logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/03/2015 lúc 06:34:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Chinh phụ ngâm bị khảo là một tác phẩm nghiên cứu Văn học Việt Nam công phu và có giá trị của học giả Hoàng Xuân Hãn.
Tác phẩm này được học giả hoàn thành vào năm 1952 (theo bài tựa in trong tác phẩm xuất bản lần đầu tại Paris năm 1953) và như ông khẳng định muốn chứng minh “bản dịch Chinh phụ ngâm hiện lưu hành rộng rãi ở nước ta” không phải do Đoàn Thị Điểm dịch mà do một danh sĩ khác, một danh sĩ đời Lê mạt và đời Nguyễn Tây sơn là Phan Huy Ích diễn nôm:
“Theo tục truyền, rồi theo các sách giáo khoa, chúng ta đã yên trí áng văn ấy là của một thiếu phụ có danh nhất trong làng văn nước ta: Hồng hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Thế mà sự thật lại khác. Tác giả bài văn nôm nổi tiếng kia là Phan Huy Ích…
“Mục đích của quyển sách này là chứng rõ sự ấy, để chữa một điều lầm trong lịch sử văn chương nước ta”.

Công việc “bị khảo” của học giả đã tiến hành như thế nào và lập luận của ông đã căn cứ vào bằng chứng nào để kết luận bản Chinh phụ ngâm hiện chúng ta có trong tay là do Phan Huy Ích dịch?
Trước hết chúng ta nhắc lại, cho đến nay, trong học đường, ngoài dân chúng, đều cho rằng bản diễn nôm Chinh phụ ngâm mà chúng ta có trong tay là do Đoàn Thị Điểm điểm xuyết. Niềm tin này có căn cứ kể từ ấn bản Chinh phụ ngâm đời Thành Thái (1902), bản dẫn giải của Nguyễn Đỗ Mục (1929), bản dùng trong học đường của Lê Thước, Vũ Đình Liên ở ngoài Bắc (1957) và bản chú thích của Giáo sư Tôn Thất Lương (1950) ở trong Nam.
Ngoài ra, trong các bộ văn học sử từ Nữ lưu văn học sử của Lê Dư, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản cho tới Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ đều xác nhận bản dịch Chinh phụ ngâm lưu hành rộng rãi là của Đoàn Thị Điểm.

Từ khi nào mới có dư luận bản dịch Chinh phụ ngâm thông dụng là do Phan Huy Ích dịch?
Câu chuện xảy ra vào năm 1926, khi một tay bỉnh bút của tờ Nam Phong là học giả Nguyễn Hữu Tiến nhận được một lá thư của một hậu duệ Phan Huy Ích là Phan Huy Chiêm. Ông Chiêm khẳng định bản dịch Chinh phụ ngâm mà ngày nay truyền tụng là do ông tổ năm đời của mình dịch và người sau ngộ nhận Đoàn Thị Điểm là dịch giả. Tuy nhiên, dù được Nguyễn Hữu Tiến bênh vực, giả thuyết chưa thuyết phục được phần đông giới nghiên cứu văn học vì chứng cớ ông Chiêm đưa ra không đầy đủ (không đưa ra bản dịch Chinh phụ ngâm, bản chữ Nôm, coi như gia bảo nhà họ Phan).
Câu chuyện rơi dần vào quên lãng cho tới khi Hoàng Xuân Hãn xuất bản bộ “bị khảo” (khảo cứu đầy đủ) để chứng minh bản dịch Chinh phụ ngâm chúng ta có trong tay do Phan Huy Ích là tác giả.
Để làm công việc này, học giả đã dày công sưu tầm tài liệu, nhất là các bản chữ Nôm và hành trạng, tác phẩm của tác giả Chinh phụ ngâm và các dịch giả kiệt tác này.
Trước hết, ông trình bày qua cuộc đời của cây bút học rộng, tài hoa nhưng vắn số Đặng Trần Côn (sinh và mất vào khoảng 1715-1750), mối giao thiệp của họ Đặng với bà Đoàn Thị Điểm. Ông cũng giới thiệu giá trị của tác phẩm Chinh phụ ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác.
Theo giáo sư, tác phẩm được hình thành vào khoảng 1741-1742, trong giai đoạn loạn lạc ở ngoài Bắc khi chúa Trịnh Giang cầm quyền (đầu đời Lê Cảnh Hưng). Tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 477 vế, theo thể nhạc phủ.
Chinh phụ ngâm của họ Đặng ra đời được giới văn sĩ và nho gia đón nhận nồng nhiệt và phổ biến tới cả Lưỡng quảng của Trung quốc.
Người thưởng thức đông, thì kẻ tài hoa cảm thông với ngâm khúc cũng không thiếu và trong giới văn mặc thời ấy có nhiều người dịch Chinh phụ ngâm từ chữ Hán ra quốc âm nghĩa là ra chữ Nôm như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích và có lẽ cả Nguyễn Khản (anh của Nguyễn Du).
Chính Phan Huy Ích đã nhìn nhận trong một bài thơ sau khi dịch Chinh phụ ngâm:

