logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/02/2015 lúc 12:36:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kể từ 1 giờ khuya ngày 5 tháng 6 năm 1980 khi chiếc thuyền mong manh bé nhỏ rời vàm Bãi San (Vĩnh Bình), chúng tôi tất cả 74 người vừa người lớn vừa trẻ em đã thực sự là “on our own risk” trên chiếc ghe mang số CLA 1273 nhắm mắt đánh liều cùng số mạng để đánh đổi hai chữ TỰ DO.

Vì đã quá trễ nên chú Trình tài công (định cư tại Toronto) cho ghe phóng hết ga. Mặc dù màn đêm dày đặc nhưng qua ánh sao le lói, tôi vẫn nhận ra ghe lướt nhanh ngang qua Vàm Trà Vinh, Bãi Vàng rồi Bến Đáy với những hàng đáy rộng thênh thang chắn ngay cửa biển trông thật rợn người. Bấy giờ cũng đã 4 giờ sáng. Mãi lo tránh né hàng đáy mà ghe lọt vào vùng cồn cạn nằm giữa cửa biển. Trên một vùng biển rộng bao la mà trông thấy cái cồn cát nổi lúp xúp trên mặt nước rồi sực nhớ có nhiều ghe vượt biên chạy ra tới cửa biển bị vướng cồn để bị hốt thì tôi đã thấy rởn tóc gáy rồi.

Rất may nhờ Trình là dân đánh cá địa phương quen hết địa hình địa vật ở đây nên ra lệnh cho một số thanh niên nhảy xuống biển… cạn rồi cầm những cây sào chèo chống hai bên mạn thuyền cho tới khi ra khỏi vùng chết người này. Tới bây giờ tụi Công An từ đồn Bến Đáy mới phát giác ra chúng tôi liền bắn súng truy kích và dùng ghe máy đuổi theo nhưng ghe quốc doanh của chúng làm sao mà chạy kịp máy 3 bloc đầu bạc của ghe vượt biên nên sau một lúc chúng quay về. Khi chúng tôi ra tới biển thì trời đã rạng sáng và Trình vẫn tiếp tục xả hết tốc lực cho chóng qua khỏi nơi nguy hiểm. Nhìn vào đất liền thoáng hiện xa xa, lòng tôi thấy buồn rưng rưng “Thôi nhé! Vĩnh biệt mẹ Việt Nam! Vĩnh biệt quê hương nơi đã sinh tôi ra và cưu mang tôi trong suốt 38 năm trời và là nơi tôi bỏ lại một bà mẹ yêu thương nghèo khổ gieo neo tảo tần để nuôi tôi lớn khôn và đứa em gái còn ngây thơ khờ dại. Lần đi nầy chắc là ngàn đời vĩnh biệt”.

Trên hải trình, thỉnh thoảng chúng tôi trông thấy những thương thuyền hay tàu chở hàng lớn của Nga và các nước Đông Âu. Họ nhìn ghe chúng tôi một cách lạnh lùng. Tới 6:00 giờ chiều đảo Côn Sơn hiện xa xa trước mắt. Tài công Trình chuyển hướng cho ghe lệch về hướng Bắc để tránh sự quan sát của Việt Cộng. Nhưng sau đó thì chúng cũng nhìn thấy và đuổi theo, Trình tăng hết tốc lực cho ghe chạy thẳng ra hải phận quốc tế bỏ lại đằng sau chiếc ghe Công An Côn Sơn lẹt đẹt và bỏ cuộc. Cố chạy quá xa ra hải phận quốc tế cho chắc ăn nên sáng hôm sau, thứ ba, 3 tháng 6 năm 1980, ghe phải quay về hướng Tây chạy suốt ngày thứ hai của chuyến hải trình cho đến ngày thứ ba mà vẫn không thấy bờ bến gì cả, biển ở độ sâu thăm thẳm nên nước đen ngòm trông thật ghê rợn.

Lúc bấy giờ, tôi mới hơi hoàn hồn một chút để nhìn các bạn đồng hành. Trên ghe, ngoài gia đình chúng tôi, mẹ con chị Hoa (Hartford), mẹ con chị Nghiêm (Nork York), bốn đứa em và cháu chị Phò (Toronto và Edmonton), còn có Sương (Edmonton), gia đình anh Sển chủ tiệm bazaar Hoa Nam (Sydney)… Tất cả là 74 người.

