logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 23/03/2015 lúc 05:52:07(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Hình ảnh của cố cựu thủ tướng Lý quang Diệu (Lee Kuan Yew) được dựng lên nhiều nơi trên đường phố Singapore vào ngày 23 tháng 3 năm 2015. AFP

Sau khi cựu thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời sáng hôm nay ở Singapore, nhiều người lên tiếng ca ngợi vị lãnh đạo có công đầu trong việc khai dân trí và chấn hưng Singapore thành một quốc gia cường thịnh, an ninh và sạch đẹp nhất Châu Á.

Từng sinh sống và làm việc 30 năm ở Singapore, ông Võ Tá Hân, tốt nghiệp ngành kinh tế từ MIT của Mỹ, sang phụ trách một chi nhánh của Ngân Hàng Đầu Tư Bank Of Montreal ở Singapore trước khi sáng lập công ty tư vấn kinh doanh Vota Management mà ông là giám đốc. Kế đó, ông được mời vào các chức vụ cao cấp thuộc tập đoàn Hong Liong lớn nhất Singapore, chuyên về tài chính, bất động sản, khách sạn. Ông cũng từng là thành viên Đại Học Quản Lý Singapoe, từng là gạch nối giữa Singapore với Việt Nam thời mở cửa dưới trào thủ tướng Lý Quang Diệu, nhận định về vị cố thủ tướng đã nắm quyền Singapore ròng rã 31 năm:

Ông là người lập quốc, vị cha già của dân tộc vì ông xứng đáng. Ông Lý Quang Diệu đóng góp rất nhiều cho sự phồn thịnh của Singapore ngày nay. Phải nói không có ông Lý Quang Diệu thì sẽ không có Singapore của ngày nay.

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ông đã đưa đất nước Singapore đến mức một trong những quốc gia với GDP per capita được xếp hàng top 10 thế giới. Đó là một thành quả không phải dễ thức hiện. Nhiều nước khác đã nhìn vào mô hình đó để học hỏi để phát triển đất nước. Khi mà Trung Quốc chuyển mình thì họ cũng đi học bài học của Singapore, và Việt Nam cũng vậy.

Thanh Trúc: Thưa ông, ngoài những lời lẽ tán dương tài năng của vị thủ tướng cầm quyền rất lâu, những 31 năm, nhiều người còn cho rằng ông Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo quyết đoán, thích áp dụng kỷ luật sắt để lèo lái đất nước, ông có nghĩ như vậy?

Ông Võ Tá Hân: Dĩ nhiên đạt một thành công như vậy thì có những lúc cần phải cứng rắn. Cái thành công của ông Lý Quang Diệu là có một đội ngũ rất giỏi. Ông quản lý mọi mặt, về môi trường và ông giữ cho đất nước rất trong sạch, thanh liêm, không có tham nhũng.
Nhưng mà gặp những đối kháng trong nước, nghĩa là từ trước khi tôi đến tôi cũng đã biết có những lãnh tụ đối lập bị bắt giữ mấy chục năm sau cùng mới thả ra . Chuyện đó không tránh được, tùy mình nhìn khía cạnh nào thì mình phê bình ông vậy thôi. Làm sao một người có thể được tất cả 100% mọi người yêu mến được. Có những khía cạnh rất cứng rắn nhưng tôi nghĩ nếu không có những biện pháp cứng rắn đó thì chắc chắn Singapore không thể đạt được những phát triển thần kỳ như vậy.

Thanh Trúc: Thưa chuyên gia kinh tế Võ Tá Hân, phải chăng cố thủ tướng Lý Quang Diệu là người có tầm nhìn xa cũng như thực tiễn vì để phát triển kinh tế và xã hội cho một đảo quốc không có tài nguyên thì ông đã chủ trương mở cửa và hội nhập hoàn toàn với thế giới?

Ông Võ Tá Hân: Chuyện đó cũng dài, nhiều người bạn của tôi là mấy vị tổng bộ trưởng nhiều khi kể lại thì ông Lý Quang Diệu khi về già ông nói rằng có nhiều điều ông tiếc. Ông tiếc điều là hồi đó ông đã đẩy cho dân Singapore học tiếng Anh quá nhiều. Tại vì ông bảo muốn phát triển kinh tế thì dân chúng phải theo tiếng Anh. Nhờ cái đó họ mở cửa với thế giới bên ngoài, họ đón nhận những kiến thức văn minh và tiến rất nhanh.

Nhưng đến khi cuối đời thì ông tỏ ra hối tiếc vì đã đẩy dân chúng học tiếng Anh nhiều thanh ra trong ngôn ngữ trong tự điển Singapore không có chữ motherland, quê mẹ hay quê cha. Đến cuối đời ông tiếc thì ông bắt đầu mới quay lại khuyến khích người ta học tiếng Trung Quốc. Thành ra trong sự phát triển kinh tế thì ban đầu phải có sự hi sinh . Cứng rắn với đối lập, kìm hãm về chính trị là một. Chuyện thứ hai nữa là văn hóa, ban đầu mục tiêu chính là phát triển kinh tế mà cái giá phải trả là văn hóa cũng ít để ý đến.

Ở Singapore có bốn ngôn ngữ chính, tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Tiếng Mã Lai với tiếng Tamil thì không nhiều. tiếng Anh thì chỉ khối trí thức với người làm việc ngoại quốc dùng. Nhưng thực sự nếu nghiên cứu thì tờ báo nhiều người mua nhất vẫn là báo tiếng Hoa, số ấn bản nhiều hơn tiếng Anh.

