logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/02/2015 lúc 07:09:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng Hai về với Tết Việt ở Mỹ. Ừ, thì tết là năm mới của dân tộc, nên dù chân trời góc biển vẫn không quên phong tục tập quán của mình. Chiều qua, ngoài chợ Trường Nguyên cũng có không khí tết đó chứ! Trong chợ hằng hà bánh mứt, nhưng người sờ mó nhiều hơn người mua. Người ta như chỉ muốn chạm vào hình ảnh tết cho đỡ nhớ nhà chứ ai mà ăn mấy hộp bánh mứt “made in China”. Lời quảng cáo của người nhân viên chợ với một khách hàng (coi mặt dễ bị dụ hay sao đó!) Nhưng tôi nghe thật tự hào, “…chị đừng lấy hộp mứt đó! Thấy đẹp mắt vậy chứ là hàng Trung quốc đó! Chị lấy hộp này nè, coi không hấp dẫn bằng. Nhưng tui bảo đảm với chị là hàng… Việt Nam.”

Cảm ơn món quà xuân của người nhân viên chợ, cảm ơn chị đã lì xì cho tôi niềm tự hào dân tộc lạc mất từ lâu.
Bước ra ngoài cửa chợ, với chút cầu may trong tâm là anh nhạc sĩ bạn đang cỡi ngựa xem hoa ngoài ấy đã đi khuất!

Đúng là may mắn tới thật rồi, thằng khác đang sóng bước với nó, đi qua quán Đồng quê rồi. Mừng húm. Thoát nạn. Là tôi xấu hổ thôi chứ bạn tôi không tệ. Đó là nhạc sĩ Đức Duy – với tình khúc UTA mà ai đã nghe qua không khỏi chạnh lòng nhớ ngày tháng cũ khi mình còn trong đại học; chàng sinh viên nào chả tay trắng mộng đầy. Tôi xấu hổ không làm được việc chấp cánh cho nhạc của bạn tôi bay xa…
Không khí nhộn nhịp người mua kẻ bán những chậu quýt kiểng, cành đào, nhánh mai, mấy chậu cúc mùa hạn như gái già…. Có bà ngoại tóc trắng, bảo đứa cháu gái chừng mười tuổi, đứng sát vào mấy nhánh đào (thảm não), “…Cười đi con. Cười lớn lên nghe con. Ngoại chụp cho con tấm hình!”
Thiệt là muốn khóc với xuân tha hương. Nhưng lòng không nhịn được cười với bà ngoại xài cái iPhone5 rành hơn ngoáy trầu. Còn tạo dáng làm kiểu cho cháu ngoại bắt chước.
Xuân trong mắt bà cụ mới là xuân.

Vậy mùa xuân của tôi đâu? Bạn, anh, chị, ông, bà… có đem theo mùa xuân khi bước tha hương? Còn tôi, mùa xuân của tôi đã vĩnh viễn ở lại quê nhà. Những cái tết thần tiên chỉ còn trong kỷ niệm; tết hoài mong cố nhân xa rồi chỉ xa thêm. Đến những cái tết “lăng ba vi bộ” từ nhà nội về nhà ngoại cho tròn hiếu đạo thì tứ thân phụ mẫu cũng đã lên bàn thờ. Mấy chục cái tết “kéo cao cổ áo lên đường kiếm cơm” ở xứ tháng Hai lạnh bỏ mẹ này thì tết đã chết trước giao thừa.

Nhưng tháng Hai ở Mỹ có lễ Tình yêu – Valentine’s. Muốn mua chút quà thì tiền không đủ; món đủ tiền thì ai dám nhận mà mua tặng!

