logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/03/2015 lúc 09:11:58(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cộng sản và Tôi
Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi'

Tôi tin rằng chế độ tàn ác này sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị đào thải theo dòng lịch sử như các nước Đông Âu trước đây. CS đã thành công trong tuyên truyền xảo trá và khủng bố bịt miệng người dân, nhưng rồi sự thực cũng sẽ được phơi bày dưới ánh sáng mặt trời. Với sự phát triển Internet và những phương tiện giao lưu hiện đại, tôi tin rằng một ngày không xa người Việt Nam sẽ làm nên lịch sử và chế độ vô nhân sẽ bị nghiền nát.

Gia đình cha mẹ tôi thuở xưa thuộc thành phần lao động, ít học. Cha mẹ tôi từ miền Bắc vào Sài Gòn lập nghiệp sống lây lất qua ngày. Cha mẹ tôi hằng ngày buôn bán vặt ngoài đường như xôi chè, kem… Chúng tôi may mắn có được một căn nhà ở một xóm lao động toàn nhà lá. Chúng tôi thi đậu vào trường trung học công lập nên cha mẹ cũng đỡ tốn tiền. Ở tiểu học cũng như trung học thì hoàn toàn miễn phí và học sinh không hề phài đóng góp một khoản tiền nào. Trong các chương trình học trong trường, học sinh không hề bị nhồi nhét các lý thuyết tuyên truyền như ở chế độ CS. Ở tiểu học, khi ra chơi, mỗi em được phát một ổ bánh mì và một ly sữa bột pha nước nấu sôi.


Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ TT Ngô Đình Diệm mới lên chấp chánh nên kinh tế hãy còn rất khó khăn. Tôi còn nhớ sau khi ăn cơm nguội ở nhà, trước khi đi học, mẹ tôi cho các anh em mỗi đứa một nửa đồng bạc xé đôi. (Vì nhà nước chưa phát hành kịp tiền 50 xu nên họ cho phép xé đôi tờ 1 đồng để tiện mua bán). Với năm xu tôi có thể hoặc là ăn quà vặt, thích nhất là gỏi đu đủ, khô bò… hay uống nước xi rô đá bào.


Rồi một ngày nọ năm 1954, trong thời gian nghỉ hè, một bữa cùng lũ bạn kéo ngang qua trường vì nhà gần đó, tôi thấy hằng ngàn người dân lếch thếch vào ở trong trường. Hỏi ra mới biết đó là những người miền Bắc vì không sống nổi với chế độ CS hà khắc, nên đã di cư vào miền Nam để tìm tự do. Tạm thời chưa kịp chuẩn bị vùng định cư, nên chính phủ cho ở tạm trong các trường học đang thời gian nghỉ hè. Báo hại hết kỳ hè, học trò chúng tôi phải vào dọn dẹp rửa ráy toàn bộ các lớp học sau khi những người tản cư đã được chính phủ chuyển đi định cư nơi khác. Cha tôi lúc đó vì cực khổ nên rất tin vào những lời tuyên truyền xảo trá của Việt Cộng. Mỗi tối ông đều xách chiếc radio hiệu Sanyo của Nhật lên trên gác để nghe lén đài Hà Nội và “Giải phóng Miền Nam”. Tôi dù chưa biết chính trị hay CS là gì nhưng rất bực bội vì việc này. Tôi có hỏi thì ông nói là ngoài Bắc sướng lắm: nào làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, dân chúng rất phấn khởi. Tôi thì dù nhà trường không dạy về CS nhưng với đầu óc của một học sinh biết lý luận nên vẫn thường nghi ngờ về những điều tuyên truyền đó.