Thanh Trúc: Nhưng mặt khác ông có nghĩ rằng khi khuyến khích dân chúng Singapore học ngoại ngữ, giữ gìn và phát huy một chính thể không tham nhũng, nâng cao ý thức tôn trọng luật lệ, ý thức giữ vệ sinh chung nơi công cộng thì trong nghĩa nào đó ông Lý Quang Diệu đã gián tiếp phát huy nền văn hóa đặc thù của Singapore ngày nay?
Ông Võ Tá Hân: Vâng đúng như thế, người ta nói Singapore là xứ kỷ luật sắt. Tôi nhớ một lần tôi dự cuộc thi hàng tuần của báo Busineess Times, mỗi tuần hỏi 5 câu hỏi và hỏi trong mấy tháng. Tôi cũng được giải thưởng nhưng mà có một điểm trật mà tôi nhớ hoài. Câu hỏi là ở Singapore có bao nhiêu điều luật xử phạt. Tôi nói để an toàn thì chọn từ 10.000 đến 40.000. Vậy mà tôi sai vì có trên 40.000 Điều, mình không thể tưởng tượng được. Thành ra mới nói kỷ luật sắt. Những điều như cấm xã rác, cấm hút thuốc trong phòng lạnh rồi phải đeo dây an toàn, không ăn chewing gum, chính là những điều trong hơn 40.000 đó. Đó là cái rất ngạc nhiên mà ít người biết đến.

Singapore là hòn đảo nhỏ, bảo không hề có tham nhũng thì cũng khó nói nhưng mà phải nói đó là một trong những xứ trong sạch nhất. Cách họ làm, như tôi đã sống ở đó thì tôi thấy trước hết họ chiêu hiền đãi sĩ, những vị tổng trưởng của họ lương 5 triệu đô la là chuyện thường. Nhân viên cao cấp được trả tiền rất cao nhưng nếu ai bị bắt vì tội tham nhũng kể như mất mặt, bỏ xứ mà đi hoặc bị tù tội. Tôi vẫn cho rằng mỗi năm là ông Lý Quang Diệu đưa ra cách gọi là tế thần. Một lần có một vị tổng trưởng xây dựng bị bắt với tội người ta nói là cứ xây một tòa nhà thì mỗi viên gạch ông ăn một xu hay nhiều hơn gì đó. Ông đó thắt cổ tự tử chết.

Rồi còn chuyện chẳng hạn tôi có người bạn, anh rất thành công nhưng vì vô tình làm sao người kế toán làm thuế trật và bị họ bêu xấu ra trên trang đầu. Anh đó cũng phải bỏ xứ mà đi. Thì thường mỗi năm có một chuyện như vậy, nhất là chuyện dính tới tham nhũng. Thành ra xứ đó rất là trong sạch, mà muốn cho trong sạch thì phải trả lương thiệt nhiều. Cũng may mắn Singapore giàu mới có khả năng làm chuyện đó.

Thanh Trúc: Theo ông, sự kính nể dân chúng dành cho ông Lý Quang Diệu đến lúc này có còn nguyên vẹn không, khi mà dư luận chỉ trích là tuy không còn ngồi ghế thủ tướng nhưng ông vẫn tạo được khá nhiều ảnh hưởng lên các chính phủ kế nhiệm, chưa kể việc thủ tướng Lý Hiển Long hiện nay là con của ông Lý Quang Diệu?

Ông Võ Tá Hân: Hiện tại những người thuộc thế hệ trẻ đòi hỏi cởi mở hơn thành ra những phong trào đối lập trẻ nói chung không có sự kính nể ông bằng lứa lớn tuổi.

Bên Singapore nói chung khi một người lãnh đạo lên thì lập tức phải nghĩ tới chuyện thừa kế. Chuyện ông Lý Quang Diệu rút ra khỏi chính trường thì ông làm giống như thái thượng hoàng vậy đó.

Ban đầu ông định đưa ông Tony Tang lên. Ông Tony Tang mà bây giờ làm tổng thống, thì không nhận chức đó và họ đưa ông Guo Chok Tong lên khoảng chừng 10 năm. Phía sau thì mọi người đều nói tất cả là dọn đường cho người con trai là ông Lý Hiển Long.

Ông Lý Hiển Long ngày xưa trong khi bạn bè ông cỡ trung tá, đại tá thì ông đã lên tới chuẩn tướng. Đạt tới mức đó rồi ông từ chức nhà binh để vô chính phủ. Ông được đưa hết chỗ này chỗ kia, hết tổng trưởng tài chánh tới tổng trưởng giáo dục, đi một vòng rồi cuối cùng người ta nói là cha truyền con nối. Nhưng thực sự ông Lý Hiển Long may mắn là một người rất giỏi. thành ra Singapore may mắn lắm.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Võ Tá Hân về bài phỏng vấn này.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 23/03/2015 lúc 06:02:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#2 Đã gửi : 23/03/2015 lúc 05:56:25(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Lý Quang Diệu, người sáng lập Singapore