Một chiều cuối năm âm thầm theo gió cuốn đi…
Sáng thức sớm với ly cà phê quen thuộc; căn nhà không tiếng động. Nhớ chiều qua tan sở, đi nhà băng xong, gọi ông bạn già ra quán để trả nợ ông ấy, bữa nhậu như tiền lời vì bạn bè không lẽ cầm của nhau đồng lời như kẻ chợ. Và người lính cũ nào cũng nhiệt tình với bạn hữu, ông hứng khởi sau cú gọi và tự nguyện xách thùng bia xanh lè tới quán quen. Ông đáng kính ở lòng nhiệt tình, thẳng thắn, rộng rãi… để che cái tật ưa lôi kéo. Muốn ngồi riêng với ông không dễ. Vì thế chung bàn còn có người bạn đã quen biết có hai mươi năm; một người bơi trên dòng nước ngược từ khi quen biết anh ta đến nay vẫn chưa thoát nghèo. Mỗi người, dù tin hay không thì dường như có sẵn một số phận. Anh bạn tôi vẫn nghèo và lận đận như hai mươi năm trước. Còn thêm một thằng nhóc, tự qua Mỹ với diện du lịch nhưng kỳ thực là kiếm tiền; tìm cơ hội định cư…

Người bạn ngang hàng chỉ uống một chai bia rồi dông vì sợ cảnh sát; thằng nhóc chỉ ăn chứ không dám uống bia cũng vì sợ cảnh sát. Mỗi người có hoàn cảnh riêng, bạn tôi đã nghèo lại mắc cái xui, hết mười mấy ngàn với cảnh sát vì một chai bia thương bạn. Nó đi dự sinh nhật con của người bạn làm chung hãng. Tới nơi, mới uống chai bia do nó xách tới cả thùng thì bia hết. Thương gia chủ quen thói một con vịt đãi ba trăm đại biểu bên Việt nam-cộng sản. Nó thương người mới qua, thích mời cho lắm để mở rộng quan hệ. Nó tự động đi mua thêm bia cho bạn bằng tiền mình. Thế là bị cảnh sát vịn vì cảnh sát đang phục kích căn nhà có tiệc sinh nhật ồn ào – bảo đảm chộp được một thằng say – làm nên cơm gạo của cảnh sát.

Thằng nhóc thì lanh lém kiểu Việt nam làm tôi khó chịu. Nhưng nghĩ tội cho nó đâu có chọn lựa được chuyện sinh ra và lớn lên trong nước. Nó bươn chải đời nó tới tự lo được việc đi du lịch qua Mỹ để tìm con đường sống thì phải kể là đứa có bản lĩnh, có tài. Mới mấy tháng nay mà nó có việc làm (chung với ông bạn già của tôi). Nó dành dụm từng đồng từng cắc để hết hạn visa thì về cho hợp lệ; để lại qua vì tương lai kỳ vọng của nó ở Mỹ mới chỉ tìm được việc làm cơm nguội, chưa có ngon cơm. Mưu sự định cư còn xa vời lắm vì nó mới chỉ cặp bồ được với một em thợ nail. Cái lanh, lém của nó làm tôi không thích, nhưng phần nào lại thương tuổi trẻ lạc loài.

Nghĩ tới con mình, cần cái xe thì về nói với cha mẹ, là xong. Nhiều “ông-con”; “bà-con” của người Việt ở Mỹ còn không thèm đi xe cũ mới khổ sở cho cha mẹ. Nghĩ tới thằng nhóc lạc loài, dám dùng những đồng tiền nhỏ nhoi dành dụm được trong mấy tháng qua ở Mỹ để mua một cái xe của người ở tiểu bang khác lái qua đây, bị tai nạn xe, rồi bán cái xác xe cho nó với giá một ngàn. Nó tự đi lùng hết những nghĩa địa xe để mua từng món phụ tùng về tự sửa, tự hàn, gắn, chắp vá… Chiều hôm qua là lần đầu thằng nhỏ lái cái “xe của nó” ra trình diện chú bác. Thành tựu đầu đời của ai cũng có giá trị riêng với người đó. Thằng nhỏ tự hào, hãnh diện là phải. Chỉ tiếc lối xã giao, ngôn ngữ, hành vi của nó lớn lên trong nước khó gây thiện cảm với người ở nước ngoài lâu năm, những người thường chậm lụt chứ không tay bằng miệng miệng bằng tay như nó. Nó lanh lợi như một kẻ sẵn sàng ăn miếng trả miếng với bất cứ ai; khác với trẻ Việt lớn lên bên Mỹ là thông minh, có kiến thức (trường lớp) nhưng khiêm tốn, chứ không có kiến thức hè phố và thích ta đây! Trách nó thì không nỡ mà thương nó khó hơn.

