Chiến tranh VN. Mọi người cũng có thể thấy được đối với đảng cộng sản đây là cuộc chiến tranh nhằm cộng sản hoá miền
nam, hàng triệu người đã phải thiệt mạng vì kế hoạch nhuộm đỏ nước Việt Nam này
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai
nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này và sự hòa hợp, hòa giải,
đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền
tải đến các bạn trong 9 tuần liên tiếp từ tuần này cho đến hết ngày 30/4/ 2015.
Và Chủ đề ngày hôm nay diễn đàn xin đề cập tới những suy nghĩ của giới trẻ tại hải ngoại về ngày 30 tháng 4 và cuộc chiến
tranh VN, họ có mong muốn quay trở lại VN hay không và cái nhìn của họ như thế nào nếu không có ngày 30 tháng 4.
Chân Như: Các bạn nhìn nhận, đánh giá thế nào về cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975 ?
Phương Nam: Đối với cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1954-1975, mọi người cũng có thể thấy được đối với cộng sản
bắc Việt đây là cuộc chiến tranh nhằm cộng sản hoá miền nam; Đối với miền Nam đây là cuộc chiến tự vệ; Còn đối với Hoa
Kỳ đây là cuộc chiến dùng cuộc chiến tranh Việt Nam để đi với Trung cộng, dùng Trung cộng chống lại Liên Xô buộc Liên
Xô vào thế kiệt quệ để hủy bỏ chế độ cộng sản ở Liên Xô.
Angelina Trang Huỳnh: Đối với tôi, chiến tranh Việt Nam nói chung nó là bi kịch cho đất nước vì hàng triệu người con dân
Việt đã phải bỏ mạng và kết quả cuộc chiến đã đưa đất nước đến tình trạng tụt hậu dưới sự cầm quyền của ĐCSVN. Tôi
nhìn lại cuộc chiến, dù rằng nó là bi kịch, nhưng tôi rất tự hào và hãnh diện với việc các cha, các chú đứng lên bảo vệ miền
Nam Việt Nam.
Long Lê: Cảm nghĩ của em cũng tương tự như hai chị cũng đã vừa chia sẻ. Chúng ta thấy rằng sau năm 1955-1956 thì
những người yêu nước không chấp nhận chế độ cộng sản vì họ đã có cơ hội sống với miền nam Việt Nam. Chúng ta thấy
rằng sau chiến tranh Điện Biên Phủ năm 1954, có nhiều người Việt quốc gia cũng đã bị chính chế độ CS hãm hại. Nếu nói
rằng trước 20 năm đó thì miền nam Việt Nam mặc dù chúng ta phải tự vệ, phải chống lại chế độ CS từ miền Bắc nhưng
trong thời gian rất ngắn miền nam đã trở thành một quốc gia mà nhiều người cho rằng nó là một hòn ngọc viễn đông. Đó là
niềm tự hào. Nói về chiến tranh, họ cho rằng là giải phóng miền Nam thì chúng ta thấy rằng cho đến bây giờ các cuốn sách
như Đèn Cù hay Bên Thắng Cuộc, đặc biệt bây giờ với truyền thông, thì chúng ta thấy rằng sự thật cũng nên trả lại cho
miền nam Việt Nam. Đó là ai giải phóng ai. Bây giờ chúng ta cũng đã biết và sự thật cũng cần phải trả lại cho những người
đã hy sinh cho cuộc chiến tranh mà nên gọi là bị miền Bắc xua quân cưỡng chiếm. Trong khi đó miền Nam chúng ta bị Mỹ
bỏ rơi và không còn cách nào khác là phải tự vệ. Cũng đã nhiều người đã phải bỏ nước ra đi vì không chấp nhận được
chế độ CS cho đến ngày hôm nay.
Chân Như: Sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến, các bạn có cảm nhận thế nào về hiện tình quê hương Việt Nam ?
Vi Trần: Nếu mà hỏi tình hình Việt Nam hiện tại thì em thấy là một thực tế rất là đáng buồn bởi vì đất nước mình hiện tại vẫn
đứng rất thấp về mặt phát triển kinh tế. Đặc biệt là những vấn đề về quyền con người ở Việt Nam bị vi phạm rất là trầm
trọng. Người dân cuộc sống rất khó khăn, tuổi trẻ không có một đường hướng lối thoát nào cho bản thân cho dù họ có cố
gắng đi học để có bằng cấp gì đó, nhưng về vấn đề công việc làm cũng không có. Nói chung tình hình Việt Nam bây giờ
rất là hỗn loạn và có một cảm giác là bế tắc. Đặc biệt còn bị thêm những áp lực từ phía Trung Quốc. Nên đối với em tình
hình Việt Nam bây giờ khá là nguy.
