logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/03/2015 lúc 07:07:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lời nguyện cầu của Mẹ
Bài thi viết “Cộng Sản & Tôi

Cha tôi mang về từ miền Bắc, thiên đường XHCN nơi được lãnh đạo bởi những “đỉnh cao trí tuệ” là sự nói dối và khoác lác đến lố bịch và trơ trẻn. Tất cả cái gì của chế độ Cộng Sản đều hay, đều tốt dù đó là Cộng sản Tàu, Cộng Sản Nga, Cộng sản Triều Tiên hay Cộng Sản Cuba, nhất là Cộng Sản Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản là siêu nhân, là thánh nhà trời sai xuống để cứu loài người, họ không có cuộc sống cá nhân. Theo cha tôi thì: đồng chí Stalin, bác Mao, bác Hồ là tinh hoa của trời đất tích tụ lại và sinh ra để cứu nhân loại...


Buổi chiều cuối năm vắng lặng như tờ, gió từ đồng ruộng thổi vào se se lạnh. Trước mặt tôi bên kia bờ rào màu lúa non xanh xanh gợn sóng theo từng đợt gió giao mùa. Vài đám mây lờ đờ trôi qua bầu trời trắng đục. Ánh nắng vàng úa của ngày cuối năm còn vắt trên ngọn cau đầu hè, cảnh quen thuộc hàng ngày khi tôi tựa cửa nhìn ra khoảng trời trước mặt.


Hôm nay ngày cuối cùng của một năm, cũng có nắng vàng, có gió giao mùa hiu hiu lạnh, trên sân nhà cũng luống cải bông vàng, cũng hàng dưa leo nặng quả, cũng có vạn thọ tỏa hương, nhưng trong tôi không còn cảm giác ngày xưa, không gian như trống vắng hơn yên lặng hơn và u sầu héo úa hơn.


Ngày ấy cũng không gian nầy, cũng căn nhà nầy, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nơi đây đã bao lần hạ đi, thu đến, đông về rồi xuân sang, từng hàng hàng lớp lớp kỷ niệm chồng chất cao đầy trong ký ức.


Làm sao tôi quên được ngày xưa dấu ái đó. Có ngoại, có anh Lâm, chị Loan. Ngày nay tất cả đã qua rồi, cảnh cũ còn đây nhưng người xưa đã mất. Anh Lâm đã bỏ mình trong trại tù Cộng Sản, linh hồn đang vật vờ với cây rừng gió núi. Chị Loan rữa mục, trôi giạt ngoài đại dương làm mồi cho cá biển. Còn mẹ tôi nằm đó đợi chờ trong điên dại lúc tỉnh lúc mê, hình hài khô đét vì thiếu thuốc thiếu cơm.


Chiều nay, 30 tháng chạp, ngày cuối cùng của một năm, nhà cửa trống trơn, bàn thờ tổ tiên đìu hiu cô quạnh, không có lư đồng, không còn câu đối, không bánh tét bánh chưng, không quả tử, cành đào như ngày xưa mẹ vẫn bày trí trên bàn thờ đón xuân.


Trên chiếc giường tre kê sát tường nơi cửa sổ nhìn ra hiên nhà, mẹ gầy khô mỏng manh như chiếc lá, nằm bất động hai tay đan vào nhau úp trên ngực, mắt lờ đờ nhìn lên mái nhà, thỉnh thoảng mẹ lẩm bẩm thì thầm yếu ớt thoáng qua đôi môi mỏng khô tái nhợt. Mẹ tôi đang dành những ngày cuối của cuộc đời để hoài niệm, mẹ sống bằng quá khứ. Trong cơn mê, mẹ độc thoại về những chuyện ngày nào: Mẹ la rầy anh Lâm, sai bảo chị Loan, hay quát mắng tôi về những sai lầm từ năm mười năm trước. Có khi mẹ mỉm cười, nụ cười méo lệch trên đôi môi khô héo, bất chợt mẹ lại khóc, những giọt nước mắt âm thầm lăn xuống hai gò má hóp nhăn nheo, suốt ngày mẹ đắm chìm trong mộng tưởng.


Tôi thương mẹ quá! Tôi đã từng quì bên giường mẹ hàng giờ, để nghe mẹ nói trong cơn mê, tôi đã gục vào ngực mẹ mà khóc hàng đêm, đã ủ ấm mẹ trong đôi cánh tay bất lực, tôi đầu hàng định mệnh, cái định mệnh cay nghiệt, tàn nhẫn giáng xuống gia đình và đẩy giạt chúng tôi đến tận cùng của vực thẳm bất hạnh.


Tháng 5 - 1975 cha tôi trở về với sự vui mừng của mọi người trong gia đình, nhất là mẹ, những đợi chờ nhớ thương chất chồng từ 21 năm qua tưởng đã đông cứng theo thời gian, giờ được bừng dậy.


Mẹ đã khóc, trong khi chị Loan và tôi trong trạng thái vừa vui mừng vừa bỡ ngỡ. Tôi không diễn tả được tâm trạng mình lúc đó, vừa gần gũi vừa xa lạ đến ngỡ ngàng khi đối diện với người đàn ông trước mặt, mà chắc chắn là người đã sinh ra chúng tôi, tôi bàng hoàng như trong cơn mơ, một cơn mơ không mấy đẹp và không được đợi chờ. Tôi có cảm nhận như thế!


Năm 1954 cha tôi đang là giáo viên ở trường huyện, thì lên đường tập kết ra Bắc. Theo lời cha: đi cho biết đó biết đây, biết Hà Nội 36 phố phường, biết cố đô Thăng Long 4000 năm văn hiến.


Chứ thật ra theo lời mẹ: cha tôi là người trí thức lại hiền lành, không thích máu me chém giết, hơn nữa hai bên gia đình nội và ngoại tôi được Việt Minh liệt vào thành phần trí thức tiểu tư sản, đã từng bị lôi ra đình đấu tố trong đợt tận thu thuế nông nghiệp 1952.


