logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/03/2015 lúc 05:59:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế mà khi có người đau cái nỗi đau của đồng loại, lo cái lo mất nước của nước nhà, lại có kẻ nhảy ra chửi bới, mạt sát, cho đó là những việc làm chống chính quyền, thoạt đầu không khỏi khiến cho người ta ngạc nhiên. Nhưng người ta nhanh chóng nhận ra đây chỉ là một cái bẫy. Nếu người biểu tình mất bình tĩnh mà xảy ra cãi cọ, xô xát, thì đó chính là cái cớ để nhà cầm quyền gán cho họ cái tội gây rối trật tự công cộng. Còn chim mồi thì sẽ bình an vô sự...
Năm 2011, khi những người biểu tình tản bộ trên Bờ Hồ, có một nhóm người cứ lẳng nhẳng đi theo. Thấy thế, anh em đi được một đoạn lại quay ngược trở lại. Nhóm kia cũng quay ngược theo. Cứ một đoạn lại lặp lại như thế. Đến lần thứ mấy không rõ, nhóm kia bực mình lầm bầm: Chóng hết cả mặt.


Hôm qua, ngày 14/3, người ta đi tưởng niệm Gạc Ma ở Bờ Hồ cũng thế. Các cháu mặc áo cờ đỏ sao vàng, cầm cờ búa liềm, cứ lăng xăng tranh dẫn đoàn. Đi hăng quá, thấy mọi người đi ngược lại thì các cháu lại nhốn nháo chạy theo, tìm cách gây sự với “khán giả”. Về nhà, cư dân mạng kháo nhau, khi đoàn người đi được một lúc thì thấy một cháu cờ đỏ sao vàng hớt hải chạy ngược lại, hô bạn bè, rằng lực lượng chức năng yêu cầu chúng ta làm đến đây thôi. Giải tán!


Nghe thế người ta không khỏi bật cười. Chợt nhớ đến câu: “Làm tớ thằng khôn, còn hơn làm thầy thằng dại”.


Hôm nay thêm một bạn xác nhận, có một thanh niên mặc thường phục, kéo tay một cháu cờ đỏ sao vàng bên cạnh bạn ấy ra chỗ khác. Dường như đó là một ám hiệu, nên ngoảnh đi ngoảnh lại, thoáng cái đã sạch bách cả vàng sao lẫn búa liềm.


Thực ra cũng chả có gì lạ. Bấy lâu nay, người ta vẫn đoán được, ai đứng đằng sau những kẻ chuyên đi gây sự với người biểu tình. Giờ thì là chính mồm cháu nó nói ra thôi - LỰC LƯỢNG CHỨC NĂNG!


Với tính cách người Việt lâu nay, chỉ muốn lo giữ yên cái nồi cơm nhà mình. Thấy có người lên tiếng giúp mình, giúp người là tốt lắm rồi. Không ra mặt ủng hộ được thì cũng đành chịu một tiếng hèn, hay vô cảm. Thậm chí những cửa hàng giải khát, bị đóng cửa, bị bắt từ chối phục vụ khách, dẫn đến mất doanh thu cũng chả ai chạy ra chửi người biểu tình. (tôi nhớ năm 2012, một cửa hàng bán cờ còn tặng không cờ cho người biểu tình).


Một học sinh lớp 9 ở Việt Nam viết: “Nhìn cái xấu cái ác mà không bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi ai lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy!” (1)


Còn ông Các Mác (Karl Marx) thì nói: “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại, mà chăm chút bộ lông của mình”.


Thế mà khi có người đau cái nỗi đau của đồng loại, lo cái lo mất nước của nước nhà, lại có kẻ nhảy ra chửi bới, mạt sát, cho đó là những việc làm chống chính quyền, thoạt đầu không khỏi khiến cho người ta ngạc nhiên. Nhưng người ta nhanh chóng nhận ra đây chỉ là một cái bẫy. Nếu người biểu tình mất bình tĩnh mà xảy ra cãi cọ, xô xát, thì đó chính là cái cớ để nhà cầm quyền gán cho họ cái tội gây rối trật tự công cộng. Còn chim mồi thì sẽ bình an vô sự.


