân và dân Việt Nam đã ngã xuống. Tuy nhiên hàng năm nhà cầm quyền đều làm ngơ trước sự hy sinh này vì muốn làm hài lòng người bạn “láng giềng 4 Tốt”.

Đến năm 2013, để kỷ niệm 34 năm Chiến tranh biên giới 17/2/1979 chống Trung Cộng xâm lược, một đoàn các thanh niên, trí thức và đồng bào đã tổ chức tới viếng những người đã hy sinh tại Đài Tưởng niệm Hà Nội. Nhưng đoàn người đã bị lực lượng bảo vệ giằng co, gây cản trở và tìm đủ mọi cách để ngăn không cho mọi người vào viếng, thắp hương tưởng niệm.

Những hành vi ngăn trở, quấy rối liên tiếp xảy ra chung quanh sự kiện lịch sử ngày 17/2/1979 như hôm qua làm người dân không còn nghi ngờ gì về cam kết trung thành tuyệt đối của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đối với Bắc Kinh, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.
SBTN

Sửa bởi người viết 16/02/2015 lúc 09:18:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 16/02/2015 lúc 09:19:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
36 năm cuộc chiến biên giới phía bắc

UserPostedImage
Cư dân tại các huyện biên giới phía bắc rời bỏ nhà cửa chạy giặc vì Trung Quốc tấn công từ biên giới Lạng Sơn hôm 17/2/1979. Ảnh chụp hôm 23/2/1979. AFP

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 bùng nổ cuộc chiến tranh trên biên giới phía bắc của Việt Nam do Trung Quốc tiến hành. Vào năm ngoái, thiếu tướng Lê Duy Mật, Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên có kiến nghị gửi cho các cấp lãnh đạo trung ương Đảng nêu thắc mắc vì sao cho đến nay vẫn không có tổng kết nào về cuộc chiến đó, cũng như chính sách đối với những chiến sĩ tham gia vẫn chưa được giải quyết.

Nhân dịp kỷ niệm ngày 17 tháng 2 năm nay, Gia Minh có cuộc nói chuyện ngắn với thiếu tướng Lê Duy Mật như sau.

Gia Minh: Hôm nay chúng tôi gọi điện cho ông để hỏi về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc.

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Đúng rồi, tháng 2 nằm 1979.

Gia Minh: Trong năm rồi, ông có thư cho các cấp lãnh đạo nói về chính sách đối với các liệt sỹ, thương binh cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, vậy ông nhận được hồi đáp thế nào rồi?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Bây giờ họ còn khất, chưa phúc đáp gì đâu.

Gia Minh: Họ khất và nói với ông thế nào khi không trả lời?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Họ chỉ nói vấn đề đó để giải quyết sau, không biết thế nào được. Bây giờ mình người ít; người ta cả tập thể nên người ta nói như thế thì mình biết thế thôi, mình cãi sao được!

Gia Minh: Chưa giải quyết thì thiệt thòi đối với những thương binh, liệt sỹ trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc đã 36 năm rồi theo ông ra sao?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Những gì Nhà nước cần làm còn nợ nhân dân, nợ liệt sỹ, nợ chính sách, nợ nhân dân biên giới.

Gia Minh: Đã 36 năm rồi, nợ đó có quá lâu không?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Người ta nói mới nêu ra thì vẫn là mới. Điều đó cứ biết như thế đã, cứ theo dõi, sau tết rồi hẳn hay.

Gia Minh: So với thương binh, liệt sỹ ở những chiến trường khác, ông thấy thế nào?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Bây giờ vấn đề đó người ta chưa làm thì phải chịu thế thôi. Còn nghĩa trang trên Hà Giang tôi làm, ông Trương Tấn Sang có đến thăm, cùng với anh em ‘356’. Chuyện này cứ gác lại sau tết.

Gia Minh: Trước tình hình đất nước, trong những ngày giáp tết ông có những suy nghĩ, trăn trở gì?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Có nhiều trăn trở về Biển Đông, về Trung Quốc. Nhưng thôi sau rồi giải quyết. Giờ tôi không ‘giải quyết’ gì đâu.