Cũng theo lời mẹ thì cha tôi cũng biết chuyện chủ nghĩa CS là không tưởng, chuyện đấu tranh giai cấp, tố khổ, khủng bố giết người bằng cách chặt đầu, chôn sống như Việt Minh đã làm với nhân dân và những người không chấp nhận Cộng Sản trong chín năm kháng chiến là gian ác và tàn nhẫn.


Cha tôi lên đường, mẹ đang mang thai tôi, chị Loan lên hai, anh Lâm lên năm. Lúc chia tay cha tôi nói với mẹ:


- Hai năm anh về, cầu xin em sinh nở bình an, hai năm không là bao đâu em!


Từ hôm đó, thiên đường của mẹ thiếu đi một người, mẹ rất buồn, đã khóc, môi quên cười và mắt chẳng buồn nhìn ai. Hàng đêm trước bàn thờ tổ tiên, mẹ đã lâm râm khấn vái cầu xin cho người đi xa được bình an và chóng trở về.


Tôi chào đời trong đợi chờ và nhớ nhung của mẹ, ông bà ngoại đã cưu mang, bảo bọc mẹ con tôi suốt 21 năm dài đằng đẳng.


Thời gian trôi qua, rồi năm năm, mười năm, sự đợi chờ của mẹ bị xoáy mòn với thời gian, cùng lúc chiến tranh lại bùng nổ, lan tràn khắp quê hương.


*


Năm 1954, Cộng Sản rút quân tập kết ra Bắc theo tinh thần hiệp định Geneve. Quốc Gia trở về, Tổng Thống Ngô Đình Diệm được toàn dân ủy quyền thành lập chế độ mới, xây dựng chính quyền dân chủ Việt Nam Cộng Hòa.


Cuộc sống thanh bình, quê hương tôi hồi sinh như một phép lạ, xóm làng thay da đổi thịt từng ngày, sau chín năm sợ hãi, đói khổ lầm than bởi chính sách: Gắng mức và tận thu thuế nông nghiệp của Việt Minh Cộng Sản.


Mọi người thở phào nhẹ nhõm, đã qua rồi cảnh mùa vừa gặt là thùng bộng trống trơn, xoong nồi nhẵn như chùi vì không còn gì để nấu. Thu hoạch bao nhiêu cũng không đủ đóng thuế nông nghiệp, để Đảng nuôi quân kháng chiến, (đảng bảo thế!) nhiều nhà phải gom bán cả gà, lợn, chõng tre, ván nằm để nộp đủ chỉ tiêu ấn định, nếu không muốn bị ghép tội phản động, chống cách mạng, một tội danh có thể dẫn đến tử hình, hoặc sẽ biến mất vào đêm khuya. Biết bao người sợ hãi, phải tìm đến cái chết để giải thoát. Chín năm sống trong ác mộng hãi hùng đã đi qua.


Mẹ làm ăn cũng khắm khá, cuộc sống gia đình sung túc như mọi người, nhà xây khang trang, vườn trái cây rợp mát quanh năm bởi: bưởi, quýt, mận, đào.


Ba anh em chúng tôi học hành đến nơi đến chốn, anh Lâm đang học năm thứ ba Y khoa thì vào lính, chị Loan sau khi rời đại học sư phạm Huế về dạy ở trung học Bùi Thị Xuân Đà Lạt, và tôi năm cuối ngành luật ở Sài gòn.


Kết quả học tập của chúng tôi là niềm vui và tự hào của mẹ. Gia đình chan hòa hạnh phúc, mẹ đã đạt được ước nguyện, Người vẫn thường nói thế!


Thế rồi cảnh thái bình, tự do và sung túc của miền Nam một thời gian vừa đủ để những nạn nhân thời đấu tố phôi pha nỗi kinh hoàng, những nấm mồ chết oan vừa xanh cỏ, thì người ta bắt đầu bàn tán chuyện đêm đêm VC trở về khủng bố, ám sát cán bộ địa phương, bắt đi những thanh niên trong làng, gom thu lúa gạo, ai không hợp tác bị giết ngay với bản án “chống cách mạng” cắm trên xác chết của nạn nhân.


Các trục lộ giao thông bị đào xới đắp mô, xe đò, tàu hỏa bị nổ mìn thường xuyên, người dân lành chết không kể hết, nỗi lo sợ bất an lan truyền trong quần chúng. Không khí khủng bố của Việt Cộng bao trùm cả nông thôn.


Thấm thoát chúng tôi trưởng thành theo thời gian, và cuộc chiến ngày thêm khốc liệt, xóm làng khói lửa mịt mù bởi những trận giao tranh.


Tết Mậu Thân đến, một cuộc tràn quân tấn công của Việt Cộng, toàn miền Nam chìm trong biển lửa, ngập trong biển máu, một cuộc thảm sát bạo tàn có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt, những tòa án nhân dân bỏ túi được thiết lập vội vàng từ đầu hẻm đến cuối đường, mà quan tòa là những tên lưu manh vô nghề vô nghiệp, mới ngày hôm trước còn hành nghề đâm thuê chém mướn, hoặc hoạn lợn, đâm bò. Hàng ngàn nạn nhân bị xử tử, bị chôn sống, những hố xác tập thể ở Huế, thành tích của quân Cách Mạng Giải Phóng, đã làm chấn động dư luận thế giới.


Anh Lâm đang học năm thứ ba ở trường Y thì nhập ngũ bởi lệnh tổng động viên, khóa 2/68. Sau khi mãn khóa ở Thủ Đức, anh tình nguyện vào binh chủng mũ nâu, chiến trường Cao Nguyên đã cuốn hút anh vào đó.


Anh hăng say với bổn phận của người trai thời loạn, anh yêu đời lính, yêu đơn vị, bởi nơi đó có bạn bè, nơi hội tụ những con tim đầy nhiệt huyết, khi quê hương đang lâm nguy. Đơn vị anh đã tạo nên những chiến thắng vang dội trên khắp chiến trường Tây Nguyên, đánh tan tác bọn Cộng phỉ xâm lược “sinh Bắc tử Nam”, đám con cháu “bác” làm cánh tay nối dài của Cộng Sản quốc tế Nga Tàu.