Nhưng đám đám chim mồi này thực sự không nhiều. Giỏi lắm chỉ vài chục và thành phần là mấy gã dân phòng, cựu chiến binh, mà qua thái độ cục súc, vô văn hóa của họ, người ta có quyền nghi ngờ là lưu manh giả danh hơn là người lương thiện, và vài chục sinh viên trong số hàng vạn sinh viên ở thủ đô. So với mấy trăm người biểu tình thì con số vài chục chim mồi tuy ít ỏi, nhưng sự hung hăng của nó khiến người ta hiểu nó được nhà cầm quyền bảo kê. Và tri thức của chim mồi lại khiến người ta mừng. Nó chỉ có thế!


Một dư luận viên nhận định rằng, số người chống đảng và nhà nước, tính theo số người tham gia biểu tình, hay những Bloggers thì chỉ có vài trăm. Tôi bật cười vì nhận định giả ngây ngô này, nhưng cũng nói với bạn ấy: SÓNG NGẦM MỚI LÀ SÓNG LỚN!
UserPostedImage
Ảnh một cháu cờ đỏ sao vàng, cướp băng rôn của người đi tưởng niệm Gạc Ma rồi bỏ chạy. Nick Uyên Thảo Trần Lê bình tấm ảnh này bằng thơ:


Ô kìa! Ai "Chính", ai "Tà"?
"Chính" thời bỏ chạy, "Tà" thời đuổi theo"

Cảm xúc lần đầu


Ai nói bản lĩnh đầy mình, nhưng khi lần đầu tham gia vào một hoạt động xã hội, lại không cảm thấy có chút e thẹn?


Lần đầu đi biểu tình, mình còn thẹn thùng không dám hô. Mắt rưng rưng lệ, khi thấy mình đang đứng giữa những tiếng hô vang rền. Rồi quệt nước mắt, rồi cũng giơ nắm đấm lên. Hô xong một tiếng thì thấy hết cả ngượng ngùng, còn ráng hết sức gào thật to, cho không kém ai.


Hôm qua ra Bờ Hồ, thấy vui vì gặp nhiều người quen cũ. Thấy mình đeo ba lô, mấy đứa nhét đống ruy băng vào balo của mình, nhờ phát hộ. Thế là thấy người quen thì đưa ruy băng cho họ. Nhiều người quen lắm. Người này buộc cho người kia. Thấy cái sự ân cần trao cho nhau mới ấm lòng làm sao. Mình nhìn thấy 2 bác già không quen mặt, đang đứng nhìn mọi người thì kính cẩn hỏi:


- Các bác ra đây vì sự kiện gì thế ạ?


- À, chúng tôi ra đây hưởng ứng các bạn thôi.


- Ra thế. Vậy các bác có cần ruy băng không ạ?


- Thôi cô ạ...


- Vâng không sao. Cảm ơn các bác.


Nhưng rồi thấy mọi người xung quanh hồ hởi thắt ruy băng cho nhau, chụp ảnh cho nhau lia lịa thì hai bác lại bảo mình:


- Cô cho tôi 1 cái.


Rồi hai bác cũng nhờ người thắt, nhờ người chụp.


Đấy! Có những người đầu đã 2 thứ tóc mà vẫn còn rụt rè, e thẹn thế. Mình cảm thấy thật vui. Đến hôm nay lại được nghe cô em Tuyet Anh (2) thổ lộ, rằng hôm qua cũng là lần đầu tiên nàng ấy ra Bờ Hồ. Khi mình đưa cho nàng cái ruy băng, buộc hộ nàng lên đầu thì nàng ấy bỗng cảm thấy trong lòng rưng rưng một cảm xúc thật khó tả.


Ừ, chị đã từng như thế, nên có thể hiểu tâm trạng của em lúc đó. Khi được hòa mình vào dòng người có chung một tâm nguyện, được tự do thể hiện cảm xúc chân thành của mình - vui và xúc động em nhờ.


Phương Bích
_____________
Chú thích:
(1) nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189156&zoneid=186#.VQWAM9KsWzs
(2) facebook.com/tuyet.jethwa?fref=ts

Theo http://chimkiwi.blogspot...nh-cua-du-luan-vien.html

Sửa bởi người viết 16/03/2015 lúc 06:00:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 18/03/2015 lúc 07:55:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,317

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều ngờ vực trong vụ 'dư luận viên' phá rối tưởng niệm Gạc Ma

UserPostedImage
Nhóm thanh niên mặc áo đỏ ngăn cản người dân tới đặt hoa trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm 27 năm trận hải chiến Gạc Ma.