UserPostedImage
Hình chụp Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vào ngày 5/1/1969
Có viễn kiến, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ bé không hề có tài nguyên thiên nhiên gì trở thành một nền kinh tế phát triển thành công, thịnh vượng.
Ông Lý đã thành công trong việc biến Singapore thành một sự kỳ diệu về kinh tế, sự pha trộn giữa kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Ông Lý đã đưa Singapore trở nên thịnh vượng, hiện đại, hiệu quả và trên thực tế là không có nạn tham nhũng, nơi mà các nhà đầu tư hải ngoại muốn vào làm ăn.
Tuy nhiên, trong lúc được ngưỡng mộ về những thành tích kinh tế đạt được, ông bị nhiều người cho là đã tạo ra tình trạng nhân quyền không mấy hay ho.
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 tại Singapore, là con trong thế hệ thứ ba những người gốc Hoa nhập cư.
Lớn lên, ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Anh - cha ông đã gọi ông là Harry Lee, cái tên ông được biết đến trong phần lớn những năm tuổi trẻ.
Ông Lý theo học trung học tại một trường của Anh ở Singapore.
Tuy nhiên, việc học ở cấp cao hơn đã bị gián đoạn trong thời gian Nhật chiếm đóng, bắt đầu từ năm 1942.
Trong ba năm sau đó, ông đã tham gia thị trường chợ đen và cũng dùng vốn tiếng Anh của mình để làm việc cho bộ phận tuyên truyền của Nhật.
Sau chiến tranh, ông đã có một thời gian ngắn theo học ở trường London School of Economics ở London, rồi tới tại Cambridge, nơi ông theo học ngành luật.
Trong thời gian ở Anh, ông Lý trở thành ủng hộ viên nhiệt thành của BBC Home Service, tiền thân của kênh phát thanh Radio 4 sau này, và đã dành thời gian vận động cho một người bạn đại học chạy đua ghế dân biểu ở vùng nông thôn Devon, miền tây England.
Ông Lý, một người theo đuổi đường lối xã hội từ ngày còn là sinh viên, đã trở về Singapore và trở thành một luật sư có tiếng, chuyên về lĩnh vực nghiệp đoàn.
UserPostedImage
Dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu, Singapore từ một nơi "tăm tối với đói nghèo và tan rã" thành một quốc gia công nghiệp hóa hùng mạnh hàng đầu Á châu
Thủ tướng
Năm 1954, ông là sáng lập viên và là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Nhân dân Hành động (PAP), vị trí mà ông sẽ nắm giữ trong gần 40 năm sau đó.
PAP thắng đa số phiếu trong kỳ bầu cử 1959 và Singapore chuyển từ nơi do Anh kiểm soát thành một quốc gia tự quản.
Ông Lý đưa Singapore sáp nhập với Malaysia vào năm 1963, nhưng chuyện này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Hàng loạt các cuộc đụng độ bạo lực giữa các nhóm sắc tộc khiến Singapore quyết định rời khỏi liên bang và trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập.
Đó là một quyết định khó khăn đối với ông Lý, bởi ông coi việc liên kết với Malaysia là cách để cuối cùng có thể lật đổ được quá khứ thuộc địa ở khu vực. Ông mô tả điều này là "một thời khắc đau đớn".
Tuy nhiên, các mối liên hệ thương mại và quân sự với Malaysia vẫn được duy trì, và Anh được khuyến khích giữ căn cứ của mình tại Singapore để phòng vệ chung cho cả hòn đảo này lẫn Malaysia.
Ông Lý đưa ra một chương trình cải tổ to lớn, nhằm biến đối Singapore từ "nơi tăm tối với đói nghèo và tan rã" thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại.
Hình phạt
Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của SingaporeCựu thủ tướng Lý Quang Diệu
Để đạt được thành tựu, ông đã duy trì việc kiểm soát chính trị một cách gắt gao đối với mọi khía cạnh ở thành phố quốc đảo này, khiến nơi đây trở thành một trong những xã hội được điều tiết, quản lý chặt chẽ nhất.
Ông Lý bắt giữ một số người dám chỉ trích ông mà không cần qua xét xử, hạn chế truyền thông và ấn phẩm nước ngoài, và bắt giữ một số phóng viên.
"Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore," ông nói.
Ông biện hộ cho những hành động của mình bằng cách nói các tờ báo là được tài trợ bởi các thế lực thù nghịch ở nước ngoài.
Ông Lý cho rằng để phát triển một quốc gia, một số quyền tự do cần phải bị hy sinh. Lựa chọn thay thế cho chủ nghĩa chống cộng chính là chủ nghĩa cộng sản, và mô hình phương Tây về tự do dân chủ là không thể áp dụng được.
Tuy nhiên, một số người chỉ trích nói rằng việc giữ toàn bộ ghế trong quốc hội khiến ông có đủ sức mạnh an ninh để không cần phải dùng đến các biện pháp đàn áp đó.