Anh đã có mặt khắp các chiến trường, từ Dakto, Tân Cảnh, Chu Pao, KonTum, dành từng tấc đất với giặc thù, để bảo vệ miền Nam tự do, máu của anh, của đồng đội anh đã đỗ xuống trên từng thước đất của quê hương.


Thư cho mẹ từ chiến trường anh đã viết: “...Mẹ đừng buồn trách con bởi sự xa cách, mẹ là tất cả của cuộc sống con. Vì mẹ, vì các em, vì tự do của miền Nam, nên con chọn con đường chiến đấu… Quốc Gia còn là còn tất cả mẹ ạ...!”


Từ ngày anh Lâm vào lính, mẹ hay đi lễ chùa và hàng đêm người cầu nguyện trước chân dung đức Quan Thế Âm. Mỗi lần tiếng đại bác vọng về, nhìn hỏa châu chiếu sáng ở chân trời mẹ lại lâm râm khấn nguyện.


Nhưng khát vọng hòa bình trong tự do của hai mươi triệu dân miền Nam, rồi cũng chỉ là khát vọng. Cuộc chiến chấm dứt trong bạo tàn và nghiệt ngã, máu của hàng triệu thanh niên miền Nam bị bán rẻ bởi ván cờ quyết định của ngoại bang.


Mẹ đã khóc đến khô nước mắt khi ông ngoại bị giết chết ngay hôm đầu tiên ngày “Cách Mạng thành công”, cậu Tân làm thư ký ở xã cũng bị đưa đi mất tích vào một đêm khuya với hàng trăm nạn nhân đồng cảnh ngộ trong làng, trước những đớn đau đồn dập không còn sức chịu đựng bà ngoại đã tìm cái chết.


Sự nghiệp một đời được ngoại gầy dựng đã đổi chủ thay ngôi. Anh Lâm bị thương và bị bắt trong một trận bao vây và truy diệt của Việt Cộng, khi đơn vị anh rút vào rừng tiếp tục chiến đấu không chịu buông súng theo lệnh của Dương Văn Minh, anh và đồng đội đã chiến đấu kiên cường trong tình trạng thiếu lương thực và đạn dược, suốt ba tuần lễ, dù miền Nam đã hoàn toàn rơi vào tay giặc. Cuối cùng đa số các anh đã chọn cái chết để trả nợ núi sông chứ không một ai đầu hàng.


Mẹ tôi đang dở chết dở sống bởi biến cố tang thương đó thì cha tôi trở về.


Hôm đó cha trở về bằng xương bằng thịt trước mắt tôi, cha không giống anh Lâm như mẹ và bà con xóm giềng vẫn nói, và tôi vẫn tưởng. Vóc dáng và phong cách anh Lâm đẹp và oai hùng làm sao. Người lính chiến với nón sắt giày saut gọn gàng trong bộ đồ trận hoa rừng của chiến binh biệt động.


Anh Lâm hùng dũng, đẹp bao nhiêu, thì cha tôi quê mùa xấu xí bấy nhiêu. Cái nón cối trẹt trẹt trông ngổ ngáo và dị kỳ lần đầu tiên tôi nhìn thấy, đôi dép râu bằng lốp xe trông thô tục và rừng rú vô cùng! Ông xúng xính trong bộ đồ thùng thình xanh xanh màu cỏ úa, nhìn tổng thể cha giống như con bù nhìn bằng rơm mà bác Năm vẫn dựng lên giữa ruộng sau nhà để xua đuổi đàn chim! Tôi ngỡ ngàng không lẽ đó là người sinh ra chúng tôi!


Hôm đầu tiên cha lôi trong chiếc xách tay, một áo cũ bằng vải popelin xanh, ngắn củn cởn may theo kiểu miền Bắc trao cho mẹ. Gọi chị Loan vào ướm thử cái quần tây bằng vải kaki nội hóa bạc màu có lẽ của bọn gái nông trường miền thượng du Bắc Việt, và cho tôi, đứa con ngày ông lên đường còn trong bụng mẹ chiếc sơ mi bằng vải fin cũ, nhưng cũng chẳng vừa vặn gì.


Đó là những món quà từ miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, sau 21 năm ông đi làm cách mạng để đổi đời thế giới. Nhìn cha trịnh trọng trao quà, cả nhà đều ngơ ngác nhìn nhau, chị Loan định nói gì đó nhưng lại thôi, hiểu ý, tôi khều tay chị nói nhỏ:


- Thôi rồi... ông ấy bị tâm thần chị ơi!


Chị Loan nhìn tôi cười, lắc đầu:


- Ai ngoài đó về cũng làm như vậy hết, hôm qua bà Dần, bà Lụa nói với chị chồng mấy bà tập kết về họ mang cả chén đất cũ, cả mùng chăn cũ, áo quần đã sờn rách, có cả mấy ký gạo mục, nói là để cứu đói cho gia đình ở miền Nam, vì 21 năm bị Mỹ Ngụy bóc lột tận xương tủy. Họ bị Đảng lừa, em không nghe người ta nói: “nói láo như vẹm đó sao”.


Thật vậy, mấy hôm nay dân làng xầm xì bàn tán chuyền tai nhau chuyện mấy ông tập kết về mang theo xoong nồi móp méo chén bát sứt mẻ, ống chỉ cây kim, áo quần cũ rách, để làm quà cứu trợ cho bà con miền Nam, những thứ mà thành phần ăn xin ở miền Nam cũng không dùng, họ ngờ nghệch và mù quáng như thế, nhưng ít ai chịu nhìn nhận sự thật, họ vẫn nói láo, nói phét rất ư là lố bịch, đang làm đề tài cho thiên hạ châm biếm chế diễu, cười đùa, không ngờ hôm nay chuyện khôi hài đó lại đến với gia đình tôi.


*


Thế rồi niềm hân hoan đoàn tụ của gia đình chỉ kéo dài được mấy hôm, thì câu chuyện giữa cha, mẹ và chúng tôi đã xuất hiện những ngăn cách, khó hòa hợp cho dù chúng tôi cố vượt qua những dị biệt để chấp nhận một cuộc sống mới.