Một tuyên bố của một vị thiếu tướng công an ở Việt Nam về vụ phá rối lễ tưởng niệm 64 chiến sỹ ngã xuống trong trận hải chiến với Trung Quốc ở Trường Sa đã gây ra các phản ứng trái chiều trên các trang mạng xã hội.

Trả lời báo chí trong nước hôm 17/3 về việc một nhóm thanh niên mặc áo đỏ in logo giống của công an và dòng chữ "DLV" công khai ngăn cản người dân tới đặt hoa tại một số địa điểm ở trung tâm thủ đô Hà Nội nhân 27 năm trận hải chiến Gạc Ma, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an Hà Nội, nói rằng họ “không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo”. Ông Chung cho biết thêm đã chỉ đạo nhân viên “xác minh” vụ việc.
Hôm 14/3, hàng chục thanh niên nhảy múa trong tiếng nhạc chói tai trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội để ngăn cản người dân tới đặt vòng hoa và thắp hương.

Trong các đoạn video đăng tải trên mạng, hàng chục người "đi tưởng niệm trận Gạc Ma", đeo dải băng đỏ trên đầu, trong đó có cả trẻ em và người lớn tuổi, chen lấn, xô đẩy nhau với những thanh niên được cho là "bảo vệ đảng cộng sản", làm náo động cả một góc phố gần Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.

Ngoài ra, có thể nghe thấy hai bên nhiều lần lớn tiếng miệt thị nhau và có những hành động khiêu khích.

Blogger Lê Anh Hùng, người đối mặt với các thanh niên cản trở việc thắp hương tưởng nhớ các chiến sỹ hải quân Việt Nam đã ngã xuống, cho VOA Việt Ngữ biết rằng tuyên bố của ông Chung đã gây “bất ngờ”, và dẫn tới “nhiều bình phẩm trên mạng”.

Ông Hùng nói: “Những lực lượng như thế thì chắc chắn là họ được sự bật đèn xanh và được sự chỉ đạo của chính quyền. Trong buổi hôm đấy, nhiều người đã chứng kiến, một số nhân viên an ninh mặc thường phục đã chỉ đạo lực lượng đấy. Dù có điều tra đi nữa, kết quả thế nào thì mọi người cũng đã có câu trả lời rồi”.

Người dân xuống đường tưởng nhớ các sự kiện xảy ra với Trung Quốc từng bị chính quyền coi là “gây rối”, hay “chống phá”, nhưng lần này, phát biểu trước báo chí trong nước, ông Chung lại gọi họ là “người dân có lòng yêu nước”.
Blogger Lê Anh Hùng “hoan nghênh” tuyên bố này, nhưng ông nói thêm rằng chưa rõ trong tương lai sẽ như thế nào vì chính quyền Việt Nam thường “nói một đằng, làm một nẻo”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với những nhân vật áo đỏ bị cáo buộc đã phá rối cuộc tưởng niệm.

Trong một bình luận trên mạng xã hội, một cô gái với hình ảnh đại diện giống với một gương mặt xuất hiện trong video quay cảnh mà nhiều người cho là hành động “phá rối của dư luận viên” viết: “Mình rất lạc quan. Dù có thế nào thì tư tưởng suy nghĩ vẫn thế. Cứ vui, cứ làm việc mình cần làm là đủ”.

Trong khi đó, Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long nói với VOA Việt Ngữ rằng các dư luận viên của Hà Nội “không hề liên quan tới chuyện xuống đường biểu tình hay [gây] bạo động”.

Ông Long nói thêm: “Tôi phải khẳng định rằng hoàn toàn không có chuyện đó. Đội ngũ dư luận viên không đi làm chuyện đó. Nhiều khi có thể có một tổ chức nào họ tạo ra cái chuyện đó để họ gán ghép cho đội ngũ này [dư luận viên] việc làm như thế cũng nên. Cho nên, cơ quan an ninh phải vào cuộc [điều tra] chuyện đó. Biết đâu lại có một tổ chức xấu làm như thế để cho người ta đưa lên, bảo là đây là người của ban tuyên giáo đi làm việc ngăn cản chuyện yêu nước của người dân”.

Quan chức này nói các dư luận viên có nhiệm vụ chính là “nắm bắt các dư luận xã hội về chính sách của đảng, nhà nước và của thành phố ban ra”.

Trước phản ứng mạnh của dư luận, nhiều tờ báo trong nước đã chỉ trích hành động của những thanh niên áo đỏ. Thậm chí tờ “Giáo dục Việt Nam” gọi hành động của họ là của “những kẻ vong ơn bội nghĩa”.