Sau 3 ngày lênh đênh trên biển cả, Trình cho biết ghe đang ở trên hải phận Mã Lai. Lâu lâu chúng tôi thấy có hàng lưới của ngư phủ giăng giữa vùng biển rộng. Ghe tiếp tục băng mình giữa vùng trời nước bao la mịt mùng. Không một tàu ghe nào qua lại, chỉ có độc nhất chiếc ghe vượt biên mong manh nhỏ bé đưa 74 người Việt Nam khốn khổ đến phương trời vô định. Tới 6 giờ chiều ngày thứ tư, 4 tháng 6, chúng tôi thấy từ đàng xa ánh đèn sáng rực cả một vùng biển, tôi đoán chừng đó là giàn khoan dầu (oil rig platform) nên bảo Trình chạy thẳng tới đó cầu cứu. Nhưng Thọ là chú của chủ tàu liền phản đối:
– Không được Trình. Chạy tránh xa đi, đó là tàu hải tặc đó, nó bắt được mình thì chết.

Lẽ dĩ nhiên, Trình phải nghe lời Thọ. Tôi không biết dựa vào suy luận quái đản nào đã khiến Thọ cho rằng vùng ánh sáng chói lòa kia là tàu hải tặc. Thứ nhất là tàu hải tặc cũng chỉ là chiếc tàu hay ghe đánh cá, cho dù nó lớn gấp 3, 4 lần ghe vượt biên thì nó cũng không thể tỏa ánh sáng chói lọi cả một góc trời, vả lại càng hải tặc thì nó càng che bớt ánh sáng để rình bắt con mồi chứ!
Ghe chuyển hướng xa vùng ánh đèn trong nỗi bực mình khó chịu của tôi.

Lúc bấy giờ, bầu trời chiều giăng đầy những đám mây xám xịt, loại mây mà người ta gọi là mây khói đèn báo hiệu cho cơn giông bão dữ dội sắp đến. Mặt biển lúc đó tuy còn êm nhưng mọi người đều nghe tiếng gầm gừ ục ục từ dưới lòng đại dương để chuẩn bị cơn cuồng nộ. Sau nửa đêm, biển bắt đầu động mạnh và những đợt sóng lớn dần lớn dần cho tới sáng ngày thứ năm, 5 tháng 6, chiếc ghe mong manh của chúng tôi thực sự lọt ngay trung tâm bão cấp 5 với những con sóng cao gần bằng nóc nhà. Mọi người đều phải xuống khoang đậy nắp lại, chỉ trừ những thanh niên đứng ở khoang thứ nhất thay phiên nhau tát nước biển đang tràn vào. Riêng tôi lên buồng lái để company và vận động tinh thần tài công Trình. Chiếc ghe nhỏ bé nghiêng ngả tròng trành như cái trứng vịt dưới sự phẫn nộ của đại dương. Biển gào thét, biển hung hăng, biển điên cuồng, biển tàn nhẫn trút từng cột nước khổng lồ như muốn nuốt trửng lấy con thuyền tội nghiệp của chúng tôi. Lúc đó thì mọi người trên ghe ai cầu kinh nấy, niệm Phật, cầu Chúa, vái ông bà vang dội khắp nơi. Tôi cũng luôn miệng đọc kinh Quán Thế Âm Bồ Tát mà quên đi nỗi tức giận Thọ đã quyết định ngu xuẩn trong đêm hôm trước để đưa cả ghe đến chỗ chết hôm nay. Biển cả thực sự chứng tỏ quyền lực vô biên chứ không hiền hòa êm dịu như mấy ngày đầu. Từng đợt sóng thần hung dữ phủ đầu chiếc ghe vượt biên cuốn xô tất cả áo quần nồi niêu xoong chảo và tệ hại hơn hết là lương thực trôi lềnh bềnh trên biển. Ở đời ai cũng có những phút giây quan trọng mà quyết định ảnh hưởng tới nhiều người, tôi đã trải qua những phút giây đó và tôi đã quyết định sai khi đưa vợ con ra thử thách cùng biển cả. Trong nỗi tuyệt vọng tận cùng, tôi bỗng ao ước giá mà bọn Việt Cộng bắt tất cả chúng tôi lúc này thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Lúc nguy nan như thế nầy, tôi mới thấy khả năng lái ghe phải nói là siêu việt của tài công Trình. Gần như không nháy mắt, anh cố nhìn sóng biển khổng lồ đang bủa giăng tứ phía. Khi anh thấy nó sắp phủ chụp trước mũi ghe, anh bớt tốc độ lại để con sóng qua trước mắt, ngược lại nếu anh thấy sóng sắp xô tới phía sau ghe thì anh tăng tốc độ để ghe vượt qua khỏi. Có thể nói đây cuộc đấu tranh sinh tử giữa con người và thiên nhiên. Tôi ngồi kế bên thỉnh thoảng đưa vào miệng Trình thỏi sâm Cao Ly để trợ lực anh.

