logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/01/2013 lúc 09:42:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Tải để nghe

VRNs (07.01.2013) – Sài Gòn – Chào quý vị, hầu giúp quí vị hiểu hơn tâm tình và ý kiến của thân nhân 11 thanh niên Công Giáo và Tin Lành sẽ ra tòa tại thành phố Vinh, Nghệ An, Việt Nam, vào ngày 08.01 tới đây. Hôm nay mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với anh trai của anh Phaolô Trần Minh Nhật và cậu của Paulus Lê Văn Sơn.

Anh của Phaolô Trần Minh Nhật: “Hy vọng em của tôi vô tội, nhưng chế độ này gán ghép làm sao đó, so với quốc tế thi không có tội nhưng so với cộng sản Việt Nam thì nó gán vào một tội nào đó [hoạt động nhầm lật đổ chế độ, theo điều 79 bộ luật tố tụng hình sự], luôn ủng hộ người em của tôi”. Anh của Phaolô Trần Minh Nhật không chỉ ủng hộ Nhật trên tinh thần anh em, mà còn “ủng hộ về việc làm chính đáng của Nhật”.
Anh Trần Khắc Đạt (anh của Minh Nhật) cho biết ra Vinh không chỉ vì em trai mình mà còn vì vấn đề nhân quyền cho Việt Nam, tiếng nói lương tâm của những người con Vinh. Dù không vào được trong phiên tòa vẫn đứng ngoài ủng hộ tinh thần.

Về việc anh Trần Minh Nhật bị cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chế độ”, anh Trần Khắc Đạt cho biết chỉ bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình, nhưng cộng sản Việt Nam quy kết đó là tội phản động hay lật đổ chính quyền nhân dân. Khi thăm nuôi Trần Minh Nhật, anh Đạt từng nói với Nhật: “Em dù bị tù đày, bị bách hại, bị chết thì không bao giờ nhận tội mà hoàn toàn mình không có”. Anh Đạt còn cho biết: “Gia đình vẫn hạnh phúc vì có người con dám nói lên những điều mà nhiều người không dám nói và dám làm những điều mà hơn 80 triệu dân không dám làm”.

Trước khi bị bắt anh Nhật đang tham gia lớp dự tu tại một Dòng tu Công giáo tại Sài Gòn. Gia đình anh Nhật không mong muốn gì về việc làm kinh tế mà muốn anh Nhật tham gia phục vụ tha nhân. Từ khi biết anh Nhật hoạt động cho công lý và hòa bình, thì anh Đạt và gia đình rất hài lòng. Gia đình luôn tin tưởng sự can đảm và sức lực chịu đựng của anh Nhật có thể tự bào chữa trước tòa.

Còn về anh Paulus Lê Sơn, cậu anh Sơn cho biết tuy chưa có giấy tờ gì từ tòa án và viện kiểm sát nhưng ông Phẩm vẫn đi ra tòa án tại Vinh để xem xử anh Sơn về tội gì. Theo ông Phẩm thì trong những lần thăm gặp trước kia thì anh Sơn nói không có tội gì và trong cáo trạng anh Sơn cũng không nhận tội gì cả. Từ lần thăm gặp hôm 24.05.2012 đến này gia đình đã làm đơn đề nghị được thăm nuôi nhưng chưa được trả lời.

Theo ông Phẩm thì cháu ông là anh Paulus Lê Văn Sơn chỉ làm việc công phúc, từ thiện bác ái và công lý hòa bình thôi. Giờ Sơn bị cáo buộc thì phải chịu. “Sơn chỉ lên tiếng về công lý hòa bình, giờ bị ép vậy làm sao chống lại được”. Nếu được nói với anh Sơn trước tòa thì ông Phẩm sẽ nói: “Nếu có tội thì nhận, còn không nếu chém cũng không nhận”.

Ông Phẩm sẽ mang áo veston đến tòa án cho Paulus Lê Sơn mặc như mong muốn của Sơn. Còn tòa án có cho hay không là chuyện của tòa và của chế độ này.

VRNs sẽ đưa them nhiều thông tin về các thanh niên bị xét xử ngày mai bằng bài viết và video từ chiều nay.