Gia Minh: Ngoài ra ông còn có những tâm tư gì muốn chia sẽ với mọi người?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Muốn nhưng phải có chuẩn bị những điều kiện, yếu tố. Và nội dung thế nào nói cho đúng với người lớn, với đảng, với nhân dân; chứ còn không cẩn thận thì ‘phiền’ lắm. Phải chú ý!

Gia Minh: Những cán bộ lão thành như ông vào dịp cuối năm có gặp gỡ nhau thế nào không?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Tôi què rồi, ‘liệt’ rồi không đi được nên quân ủy có cho quà, quân khu 2 cho quà, đảng cho quà vì tôi là lão thành tiền khởi nghĩa nên có tí quà đó thôi. Còn con cháu, anh em cũng có thương tình cho quà cáp. Còn tôi không đi được đâu hết, ‘tàn phế’ rồi, sắp chết rồi.

Gia Minh: Những đồng đội của ông có ai còn đủ sức để đến thăm nhau không?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Nhiều người, tướng tá đến thăm. Quân ủy thì cho Ba Đình đưa tiền đến đây, quân khu 2, rồi anh em bạn chiến đấu người ta thấy mình sắp chết rồi cũng đến, có quà thôi. Hà Nội thì chưa có.

Giờ tôi què rồi, hết đường ngang- dọc rồi nên tôi cũng phải đành chịu như thế thôi.

Sau tết thì tính toán anh em gặp nhau thế nào thôi, thông cảm với nhau.

Gia Minh: Ông muốn chúc cho bà con điều gì trong năm mới Ất Mùi này?

Thiếu tướng Lê Duy Mật: Tôi chỉ là hạt cát trên bãi sa mạc; nên những bà con mà tôi quí trọng thành ra một lực lượng của quốc gia. Còn tôi không dám nói gì đối với nhân dân cả. Đối với anh em thì tôi là người bị bệnh vì chất độc hóa học nên không còn nói gì cả. Tôi chỉ nói các anh đến đây thì nói chuyện. Tôi gặp bạn bè thì chúc gia đình sang năm mới có những điều tốt đẹp, hạnh phúc và khang ang thôi; chứ tôi không có tập thể nào để tôi dám đưa cá nhân của tôi vào trong chúc tết cả. Phải khiêm tốn để thấy rằng mình là con người cùng với nhân dân, với cán bộ phải có suy nghĩ, phải có sự khiêm tốn của mình, không ‘chơi’ gì trịch thượng cả.

Gia Minh: Cám ơn ông, mong ông khỏe và một mùa xuân nhiều niềm vui.

Theo RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 17/02/2015 lúc 09:28:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc chiến biên giới 1979 bị Hà Nội quên lãng
UserPostedImage
Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 - DR

Tải để nghe blogger Nguyễn Tường Thụy, Hà Nội
http://telechargement.rf...ngThuy_HaNoi_1702_ok.mp3


Vào ngày 17/02/1979, Bắc Kinh xua 600.000 quân tấn công 5 tỉnh địa đầu của Việt Nam và cho đến nay vẫn còn chiếm giữ nhiều khu vực. Cuộc chiến này, theo những tướng lãnh hồi hưu như tướng Lê Văn Cương phải được xem ngang hàng với chiến công của Quang Trung đại phá quân Thanh. Nhưng không rõ vì sao chính quyền Việt Nam im lặng không tổ chức kỷ niệm, không vinh danh tử sĩ và không đưa vào chương trình lịch sử.

Từ Hà Nội, blogger Nguyễn Tường Thụy, với tư cách là một người lính cũ, một công dân Việt Nam chia sẻ những suy nghĩ của ông :

« Từ 1979 đến nay, thời gian cũng đã qua và nhiều người yêu nước nghĩ đến những người đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc thì rất buồn vì cuộc chiến tranh này đã bị cho vào dĩ vãng … không dạy trong nhà trường. Tôi nghĩ đây là một sự thỏa thuận giữa chính quyền Trung Quốc với Việt Nam, không nhắc đến cuộc chiến tranh này.