Khác với những năm trước, truyền thông trong nước năm nay đồng loạt đăng tải các bài viết về trận hải chiến với Trung Quốc làm 64 binh sĩ Việt Nam tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa thiệt mạng ngày 14/3/1988.

Các buổi lễ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc những ngày qua có những tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh hải mạnh mẽ, coi biển Đông là "sân nhà" của mình.
Theo VOA
xuong  
#3 Đã gửi : 19/03/2015 lúc 05:52:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dư luận viên và sự kiêu ngạo cộng sản

UserPostedImage
Nhóm dư luận viên áo đỏ ngăn cản người dân tưởng niệm những người đã hy sinh vì lãnh thổ của đất nước. Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 14/03/2015. Citizen photo

Trong tuần qua các trang blog không sôi động những bài viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Úc, về Bộ trưởng Trần Đại Quang tại Mỹ, theo cái không khí rất chính trị của các trang blog tiếng Việt từ trước đến nay! Mà lại bàn nhiều đến… Dư luận viên!

Dư luận viên và màu đỏ
Đó là câu chuyện diễn ra vào ngày 14 tháng ba năm nay tại Hà nội. Một nhóm thanh niên mặc áo đỏ mang dòng chữ Dư luận viên mang cờ búa liềm đến bên tượng đài vua Lý. Giữa họ và nhóm người làm lễ dâng hương các liệt sĩ Garma 1988 đã xảy ra tranh cãi, nếu không muốn nói là có xô xát.

Câu chuyện càng trở trên thu hút hơn khi sau đó ông Thiếu tướng Giám đốc công an thành phố Hà nội Nguyễn Đức Chung tuyên bố với báo chí rằng những người mặc áo đỏ Dư luận viên ấy không phải là của công an, cũng chẳng phải của cơ quan tuyên truyền. Lại nữa nhiều tờ báo của nhà nước lại lên án hành động của nhóm người Dư luận viên áo đỏ.

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, có mặc trong đoàn người tưởng niệm Garma nói:

“Lần này có khác hơn là có cả cờ đỏ búa liềm, rồi hô rồi hét là như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, rồi là đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Điều đó tạo nên một sự phản cảm vô cùng lớn trên các trang mạng xã hội, cũng như là đối với du khách nước ngoài và người dân có mặt ở bờ hồ sáng hôm đó.”

Một thanh niên trong nhóm áo đỏ lại nói là họ không có hát như vậy, và rồi họ cũng đi tưởng niệm Garma, và báo chí đã không công bằng với họ.

Nhưng có một điều chắc chắn là trong thời buổi truyền thông mạng, những phút video, những hình ảnh của ngày hôm ấy nhanh chóng lan ra khắp các trang blog và cả những trang báo chính thống.

Khi xem các video này, một FBooker tên là Người Việt xấu xí viết rằng nếu bạn xem xong video này mà cảm thấy bình thường, không mảy may suy nghĩ gì về số phận của Dân tộc, Đất nước đang bị hỗn loạn, như vô chủ, vô chính phủ... thì bạn cần kiểm tra lại tư duy.”

Cũng trong suy nghĩ ấy, tác giả Lê Tuấn Huy viết trên blog Bauxite Vietnam:

“Hành động và thái độ của việc này gợi lên rằng, vào mạt kỳ của một nền độc tài, không những cái loạn của hiện tại đã định hình, cái loạn của tương lai cũng được dự báo: Trên đất nước này, một ngày kia, sẽ có cả những lực lượng cực hữu và cực tả đấu tranh hết sức gay gắt, thậm chí bằng chủ trương vũ lực. Cả hai dạng này, trong giới trẻ Việt, dường như đang dò dẫm định hình.”

Trên cùng trang blog Bauxite Vietnam, Mạnh Kim cho đăng lại bài viết dịch từ tiếng Hoa về những Dư luận viên bên Trung quốc, quốc gia có cùng thể chế chính trị với Việt Nam. Bài viết Ngũ Mao Đảng để chỉ những người nhận 5 xu để viết một bài chống lưng cho chế độ.