Là một người cương quyết chống cộng, nhưng ông bị cho là đã áp dụng mô hình chế độ theo kiểu cộng sản, dẫu cho khác với các chế độ cộng sản khác, người dân Singapore đã được hưởng lợi về mặt kinh tế dưới sự lãnh đạo của ông.
Từ 1960 tới 1980, mức giá trị hàng hóa dịch vụ bình quân đầu người (GNP per capita) ở Singapore tăng gấp 15 lần.
Điều tiết dân số
UserPostedImage
Chiến dịch vận động kế hoạch hóa gia đình được áp dụng nhằm hạn chế việc sinh quá hai con tại Singapore
Israel là quốc gia bị bao quanh bởi các nước Ả rập thù nghịch. "Giống như Israel, chúng ta cần phải nhảy vượt lên so với các nước còn lại trong khu vực, và phải thu hút được các công ty đa quốc gia," ông Lý nói.
Ông hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ tốt với Trung Quốc, điều có thể đạt được nhờ tình bạn giữa ông và lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Ông Đặng tới thăm Singapore vào năm 1978 và tỏ ra ngưỡng mộ các chính sách kinh tế của ông Lý.
Ông Lý thì ngưỡng mộ những cải cách mà ông Đặng áp dụng tại Trung Quốc.
Ông Lý đã đưa ra các biện pháp nhằm loại trừ tình trạng tham nhũng, vốn là nạn dịch ở nơi từng là thuộc địa này, đưa ra chương trình nhà ở giá thấp và kế hoạch công nghiệp hóa nhằm tạo công ăn việc làm.
Ông cũng nỗ lực phát triển đồng đều các nhóm sắc tộc đa dạng trên hòn đảo, nhằm tạo bản sắc Singapore độc đáo dựa trên nền tảng đa văn hóa.
Trong một thế giới có sự khác biệt, chúng tôi cần tìm một cái riêng, độc đáo cho mình, những góc nho nhỏ, nơi mà bất chấp quy mô nhỏ của mình, chúng tôi vẫn có thể thực hiện vai trò có ích cho thế giớiCựu thủ tướng Lý Quang Diệu
Ông rất tin tưởng và tính hiệu quả của việc trừng phạt cá nhân, điều mà bản thân ông cũng từng phải nhận thời còn đi học.
"Tôi nằm vắt ngang người qua cái ghế, vẫn được mặc quần và bị ba roi đau điếng người," sau này ông kể lại. "Tôi không bao giờ hiểu được tại sao các nhà giáo dục học phương Tây lại phản đối việc trừng phạt cá nhân một cách mạnh mẽ thế. Chuyện đó chả làm cho tôi hay các bạn học của tôi hề hấn gì."
Khi ông rời nhiệm sở, việc áp dụng các hình phạt đã trở thành một phần không tách rời trong hệ thống tư pháp Singapore, được áp dụng đối với trên 40 loại tội khác nhau.
Ông Lý cũng áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng tăng dân số nhanh chóng tại Singapore, đưa ra chiến dịch vận động kế hoạch hóa gia đình và thông qua chính sách thuế trừng phạt những ai đẻ quá hai con.
Quyền lực công nghiệp
Sau đó, ông đã khuyến khích các phụ nữ có học thức kết hôn bằng cách cho họ miễn bị chính sách kiểm soát việc sinh con, vốn vẫn áp dụng cho những phụ nữ được học hành ít hơn.
Người Singapore được dạy cách lịch sự, bớt ồn ào om sòm, biết cách xả nước trong nhà vệ sinh, và không ăn kẹo cao su. Trên tường thì không có các hình vẽ graffiti bởi chính phủ nói không được làm vậy.
"Chúng tôi bị gọi là một quốc gia bảo mẫu," ông Lý từng có lần nói với BBC. "Nhưng kết quả là ngày nay chúng tôi đã xử sự khá hơn, sống trong một nơi dễ hòa đồng với nhau hơn so với 30 năm về trước."
Tuy nhiên, bất chấp mức sống đã được nâng cao hơn và cuộc sống ngày càng trở nên sung túc hơn, nhiều cử tri trẻ tuổi vẫn không thích ông mà có xu hướng bầu cho đảng đối lập chính.
UserPostedImage
Hồi tháng Giêng 1985, ông đã làm mới nội các với các nhà kỹ trị trẻ tuổi, và tuy nền kinh tế trải qua những khó khăn, đảng của ông tiếp tục giành chiến thắng long trời lở đất trong kỳ bầu cử.
Khi từ chức vào năm 1990 sau khi đã chiến thắng không dưới bảy kỳ bầu cử, ông Lý trở thành vị thủ tướng nắm quyền lâu nhất thế giới còn sống.
Ông vẫn hoạt động chính trị tích cực, tham gia chiến dịch vận động nhằm thuyết phục người Singapore sử dụng tiếng Trung nhiều hơn nữa, bên cạnh tiếng Anh.
Trong thời gian ông nắm quyền, Singapore đã từ một nước đang phát triển trở thành một trong những nước công nghiệp tân tiến nhất tại Á châu.
Có những người cho rằng để đạt được sự phát triển đó, cái giá phải trả là tự do cá nhân, và người ta thường nhắc tới việc ông Lý thường thích kiện các tổ chức truyền thông bất đồng với mình.
Lý luận của ông về tương lai Singapore đã được tổng kết trong một cuộc phỏng vấn giữa ông với đài truyền hình Trung Quốc hồi 2005.
Ông Lý tuyên bố: "Trong một thế giới có sự khác biệt, chúng tôi cần tìm một cái riêng, độc đáo cho mình, những góc nho nhỏ, nơi mà bất chấp quy mô nhỏ của mình, chúng tôi vẫn có thể thực hiện vai trò có ích cho thế giới."
Theo BBC