Cảm ơn nó no bụng rồi thì cáo từ.
Còn tôi với ông bạn già ngồi uống hết mấy chai bia rồi về. Cái tình ấp lẫm nhưng cơ hội ngồi chung ngày càng khó hơn vì ai cũng còn phải đi làm. Thời gian còn lại phải nghỉ ngơi vì sức khỏe tới lúc phải bảo trọng. Sự khủng hoảng nhất ở thành Đà là cảnh sát. Chính những cảnh sát người Việt đã nói thẳng với người Việt là cảnh sát không có gì kiếm tiền dễ hơn và nhiều hơn vớ được một thằng say lái xe. Nên họ cứ phục kích ở những nhà hàng, quán xá, là cơ hội cải thiện đời sống của họ. Luận cứ nào cũng không chấp nhận được một người say lái xe vì nguy hiểm cho người khác; nhưng cảnh sát lại không để “an toàn của lương dân” trong tâm trí họ bằng những đồng tiền kiếm được từ những thằng say. Đề luật nào cũng hay; chỉ người thực hiện những đề luật hay thường không được hay lắm! Nhưng đời sống không như thế thì làm sao gọi là xã hội để mọi người đều phải chấp nhận cả hai mặt tốt xấu của nó.

Cách giải quyết phát sinh ở đây là hoàn cảnh tạo ra mấy anh em thất nghiệp – hành nghề lái taxi cho dân nhậu. Cứ vui đi, nhưng tới khi muốn về thì đừng tự lái xe để nạp mạng cho cảnh sát, hãy gọi người anh em taxi nào đó ra quán nào đó đón tôi. Người anh em sẽ đưa bạn về tận nhà, sáng hôm sau đến đón bạn ra quán để bạn lấy xe của bạn mà đi làm. Giá cả tùy tâm trong khả năng của bạn, cái còn lại là tình huynh đệ ở địa phương. Nếu muốn sòng phẳng cũng dễ là trả hai chục bạc khi taxi đưa bạn về tới nhà. Sáng hôm sau, tự bạn tìm cách ra nhà hàng lấy xe.

Tôi đang tính uống bia một bữa cho đã đời với ông bạn già rồi kêu anh em đưa về. Nhưng điện thoại ông reo một lần, rồi hai lần…, để điện thoại ông reo lần nữa thì mình thành khiếm nhã vì không dám trách ông ngồi nhậu còn mở điện thoại làm gì?
Tôi nói, “Thôi hôm khác gặp. Anh về đi, để chị nhà trông…”

Ông tư lự nói, “Nãy giờ, anh không nói thật với chú. Hôm nay là sinh nhật anh. Bà xã muốn đặt bàn ở nhà hàng. Nhưng anh không thích tổ chức sinh nhật rùm beng. Bây giờ, bả hỏi anh muốn ăn gì để bả mua, rồi về nhà. Chú ghé anh chơi được không?”
“Thôi đi. Để tôi đưa ông về nhà ông cho tôi yên tâm. Sáng mai kêu thằng nhóc đón ông ra lấy xe. Đừng lái nữa. Rồi ông làm gì ở nhà ông thì tùy ông. Tôi về nhà tôi. Hôm khác gặp.”

Một buổi chiều cuối tuần lẫn lộn những buồn vui trong tâm tư. Sáng ra nhớ lại cũng mừng cho người lính cũ, đã lên hàng bảy, lui cui có hai vợ chồng già trong căn apartment, nhưng nàng còn nhớ đến sinh nhật chàng thì thật là an ủi cho ông bạn tơi bời hoa lá với chiến tranh và tù đày. Có ai không nhớ, cả đời, ngày sinh nhật của mình, nhưng được người khác nhớ là bằng chứng hằng sống của chính cuộc đời đó.
Sáng tháng Hai trong căn nhà không một tiếng động. Cái lạnh đê mê từng ngón tay vì con cái sinh ở Mỹ không chịu mở máy sưởi với nhiệt độ cao. Đợi chúng biết thông cảm với mẹ cha di dân và tuổi tác thì chúng cũng đã già, những đứa trẻ thế hệ thứ ba biết đâu mở máy lạnh giữa mùa đông! Hãy đợi đấy đi con, cháu nội của bố sẽ dạy con lễ độ!