Nhìn những thanh niên trẻ tuổi xưng là dư luận viên mặc áo đỏ Hoàng Lan Mộc Châu viết trên Dân Làm Báo rằng

“Tôi tự hỏi liệu trong các em có mấy người thật sự tin vào chủ nghĩa cộng sản hay chỉ dựa vào đó như một thứ bạo lực băng đảng để nuôi sống mình, và đồng thời vuốt ve đề cao cái nghông nghênh của mình như những gangster, xã hội đen, bọn KKK hay lũ Mafia.”
Trở lại lời phát biểu của Giám đốc Công an Hà nội Nguyễn Đức Chung, không công nhận những người mặc áo đỏ là của mình, nhạc sĩ blogger Tuấn Khanh viết trong bài Đích đến của mọi tên gọi rằng:

“Dù sự nhố nhăng của đám người cờ đỏ sao vàng đó có thể được gọi là thành công trong việc phá sự trang nghiêm của lễ tưởng niệm, nhưng tính hạ cấp của hành động cũng như chủ trương khiến các nhà lãnh đạo cấp trên phải ngại ngùng, từ chối không liên quan. Về cơ bản, một nhà nước văn minh và pháp quyền không thể nào nhìn nhận mình đang nuôi dưỡng một lực lượng cực hữu điên cuồng như vậy.”

Cái trớ trêu ở đây là cái màu đỏ thường dùng cho những khuynh hướng mang màu sắc xã hội cánh tả lại được người nhạc sĩ gán cho cái nhãn cực hữu, từ thường dùng để chỉ những nhóm dân tộc chủ nghĩa, hay duy lợi quá khích trong xã hội tư bản.

Nhà văn Phạm Đình Trọng viết về cái màu đỏ đó như sau:

“Hình ảnh về cuộc tập hợp ngày 14.3.2015 ở Hà Nội đã để lại cho tôi ấn tượng mạnh về một màu đỏ mà mang hai sắc thái, hai cung bậc cảm xúc, ấn tượng đau xót về một dân tộc vốn suốt chiều dài lịch sử luôn thương yêu đùm bọc nhau vượt qua thiên tai, chống trả giặc để giữ mình và giữ nước, nhờ thế, dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam mới còn được đến hôm nay, mà nay chia rẽ, li tán tan tác do màu đỏ kia mang lại.

Màu đỏ và màu vàng của máu và lửa là màu bao trùm thế giới suốt thế kỉ XX sôi sục cách mạng vô sản và chiến tranh ý thức hệ. Màu đỏ của lá cờ cộng sản thế giới, màu đỏ của lá cờ nhà nước cộng sản, màu đỏ của máu lửa cách mạng vô sản đã trở thành đặc hữu của thể chế cộng sản, màu đỏ đã trở thành biểu tượng của bạo lực chuyên chính và quyền lực cộng sản.”

Nhà văn vốn là một cựu đảng viên cộng sản đề nghị rằng những người tưởng niệm các tử sĩ hy sinh về biển đảo hàng năm không nên dùng cái màu đỏ ấy nữa, vì đối với ông nó chỉ gợi nên những nỗi kinh hoàng.

Đối với nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn thì cái màu đỏ đó cùng với cái màu vàng của búa và liềm đem lại cho ông một cảm giác về sự tối tăm và lạc hậu:

“Đối với người nước ngoài và đa số những người dùng lí trí thì cái lá cờ búa liềm đó được hiểu như là một biểu tượng của sự lạc hậu. Ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ, chính quyền ra luật và lệnh cấm treo những biểu tượng cộng sản ở nơi công cộng. Những biểu tượng đó là cờ đỏ búa liềm; tượng Marx, Lenin, Stalin, v.v. Những biểu tượng đó khơi dậy kí ức chết chóc, đau buồn, bạo lực, phi dân tộc tính mà xã hội họ từng hứng chịu trong thời bị kìm kẹp trong gọng kìm xhcn. Chúng (những biểu tượng đó) còn thể hiện sự lạc hậu của một quốc gia, bởi vì cả thế giới đang tiến về phía tự do, dân chủ, và văn minh; chỉ còn sót lại vài nước mà biểu ngữ thì hô hào lý tưởng xhcn nhưng làm thì còn hơn cả chế độ tư bản bán khai.”

Sự kiêu ngạo cộng sản
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng vừa phát hiện ra rằng chi phí mà ngân sách quốc gia phải chi tiêu hàng năm giành cho văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt Nam, cái đảng có búa liềm làm biểu trưng, cao hơn cả ngân sách giành cho hai trường Đại học quốc gia Hà nội và Sài gòn cộng lại.