Sửa bởi người viết 23/03/2015 lúc 05:58:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#3 Đã gửi : 23/03/2015 lúc 06:01:19(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Lý Quang Diệu, nhà độc tài được yêu mến và ngưỡng mộ nhất thế giớiTrên ]]thế giới, trong nửa sau thế kỷ 20, không có chính khách nào thành công và được ngưỡng mộ như là Lý Quang Diệu

(1923-2015).

Thành công đầu tiên là ông nắm quyền lực trong một thời gian rất lâu. Có thể nói ông là một trong những thủ tướng dân cử tại vị

lâu nhất trên thế giới, trong hơn 30 năm, từ 1959 đến 1990. Sau đó, với chức bộ trưởng danh dự (senior minister) và người

hướng dẫn các bộ trưởng khác (minister mentor), ông tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong việc phác hoạ chính sách phát triển cho

Singapore. Từ năm 2011, ông chính thức rút lui khỏi bộ máy cầm quyền, nhưng vẫn tiếp tục làm dân biểu Quốc hội, ở đó, tiếng

nói của ông vẫn được lắng nghe một cách đặc biệt, một phần vì thủ tướng đương nhiệm, Lý Hiển Long, là con trai của ông,

phần khác, quan trọng hơn, vì những ý kiến của ông bao giờ cũng được xem là khôn ngoan và sắc sảo không những chỉ ở tầm

quốc gia mà còn ở tầm quốc tế.

Thành công thứ hai của Lý Quang Diệu là ông đã làm cho đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party – PAP) do ông

sáng lập với một số bạn bè từ năm 1954 trở thành một đảng cầm quyền có uy tín và sức mạnh hầu như vô địch tại Singapore

trong suốt 60 năm qua. Trong cuộc bầu cử năm 1963, đảng của ông chiếm 37 trên tổng số 51 chiếc ghế Quốc hội; trong các

cuộc bầu cử sau đó, từ năm 1968 đến 1980, đảng của ông chiếm toàn bộ số ghế. Chỉ từ năm 1984 trở đi, trong Quốc hội mới

thấp thoáng có vài ba chiếc ghế thuộc phe đối lập. Cho đến nay, đảng Hành động Nhân dân vẫn giữ ưu thế tuyệt đối trong

Quốc hội.

Thành công thứ ba và cũng là thành công to lớn nhất của Lý Quang Diệu là, trong suốt mấy chục năm, ông đã biến Singapore

từ một quốc gia nhỏ xíu, nghèo đói và lạc hậu trở thành một trong những quốc gia phát triển và có thu nhập trên đầu người

thuộc vào hạng cao nhất trên thế giới.

Xin lưu ý Singapore là một trong vài quốc gia nhỏ và có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Với diện tích khoảng 700 cây số

vuông, Singapore chỉ bằng một nửa thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Cái đảo quốc này không có đất cho nông nghiệp, thậm

chí, không đủ nguồn nước ngọt để sử dụng, hầu như không có bất cứ một thứ tài nguyên nào cả. Vào những năm mới được tự

trị cũng là lúc Lý Quang Diệu mới lên làm Thủ tướng, Singapore là một quốc gia rất nghèo nàn với trình độ dân trí rất thấp, hơn

nữa, lại bị chia rẽ trầm trọng về sắc tộc. Sự chia rẽ trầm trọng đến độ Malaysia không muốn nhận Singapore làm một thành viên

trong Liên bang Malaysia dù hầu hết các chính khách tại Singapore, kể cả Lý Quang Diệu, khao khát điều đó: Hầu như mọi

người đều cho, với những bất lợi về phương diện địa lý và một số dân ít ỏi như vậy, Singapore rất khó phát triển và bảo vệ

được chủ quyền của mình sau khi được Anh trao trả độc lập.

Thế mà, chỉ mấy chục năm sau, dù dân số vẫn rất thấp (hiện nay khoảng 5 triệu rưỡi), Singapore đã trở thành một trong những

quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới. Đó là quốc gia có thu nhập trên đầu người thuộc loại cao nhất trên thế giới; có những

trường đại học được xếp vào hạng ưu tú nhất trên thế giới; nơi có môi trường làm ăn thuận lợi và dễ dàng nhất trên thế giới,

quốc gia ít tham nhũng và minh bạch nhất thế giới; nơi có hãng hàng không và phi trường được xem là uy tín nhất thế giới; một

hải cảng tấp nập nhất thế giới; những đường phố sạch sẽ nhất thế giới, v.v…

Sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của Singapore xuất phát từ nhiều lý do nhưng hầu như tất cả các nhà phân tích chính trị

và nghiên cứu lịch sử đều đồng ý với nhau ở một điểm: lý do quan trọng nhất là sự lãnh đạo khôn ngoan của Lý Quang Diệu.

Ông được xem là người lập quốc, một vị cha già của dân tộc. Nhắc đến Singapore, nhiều học giả gọi đó là Singapore của Lý

Quang Diệu (Lee Kuan Yew’s Singapore).

Khác với các “vị cha già” (founding father) khác, từ Mao Trạch Đông đến Fidel Castro, Kim Nhật Thành và Hồ Chí Minh, những

kẻ chỉ đẩy đất nước vào chiến tranh hoặc khốn cùng, “vị cha già” Lý Quang Diệu làm cho đất nước ông càng ngày càng văn

minh và giàu có, được cả thế giới kính trọng.

Với tư cách một kiến trúc sư, người xây dựng một nước Singapore hiện đại, không phải Lý Quang Diệu không có khuyết điểm.