Angelina Trang Huỳnh: Trang cũng rất đồng ý với nhận đình vừa rồi. Đặc biệt câu cuối cùng được nói là Việt Nam đang
trong một tình trạng tạm gọi là nguy kịch vì đang có hiểm hoạ từ Trung Quốc. Đó là mối lo âu lớn của Trang trong lúc này.
Chân Như: Các bạn hãy thử tưởng tượng, nếu như không có biến cố 30.4, thì cuộc đời của các bạn và vận mệnh của đất
nước Việt Nam sẽ ra sao ?
Phương Nam: Chúng ta biết không có ngày 30-4 thì đất nước chúng ta hôm nay, những con dân Việt Nam chúng ta có lẽ là
sẽ hơn Nam Hàn hoặc là nếu không thì cũng bằng Nam Hàn và có lẽ chúng ta cũng có thể đang hãnh diện về đất nước
mình. Bởi mọi người cũng đều biết khi những người con dân Việt Nam đang ở tại Mỹ hay các nước tự do mà chất xám của
họ cũng như tài năng của họ được mài dũa được trau dồi đúng mức, phát minh ra nhiều thứ và chúng ta rất giỏi. Chính vì
vậy nếu không có ngày 30-4 và sống trong một đất nước mà có tự do dân chủ và có nhân quyền thì có lẽ những người Việt
Nam chúng ta được mài dũa và trau dồi để mà trở thành những khoa học gia và phát minh được nhiều thứ. Hiện nay đối với
chế độ CS, chúng ta không có một cái gì để hãnh diện với thế giới. Đó là điều rất tiếc và đau cho những người dân Việt
Nam chúng ta khi mà chúng ta không có được mài dũa đúng mức.
Long Lê: Nếu mà không có biến cố 30-4 thì Long tin chắc chắn rằng bây giờ anh chị em của chúng ta sẽ không ngồi đây
để có cuộc nói chuyện này là thứ nhất. Thứ nhì là chắc chắn rằng chúng ta sẽ không ngồi lo rằng Việt Nam của chúng ta
khi nào sẽ bị phải trở thành một tỉnh của Trung Quốc; Hoàng Sa và Trường Sa chúng ta sẽ không lo là bây giờ chúng ta
phải làm cách nào để lấy lại những lãnh thổ và lãnh hải của cha ông để lại; Chắc có lẽ thác Bản Giốc hay những vùng
thượng nguồn thì chúng ta cũng không phải lo. Đặc biệt, nếu không có biến cố 30-4 thì chắc chắn Việt Nam sẽ là cường
quốc của vùng Đông Nam Á như khi nãy các chị cũng chia sẻ rằng biết đâu chúng ta bây giờ cũng là một Nam Hàn hay một
Nhật Bản hay Singapore hay Mã Lai chẳng hạn. Em tin chắc chắn nếu không có 30-4 bây giờ Việt Nam sẽ có đầy đủ nhân
quyền và tự do chứ không như bây giờ: những ai đứng lên bất đồng chính kiến hay phản đối những cái điều luật mà gọi là
phản lại những tiến triển của xã hội thì lại bắt tù hoặc cầm giam. Long nghĩ chắc chắn rằng đó là điều mà tối nay anh chị
em chúng ta sẽ không có đề cập đến, chẳng hạn.
Vy Trần: Cá nhân em thì nói về tình hình đất nước, em vẫn có suy nghĩ là nếu mà xã hội của miền nam Việt Nam tiếp tục
phát triển trên đường hướng mà họ phát triển trong 20 năm từ năm 54-75 thì chắc chắn cái môi trường chính trị nó sẽ rất là
khác với đất nước Việt Nam hiện tại. Nó sẽ là nền chính trị đa nguyên và đa đảng bởi vì tuy ở miền Nam lúc đó mới bắt đầu
phôi thai những tư tưởng về tự do dân chủ và quyền con người nhưng theo bước tiến của xã hội và thời đại Nếu mô hình
được tiếp tục và những gì sai sót được đào thải tiếp tục tiến bộ hơn và cập nhật với tình hình quốc tế thì em tin là môi
trường chính trị ở miền Nam Việt Nam sẽ phát triển thành một hình mẫu khá tốt cho châu Á và cho thế giới, có thể nói như
vậy. Bởi vì lúc đó đã có những cái quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận cho những người bất đồng chính kiến của miền
Nam. Vì vậy, môi trường đó là môi trường tốt để phát triển cho một môi trường chính trị đa nguyên và đa đảng. Đó là lý do
tại sao những đất nước như Nam Hàn, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan trong khu vực họ phát triển bởi vì họ có một môi
trường chính trị phù hợp để được phát triển.