Giữa lúc đó, trên bầu trời xám xịt, một chiếc C47 bay thật thấp trên đầu chiếc ghe tới độ tôi còn thấy chữ US Army. Mấy người ở trên deck trông thấy mừmg rỡ la lên:
– Máy bay Mỹ! Máy bay Mỹ tới cứu chúng ta rồi bà con ơi!
Mọi người trên ghe vùng dậy như được hồi sinh. Đúng là có tin vui giữa giờ tuyệt vọng (tựa bản nhạc của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng).
Chiếc máy bay đảo lượn mấy vòng rồi thả khói màu chung quanh và quăng xuống biển gần chiếc ghe một cái hộp hình chữ nhật màu tro mà do kinh nghiệm làm việc với cố vấn Mỹ ngày xưa, nhìn qua là tôi biết cái transmitter mà phi công muốn chúng tôi nhặt lên dùng để liên lạc với họ để được hướng dẫn việc cấp cứu chúng tôi. Tôi la lớn lên yêu cầu mọi người cố lượm cái hộp đó cho tôi để gọi cầu cứu, nhưng vì sóng quá lớn nên chiếc hộp lần lần dạt ra xa ghe chúng tôi, nhận chìm bao hy vọng cải tử hoàn sinh. Chiếc máy bay lượn thêm mấy vòng nữa nhưng thấy hoàn toàn hopeless nên bay đi mất mang luôn theo sinh lộ của 74 thuyền nhân khốn khổ và như gióng tiếng chuông báo tử đã đến. Nét tuyệt vọng đã hằn rõ lên khuôn mặt mọi người. Cái giá của tự do nó đắc đến thế sao? Nhưng sau đó, có lẽ nhờ lòng thành tâm khấn nguyện Trời Phật linh hiển nên chiếc ghe tị nạn sau thời gian thập thò ở biên giới tử sinh từ cao điểm của cơn bão lúc 10:00 giờ sáng tới 4 giờ chiều thì bão từ từ dịu lại. Mọi người từ dưới khoang được lên sàn ghe để hít thở chút không khí trong lành của biển sau hơn 6 tiếng vật lộn với tử thần. Các con tôi ói mửa đến xanh xao mặt mày, tội nghiệp Sương phải xức dầu và lấy thuốc cho chúng uống trong khi bà xã tôi, chị Hoa, chị Nghiêm nằm sóng soài trên sàn. Riêng tài công Trình thì mặt mày tái mét, anh giao tay lái cho người phụ để ngồi thở dốc. Tôi phải lấy thêm sâm và thuốc hồi sinh (revitalose) cho anh uống. Chiếc ghe vượt biên cứ thả trôi theo sóng nước trong tình trạng lương thực đã khô cạn.