Trước tiên cha tôi mang về từ miền Bắc, thiên đường XHCN nơi được lãnh đạo bởi những “đỉnh cao trí tuệ” là sự nói dối và khoác lác đến lố bịch và trơ trẻn.


Tất cả cái gì của chế độ Cộng Sản đều hay, đều tốt dù đó là Cộng sản Tàu, Cộng Sản Nga, Cộng sản Triều Tiên hay Cộng Sản Cuba, nhất là Cộng Sản Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản là siêu nhân, là thánh nhà trời sai xuống để cứu loài người, họ không có cuộc sống cá nhân. Theo cha tôi thì: đồng chí Stalin, bác Mao, bác Hồ là tinh hoa của trời đất tích tụ lại và sinh ra để cứu nhân loại.


Cũng theo cha tôi: XHCN là thiên đường của trần gian, được lãnh đạo bởi những “đỉnh cao trí tuệ” nên cái gì cũng tuyệt vời, giả sử có cái gì chưa hoàn hảo thì đó chỉ là tạm thời rồi sẽ tốt sẽ hoàn hảo.


Còn các nước tư bản là địa ngục, nơi đó người dân chỉ là bọn nô lệ, bị bóc lột đói rách lầm than, xã hội toàn cái ác, cái thiện không có đất sống.


Đầu sỏ và xấu xa nhất là Đế Quốc Mỹ, Thực Dân Pháp, phát xít Nhật. Còn các nước khác là chư hầu là tay sai.


Riêng miền Bắc, nhờ có bác Hồ vĩ đại, bác là tinh hoa của dân tộc Việt, bốn ngàn năm tích tụ lại sản sinh ra chỉ một người, bác có lòng từ bi, bác ái của Phật của Chúa, ngay thẳng của Khổng Tử và thông thái tài ba của các vĩ nhân trên thế giới từ xưa tới nay gộp lại. Đời bác dâng trọn cho non sông, bác không gia đình không vợ con, tình yêu dành cho tất cả đồng bào, bác xứng đáng là cha già của dân tộc.


Để minh họa bác Hồ là thánh nhân trên thông thiên văn dưới am tường địa lý, tai và mắt của bác là thiên nhĩ, thiên nhãn, cha tôi kể chuyện bác Hồ bắt gián điệp như sau:


“Tạ Đình Đề được Ngô Đình Diệm cài lại miền Bắc để ám sát Hồ Chủ Tịch, y theo dõi rất lâu chờ cơ hội để giết bác, một hôm thời cơ đến, y lẻn vào nơi ở của cụ Hồ leo lên nằm trên máng xối phục kích, đạn đã lên nòng, sắp tới giờ hành động thì người cần vụ bưng cơm vào phòng bác liền bảo: … chú lấy thêm một cái chén và một đôi đũa.


Người cần vụ ngạc nhiên nghĩ thầm: không có khách mà thêm chén đũa làm gì? Nhưng cần vụ cũng vội thi hành, sau đó bác tằng hắng nhìn lên máng xối và cất giọng sang sảng: “- Anh Đề, xuống ăn cơm với bác”. Tên gián điệp chết điếng run sợ vội leo xuống và quì dưới chân bác xin tha mạng, thú nhận hết tội lỗi, bác bảo đứng dậy rồi cười thật hiền hòa: “- Thôi chú ngồi ăn cơm với bác, bất cứ ai làm việc gì bác đều biết trước, chú sẽ không thành công đâu!” Từ đó Tạ Đình Đề kính phục, theo cách mạng và trung thành với bác suốt đời.”


Còn chuyện yêu đồng bào, và lòng nhân hậu của bác thì cha tôi kể như sau: “Dạo còn ở Cao Bằng bác hay đến các bản làng thăm đồng bào thượng, một hôm về nhà bác ngồi ủ rũ thỉnh thoảng kéo khăn rằn quàng cổ lau nước mắt, khi người cần vụ hỏi thì bác nghẹn ngào: “- Bác thấy có lỗi lớn với đồng bào, họ nghèo quá! Ngày nào cách mạng chưa thành công, còn bọn thực dân và phong kiến bóc lột, dân còn cực khổ, là bác còn nợ nhân dân, làm sao ăn ngủ được” Bác vừa nói vừa sụt sùi lau nước mắt!


Từ hôm đó bác bảo cần vụ mỗi lần nấu cơm trích một nắm gạo bỏ vào hũ, cứ mỗi tuần bác mang số gạo đó xuống thôn bản tặng cho đồng bào, khi nhận được gạo dân làng quì xuống ôm chân bác khóc nức nở và gọi bác là thánh từ nhà trời phái xuống để cứu dân Việt, cho nên trong nhà của mọi người hình của bác đều được treo nơi cao nhất, trang trọng nhất.


Đó là chuyện bác Hồ, còn chuyện bắn máy bay Mỹ cha tôi tường thuật còn khủng khiếp hơn làm mọi người nghe cứng cả mồm, mắt trợn ngược, cứ tưởng ông đến từ một hành tinh nào. Đại loại ông kể như thế nầy:


“Thời gian đầu khi giặc Mỹ mới ném bom, dân quân chưa có kinh nghiệm, nên chỉ áp dụng cách thông thường như đứng một chỗ nhắm bắn, về sau dạn dĩ hơn thì ôm súng chạy theo máy bay mà bắn, nhiều người rượt theo máy bay từ trong làng ra tới ngoài đồng ruộng, có người leo lên nóc nhà rượt theo, hoặc leo lên ngọn cây để được tiếp cận gần hơn, ai có súng thì dùng súng, ai không có súng thì dùng cây, dùng sào làm vũ khí tấn công tàu bay, phương pháp nầy còn hạn chế nên mười chiếc chỉ bắn hạ được năm. Về sau với công trình nghiên cứu sáng tạo của bác Hồ và đại tướng Võ Nguyên Giáp, nên thay đổi chiến thuật bằng cách: cho chiến đấu cơ Mig 21 bay lên chui vào trong mây nằm yên một chỗ phục kích đợi B52 đến. Phi công của ta rất bình tỉnh chờ khi bọn chúng tiến gần mới nổ máy xông ra chận đánh do vậy nên ta diệt gọn không còn chiếc nào thoát được, tính đến năm 1973 ta bắn hạ hàng ngàn chiếc, nên đế quốc Mỹ hết sạch, không sản xuất kịp, lại thêm mạng lưới gián điệp của ta xâm nhập sâu vào nơi sản xuất phi cơ của Mỹ phá hoại từ gốc, nên chúng làm đâu hư đó, không xuất xưởng được chiếc nào, cho đến năm 1974 – 1975 không còn máy bay để ném bom, phải đầu hàng là đúng thôi!