Chúc bình an

Thomas Việt, VRNs
xuong  
#2 Đã gửi : 11/01/2013 lúc 10:36:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phóng viên không biên giới chứng minh sự vô tội của blogger Paulus Lê Sơn
UserPostedImage
Paulus Le Son tại khóa huấn luyện về blog do Phóng viên không biên giới tổ chức, Bangkok, Thái Lan, 07/2011
(SRF)

Trong một thông cáo công bố ngày hôm nay, 11/01/2013, tổ chức Phóng viên không biên giới, bày tỏ sự phẫn nộ về bản án đối với 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành trong phiên xử sơ thẩm hai ngày 08/01 và 09/2013 tại thành phố Vinh. Đồng thời, tổ chức này tuyên bố có thể chứng minh sự vô tội của blogger Paulus Lê Sơn, một trong ba người lãnh án nặng nhất.
Trong phiên xử sơ thẩm vừa qua, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã kết án tù 13 trong số 14 người bị đem ra xét xử với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », do bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân, mà Việt Nam xem là một tổ chức khủng bố. Ba người lãnh án nặng nhất là Lê Văn Sơn, tức Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu, mỗi người bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Những người còn lại lãnh án từ 3 đến 8 năm tù giam và từ 2 đến 4 năm quản chế. Chỉ có một người được hưởng án treo.

Riêng về blogger Paulus Lê Sơn, Phóng viên không biên giới tuyên bố có thể chứng minh rằng blogger này không hề tham gia một hoạt động nào của Việt Tân, khi ở Bangkok trong thời gian từ 25 đến 30/11/2011, đơn giản chỉ là vì lúc đó, Lê Sơn dự một khóa huấn luyện do Phóng viên không biên giới tổ chức cho các blogger Đông Nam Á. Đối với Phóng viên không biên giới, rõ ràng là chính quyền Việt Nam đã sử dụng những « chứng cớ ngụy tạo » để kết án những blogger chỉ trích họ. Tổ chức này cực lực phản đối việc kết án Paulus Lê Sơn và bảy blogger khác và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho họ.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế khác cũng đã đồng loạt chỉ trích Việt Nam về phiên xử ở Vinh.

Trong bản thông cáo đề ngày 09/01 ngay sau khi phiên xử sơ thẩm ở Nghệ An kết thúc, tổ chức Human Rights Watch ( HRW ) cho rằng, việc kết án tù 14 nhà hoạt động nói trên đánh dấu « một sự leo thang rõ rệt trong chiến dịch trấn áp những tiếng nói chỉ trích chính quyền. » Theo giám đốc châu Á của HRW, Brad Adams, « thay vì cầm tù những người chỉ trích, chính phủ Việt Nam nên tôn vinh họ vì những nỗ lực giải quyết vô số vấn đề của đất nước, mà bản thân chính quyền cũng đã nhìn ra ».

HRW yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho những người bị kết án ở Nghệ An, cũng như hủy bỏ những cáo buộc đối với luật sư, blogger Lê Quốc Quân, bị bắt giữ cuối tháng 12 vừa qua ở Hà Nội.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động vừa bị kết án. Ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Ân xá Quốc tế, tuyên bố : « Xuyên tạc các hành vi của các nhà hoạt động như một cố gắng lật đổ chính phủ là hoàn toàn vô căn cứ. Họ đã bị cầm tù chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận ».

Trong một thông cáo đề ngày 09/01, Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo CPJ ghi nhận là trong phiên xử 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành, có ít nhất 5 blogger độc lập đã bị kết án tù nặng nề, đó là Palus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Duyệt và Nguyễn Xuân Anh. Họ là những cộng tác viên của trang mạng Truyền thông Chúa Cứu Thế, chuyên thông tin về các vụ đàn áp người Công giáo, các vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền với người dân và các vấn đề xã hội khác ở Việt Nam. Tổ chức CPJ lên án hành động này và kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ những cáo buộc đối với họ trong phiên xử phúc thẩm và trả tự do cho các blogger nói trên.

Về phản ứng của các nước Tây phương, ngay sau khi kết thúc phiên xử ngày 09/01, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ mối quan ngại của họ. Bản thông cáo cho rằng « những bản án này, cùng với việc bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân ngày 27/12/2012, và việc y án tù đối với các blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải cho thấy phần nào xu hướng đáng lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam ».

Bản thông cáo của sứ quán Hoa Kỳ xác định : « Hành xử của chính quyền đối với những cá nhân này tỏ ra không phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự. Chúng tôi kêu gọi chính phủ trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức ».
Source: RFI
song  
#3 Đã gửi : 11/01/2013 lúc 11:14:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tổ chức RSF nói 'Paulus Lê Sơn vô tội'
UserPostedImage
Tổ chức Phóng viên Không biên giớ nói Lê Văn Sơn 'tham dự khóa học của họ vào thời điểm ngày 25-30/7/2011

Tổ chức Phóng viên Không biên giới chuyên vận động cho tự do thông tin có trụ sở tại Pháp ra thông cáo báo chí nói họ có thể chứng minh là bị cáo Lê Văn Sơn (blogger Paulus Lê Sơn), người vừa bị tòa án Việt Nam kết án 13 năm tù, là vô tội.

Tổ chức này ra tuyên bố nói họ có bằng chứng là chính quyền Việt Nam đã lấy cớ không có thật để kết án các bloggers.