Một vài bữa tôi cũng nghe thử coi đài VC nói cái gì mà ba tôi mê dữ vậy. Tôi rà đài tần số ngắn và bắt được đài Hà Nội. Ôi thôi nghe cái giọng chua lét của xướng ngôn viên cùng với những bài hát lai Tàu, nhịp điệu nhanh như xe lửa nghe muốn chói lỗ tai. Tuy vậy trong tôi vẫn còn có sự nghi ngờ rằng mình đã hiểu sai về CS nên tôi tìm đủ mọi cách để minh xác những điều nghi ngờ đó. Vào lớp đệ lục, đệ ngũ, (lớp bảy, lớp tám bây giờ) trong một câu chuyện ngoài lề, thầy tôi có nói sơ qua về CS và sự nguy hiểm tàn độc của họ. Tôi ngây thơ giơ tay hỏi: “Thưa thầy làm sao mà chấm dứt được nạn CS?” Thầy chỉ mỉm cười: "Khi nào mặt đất còn cỏ thì CS vẫn còn”. Ý nói chuyện này rất khó. Tuy đây là ý kiến của thầy nhưng cách nay cả gần 60 năm thì bây giờ nó không còn đúng nữa. Lớn lên tôi có nhiều bạn là những người miền Bắc mà chúng tôi thường chọc: “Bắc kỳ ăn cá rô cây…” Tôi có hỏi về cuộc sống ở miền Bắc ra sao. Thì chúng nó trả lời chung chung là đói lắm. Cả nhà thèm thịt gà quá, cha mẹ nó phải dấu lén, chờ đêm khuya luộc đậy lá chuối thật kỹ sợ bay mùi hàng xóm biết đi báo công an xã là chết. Thế là những gì mà miền Nam nói về xã hội miền Bắc đúng sự thật. Tôi có nói lại với ba tôi về những gì tìm hiểu được qua thực tế, những tuyên truyền bịp bợm của miền Bắc. Vốn bản tính chất phác ít học, ba tôi vẫn khư khư giữ định kiến của mình. Tôi thì cố gắng chứng minh những điều tai nghe mắt thấy cho Ông. Còn Ông thì không bao giờ nghe tôi. Cho nên giữa cha con thường có những cuộc đấu khẩu về CS.


Năm 1965 tôi xin được việc làm tại bệnh viện Cần thơ Thủ Khoa Nghĩa. Lúc mới vào BV nhận việc, tôi hơi nhợn vì cảnh bệnh nhân bị cụt chân cụt tay, băng bó máu me loang lổ. Đa số các bệnh nhân ở phòng tôi làm (phòng hậu giải phẫu) đều là nạn nhân chiến tranh do CS gây ra: pháo kích, gài mìn v.v… Tôi lần lần quen dần với cảnh này và không còn sợ hãi nữa. Tôi rất thương các bệnh nhân vì đa số là dân quê, chân chất và rất tội nghiệp. Có những đêm trực BV, nửa đêm y tá đến phòng báo cho tôi để gọi bác sĩ Mỹ vào vì bệnh nhân rất đông. Tôi chỉ kịp ngồi dậy gọi điện thoại đến phái đoàn BS Hoa Kỳ đang hợp tác làm việc trong BV. Trong khi họ chuẩn bị thay quần áo, tôi ra đón xe BV để đến đón các BS. Tất cả phái đoàn BS Hoa Kỳ đều đến gồm 4 BS và các y tá người Mỹ. Xe về đến BV thì lúc này bệnh nhân đông nghịt được chở đến bằng đủ loại phương tiện: Honda, xe lam, xe lôi, thuyền… Kẻ thì rên la khóc lóc, kẻ nằm bất động máu me lai láng. Các y tá BV lăng xăng chuyển bệnh nhân vào trong phân loại và chăm sóc sơ khởi. Tôi cũng lăn vào bồng bế, dìu từng bệnh nhân vào trong để các bác sĩ khám. Người nào nặng thì chuyển vào phòng mổ ngay. Còn nhẹ hơn thì băng bó và tiêm thuốc cầm máu. Hỏi thăm các BN còn tỉnh táo và thân nhân cho biết nửa đêm VC pháo kích vào quận lỵ Bình Minh bên kia sông Hậu, gần bắc Cần thơ. BN đêm đó đến cả 200 người. Chúng tôi và phái đoàn BS Hoa Kỳ làm việc tận lực suốt đêm. Đến sáng thì ngân hàng máu của BV đã cạn. Chúng tôi phải tạm thời qua BV quân đội xin tiếp viện máu. Phái đoàn Mỹ đã gọi điện thoại vào các căn cứ QS Mỹ để xin người tình nguyện hiến máu. Thế rồi từng đoàn xe GMC chở binh lính Mỹ đến BV để hiến máu. Vì người Mỹ to con nên mỗi người có thể trung bình hiến từ 2 đến 4 bịch máu (mỗi bịch là khoảng 1 xị). Họ xuống xe sắp hàng rất trật tự, từng người vào vén tay áo để lấy máu. Xong trở ra họ lên xe ngay và không cần bồi bổ hay nghỉ ngơi gì mặc dù BV đã để sẵn thức ăn thức uống. Việc này làm mọi người rất cảm kích về tinh thần thiện nguyện của họ.