Khuyết điểm nổi bật nhất của ông là độc tài. Ông trấn áp những người đối lập, tìm mọi cách để ngăn chận sự phát triển của xã

hội dân sự, ưu tiên cho những thành phần ưu tú, để cho gia đình ông nắm giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy chính

quyền cũng như trong lãnh vực kinh tế, có những chủ trương khắc nghiệt để bảo vệ một Singapore trong sạch và lành mạnh.

Tuy nhiên, phần đông dân chúng vẫn hài lòng với sự độc tài ấy. Họ hiểu nguyên nhân của sự độc tài là từ thiện chí muốn, một,

tạo nên một hệ thống quản trị tốt và hữu hiệu và hai, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá đất nước của Lý Quang Diệu. Bởi vậy,

biết ông độc tài, người ta vẫn yêu mến và kính trọng ông. Có thể nói, Lý Quang Diệu là một trong những nhà độc tài khả ái và

khả kính hiếm hoi trên thế giới. Hầu như tất cả các lãnh tụ trên thế giới, khi nói về ông, bao giờ cũng tỏ vẻ đầy tôn trọng. Các

tổng thống Mỹ, từ Richard Nixon đến Bill Clinton và George H.W. Bush; các thủ tướng Anh, từ Margaret Thatcher đến Tony

Blair, đều nhiệt liệt khen ngợi ông.

Nhưng sự thành công của Lý Quang Diệu không dừng lại ở phạm vi Singapore. Ông được xem là một nhà chiến lược thiên tài

ở châu Á. Nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, thường xin ý kiến của ông trong nỗ lực hiện đại hoá đất nước

của họ. Ở phạm vi quốc tế, một trong những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu là đưa ra khái niệm bảng giá trị Á châu

(Asian virtue) với nội dung chính là: khác với Tây phương nơi các bảng giá trị được xây dựng trên chủ nghĩa cá nhân, ở châu Á,

dưới ảnh hưởng của Nho giáo và các nền văn hoá bản địa, tinh thần tập thể cao hơn hẳn, ở đó, người ta tìm kiếm sự đồng

thuận hơn là cạnh tranh, nhắm đến cái chung hơn cái riêng, đặt quyền lợi của đất nước cao hơn quyền lợi của gia đình và quyền

lợi của gia đình cao hơn quyền lợi của bản thân. Dĩ nhiên, người ta thừa biết quan điểm này của Lý Quang Diệu chỉ là một sự

biện hộ cho các chính sách bị xem là độc tài và độc đoán của ông. Biết vậy, nhưng người ta cũng không thể không ghi nhận là

với quan điểm ấy, ông trở thành một thủ lãnh tinh thần của châu Á, một Kissinger ở Phương Đông, như nhận định của một số

học giả.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
nga  
#4 Đã gửi : 23/03/2015 lúc 06:16:21(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Lý Quang Diệu qua đời: Quốc tế chia buồn với Singapore
UserPostedImage
Ông Lý Quang Diệu - Ảnh chụp ngày 14/09/2011. REUTERS/Tim Chong/Files

Toàn dân Singapore tiếc thương vị Thủ tướng đầu tiên của Cộng Hòa Singapore. Thế giới gửi điện chia buồn với Singapore sau khi hay tin ông Lý Quang Diệu qua đời.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vinh danh một « Một nhân vật vĩ đại của lịch sử ». Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình ghi nhận cố Thủ tướng Singapore là một « nhà chiến lược và một nguyên thủ mà quốc tế phải kính nể ».

Đối với Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, ông Lý Quang Diệu là một trong những nhà « lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử Châu Á cận đại ». Từ Luân Đôn, Thủ tướng David Cameron nhắc lại ông Lý Quang Diệu « là một người bạn đôi khi có cái nhìn phê phán » đối với Anh, nhưng cố Thủ tướng Singapore cũng là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của thế giới « trong lịch sử đương đại ». Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi quan niệm : « Cuộc đời của ông Lý Quang Diệu để lại nhiều bài học cho mỗi chúng ta ».

Thủ tướng Úc Tony Abbott nhìn nhận công lao rất lớn của cố Thủ tướng Singapore đối với toàn khu vực Đông Nam Á. Về phần mình, Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh đến quyết tâm của ông Lý Quang Diệu đưa Singapore trở thành một đảo quốc hiện đại và phồn thịnh. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon mệnh danh người đã có công đưa Singapore từ một thành phố cảng trở thành trung tâm kinh tế, tài chính giàu có bậc nhất Châu Á là một « gương mặt huyền thoại của Châu Á ».

Về phản ứng của người dân Singapore, thông tín viên đài RFI Carrie Nooten cho biết thêm :

« Lần đầu tiên ông Lý Quang Diệu được công chúng biết đến rộng rãi là vào năm 1965. Ông đã khóc khi thông báo tách rời khỏi Malaysia.

Trong cương vị Thủ tướng, ông Lý lên lãnh đạo một đất nước với tương lai đầy bất trắc. Hôm qua, bằng ba thứ tiếng, Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Anh, con trai ông, đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long đã nghẹn ngào thông báo với quốc dân tin vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore độc lập qua đời.

Trong 50 năm, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore thành một trung tâm kinh tế, tài chính thịnh vượng nhất trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng bị chỉ trích đã cai trị đất nước với một bàn tay sắt. Nhưng lúc này không phải là thời điểm để xét lại hay phê bình cố lãnh đạo Singapore. Chính phủ đảo quốc ban hành một tuần lễ quốc tang.