Người lính, bất kể nơi đâu, đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc đều phải được tôn vinh và không thể chấp nhận cái sự thỏa thuận vô lý được … quan hệ hai bên muốn cho tốt đẹp không thể xóa lịch sử … quan hệ Việt-Mỹ cũng thế thôi …. cũng phát triển rất là tốt …. »
Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 17/02/2015 lúc 09:30:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo chí chính thức Việt Nam đăng nhiều bài kỷ niệm chiến tranh Việt-Trung 1979
UserPostedImage
Chiến tranh biên giới Việt-Trung diễn ra từ ngày 17 tháng Hai đến 16 tháng Ba năm 1979 - @wikipédia

Hôm nay, 17/02/2015, một số tờ báo mạng chính thức của Việt Nam đăng nhiều bài kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung bắt đầu từ ngày 17/02/1979. Đây là một hành động hiếm hoi, bởi vì cho tới nay, chiến tranh biên giới 1979 vẫn là đề tài cấm kỵ và Hà Nội vẫn không tổ chức kỷ niệm cuộc chiến tranh này.

Trung Quốc xua quân xâm chiếm các tỉnh miền Bắc Việt Nam từ ngày 17/02/1979 sau khi quân đội Việt Nam đánh đuổi chế độ Khơme Đỏ ở Cam Bốt. Cuộc chiến tuy ngắn, nhưng rất đẫm máu, với hàng chục ngàn người bỏ mạng ở cả hai bên và kết thúc với việc quân Trung Quốc phải rút đi, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều tuyên bố chiến thắng.

Cho tới nay, đề tài chiến tranh biên giới 1979 vẫn bị kiểm duyệt trên các mặt báo chính thức ở Việt Nam. Nhưng hôm nay, trang mạng của tờ Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bắt đầu đăng một loạt bài của Đào Tuấn, sau khi tác giả gặp lại những nhân chứng đã từng trải qua những thời khắc ác liệt nhất của cuộc chiến tranh biên giới. Họ mô tả những hành động tàn phá, giết chóc của quân xâm lược Trung Quốc vào năm ấy.

Trang mạng Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm nay cũng bắt đầu đăng loạt bài về chiến tranh biên giới 1979, với bài đầu tiên nói về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc vào lúc ấy.

Tờ Dân Trí thì có bài nói về kỹ sư-liệt sĩ Nguyễn Bá Lại, người đã lấy thân mình che lựu đạn, về Bùi Nguyên Khiết, nhà báo chiến trường duy nhất ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới, cũng như về những nữ tự vệ tuổi còn thanh xuân, từ nơi khác đến, đã hy sinh ở Lào Cai vào năm ấy, mà cho tới nay, một số vẫn chưa được biết tên tuổi.

Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, nhà văn – blogger Phạm Viết Đào cho biết chính áp lực của công luận đã buộc báo chí chính thức phải nói nhiều hơn về chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 :

Blogger Phạm Viết Đào
http://telechargement.rf...son_Vietnam_17_02_15.mp3


Nhà văn Phạm Viết Đào : Theo dõi thì tôi thấy năm nay rất nhiều báo đưa. Những tờ có ảnh hưởng lớn đến độc giả, như Tuổi trẻ, Thanh Niên, Vnexpress, rồi VTC. Rõ ràng là áp lực của người dân khiến các cơ quan tuyên huấn cũng đã chuyển.

Bây giờ họ thấy cũng không thể ngăn cản. Những điều trong Kiến nghị của chúng tôi năm 2012 (do tướng Lê Duy Mật – nguyên chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang – chủ trì) bây giờ đã được thực thi một cách tương đối. Việc để báo chí nói chúng tôi rất mừng. Việc này coi như đã trở thành chuyện bình thường của báo chí. Báo chí được quyền nói mà không bị cản trở, hoặc nói mà vẫn sợ một cái gì đấy, như giai đoạn trước.

RFI : Những bài viết về cuộc chiến biên giới 1979 với Trung Quốc được đăng trong dịp nào, trước hay trong dịp Tết này ? Có vẻ như bài được đăng vào đúng dịp Tết này tương đối ít ?

Nhà văn Phạm Viết Đào : Hôm qua với hôm nay tôi thấy rộ lên một loạt báo đăng và trên những trang có nhiều người xem. Đấy là một dịp, chứ còn bình thường cũng ít có cơ hội. Như trong thời gian vừa rồi, một số báo cũng theo dõi diễn biến Mặt trận Hà Giang. Vấn đề này được xới lên, một số báo cũng đã nhảy vào ngay lập tức tìm hiểu, đưa tin về sư đoàn 356. Một trong những sư đoàn bị thiệt hại nặng ở Mặt trận Hà Giang.