Sáng tháng Hai ngồi xem tivi cho qua thời gian chưa nên mở máy giặt vì làm ồn những người còn ngủ. Trên tivi quảng cáo đủ thứ quà cáp về ngày lễ Valentine sắp tới. Nhớ một ông bạn già khác. Ông cũng bảy bó từ lâu, nhưng mấy năm trước khi còn làm việc chung, ông cứ gạt màn hình computer đang làm việc xuống một góc màn ảnh để len lén lên trang “tặng hoa online” mà không muốn những người trẻ thấy, và biết. Cái vụng trộm của người già mới đáng thương làm sao! Không biết hằng năm, ông mua bao nhiêu bó hoa online để tặng những người muôn năm cũ của ông? Tình yêu không có tuổi nên cuộc tình sáu mươi năm trước vẫn cứ mười mấy tuổi mộng mơ. Chút tiền già mua hoa lòng gởi gió cho mây ngàn bay chứ mong gì còn nhìn thấy nhau lần nữa.

Bật tivi qua đài “Thế giới muôn loài” cho nhẹ đầu thì gặp đàn cá hồi kéo nhau về nguyên quán để sinh đẻ, và để chết. Sau khi ra đời không bao lâu, bọn cá hồi rời bỏ những dòng sông nhỏ để đi ra biển lớn. Chúng sống cả đời sóng gió xa xôi chỉ để chuẩn bị chuyến hồi hương lần cuối. Ngày trở về của cá hồi được thiên nhiên ban tặng cho cái GPS mà hàng triệu năm sau con người mới biết tới với khoe khoang là phát minh quan trọng của nhân loại. Chúng bơi trên những dòng nước ngược ngày đêm, thác ghềnh không nghĩa lý gì hết với những con khỏe. Những con chết bụi chết bờ thì tự trách thiếu bản lĩnh. Sau hành trình gian khổ còn hơn đi hành hương về thánh địa của người Hồi, cá hồi về đến nơi chúng đã chào đời.

Người thuyết trình nói, “chúng đã trưởng thành và đổi màu vì nước biển. Bây giờ chúng là những con cá to lớn và không còn mang màu sông nhỏ bé là màu hồng lạt, chúng có màu đỏ cam, màu xanh bạc hay màu xanh lá cây đậm đen là vậy!

Điều kiện sống qua thời gian, cá hồi không còn là chính nó. Sinh quán của nó không đổi thay, nhưng nó đã không còn thích hợp với cội nguồn. Nhưng từ khai thiên lập địa của cá hồi, chúng vẫn trở về cố hương. Đó là sự thật.”

Sự thật nào cho tôi, bạn, anh, chị, ông, bà… Hoàn cảnh sống, thời tiết, địa lý… có làm chúng ta thay đổi vì làm sao một Việt kiều về nước còn dám ăn tô bún riêu hàng gánh trong xóm nghèo. Hệ tiêu hóa của chúng ta đã thay đổi. Cơn thèm dư vị còn đó, nhưng chúng ta đã thua cá hồi sự về – chỉ để chết. Thực ra, cá hồi về nguồn là để đẻ và chết. Vì không đẻ thì lấy đâu ra cá hồi con để lại bỏ sông ra biển như cha ông… Nhưng sự chết không làm khiếp sợ được cá hồi vì chúng không phải là người.

Sáng tháng Hai nhạt nắng ngoài song cửa, cây táo trên đồi đã trổ bông, màu hoa năm ngoái phớt ánh hồng, năm nay hoa trắng như tang trắng, con sóc mùa qua đã góa chồng… nó ngơ ngác nhìn tuyết tan trong cô lẻ. Có lẽ ông bạn mua hoa online tặng ghệ cũ đang hối hận vì lúc đó vợ già của ông đang hấp hối ở nhà thương. Trong cơn mê do thuốc giảm đau của bà, không biết ông vẫn là… hay đã!

Sáng tháng Hai mùa lễ tình yêu về gõ cửa. Mùa bông hoa bán đắt như vàng, nhưng vàng không sợ thối rữa như hoa. Sao người ta vẫn đi mua hoa với giá vàng?! Mùa băng tuyết cho người xứ ấm nhớ nhà – ngồi xem cá hồi hành hương mà hổ thẹn. Nghèo hèn cũng bấm bụng nhập gia tùy tục mà kéo cao cổ áo lên đường mua hoa…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.