Theo họ "ông Paulus Lê Sơn đã không dự sự kiện Việt Tân trong thời gian từ ngày 25 - 30 tháng Bảy, chỉ đơn giản vì ông dự một khóa đào tạo do RSF tổ chức tại Bangkok".

"Khóa học này dành cho các bloggers từ nhiều nước châu Á khác nhau tại Đông Nam Á, là về quản lý và danh tiếng của mạng xã hội", theo RSF (Reporters sans frontieres).

'Xem bằng chứng mới'
"Chúng tôi mạnh mẽ phản đối bản án đối với ông Paulus Lê Sơn và bảy bloggers khác đồng thời kêu gọi phải thả họ ngay lập tức," RSF tuyên bố.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, luật sư Trần Thu Nam thuộc Văn phòng luật sư Tín Việt, người tham gia bào chữa cho 7 bị cáo tại phiên xử 14 người hôm 9/1/2013 ở Nghệ An, trong đó có bị cáo Lê Văn Sơn, cho biết ông sẽ tìm cách thẩm định bằng chứng ngoại phạm mới này.

Theo luật sư Trần Thu Nam, ông chỉ biết đến chi tiết mới có chứng cứ ngoại phạm này vào tối ngày 10/1/2013.

Ông cũng cho biết thêm là tổ chức Phóng viên Không biên giới đã qua một người tại thành phố Hồ Chí Minh liên lạc với ông và tổ chức này đã gửi cho ông một bức ảnh ông Lê Văn Sơn ngồi cùng một số người khác, mà RSF nói là trong chương trình đào tạo của tổ chức này ở Bangkok.
UserPostedImage
Tổ chức Phóng viên Không biên giới nói Lê Văn Sơn không tham dự sự kiện Việt Tân


"Đây là một chứng cứ nếu có thể xác định được là có thật thì có thể chứng minh bị cáo Lê Văn Sơn không có tội,"

"Tuy nhiên để xem xét chứng cứ đó và để chứng cứ đó được các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam chấp thuận và cho rằng đó là một chứng cứ có thật thì phải qua một quá trình xác minh và đánh giá chứng cứ," luật sư Nam nói.
Ông Nam cũng cho biết thêm đã yêu cầu RSF cung cấp bức ảnh đầy đủ và tìm cách liên lạc với những nhân chứng ngồi cùng trong ảnh với ông Lê Văn Sơn, liệu các nhân chứng này có thể đứng ra chứng minh cho ông Sơn được hay không.

Ngoài ra luật sư Nam cũng muốn RSF cung cấp thêm các giấy tờ khác nếu có chứng minh về khoảng thời gian mà theo luận tội của cáo trạng và luận tội của tòa án là ông Sơn đã tham gia sự kiện Việt Tân thì ông Sơn mới có cơ hội được chứng minh là mình vô tội.

Nhiều hạn chế

Vẫn theo luật sư Nam cho biết, mặc dù làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận làm luật sư bào chữa cho các bị cáo ngay từ giai đoạn điều tra (tháng 11/2011) nhưng do điều 58, khoản 1 của Bộ luật hình sự đối với các tội về an ninh quốc gia, luật sư chỉ được tham gia khi giai đoạn điều tra đã hoàn tất, do vậy đã bị hạn chế nhiều trong việc tiến hành bào chữa để bảo đảm các quyền lợi của các bị can.
Ngay chính tại phiên xử, các luật sư đã đưa ra các luận cứ là các bị cáo không có tội và đề nghị thả tự do cho họ ngay tại tòa nhưng đã không được chấp nhận.

Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã khép án tù nhiều năm cho 14 bị cáo theo Công giáo và Tin Lành vì tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự. Phiên tòa sơ thẩm được biết kết thúc vào khoảng 16:00 giờ chiều, giờ địa phương, hôm thứ Tư 9/1.

Ba bị cáo Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Lê Văn Sơn (Paulus Lê Sơn) bị án cao nhất, mỗi người 13 năm tù giam và tiếp tục chịu lệnh quản chế tại địa phương 5 năm sau khi mãn hạn tù.

Các bị cáo này đều bị buộc tội hoạt động cho đảng chính trị Việt Tân ở hải ngoại, mà chính quyền trong nước liệt vào dạng tổ chức khủng bố.

Trong số họ có ba sinh viên đang học tại các trường đại học và ba doanh gia.

Theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, "người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; trong khi người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm".

Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ 'vô cùng quan ngại' và kêu gọi chính phủ Việt Nam 'trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức'.

Trong khi đó, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch khu vực châu Á cũng lên tiếng bất bình và gọi các cáo buộc hình sự này là 'hoàn toàn xa rời thực tế và chỉ càng phác họa sự thiếu khoan dung của chính quyền đối với những người bày tỏ ý kiến khác với ý kiến chính thống'.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 11/01/2013 lúc 11:16:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.