Việc phân chia tiền bạc cụ thể đó của ngân sách quốc gia thể hiện cái cách mà những người đang nắm quyền ở Việt Nam coi trọng ý thức hệ của đảng cộng sản tới dường nào.

Bình luận về những sự kiện mới đây liên quan đến bạo lực học đường ở Trà Vinh, tác giả Vi Anh viết rằng:

“Như vậy việc xuống cấp đạo đức xã hội ngày nay là hệ quả của hệ thống tổ chức xã hội xuyên suốt từ khi lập quốc theo hệ ý thức Marx-Lenin. Đây không phải là hậu quả của nền kinh thế thị trường. Kinh tế thị trường có thể chỉ là chất xúc tác. Khi nền tảng đạo đức không vững mạnh, bén rễ thì sự lung lay là tất yếu do không đủ sức đề kháng với những cái không phù hợp.”

Có thể là bạo lực học đường có thể có ở mọi quốc gia, nhưng ở Việt Nam thì ai chịu trách nhiệm về những chuyện đó ngoài những người cầm quyền liên tục trên cả nước suốt 40 năm nay cùng ý thức hệ của họ?

Câu chuyện của các blogger trong tuần này là dư luận viên và đảng mà họ tôn thờ không làm họ quên đi kế hoạch hoành tráng và vĩ đại về tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được thực hiện ở tỉnh nghèo bậc nhất Việt Nam là tỉnh Quảng Nam. Blogger Tưởng Năng Tiến ví việc xây tượng đài giống như chuyện người nghèo chơi voi. Và những bà cụ già người Việt Nam sau bao nhiêu mất mát của gia đình trong chiến tranh nay được hưởng một cái tượng đài rất to và rất mắc tiền.

Tượng đài ấy được blogger Cánh Cò nhìn ra như là một sự ngạo mạn. Theo Cánh Cò thì cái tượng đài ấy nó mang đầy tính đảng, làm nặng nề hơn sự chia cắt trong lòng dân tộc hơn 40 năm qua. Cánh Cò hỏi là còn có những bà mẹ của những người con chống đảng thì sao? Họ sẽ nghĩ gì khi nhìn cái tượng đài ấy. Cánh Cò kết luận rằng đấy là một sự ngạo mạn mà chỉ những người cộng sản mới có.

Facebooker Kinh Thư thì hỏi lại:

“Có ai tìm và thấy được tính khiêm cung, khiêm tốn, khiêm nhường trong người Cộng Sản không nhỉ?”


Theo RFA
xuong  
#4 Đã gửi : 19/03/2015 lúc 05:55:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đích đến của mọi tên gọi
UserPostedImage
Nhóm dư luận viên áo đỏ nhảy nhót trước Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ vì không muốn những người tưởng niệm có chỗ để nhớ đến những người đã hy sinh vì lãnh thổ của đất nước. Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 14/03/2015. Citizen photo

Dư Luận Viên, thật ra đó không phải là chuyện mới, từ ngàn xưa vốn đã ghi lại những câu chuyện về loại người này.

Loại người cực đoanTrong những câu chuyện về Đức Phật, có chuyện ghi lại rằng khi đạo Phật được lòng người và phát dương ở Ẩn Độ, một vùng đất đầy những tín ngưỡng thần linh khác nhau và lâu đời, rất nhiều người ở tôn giáo khác đã hết sức tức giận Đức Phật. Một ngày nọ khi đang ngồi dưới gốc Bồ Đề thuyết pháp, bất ngờ một người trong số đó tiến đến gần và bất ngờ nhổ vào mặt Đức Phật. Mọi đệ tử đều bất ngờ và tức giận, nhưng ngay lúc đó, Đức Phật chỉ điềm đạm hỏi rằng “ngươi còn muốn làm gì nữa không?”. Tên Dư Luận Viên thời cổ đại đó đã bỏ đi.

Câu chuyện đó, có thể coi như một chứng cứ cho sự có mặt sớm sủa của một loại Dư Luận Viên trên hành tinh này - loại người cực đoan và chỉ muốn hành động khiêu khích, buông thả bản năng nông cạn của mình để chống lại sự tự nhiên và lẽ sống. Những kẻ đó chỉ mong chờ sự phản ứng từ nạn nhân của chúng: hoặc là sợ hãi, hoặc là đáp trả để chúng có thể tự kích thích và hưng phấn với bản năng vô lương của mình.