Ngay từ hôm nay, hàng trăm người dân Singapore đã xếp hàng dài dưới ánh nắng chói chang trước phủ Thủ tướng để viết vài dòng lưu niệm, tưởng nhớ người vừa nằm xuống. Số khác đến tụng niệm trước cổng bệnh viện nơi ông Lý Quang Diệu đã được điều trị trong 6 tuần lễ vừa qua. Tang lễ sẽ được cử hành vào ngày Chủ nhật sắp tới ».

Theo RFI
nga  
#5 Đã gửi : 24/03/2015 lúc 07:25:21(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Người Singapore nhớ Lý Quang Diệu
UserPostedImage
Người già người trẻ Singapore bày tỏ lòng thương tiếc tại bệnh viện nơi ông Lý Quang Diệu qua đời
Khi mặt trời lên trên Bệnh viện đa khoa Singapore, vận động viên Paralympic William Tan đã tới khu tưởng niệm dành cho ông Lý Quang Diệu trên chiếc xe lăn của mình và cúi đầu tưởng niệm.
Ông nói với BBC rằng, khi còn là một đứa trẻ, ông đã nhìn cảnh ông Lee khóc trên truyền hình khi công bố một trong những thời khắc đau thương nhất của đất nước: tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965.
"Đó là một ngày thật buồn cho tất cả mọi người dân Singapore. Tôi sống trong thời đại mà ông đã xây dựng nên đất nước Singapore, và tôi đã chứng kiến nó tiến bộ," người đàn ông 58 tuổi nói.
Đối với Sayeed Hussain, người đưa hai người con còn ở tuổi thiếu niên tới để tỏ lòng kính trọng trước khi đưa chúng tới trường, thì di sản của ông Lý đã là đem lại sự hòa hợp trong xã hội.
"Ông đã làm rất nhiều cho chúng tôi, giúp tạo nên một đất nước Singapore đa sắc tộc và đa văn hóa," ông nói.
Ông Lý Quang Diệu là một người có tầm cỡ lớn trong con mắt của nhiều người dân Singapore. Ông dẫn dắt một nhóm các nhà lãnh đạo biến Singapore thành một quốc gia giàu có và ổn định.
Ông cũng bị chỉ trích mạnh mẽ vì thành tích nhân quyền, vì việc kèm sát không thương tiếc các đối thủ chính trị và vì quan điểm của ông về chủng tộc và di truyền.
Nhưng mới vài ngay sau khi ông qua đời, ít người Singapore nào muốn động chạm tới những khía cạnh gây nhiều tranh cãi trong di sản mà ông để lại.
UserPostedImage
Báo chí cũng in màu đen với ảnh ông Lý Quang Diệu trên trang nhất.
Ngay cả các đối thủ, chẳng hạn như chính trị gia Chee Soon Juan, người bị kiện vì tội phỉ báng với ông Lee, đã chỉ bày tỏ lời chia buồn.
Ông Low Thia Khiang, lãnh đạo đảng đối lập chính của Singapore tại quốc hội, đảng Công nhân, nói rằng đóng góp của ông Lý sẽ "được hàng thế hệ mai sau nhớ tới".
'Sư tử trong tư thế tấn công'
Cả đất nước Singapore buồn thương cả trên mạng và ngoài mạng. Đài phát thanh và truyền hình phát chương trình chia buồn và những điệu nhạc ảm đạm, báo chí bôi đen cột đề, biển quảng cáo kỹ thuật số để trống, và các đài truyền hình chạy hàng tin thông báo cái chết của ông.
Trên Facebook, người thay hình hiển thị của họ bằng biểu tượng cách điệu để tang ông.
Đến giữa buổi sáng, một số cư dân thuộc đơn vị bầu cử của ông Lý Quang Diệu tại Tanjong Pagar đã đến với câu lạc bộ cộng đồng địa phương để tỏ lòng kính trọng của họ.
Là người lớn lên từ khu vực này, L Kalaiselvan, 57 tuổi, đã dự nhiều cuộc mít tinh bầu cử của ông Lý.
"Khi đến lượt ông nói, ông lao lên sân khấu như một con sư tử. Giọng nói của ông thật uy nghi. Quý vị cảm thấy mình được an toàn," ông nói.
Nhiều người đã có mặt trước các cửa sắt của Istana, khu tổ hợp được dùng là tư gia chính thức của Tổng thống và văn phòng Thủ tướng. Các quan chức đã dựng một gian lều với những tấm ván, nơi mọi người có thể gắn những dòng nhắn gửi.
Họ đến, cả trẻ và lẫn già, mang hoa, bưu thiếp và những dòng chữ trang nghiêm. Một số dừng lại để đọc những gì người khác đã viết, và một số người mắt ngân ngấn lệ.
"Chúng tôi chưa từng có một nhà lãnh đạo làm việc không biết mệt mỏi vì chúng tôi như vậy. Ông đã hy sinh phần lớn cuộc đời mình cho đất nước," Carolyn Chia, 40 tuổi, nói.