Cha tôi bảo ở miền Bắc trăm người như một thi đua đánh giặc, nhiều em bé mới bảy, tám tuổi học lớp một, lớp hai yêu cầu thầy cô trang bị súng để chiến đấu với máy bay, chưa kịp đáp ứng các cháu khóc lóc, đòi hỏi, rất là cảm động, nhiều cháu được bác Hồ khen thưởng vì thành tích diệt tàu bay và bắt giặc lái Mỹ.


Ông còn kể rằng có một cụ già hơn tám mươi tuổi liệt hai chân không đi đứng được. Hôm đó con cháu đi vắng cả, để ông nằm một mình trên chiếc giường tre ngoài hiên, nhìn lên một khoảng trời xanh, bên cạnh có khẩu súng AK của thằng cháu nội là dân quân. Bất ngờ có còi báo động tàu bay địch tới, tất cả dân chúng vào vị trí chiến đấu. Vì không di chuyển được, ông cụ vơ ngay khẩu súng chĩa nòng lên trời, đưa mắt vào đường nhắm, thình lình chiếc máy bay xẹt qua, như chớp ông siết cò, một vạch lửa kéo dài, chiếc máy bay chao đảo rồi như một trái cầu lửa rơi xuống cánh đồng, dân làng chạy ra bắt trói thằng giặc lái Mỹ. Ông được bác Hồ tuyên dương.


Cha tôi còn xác nhận rằng hầu hết tù binh Mỹ bị bắt, sau khi thấy chính sách nhân đạo và lòng tốt của “cách mạng Việt Nam”, thấy miền Bắc Việt Nam sống sung sướng, hạnh phúc quá, họ nhận thức được chân lý nên rất căm thù chủ nghĩa đế quốc, căm ghét tư bản bóc lột, tất cả đều tha thiết xin ở lại Bắc Việt Nam, làm công dân VN. Ngày trao trả tù binh không ai chịu về Mỹ, họ khóc lóc, làm đơn xin tình nguyện ở lại. Nhưng chính phủ cách mạng không đồng ý, vì muốn để bọn tù binh mang sự tốt đẹp của cách mạng về nói lại với dân chúng, sẽ có lợi cho đảng Cộng Sản Mỹ trong sứ mạng giải phóng Hoa Kỳ, đây là một quyết định rất sáng suốt của đảng ta, mang tính chiến lược, hầu tiếp tay với đảng Cộng Sản Mỹ cắm lá cờ cách mạng trên nóc tòa Nhà Trắng trong tương lai và trên toàn thế giới. Ngày đó phải tới thôi, không bao lâu nữa. Cha tôi khẳng định như vậy.


Cũng theo cha tôi: chế độ miền Nam thì nhất định là phải xấu, rất xấu, Diệm, Thiệu là ác quỉ, độc ác và ngu xuẩn tay sai của đế quốc, nên chỉ bóc lột và vơ vét.
song  
#2 Đã gửi : 20/03/2015 lúc 07:08:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông hùng hồn rằng ông có đủ tài liệu để chứng minh: Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cùng lấy một vợ là Trần lệ Xuân, cùng thông dâm với bà Ngô Đình Luyện. Hoặc ông Diệm nhốt hàng trăm thanh nữ Cộng Hòa trong dinh Độc Lập để cưỡng hiếp rồi thủ tiêu.


Ông cho biết sau ngày 1-11-1963, người ta đào lên cứ mỗi gốc cây trong dinh Độc Lập có đến hàng trăm xác chết của thầy chùa và người Cộng Sản. Diệm cho giết chết rồi bón làm phân v.v...


Còn Thiệu có hàng chục đồn điền và biệt thự ở Mỹ, năm 1970 đã đưa ra ngoại quốc 20 tấn vàng, chưa kể 16 tấn mới đây vào tháng 4-1975.


Quân đội miền Nam, chỉ dùng để giết người và đàn áp, đi đến đâu hãm hiếp đến đó, bắt trẻ con bỏ vào cối giã nhuyễn làm chả giò cho cả đơn vị ăn chơi. Xã hội miền Nam băng hoại, toàn đĩ điếm. Người dân thiếu ăn đói khổ v.v... và v.v...


Nghe luận điệu của cha hoài đâm chán, một hôm chị Loan cắt ngang lời ông:


- Cha lấy nguồn tin đó ở đâu vậy? Miền Nam được tự do thông tin, nhưng con chưa bao giờ nghe những điều cha nói? Mà chắc cả miền nam nầy cũng không ai biết và nghe những chuyện quái gở như thế.


Gương mặt cha tôi trở nên nghiêm trang, giọng cương quyết:


- Chúng nó giấu đấy! Ngoài Bắc biết hết, đứa con nít cũng biết chuyện đó, đài báo ngày nào không nói, học tập mít- tin đảng thông báo tình hình miền Nam cho bà con thường xuyên, mà Đảng đã nói thì làm sao sai được. Chuyện gì mà Đảng không biết. Chị Loan nhìn tôi cười lắc đầu, nói nhỏ:


- Đúng là nói láo như vẹm.


Đại khái cha tôi thường biểu lộ kiến thức uyên bác như thế, lập luận vững chắc như thế khi nói chuyện với chúng tôi hoặc bất kỳ người khách nào đến thăm, hay trước quần chúng nhân dân trong những buổi học tập. Các ông đều nói giống nhau. Hình như vì là kẻ chiến thắng nên các ông ấy có quyền nói, nói như bọn khùng, như một lũ điên, nói như chỗ không người, vì không ai dám phản bác, tất cả đều sợ bị chụp mũ, chỉ dám cười diễu sau lưng.