Dịp giỗ trận 12/07 (ngày mở màn chiến dịch chiếm lại các cao điểm ở Vị Xuyên, Hà Tuyên), năm 2014 là đúng 30 năm. Lúc ấy tôi đang ở trong tù, nhưng khi ra cập nhật lại thông tin tôi thấy nhiều báo đưa. Bây giờ được sổ lồng rồi, bây giờ người ta nói rất sâu, rất kỹ. Người đọc cũng theo dõi rất nhiều. Dù sao các liệt sĩ cũng một phần được an ủi, nhất là những người đã hy sinh trong Mặt trận ấy. Trước đây, khi tôi lên Hà Giang người ta còn theo dõi cả tôi. Tôi thấy bây giờ tình thế cũng đã khác đi rồi.

RFI :[b] Xin ông cho biết thêm về Kiến nghị 5 điểm nói trên ?

Nhà văn Phạm Viết Đào: Kiến nghị của chúng tôi, do tướng Lê Duy Mật, nguyên phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 và chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang khởi xướng, có đặt 5 vấn đề. Thứ nhất là phải tổng kết lại cuộc chiến tranh ấy. Hai là phải giải quyết hậu quả của chiến tranh. Tức là phải quy tập hài cốt của liệt sĩ, của anh em thời ấy hy sinh còn nằm rải rác trên tất cả các điểm cao, mà nhất là có một số nằm trên đất Trung Quốc. Điều thứ ba là phải đưa vào các văn kiện chính thức của Đảng (Cộng sản Việt Nam) và Nhà nước về cuộc chiến tranh này. Và thứ tư là phải tổ chức kỷ niệm những ngày chẵn, năm chẵn, sự kiện lớn thành những cuộc kỷ niệm lớn.

Đấy là bốn vấn đề chính. Thứ năm, chúng tôi kiến nghị là được trao đổi trực tiếp với các « cơ quan chức năng ». (…) Bây giờ chúng tôi muốn tìm lại hồ sơ về các trận đánh, thì hiện nay các cơ quan chức năng chưa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà văn. Trung Quốc đã cho các nhà văn làm việc này từ lâu rồi.

[b]RFI:
Xin cảm ơn nhà văn Phạm Viết Đào.

Về phần Nhà nước Việt Nam thì hôm nay vẫn không tổ chức một lễ kỷ niệm chính thức nào về chiến tranh Việt – Trung. Hãng tin Đức DPA hôm nay trích lời tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, viết trên trang Facebook của ông, cho biết là khi hai nước bình thường hóa bang giao năm 1991, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam đừng nhắc đến ngày 17/02/1979 nữa, vì vậy cho tới nay chính quyền Hà Nội vẫn chưa có những hoạt động chính thức nào để kỷ niệm cuộc chiến tranh này.

Tuy vậy, một số người đã tự động tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh tại biên giới miền Bắc năm 1979, như tại Sài Gòn, khoảng 50 người, trong đó có một số nhân sĩ trí thức tên tuổi như giáo sư Tương Lai, hôm nay đã đến tượng đài Đức Trần Hưng Đạo để dâng hoa và thắp nhang tưởng niệm các chiến sĩ đã ngã xuống khi bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược Trung Quốc. Tại Hà Nội, một số người, trong đó có một số nhân sĩ trí thức, cũng đã đến Nghĩa trang Từ Liêm Hà Nội dâng hoa và thắp nhang cho các liệt sĩ chiến tranh biên giới 1979.

Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 17/02/2015 lúc 09:31:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tưởng niệm chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Tàu năm 1979
UserPostedImage
Các nhà hoạt động kỷ niệm 17/2/1979 vào sáng 15/2/2015 tại tượng đài Bắc sơn

Một số nhóm gồm những nhân sĩ, trí thức và các nhà hoạt động tại Việt Nam hôm nay tập trung tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn để thắp hương tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc phát động đánh sang Việt Nam từ ngày 17 tháng 2 năm 1979.