UserPostedImage
Hình trên Facebook của nhiều người Singapore được thay bằng ảnh ông Lý Quang Diệu
UserPostedImage
Người dân tới bày tỏ kính trọng đối với ông Lý Quang Diệu trước cửa sắt tại Istana, khu tư gia của ông.
UserPostedImage
Các dòng chữ thương tiếc dược viết trên những tấm thiếp và đính trên các tấm bảng bên ngoài Istana
Khoảng cách giữa các thế hệ?
Trong số những người Singapore lớn tuổi nói chuyện với đài BBC, có lo lắng rằng các công dân trẻ sẽ có thể quên di sản của ông Lý cũng như những khó khăn mà thế hệ trước đã phải đối mặt, để rồi sẽ trở nên tự mãn.
"Ông là người cha già dân tộc, ông đã đem lại cho chúng tôi nhà ở của chính phủ và một nền giáo dục, tôi có được tất cả mọi thứ là nhờ có ông. Cuộc sống trước đó thật khó khăn... Tôi không hiểu liệu giới trẻ sẽ nhớ điều đó," Sum Choi Yoke, 65 tuổi, nói.
Nhưng giảng viên 35 tuổi W Chai cho biết đây chính là nhiệm vụ của thế hệ mình, phải "làm nhiều hơn để chứng tỏ cho đất nước thấy rằng chúng tôi thực sự quan tâm... nay đó là công việc của chúng tôi để tiến tới."
"Cho dù hướng đi của lãnh đạo hiện nay là gì, nó sẽ phải cởi mở hơn, và điều đó đang xảy ra. Người dân giờ đây muốn có tiếng nói nhiều hơn nữa tại đất nước này."
Những người Singapore trẻ tuổi hơn cho biết họ tôn trọng ông Lý, mặc dù họ không ủng hộ một số chiến thuật mạnh tay của ông, như đàn áp những người chỉ trích, nếu ông vẫn còn trong chính trường ngày nay.
"Việc đó nay sẽ khó xảy ra vì chính trường đã thay đổi," Wong Wai Chee, 34 tuổi, nói. "Tuy nhiên, ông Lý đã làm những gì tốt nhất cho Singapore tại thời điểm đó."
“Không phải luôn có thể là người tốt và đồng thời làm những gì là cần thiết”.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 24/03/2015 lúc 07:29:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#6 Đã gửi : 24/03/2015 lúc 07:56:49(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói Úc có thể thành ‘rác trắng’ của Châu Á
UserPostedImage
Từng có những cuộc biểu tình ông Lý Quang Diệu khi ông được nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học ANU năm 2007. (Credit: AFP) .

Nổi tiếng về sự thẳng thắn, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore từng cảnh báo nước Úc vào năm 1980 là nước này có nguy cơ trở thành ‘rác trắng’ của Châu Á’.

Ông đưa ra nhận xét này vào thời điểm Úc bị khủng hoảng lạm phát và thất nghiệp lên cao.

“Chính xác là ông ấy nói, ‘nếu Australia tiếp tục kiểu này, chúng ta sẽ kết cục chỉ là rác trắng của Châu Á’ và đó không phải là một lời nói quá,” Thủ tướng Úc vào thời điểm đó, Bob Hawke nói vào năm 1987.

Ông Hawke sau đó đã ký kết hòa ước lịch sử giữa Đảng Lao Động và Công đoàn Úc (ACTU) để đảm bảo mức lương tăng đều và đổi lại cho phép mức giá được tăng thả nổi.

Ông Lý Quang Diệu, qua đời vào đầu tuần qua sau nhiều tuần trong tình trạng nguy kịch, là người đã thiết lập quan hệ mật thiết hơn với những lãnh đạo của Úc vào thập niên 90 trong đó có cựu Thủ tướng Paul Keating, người được ông công nhận với đã đưa ra những chuyển hướng về chính sách sang Châu Á.

Tuy nhiên, nhận xét của ông Diệu về ‘rác trắng’ vẫn được ghi nhớ sau nhiều thập kỷ.

Từng có những cuộc biểu tình tại Canberra năm 2007 khi ông được nhận bằng Tiến sĩ Danh dự của Đại học Quốc gia Úc.

Tuy nhiên thời điểm này, ông Lý Quang Diệu cho biết ông đã thay đổi quan điểm về Úc.

"Có những lời nói, đôi khi… thốt ra trong những tranh luận nảy lửa mà có thế thời điểm đó nó được chứng thực,” ông Lý nói khi được hỏi ông còn giữ quan điểm của mình.

"[Nhưng] ... các bạn đã thay đổi."

Ông cũng công nhận cam kết của Úc đối với Đông Timor trong thời kỳ khó khăn là tiền đề cho sự độc lập tự chủ của nước này.

"Giầy của những người Úc đã đặt lên đất dù có những cảnh báo nghiêm trọng về sự thiệt hại về con người,” ông Lý nói.

“Có những nhận định ngông cuồng của phía Indonesia và những tướng lính quân đội khi đó, cho thấy sự quyết liệt và mong muốn thấy sự việc theo hướng nhất định.”

“Tôi vẫn luôn ghi nhớ trong thời phút khủng hoảng đó, các bạn luôn đứng vững và hôm nay quân đội của Singapore cũng đứng trong khối đồng minh với Australia.”

Úc hiện là nơi Singapore dành mức đầu tư nước ngoài đứng thứ 4 và cả hai nước đã kỹ hiệp định thương mại tự do hơn một thập kỷ trước.

Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất là công ty viễn thông của Singapore tại Úc, Optus và công ty năng lượng Ausnet cũng có 30 phần trăm cổ phần thuộc về công ty thuộc chính phủ Singapore Power.


Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.267 giây.