Mẹ con tôi rất xấu hổ với mọi người về sự hiểu biết bệnh hoạn, mà đảng cộng sản đã nhồi nhét vào đầu ông, nhưng vào lúc đó, những ngày đầu Việt Cộng vừa chiến thắng không khí khủng bố nặng nề, chết chóc bao trùm, hơn nữa còn mới mẻ quá nên mọi người trong gia đình cũng phớt lờ, để tìm sự bình yên.


*


Nhưng rồi sự chịu đựng ấy chỉ được một thời gian, mẹ con tôi bắt đầu có phản kháng. Một hôm cha tôi gay gắt:


- Bà tưởng miền Nam giàu có thật à? Phồn vinh giả tạo đấy!


Chị Loan nhìn cha tôi cười cười:


- Phồn vinh ở miền Nam thì giả tạo, nhưng đói rách ở miền Bắc là có thật. Vậy con chọn cái giả tạo của miền Nam, chớ không chọn cái có thật của miền Bắc.


Cha tôi bỏ đi, ném về mẹ con tôi tia nhìn hằn học. Những bất đồng giữa cha và mẹ con tôi ngày thêm trầm trọng, mẹ thường than phiền:


- Cha các con bây giờ đổi khác quá! Cái nhân cách ngày xưa không còn nữa! Cái chủ nghĩa gì mà ghê quá! Nó biến con người thành máy móc, cái đầu không còn là của mình nữa, đần độn và mù quáng không chịu được, nói như lên đồng, như bị thần kinh.


Mỗi lần mẹ đi thăm nuôi anh Lâm là có lời qua tiếng lại, có cãi vã. Theo cha tôi: Anh Lâm là đồ bán nước, không thăm viếng gì cả, đã có Đảng lo. Nhưng mẹ thì sống vì con, anh Lâm là tất cả.


Thời gian đầu cha không vừa ý về bức chân dung của đức Quan Thế Âm trên bàn thờ mà hàng đêm mẹ quì hàng giờ để khấn nguyện. Một hôm cha bảo:


- Cách Mạng thành công rồi mà thờ Phật làm gì nữa? làm gì có Phật? Đâu phải Mỹ Ngụy mà mê tín, lừa mị. Bà nên nhớ tôn giáo là thuốc phiện đầu độc quần chúng, nó là cặn bã của tư bản, nó dùng tôn giáo để ru ngủ dễ bóc lột, bọn thầy tu ngồi mát ăn bát vàng. Sao bà không thờ ông Lênin, Mao chủ tịch, hay bác Hồ có thực tế hơn không?


- Ông nói kỳ cục, sống phải có trời có Phật, có ông bà tổ tiên để thờ phụng chớ! - Trời phật làm gì có mà cầu? Có ai thấy trời thấy Phật chưa? Ông bà chết là hết là tro bụi, thờ phụng làm gì? Cứ mê tín dị đoan kiểu Đế Quốc!


- Chết là hết, không cần thờ, thế sao ông đòi thờ ông Mao, ông Hồ?


- Mao chủ Tịch là bậc thầy, là ân nhân của Đảng ta, bác Hồ là cha già của dân tộc, có công đánh Đế Quốc dành độc lập nên thờ là để nhớ ơn.


- Vậy thì ông cứ nhớ ơn mấy ông đó, còn tôi thì chỉ nhớ ơn ông bà tổ tiên sinh ra mình.


Lời qua tiếng lại, rồi mẹ cũng làm lành, hôm sau khi ra chợ về, nhìn lên bàn thờ đức Quan Thế Âm biến mất, thay vào đó ông Hồ Chí Minh gương mặt mập mạp hồng hào, rạng rỡ như đang nhìn mẹ mỉm cười. Một thoáng bàng hoàng, mẹ cúi xuống chân tường nhặt chân dung đức Quan Thế Âm lặng lẽ xuống nhà dưới.


Cũng từ hôm đó những trận cãi vã giữa mẹ và cha không còn hạn chế nữa. Cha tôi nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, bọn xấu, bọn phản động. Ông nghi ngờ cả quá khứ của mẹ con tôi, anh Lâm thì nhất định phải là CIA tay sai đế quốc Mỹ nên mới có tiền mua sắm vật dụng trong nhà.


Mẹ tôi phản bác:


- Trong miền Nam chúng tôi làm nhiều ăn nhiều làm ít ăn ít, không ai lấy của dân đồng nào, con tôi từ mẫu giáo lên tới đại học không tốn tiền, nằm bệnh viện bao nhiêu lâu cũng không mất một xu, chính phủ lo từ cơm nước đến thuốc men, nó bóc lột cái kiểu gì lạ tôi không hiểu nổi!


Một tay tôi mua bán nuôi con ăn học, xây nhà tậu ruộng, mua xe cộ trang bị đồ đạc trong nhà. Con tôi nhập ngũ là làm bổn phận của nó, không phải vì thằng Tây thằng Mỹ nào hết.


Giọng cha tôi hằn học:


- Mẹ con bà nhiễm tư tưởng đế quốc quá rồi, bà đừng khoe thành tích mua bán, mua bán là bọn con buôn, con buôn là phải bóc lột, xã hội nầy không có người bóc lột người, vậy thì bà là thành phần bóc lột!


Mẹ nhìn cha:


- Cá nhân mua bán là con buôn bóc lột, còn Đảng độc quyền mua bán là con gì? Có bóc lột không?


- Nhà nước bán hàng là phân phối đồng đều cho dân giá cả hợp lý, sao gọi là bóc lột?