Lúc này nhìn xung quanh chỗ nào cũng có BN: ngoài sân, trong hành lang, kẻ nằm người ngồi đông nghẹt cả. Với một học sinh thành thị như tôi thì đây là một cảnh bi thương nhất mà tôi chứng kiến. Suốt 3 ngày các BS và y tá thay phiên nhau làm việc 24/24 mới hết BN.


Năm Mậu Thân 1968, nhân dịp Tết nguyên đán, cả hai phe Nam Bắc đều đồng ý ngưng chiến để đồng bào được ăn tết. Như thường lệ tôi cũng trang hoàng nhà cửa để ăn tết với gia đình. Qua đêm giao thừa, tôi cùng vài đứa bạn thân nhậu nhẹt về khuya, thấy các ngã đường cảnh sát, quân cảnh đứng gác nhiều hơn bình thường. Gần sáng thì nghe tiếng súng đủ loại nổ ran khắp nơi. Đến sáng nghe nói VC về tấn công vào các nơi ven đô. Tôi xách xe Honda chạy ngược về phía ngã bảy thì thấy đồng bào chạy loạn đông nghẹt. Các chung cư gần đó như chung cư Minh Mạng (Ngô Gia Tự bây giờ) một số dẫy bị cháy loang lổ. Đi xa hơn chút nữa về phía Chợ Lớn cũng vậy. Đâu đâu cũng thấy khói lửa mịt trời và người tản cư mếu máo, đùm túm tài sản ít ỏi dắt con cái chạy trốn. Tôi có người anh họ ở cầu chữ Y nhà cháy phải chạy về khu Vườn Chuối lánh nạn. Một lần nữa các trường học lại được trưng dụng cho người lánh nạn tạm cư. Tôi và mẹ tôi đến thăm anh chị tại trường tiểu học Bàn Cờ. Người đông như kiến. Mỗi gia đình túm tụm kại một khoảng chỉ nhỏ hơn chiếc chiếu. Tài sản bao năm chắt chiu dành dụm chỉ còn lại một ít quần áo túm trong một tấm vải lớn. Cả gia đình nheo nhóc không có chỗ nằm, tắm giặt. Thật là vô cùng khổ cực. Đó là sự thật kinh hoàng mà tôi chứng kiến về tội ác của CS dưới chiêu bài giải phóng. Trong những ngày Tết, cũng vì tin vào lời hứa cuội của VC ngưng chiến để đồng bào vui Xuân theo truyền thống, VNCH đã cho phép các đơn vị thay phiên về nhà ăn Tết. Lợi dụng tiếng pháo đầu năm, VC đã mở cuộc tấn công toàn diện vào các thành phố miền Nam. Chúng trà trộn vào dân chúng để đốt nhà, hôi của và giết người như rạ nhất là ở Huế trận Tết Mậu Thân. Chúng dùng dân để làm bia đỡ đạn vì biết quân đội VNCH ngại không dám bắn trả lại khi có dân bên trong. Tiếng khóc than dậy trời đất trong khi trên đài Hà Nội và “giải phóng miền Nam” ra rả tin chiến thắng và đổ tội ác cho “Mỹ Ngụy”. Bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của CS đã chường ra cho tôi được thấy rõ hơn. Tuy tráo trở để dành ưu thế bất ngờ tấn công, nhưng chúng vẫn không thắng được trước sức chống trả kiêu hùng của các đơn vị quân sự VNCH dù quân số chỉ còn từ 1/3 đến ½ trong những ngày Tết. Chúng không thắng được về quân sự cũng như lòng dân vì qua sự kiện này, dân chúng càng lộ rõ bộ mặt xảo trá, độc ác của chúng.