Khi còn ở trường trung học, phải mất nhiều năm nhìn ra thế giới bên ngoài mái trường xã hội chủ nghĩa, tôi mới nhận ra rằng chỉ có những chế độ độc tài mới sản sinh những loại Dư Luận Viên – mà tên gọi thì rất khác nhau. Thời Phát-xít Đức thì có Thanh Niên Quốc Xã, thời Mao Trạch Đông thì có Hồng Vệ Binh, thời Nga Sô thì có đoàn thanh niên Komsomol… tất cả những thành phần tích cực của thể loại này là những kẻ chỉ điểm bậc nhất, những tên cực hữu khát máu. Ở Đức thì chúng bức hiếp và tố cáo người Do Thái, ở Trung Quốc thì đánh đập, hành hạ trí thức, ở Nga thì chụp mũ gián điệp với bất kỳ ai dám có ý kiến khác biệt…

Tính hạ cấp của hành động
Và có thể vì thế, mà trong bài trả lời báo chí ngày 17/3, Tướng CA Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã dứt khoát phủ nhận có liên quan chuyện thành phần Dư Luận Viên xuất hiện trong lễ tưởng niệm Trung Cộng thảm sát và chiếm đảo Gạc Ma (14-3-1988). Dù sự nhố nhăng của đám người cờ đỏ sao vàng đó có thể được gọi là thành công trong việc phá sự trang nghiêm của lễ tưởng niệm, nhưng tính hạ cấp của hành động cũng như chủ trương khiến các nhà lãnh đạo cấp trên phải ngại ngùng, từ chối không liên quan. Về cơ bản, một nhà nước văn minh và pháp quyền không thể nào nhìn nhận mình đang nuôi dưỡng một lực lượng cực hữu điên cuồng như vậy.

Tuy nhiên, những Dư Luận Viên đó có lý của mình. Họ có đặc quyền ngu dốt trước lễ tưởng niệm này vì chưa bao giờ việc mất đảo, hy sinh này được vào sách giáo khoa lịch sử, dù người dân đã đóng không biết bao nhiêu tiền thuế để cải cách. Thậm chí việc tưởng niệm hay nhắc lại sự kiện này trong nhiều năm vẫn bị coi là nhạy cảm trên báo chí, truyền hình. Bao giờ những mất mát đau thương này thành bài học cho con trẻ thì những thế hệ sau mới giảm bớt được những loài cỏ dại trong giòng dõi Việt. Không phải chỉ có Gạc Ma, mà mọi điều minh bạch về cuộc chiến 1979, về Hoàng Sa cần trở thành chuyện quốc gia không úp mở. Bất kỳ nhà lãnh đạo nào có lương tri cũng biết rằng dù là Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh, dù là Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng Sản thì đất đai và dân tộc cũng chỉ là của người Việt mà thôi.

Gamzatov, nhà thơ xứ Daghestan, từng viết rằng “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác”. Dường như câu nói này đang ứng vào hiện tại của đất Việt hôm nay. Khi xương máu và giang sơn của tiền nhân để lại bị coi thường, thì giá trị tổ quốc trở thành mờ nhạt, vô nghĩa. Rất nhiều quan chức cộng sản vô thần ra sức góp tiền xây chùa, làm từ thiện để mong tạo phước cuối đời cho riêng mình, thì cũng là lúc đất nước sinh sôi một lũ vô đạo mang cờ quạt chính danh nhảy múa diễu cợt trước vong linh người đã hy sinh cho quê hương.

Đừng hy vọng những Dư Luận Viên đó ngại ngùng và từ bỏ hành động của mình. Trong thời đại duy lợi và cơ hội, đó là những hoàn cảnh đẹp nhất để họ giới thiệu mình như một công cụ và háo hức xin được nhìn nhận thân phận tôi tớ. Tổ tiên hay đồng bào cũng chỉ nằm dưới gót giày của họ. Thậm chí nếu cho một cơ hội, họ có thể lau dọn tất cả tội ác của kẻ xâm lược bằng lưỡi của mình. Trong thời đại Viking ờ Bắc Âu, khi một tộc trưởng bị kẻ khác đánh bại và giành danh hiệu, tất cả những chiến binh của kẻ bị đánh bại đều đến trước ông chủ mới làm lễ để thề trung thành và nguyện phục vụ cho đến chết. Rất nhiều chiến binh coi đó là cơ hội của mình để thăng tiến và được nhìn nhận. Với họ, không có tổ quốc hay dân tộc, chỉ có tâm nguyện nô lệ cho kẻ mạnh để được hưởng mẩu thịt thừa. Thời đại nào cũng vậy, vẫn luôn có những kẻ xông lên để giới thiệu mình. Và dù là Chiến Binh hay Hồng Vệ Binh hay Dư Luận Viên, đó cũng chỉ là đích đến của tên gọi chung của loài chọn làm nô lệ.
17/03/2015
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (RFA)
xuong  
#5 Đã gửi : 20/03/2015 lúc 08:56:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ ‘dư luận viên’: Báo Việt Nam chỉ trích công an?