Giữa lúc khốn cùng bi đát thì bỗng có phép mầu hiện đến, phép mầu nầy là cái giàn khoan giữa trùng dương đang khè ánh lửa sáng ngời. Mọi người cùng reo mừng trong khi tài công phụ trao bánh lái cho Trình từ từ cho ghe tiến tới giàn khoan (lần này nếu Thọ mà ngăn cản nữa thì tôi sẽ là người đầu tiên chống lại vì ở đời dịp may nào đến hai lần). Lúc đó là 9:30 tối ngày thứ năm, 5 tháng 6. Khi ghe vừa tới giàn khoan mang hàng chữ “Pulai A” thật lớn, cây cầu thang sắt dẫn xuống mặt biển được kéo lên trên cao tận sàn giàn khoan. Tôi linh cảm đây là điều bất thường, chắc là giàn khoan không muốn tiếp những “người khách không mời mà đến”. Dù biết vậy nhưng đâu còn chọn lựa nào khác, tôi bảo Trình cho ghe cặp sát vào rồi nhờ vài thanh niên bấu chặt các thanh sắt khung giàn khoan để tôi leo lên cầu cứu. Từ mặt biển lên tơi sàn giàn khoan cao hơn 10 mét, thân giàn khoan lại rung rinh vì sóng biển và tôi tuy sức cùng lực tận nhưng với bản năng sinh tồn cũng đã cố leo lên được. Trong lúc bên dưới ghe mọi người, nhất là vợ con tôi, đều nín thở niệm Phật cầu Chúa giùm cho tôi. Một số khác la to lên để tiếp hơi khuyến khích:
– Ráng lên ông Phó ơi! Đừng nhìn xuống biển mà bị chóng mặt. Chút xíu nữa tới rồi.
Khi lên tới nơi, tôi quay lại thì thấy tài công Trình, anh nằm dài trên platform nói không ra hơi:
– Em đuối sức quá rồi ông Phó ơi! Ráng leo lên đây nhờ ông Phó xin mấy ổng cho thuốc khỏe.

Tôi bắt đầu kêu gào:
– Xin các người cứu giúp chúng tôi, những nạn nhân bão tố trên biển cả.
Tôi la lớn như vậy hai lần thì một cánh cửa mở ra với một người Á Châu tay cầm khẩu M18 bước tới chúng tôi, tôi liền mở lời cầu xin giúp đỡ. Anh ta bước vào trong và sau đó trở ra với hai người nữa: một da trắng và một da vàng. Người da vàng lịch sự giới thiệu với tôi rằng người da trắng là kỹ sư trưởng giàn khoan còn ông ta là phụ tá. Tôi bắt đầu trình bày hoàn cảnh thảm thương của chúng tôi để xin giúp đỡ. Sau nghe xong câu chuyện, viên kỹ sư da trắng nghiêm giọng bảo tôi:
– Các anh nói không thể sống với Cộng Sản nên ra đi tìm tự do. Tại sao các anh không ở lại kết họp nhau chống bọn họ mà lại cứ trốn chạy để mong sang Mỹ. Đến lúc nào mà Mỹ bị Cộng Sản xâm lăng thì các anh đi đâu?

Tôi sửng sốt bàng hoàng và bực tức trước lập luận đầy ác cảm với thuyền nhân của anh kỹ sư này, tuy nhiên vì sinh mạng của 74 người trên ghe nên tôi nhỏ nhẹ trả lời:
– Thưa ông! Tôi không leo lên đây để bàn cãi về phương sách chống Cộng, tôi chỉ van xin ông vì lòng nhân đạo cứu giúp 74 người trên ghe mà đa số là đàn bà trẻ con. Chúng tôi vừa may mắn sống sót sau cơn bão lớn ngày hôm nay, bây giờ thì ghe chúng tôi hoàn toàn hết nhiên liệu cũng như lương thực và nước uống. Khẩn cầu các ông mở lòng nhân mà trợ giúp giùm. Tôi xin thay mặt những người trên ghe vô cùng cảm ơn cứu tử của các ông.
Sau đó là cả một khoảng trống yên lặng đáng sợ, lúc bấy giờ một số nhân viên giàn khoan đầy đủ sắc tộc đen trắng vàng cũng kéo ra xem động tịnh. Sau đó vài phút, viên phụ tá da vàng ôn tồn bảo tôi:
– Xin ông vui lòng đợi chúng tôi một chút.