Angelina Trang Huỳnh: Nếu không có 30-4 thì ít nhất một điều đó là bản thân Trang và biết bao nhiêu người khác sẽ không
sống một cuộc sống lưu vong như thế này. Nói về đất nước thì có thể miền Nam Việt Nam ngày hôm nay nếu không có
30-4 sẽ tốt hơn nhiều lắm. Nhưng nhìn từ khía cạnh của đất nước Việt Nam, thì những anh chị em ở miền Bắc vẫn bị nằm
dưới tay của cộng sản Việt Nam và nói chung đó mối lo âu của nước Việt Nam nói chung. Nhìn lại nó cũng giúp cho chúng
ta nghiệm ra rằng là dù có 30-4 hay không thì có lẽ là từng người Việt Nam mình phải làm sao phấn đấu để cho toàn nước
Việt Nam mình được tự do thoát ra khỏi được sự kìm kẹp của ĐCSVN.
Chân Như: Các bạn có mong muốn quay về Việt Nam sinh sống, làm việc hay không ? Và vì sao?
Phương Nam: Thực sự mình là người Việt Nam thì đương nhiên là mình muốn về sinh sống trên quê hương Việt Nam của
mình và mình cũng muốn là được sống trên quê hương Việt Nam của mình với một đất nước tự do dân chủ tự chủ và
không có chế độ độc tài cũng như không có sự thống trị của Trung cộng như hiện nay. Đất nước vẹn toàn và phát triển để
đóng góp cho con cháu cho những thế hệ mai sau, đó là một điều mà có lẽ mình cũng như đa số người Việt lưu vong rất là
mong muốn.
Long Lê: Thưa anh dĩ nhiên là muốn về Việt Nam sinh sống chứ. Đó là ước nguyện của em lúc mới ra trường cách đây
mười mấy năm. Cũng đã có từng thử qua, cũng về Việt Nam trong những chuyến du lịch nhưng phải thú thật rằng là mình
sống trong cái xã hội tự do thì đầu óc mình và lối cư xử nó lại khác, cho nên bây giờ mà có về Việt Nam thì chắc chắn là sẽ
không có thích hợp với cái xã hội hiện nay tại vì chế độ độc tài của CS. Nhưng hy vọng trong tương lai, cũng như hồi nãy
các chị có chia sẻ thì chúng ta sẽ tiếp tục tranh đấu cho Việt Nam sớm có một Việt Nam tự do . Còn nếu chưa đến ngày đó
thì chúng ta vẫn tiếp tục tranh đấu cho đạt được mục tiêu, và nếu ngày đó trở thành sự thật thì chắc chắn rằng người Việt
Nam sẽ phải trở về quê hương của mình để sinh sống và xây dựng lại đất nước.
Angelina Trang Huỳnh: Chắc chắn là Trang muốn về Việt Nam để sinh sống và giống như Long nói là góp phần của mình
để xây dựng đất nước. Từ đây đến đó thì làm sao góp phần để đấu tranh cho một nền dân chủ tự do thật sự. Nói chung là
công sức mình đóng góp là từ bây giờ chứ không nhất thiết phải chờ đến ngày nào đó có tự do rồi mình mới về thì đồng ý
với Long.
Vy Trần: Tuy em sang Mỹ rất là nhỏ nhưng thật sự trong lòng em, em chưa bao giờ nghĩ em sẽ không trở về Việt Nam, em
luôn nghĩ Việt Nam sẽ là điểm dừng cuối cùng trong đời của em. Sau khi trưởng thành thì đương nhiên em vẫn phải là
người có nghề nghiệp. Với nghề nghiệp hiện tại của em, em chỉ có thể ở một đất nước mà có một nền tư pháp độc lập và
là một nhà nước pháp trị. Chỉ khi nào Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng để có thể tiếp nhận được những tư tưởng đó thì em sẵn
sàng về và sẵn sàng làm việc đóng góp để cho Việt Nam trở thành một đất nước như vậy. Do vậy, câu trả lời là có và còn
thời gian thì mình sẽ coi theo tình hình lúc nào là lúc thích hợp nhất.
Xin cám ơn Phương Nam, Angelina Trang Huỳnh, Vy Trần và Long Lê đã dành thời gian chia sẻ với chương trình
Theo RFA