UserPostedImage
Gần một tuần sau tuyên bố của Thiếu tướng Chung, công an Hà Nội vẫn chưa thông báo đã “xác minh” được những người áo đỏ hay chưa.

Một tờ báo ở trong nước đặt câu hỏi về việc “không bắt giữ ngay những kẻ đang gây rối trật tự công cộng” được cho là “diễn ra ngay trước mắt lực lượng công an”.

Bài viết trong chuyên mục “Vấn đề và Dư luận” của báo Nông nghiệp Việt Nam xuất hiện trên mạng hôm 19/3, hai ngày sau khi Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an Hà Nội, cho biết đang “xác minh” các thanh niên mặc áo phông đỏ có in chữ “DLV” mà ông khẳng định “không thuộc quản lý của công an thành phố”.

Tờ báo đặt câu hỏi: “Một điều khiến dư luận thắc mắc là: Hành vi ngăn cản người dân đặt hoa, thắp hương tưởng niệm 64 chiến sỹ trận Gạc Ma của nhóm người trên diễn ra ngay trước mắt lực lượng công an làm nhiệm vụ “bảo đảm an ninh trật tự” tại khu tượng đài. Mà đã biết nhóm đó không phải là người của công an và các dư luận viên, vậy tại sao công an không kịp thời bắt giữ ngay những kẻ đang gây rối trật tự công cộng đó?”

Báo Nông nghiệp Việt Nam cho rằng“hành vi của nhóm người trên rõ ràng đã cấu thành tội ‘Gây rối trật tự công cộng’, được quy định tại điều 245 Bộ luật Hình sự”.

Một điều khiến dư luận thắc mắc là: Hành vi ngăn cản người dân đặt hoa, thắp hương tưởng niệm 64 chiến sỹ trận Gạc Ma của nhóm người trên diễn ra ngay trước mắt lực lượng công an làm nhiệm vụ “bảo đảm an ninh trật tự” tại khu tượng đài. Mà đã biết nhóm đó không phải là người của công an và các dư luận viên, vậy tại sao công an không kịp thời bắt giữ ngay những kẻ đang gây rối trật tự công cộng đó?
Báo Nông nghiệp Việt Nam viết.
Trả lời VOA Việt Ngữ mới đây, blogger Lê Anh Hùng, người đối mặt với các thanh niên cản trở việc thắp hương tưởng nhớ các chiến sỹ hải quân Việt Nam đã ngã xuống, nhận xét rằng “những lực lượng như thế thì chắc chắn là họ được sự bật đèn xanh và được sự chỉ đạo của chính quyền”.

Trong khi đó, Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long nói với VOA Việt Ngữ rằng có thể có “một tổ chức xấu” đứng sau vụ gây rối này này.

Trước phản ứng mạnh của dư luận, ngoài báo Nông nghiệp Việt Nam, nhiều tờ báo trong nước đã chỉ trích hành động của những thanh niên bị coi là “phá đám”.

Thậm chí tờ “Giáo dục Việt Nam” gọi hành động của họ là của “những kẻ vong ơn bội nghĩa”. Tờ báo này sau đó đã đổi tít bài này, sau khi được dẫn lại nhiều trên các trang mạng xã hội.

Gần một tuần sau tuyên bố của Thiếu tướng Chung, công an Hà Nội vẫn chưa thông báo đã “xác minh” được những người áo đỏ hay chưa.

Một bạn đọc của VOA Việt Ngữ có tên Dân đen Sài Gòn viết: “Không lẽ các DLV là loài sâu này từ dưới đất chui lên? Còn các công an đứng gần đó không lẽ từ cống chui ra? Chính ông Chung nói trên báo trong nước là hôm đó ông cũng có mặt ở đó nữa mà. Vậy, các ông nói không biết các DLV này thật là không ổn rồi”.

Theo nongnghiep.vn, VOA


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.209 giây.