Rồi kéo tay kỹ sư trưởng tới một góc nói chuyện với nhau. Sau một hồi thảo luận, họ trở lại, viên kỹ sư trưởng nói với giọng điệu nhẹ nhàng hơn:
– Chúng tôi rất thông cảm hoàn cảnh của những người trên ghe nên chúng tôi sẽ tiếp tế đầy đủ nhiên liệu, lương thực nước uống cũng như thuốc men. Nhưng rất tiếc là chúng tôi không vớt quý vị được vì đó không nằm trong chính sách giàn khoan. So sorry.
Thấy được vậy là quá tốt rồi và tôi dư biết kết quả này là do lòng từ tâm của vị phụ tá giàn khoan, người mà qua thái độ và giọng nói đã biểu lộ cảm tình đối với đám thuyền nhân chúng tôi. Ân nhân ơi! Dù ở bất cứ phương trời nào, chúng tôi luôn khắc ghi ân nghĩa của ông. Anyway, thì cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới viên kỹ sư trưởng giàn khoan Pulai A của Mã Lai vì cho dù không đồng quan điểm, ông cũng đã ra tay cứu trợ chúng tôi. Sau đó tôi xin họ cho ghe được neo tại một trong những cái phao bằng sắt đặt chung quanh giàn khoan chờ biển yên sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng sau đó Trình nói riêng với tôi là:
– Nói thiệt với ông Phó là tôi không dám lái chiếc ghe này đi đâu hết. Ghe nó mục hết rồi. Nghe Trình nói vậy, tôi thấy nản chí vô cùng. Cũng may là ngày hôm sau có ghe đánh cá Mã Lai cặp tới đề nghị chúng tôi trả họ hai hột xoàn một cho vợ của thuyền trưởng và thuyền phó thì họ sẽ kéo thuyền tới bờ biển Marang gần đó. Sau cơn chết đi sống lại nên cái deal nầy được hầu hết thuyền nhân đồng ý. Cặp bờ Marang, cảnh sát địa phương gọi Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Mã Lai (Malaysian Red Cresent Society) –Hồng Thập Tự – tới lập thủ tục đưa chúng tôi tới thị trấn Terengganu để hôm sau đáp tàu Pulau Tierra tới đảo Pulau Bidong.

Tại đồn Cảnh Sát Mã Lai Bidong, anh Huấn trưởng phòng bảo tôi sắp xếp đồng bào trong thuyền rồi trình diện Sam, trưởng đồn Cảnh Sát Mã Lai. Sau đó, Sam đề nghị tôi làm thông dịch viên và phiên dịch viên cho đồn Cảnh Sát mà nhiệm vụ chính là phiên dịch tờ tự khai của các đại diện tàu mới tới, phiên dịch giấy tờ từ Cao ủy và chính quyền Mã Lai, thông dịch phỏng vấn thuyền nhân loại đặc biệt, thưa gởi quỵt tiền vượt biên, nấu rượu lậu, tố giác Việt Cộng trà trộn. Phòng Cảnh Sát Mã Lai lúc bấy giờ có lối 10 thuyền nhân giúp việc gồm đủ các ban: ban tiếp nhận người mới tới, ban hành chánh, ban tiếp liệu, ban an ninh điều tra, ban thông dịch. Ông Hoàng Thanh Thảng đương kim chủ tịch hội Người Việt Toronto cũng làm việc tại đây một thời với tôi. Nhân số thuyền nhân ở Bidong lúc bấy giờ trên 40.000 người nên sinh hoạt thật rộn rịp. Đặc biệt các ca sĩ Lệ Thu, Ngọc Minh, Hùng Cường, Ali Minh, Hoàng Thi Thao thường lên đài phát thanh Bidong hát những bản tình ca người tị nạn như SaiGon ơi vĩnh biệt, Người di tản buồn, Nghìn trùng xa cách, Biển nhớ, Sao không thấy hồi âm… nghe mà đau buồn não nuột cho thân phận người tị nạn.

Gia đình tôi ở đảo Bidong gần 3 tháng thì gặp dịp Canada dưới quyền Thủ tướng Pierre Trudeau đã mở rộng vòng tay nhân đạo nhận người tị nạn với quota 50,000 người. Ngày 20 tháng 9 năm 1980 trên chuyến bay Ward Air chung với ông Hoàng Thanh Thảng, giáo sư Đặng Sĩ Hỉ, Nguyễn Chí Thành (giáo sư trung học kiểu mẫu Thủ Đức), tài công Bùi Quang Trình… Chúng tôi đến định cư tại Toronto từ năm 1980 tới nay và đã ổn định cuộc sống trong miền “xứ lạnh tình nồng” và “đất lành chim đậu”.

Nơi đây xứ lạnh tình nồng
Yêu thương chất ngất như lòng đại dương
Niềm tri ân nói khôn lường
Tương lai trải rộng con đường thêu hoa

Thank you Canada
It’s a great country to live
Toronto, mồng một Tết năm Ất Mùi 2015
Nguyên Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.