Cũng vì sự tấn công của CS vào dịp Tết này, chính phủ VNCH sau đó đã ra lệnh tổng động viên. Tôi cũng vào trường Thủ Đức như các bạn khác thời đó. Ra trường tôi chọn về Long An cho gần Sài Gòn để tiện thăm mẹ già. Trong khi đi hành quân vào xóm làng vùng xôi đậu, đây đó tôi nghe tin các nhân viên xã ấp, giáo viên bị khủng bố chặt đầu, ghim lên ngực áo chữ “ác ôn” để dằn mặt dân chúng. Có nhiều gia đình toàn đàn bà và trẻ em mà theo những người lính trong đơn vị cho biết chắc rằng chồng con họ đã theo VC, chúng tôi vẫn hỏi thăm mà không có hành động nào gọi là trả thù họ cả. Nếu chúng tôi là CS thì chắc những người này nếu hoạt động cho VNCH sẽ bị dẫn đi thủ tiêu rồi.


Trong thời gian ở tác chiến, tôi cũng có dịp tiếp xúc với những người Hồi chánh Viên. Để tìm hiểu thêm về CS, khi gặp họ vui chuyện tôi có hỏi thăm về cuôc sống và chủ trương của CS ra sao. Họ thành thật kể ra những hoàn cảnh đói khổ dưới chế độ CS mà người miền Nam sau 75 đã trải qua bằng nước mắt đúng y như những gì mà tôi được biết trước đây. Những sự thật này quá phũ phàng mà khó có người nào nếu chưa trải qua có thể tin là sự thật. Và những người CS đã bị bắt và trở về đơn vị thì bị nghi ngờ và cách ly để theo dõi. Một Hồi chánh Viên cho biết nếu bắt được một người lính VNCH, Việt Cộng có thể chỉ tốn một viên đạn. Còn nếu bắt được người hồi chánh thì họ sẽ xử tử cho đến hết đạn mới thôi. Như vậy đủ thấy người CS chỉ biết tàn sát như người máy khi đã không còn trái tim.


Năm 1973 để chuẩn bị khi hòa đàm Paris có hiệu lực, VC đã xua quân khắp xóm làng miền Nam để chiếm đóng khi có hiệp định ngừng bắn. Những cuộc hành quân lớn được tổ chức vào những vùng CS chiếm đóng để giành lại lãnh thổ vì khi ngưng bắn xảy ra thì vùng nào có quân CS chiếm đóng thì họ tuyên bố đó là vùng của họ. Trong một cuộc hành quân vì quân số địch đông gấp bội, tôi đã bị bắt làm tù binh. Trong thời gian sống qua các trại, tôi nhận thấy đa số bộ đội đi chiến đấu vì không có đường chọn lựa khác chứ họ cũng bất mãn mà không dám nói ra. Có những bộ đội tâm sự về dã tâm và sự thanh trừng trong tổ chức của họ và luôn miệng nhắc nhở chúng tôi đừng bao giờ tin một người CS nào mà hé lộ tin tức đó thì họ sẽ chết. Dân chúng miền Bắc thì thôi khỏi nói về lầm than cơ cực. Dân chúng đói đến nỗi phải ăn củ nâu (dùng để nhuộm quần áo). Tôi có hỏi sao không vào rừng lấy măng về ăn thì họ cho biết là họ rất sợ bị kiểm lâm bắt thì sẽ vào trại cải tạo như chúng tôi. Nghe thế chúng tôi vào rừng lấy được một bao măng về ngang nhà bỏ trước cửa cho họ. Mùa đông miền Bắc lạnh cắt da mà trẻ con không có quần mặc, chỉ phong phanh chiếc áo mà thôi. Họ cho biết vải tem phiếu không đủ mặc. Chúng tôi phải về trại gom quần áo cũ đem cho. Có lần tôi thấy một căn nhà làm cửa xoay vào vách núi. Tò mò chúng tôi hỏi thì được biết đó là chính sách trả thù của CS đối với những người thuộc thành phần tiểu tư sản. Họ bắt làm nhà như thế và cách ly họ với những người xung quanh. Ôi cuộc sống thiên đường CS là như thế đó!


Viết nhiều thêm thì cũng nhiều người đã viết và đã trải qua. Tôi tin rằng chế độ tàn ác này sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị đào thải theo dòng lịch sử như các nước Đông Âu trước đây. CS đã thành công trong tuyên truyền xảo trá và khủng bố bịt miệng người dân, nhưng rồi sự thực cũng sẽ được phơi bày dưới ánh sáng mặt trời. Với sự phát triển Internet và những phương tiện giao lưu hiện đại, tôi tin rằng một ngày không xa người Việt Nam sẽ làm nên lịch sử và chế độ vô nhân sẽ bị nghiền nát.

Luong Pham
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.