Mẹ cười nửa miệng nhìn cha:


- Độc quyền bán thì so sánh với ai để biết hợp lý hay không? Của năm họ bán mười cũng phải mua, của ươn của thối cũng phải nhận, vì Đảng sáng suốt công bằng, Đảng lo cho dân đầy đủ, mỗi năm tiêu chuẩn 2 kg đường, một mét vải sô để may quần dư ăn dư mặc, có người mất ba ngày xếp hàng rồng rắn phơi nắng dầm mưa để Đảng ban ân huệ, về nhà ngã bệnh ra chết bỏ lại tiêu chuẩn một mét vải sô của Đảng. Còn phía ông gọi là bóc lột đó, nhiều người bán, nơi nào tốt rẻ thì mua, mua bao nhiêu cũng được.


Cha đứng dậy giận dữ:


- Ăn nói mất quan điểm, mẹ con bà khó thay đổi, coi chừng ngồi tù.


Mẹ vẫn cười cười:


- Ông định tố cáo mẹ con tôi đấy à?


Cha chặt tay vào không khí:


- Làm cách mạng là dứt khoát, sáng suốt cảnh giác kẻ thù chống phá đường lối của Đảng, phải đặt Đảng trên cá nhân và gia đình.


Mẹ nghiêm trang không kém:


- Vậy ông cần gì gia đình? Cái gì cũng Đảng, vậy sao không sống với Đảng ấy, nhà này không có cái Đảng nào hết!


Đại khái chuyện cãi vã giữa mẹ và cha xảy ra như thế, nhiều lần dẫn đến xô xát.


Một hôm mẹ và chị Loan đi thăm nuôi anh Lâm về, cha giận dữ:


- Nó đi cải tạo có Đảng lo, bà sợ Đảng bỏ đói nó à?


- Với ông không có tình cốt nhục, ngày hai khúc sắn với muối, con tôi làm sao sống nổi, kéo cày thay trâu bò. Lao động khổ sai mà! Ông đâu biết bao nhiêu bạn bè nó đã chết vì kiệt sức?


- Bọn nó chết cũng chưa hết tội, cầm súng Mỹ bắn cách mạng, giết dân tội đáng chặt đầu!


- Con tôi cầm súng Mỹ, còn các ông cầm súng của ai? Có phải của Nga của Tàu không? Nó giết dân ở đâu tôi chưa thấy, còn các ông giết ai? Xe đò, tàu hỏa, rạp hát, chợ búa ai đặt mìn? Ai chôn sống, cắt cổ, mổ bụng, ai tàn sát mấy ngàn người ngoài Huế?


Cha quát lớn như hét:


- Đồ phản động! Cách mạng chỉ trừng trị bọn theo Mỹ.


- Còn ông theo ai? Có theo Nga theo Tàu không?


Lần cãi vã đó đưa đến xô xát. Cha đã đánh và siết cổ mẹ, khi tôi và chị Loan can thiệp thì mẹ đã ngất đi.


Mẹ bị công an kêu lên làm việc suốt hai tuần lễ liên tục, mẹ bị tố cáo là có chân trong một tổ chức phản động. Tiếp tay với tàn quân, chống phá cách mạng.


Không khí giữa cha và mẹ con tôi ngày thêm tẻ nhạt. Sau đó một sự kiện hãi hùng đã đưa đến cuộc chia tay dứt khoát giữa mẹ và cha tôi. Đó là khi chị Loan tìm thấy hủ rượu bổ “thần sầu quỉ khóc” của mấy ông vô thần. Món thuốc bổ ghê khiếp mà chúng tôi nghe đồn miệng lan truyền từ ngày mấy ông tập kết về làng. Nghe nói vị thuốc quí này chỉ có mấy ông lãnh đạo ngoài Hà Nội như ông Hồ, ông Đồng, ông Giáp, Trường Chinh, hay Tố Hữu v.v.. mới được dùng để trường xuân bất lão. Mẹ con tôi hồn xiêu phách lạc, xô nhau bỏ chạy ra khỏi nhà khi thấy một thai nhi đầy đủ: dầu, tay, chân nằm khoanh trong keo thủy tinh chứa dung dịch lỏng màu đỏ thẩm, được cha tôi dấu trong xó tủ.


Mẹ tôi đã khóc khi tỉnh lại:


- Quỷ, quỷ, không phải người các con ơi! Lâu nay chỉ nghe đồn miệng chúng nó ăn thai nhi, bây giờ mới thấy thiệt, không sai tí nào!


Chúng tôi đã dứt khoát từ chối sự có mặt của cha tôi. Sau đó mẹ tôi bị công an cầm giữ một tuần để điều tra.


Cùng lúc tôi có lệnh gạo cũi, mười lăm ngày công tác lao động. Chị Loan vắng nhà hai ngày thăm nuôi anh Lâm. Khi chị Loan trở về thì nhà cửa trống trơn. Cha tôi đã dọn đi tất cả đồ đạc trong nhà từ chiếc xe Honda, máy khâu, máy cassette, radio v.v.., những thứ mà cha tôi cho là sản phẩm của đế quốc, tạo nên từ đồng tiền bóc lột do buôn bán mà người làm cách mạng vô sản như ông kết tội và lên án.


Nghe nói cha tôi trở về ngoài bắc với người đàn bà Đảng đã tác hợp cho ông hai mươi năm trước.


Về nhà, mẹ tôi ít nói, mẹ và chị Loan hay thầm thì to nhỏ chuyện gì đó mà tôi không biết được. Sau đó chị Loan hay vắng nhà. Một hôm ngủ dậy tôi thấy chị Loan biến mất, hỏi mãi mẹ bảo chị Loan đi xa lo công việc.


Chị Loan đi được một tháng thì một tin sét đánh làm choáng váng cả mẹ và tôi. Thư một người bạn tù báo tin anh Lâm đã chết trong một chuyến vượt ngục bất thành, mẹ tôi ngã gục khi hay hung tin. Bà con láng giềng đến an ủi vỗ về, mẹ vẫn lúc tỉnh lúc mê, sức khỏe mẹ tôi suy sụp mau lẹ, mẹ tóp lại như chiếc lá khô, mẹ đòi đi thăm anh Lâm, không ai khuyên giải được, tôi đã chiều ý mẹ.