Bác sĩ Đinh Đức Long từ Sài Gòn cho biết hoạt động diễn ra tại chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn như sau:

“Sáng nay khoảng 9 giờ, sau khi chúng tôi đã trao đổi với nhau qua mạng xã hội rồi, mọi người tự nhiên đến đó thôi. Khoảng chính giờ thì mọi người đứng vào làm lễ tưởng niệm. Hôm nay có ông Tạ Trí Hải kéo đàn chiêu hồn tử sĩ. Chúng tôi cùng nhau thành kính thắp hương tưởng nhớ những đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ngày 17 tháng 2 năm 79.

Cuộc tưởng niệm hôm nay diễn ra rất trọng thể, trang nghiêm. Đặc biệt không bị lực lượng an ninh quấy rối như ở Hà Nội. Mà lực lượng an ninh ở vòng ngoài. Tôi có lời cảm ơn trên facebook của tôi là lực lượng chức năng đã đảm bảo an toàn cho cuộc tưởng niệm ngày hôm nay. Có lẽ đây là nét mới so với những cuộc tưởng niệm trước kia.

Theo tôi được biết xưa nay chưa có cuộc tưởng niệm chính thức nào được tổ chức. Chỉ có những cuộc tưởng niệm tự phát do các nhân sĩ trí thức, đồng bào yêu nước đứng ra tổ chức. Không những trước kia họ không tổ chức mà còn dung túng cho côn đồ cản trở. Lần này họ ở vòng ngoài bảo đảm an toàn, theo tôi nghĩ có sự thay đổi hoàn toàn trong nhận thức của họ.

Tại Hà Nội cũng diễn ra hoạt động tương tự tại một nghĩa trang liệt sĩ ở Từ Liêm. Hai ngày trước đây một số nhân sĩ, trí thức và nhà hoạt động tại Hà Nội cũng đến tại một số địa điểm tượng đài liệt sỹ và nghĩa trang để tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc.
Theo RFA
xuong  
#6 Đã gửi : 17/02/2015 lúc 09:58:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân dân không bao giờ quên!
"Anh tôi hi sinh tại biên giới phía Bắc năm 1979 không được coi là liệt sĩ".


Đứng trước một ngôi mộ, người đàn ông đến thắp nhang tại nghĩa trang liệt sĩ sáng nay, 17/2 nói gần như khóc với chúng tôi. Anh kể rằng cách đây khoảng 5 năm, phường thông báo các gia đình liệt sĩ đến nhận 5 triệu đồng tiền nhang khói. Khi gia đình anh đến thì bị từ chối với lời giải thích: "Không thấy chính quyền nhắc đến. Những người hi sinh ở biên giới phía Bắc không có trong danh sách này".


Sáng nay chúng tôi đến thắp nhang, đặt hoa, và dán biểu ngữ với hình ảnh hoa sim cùng dòng chữ NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN lên từng ngôi mộ liệt sĩ tại nghĩa trang thành phố Hà Nội. Trước đó, khi đứng căng biểu ngữ lớn với cùng nội dung trên thì chúng tôi bị bảo vệ nghĩa trang xông vào ngăn cấm, có sự chứng kiến của một số người thân liệt sĩ cũng đến thắp nhang, nên tôi nghĩ họ có thể e ngại khi chúng tôi dán biểu ngữ lên phần mộ của người thân họ. Nhưng không, tôi đã chứng kiến sự xúc động thể hiện trên gương mặt của họ, họ còn cẩn thận lau đi lau lại cho thật sạch phần sẽ dán biểu ngữ trước khi chúng tôi tiến đến ngôi mộ.
Khi chúng tôi ra về thì một người tần ngần gọi lại: "Mộ của anh tôi chưa có cái biểu ngữ". Rồi anh ấy phân trần rằng ngôi mộ tuy nằm cách biệt nhưng người trong mộ cũng hi sinh ở biên giới phía Bắc vào ngày này. Và trên đây là câu chuyện của người đàn ông ấy.


Sự vinh danh và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ là cần thiết, chỉ có chính quyền tay sai cho giặc thì mới cố tình quên đi nghĩa vụ ấy.


Họ cố tình quên, nhưng NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN!

Liberty Melinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.159 giây.