Bên nấm đất mới ở bìa rừng, nơi anh Lâm tôi ngủ yên vĩnh viễn, mẹ đã khóc gọi anh trong điên loạn. Đêm hôm đó mẹ đã nói đã cười bên nấm mộ, hết gọi chị Loan rồi lại thì thầm với anh Lâm.


Tôi đưa mẹ về, mẹ lúc tỉnh lúc mê, mẹ tôi không còn bình thường nữa. Đang đêm mẹ thơ thẩn ra vườn, gọi chị Loan ra quét lá rụng, gọi anh Lâm ra hái quả xanh. Đôi khi đang nằm yên, chợt mẹ trợn mắt nhìn khoảng không, hét lớn:


- Lũ sát nhân, quân cướp, đồ ma quỉ!


Kinh tế gia đình tôi kiệt quệ mau lẹ, sau khi chị Loan ra đi. Trong nhà không còn gì đáng giá nữa. Cuộc sống toàn xã hội suy sụp bởi chính sách khắc nghiệt của Đảng, đói rách ập đến bủa vây toàn dân, mới ba năm được “giải phóng”. Đảng đã đẩy lùi mức sống trở về thời đầu thế kỷ.


Tôi kêu bán những đồ linh tinh còn sót lại lo thuốc cho mẹ, từ chiếc giường cũ đến miếng ván thông, tấm tôn chắn gió sau nhà. Cái gì có người mua là tôi bán. Nhưng bệnh mẹ ngày càng trầm trọng bởi cái chết của anh Lâm.


Vừa thiếu thuốc vừa thiếu cơm, mẹ không còn đi lại được nữa. Thỉnh thoảng tôi đỡ mẹ dậy kê gối cho mẹ nhìn ra vườn cây.


Lúc mẹ tỉnh, tôi hạnh phúc nhất những giây phút đó. Mẹ hỏi tôi vài chuyện linh tinh, qua giọng nói thều thào đứt quãng, mẹ cho biết chị Loan đi đâu. Đôi tay gầy run run mẹ kéo tôi vào lòng thều thào thật nhỏ:


- Có tin gì... về chị Loan..., không con?


Tôi lắc đầu:


- Chưa mẹ ạ. Nhưng chắc êm xuôi, người ta vượt thoát qua bên kia nhiều lắm.


Mẹ tôi thở ra nhè nhẹ thì thầm:


- Mẹ… cầu nguyện… trời phật… cho các con.


Tôi cúi xuống để che giòng nước mắt vừa tràn qua bờ mi. Rồi sau những phút giây hiếm hoi đó, mẹ lại chìm vào cơn mê, mẹ nói, mẹ cười không định trước được, sức khỏe mẹ càng xấu thêm, mà tôi thì đành bất lực.


Hằng đêm tôi ủ ấm mẹ trong đôi tay gầy, để níu kéo sự sống cho mẹ từng giờ, hy vọng tin tốt lành của chị Loan sẽ là chiếc phao cứu sống mẹ.


Nhưng họa vô đơn chí, cách đây mấy hôm tôi nhận được thư của dì Hai từ Sài Gòn gởi ra báo tin chị Loan đã bỏ xác ngoài biển đông, sau khi bị cướp biển hãm hiếp rồi vứt xuống biển, người sống sót trong chuyến vượt biên được tàu vớt và báo tin.


Tôi rụng rời lá thư rơi xuống nước mắt chan hòa. Cái phao sau cùng để cứu sống mẹ đã chìm mất. Mối hy vọng duy nhất của tôi trong những đêm thức trắng quì bên giường mẹ đã tan tành...


Tôi quyết định dấu mẹ, thà cứ để mẹ thoi thóp trong hy vọng đợi chờ. Bỗng dưng một nỗi sợ hãi làm tôi choáng váng, đến bên mẹ nhẹ nhàng tôi quì xuống úp mặt lên lồng ngực gầy tóp của mẹ, mặc cho nước mắt tuôn trào…


Nhưng rồi chiều nay mẹ đã bỏ ăn, khi tôi mớm thìa cháo lên môi mẹ, mẹ đã lắc đầu. Tôi năn nỉ khẩn cầu mẹ cũng lặng yên nhưng lại nhìn tôi lâu hơn, nhìn trân trối, rồi hai giọt nước mắt trào ra từ khóe mắt trũng sâu.


Tôi quì xuống cầm bàn tay gầy của mẹ đặt lên môi, tôi thương mẹ quá! Thương quay quắt ruột gan. Chợt bờ môi lay động, mẹ thì thào đứt quãng:


- Có... tin... chị... chưa con?


Lấy hết can đảm tôi nhìn vào mắt mẹ gật đầu:


- Có rồi mẹ ạ! Chị Loan đã đến bến bờ tự do!


Đôi mắt mẹ chợt sáng lên như một tia chớp, vui mừng lộ rõ lên khuôn mặt không còn sự sống của mẹ, rồi run run mẹ đặt bàn tay lên đầu tôi:


- Còn... con... nữa... mẹ nguyện cầu...


Cũng lại nguyện cầu, đời mẹ đã nguyện cầu cho bao người: cho cha, cho anh Lâm, cho chị Loan và tôi.


Giờ chỉ còn mình tôi quì dưới chân mẹ để nhận lời nguyện cầu sau cùng. Tôi nghe lòng nhũn xuống, nỗi đau xót bóp nghẹt con tim. Tôi dối mẹ, tôi nói dối vì không muốn mất mẹ, mẹ là tất cả của cuộc đời. Khi tôi nhìn lên, hai hàng mi mẹ đã khép và đôi môi còn thoáng nụ cười mãn nguyện.


Ngoài kia nắng đã tắt trên ngọn cau. Chiều 30 Tết vắng lặng.


Bóng hoàng hôn xám ngắt đổ xuống vườn cây, tôi cúi xuống hôn lên vầng trán khô của mẹ và nghẹn ngào gọi khẽ:


- Mẹ ơi!!!


(Chuyện hoàn toàn thật của gia đình Nguyễn Thanh Liêm, một nạn nhân trong chế độ Cộng Sản, đang sống tại Quảng Ngãi)

Lưu Hoàng Kỳ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.612 giây.