Nhân mục tiên sinh chinh phụ ngâm
Cao tình dật điệu bá từ lâm
Cận lai khoái trá tương truyền tụng
Đa hữu thôi sao vi diễn âm
Vật luật hạt cùng văn mạch túy
Thiên chương tư hướng nhạc thanh tầm
Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc
Tự tín suy minh tác giả tâm

Học giả Nguyễn Hữu Tiến cho biết bài trên chép trong Dụ am ngâm lục của Phan Huy Ích và giảng giải đại khái ‎ như sau: “Ông Đặng Trần Côn người làng Nhân mục làm ra khúc Chinh phụ ngâm, tình ‎ cao cả, nhạc điệu siêu thoát, truyền bá rộng rãi nơi nơi, ai cũng ngâm nga thích thú và nhiều người đã dịch ra quốc âm, nhưng theo về âm luật thì dịch sao cho được cái tinh túy trong mạch văn, vậy phải theo thiên chương và hiệp với âm nhạc mà diễn ra mới được. Nay nhân buổi nhàn, đã dịch thành khúc mới, chắc tin rằng suy minh được lòng tác giả”.

Cũng như Nguyễn Hữu Tiến, Hoàng Xuân Hãn tin rằng bản dịch Chinh phụ ngâm lưu loát phải của Phan Huy Ích chứ không phải của Đoàn Thị Điểm.
Ông đã tìm ra một bản dịch khác có chữ “nữ giới” và ngờ rằng đó là bản do Hồng hà nữ sĩ diễn nôm.

Đoàn Thị Điểm hay Nguyễn Thị Điểm (vì lấy chồng họ Nguyễn là tiến sĩ Nguyễn Kiều) hiệu Hồng hà, sinh năm 1705, quán Văn Giang, Bắc Ninh, như sách chép lại “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”. Bà giỏi nghề thi họa và ứng đối nên sớm nổi danh là tài nữ.
Tuy là nữ lưu, nhưng có chí lớn, tài cao khi cha mất thì theo anh và khi anh mất thì nuôi cháu nên muộn lập gia đình. Nhờ tài học nức tiếng gần xa, lại giỏi kinh dịch, có tài làm thuốc cứu nhân độ thế nên được đời trọng vọng, từng mở trường dạy học và sĩ tử gần xa tới tụ nơi trường nghe giảng dạy.
Ngoài ba mươi, khoảng 37, cuối 1741, nữ sĩ mới lập gia đình với tiến sĩ Nguyễn Kiều, một cây bút học rộng tài cao, góa vợ, đang giữ chức Thị lang. Nguyễn Kiều, vào 1742, có lần đi xứ Trung hoa ba năm mới về (1745). Phải chăng vắng chồng, xúc động tâm sự, Đoàn Thị Điểm đã gửi nỗi lòng vào bản dịch Chinh phụ ngâm? Bà tạ thế khi theo chồng vào làm quan ở Nghệ An vào năm 1748, thọ 44 tuổi. Văn học sử ghi lại, Đoàn Thị Điểm là tác giả cuốn Truyền kỳ tân phả, nhiều bài văn tế và lời lẽ lâm ly nhưng không kém phần hoa mỹ.
Đặc biệt ngay cả tài liệu liên quan đến gia phả họ Đoàn cũng không hề ghi lại bà là dịch giả Chinh Phụ ngâm.
Trong khi ấy như đã trình bày ở trên, Phan Huy Ích đã nhìn nhận mình từng dịch tác phẩm này trong lúc nhàn hạ và tự hào là đã lột tả được tâm sự của tác giả Đặng Trần Côn: Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc, Tự tín suy minh tác giả tâm.
Nếu Đoàn Thị Điểm nổi danh trên văn đàn trước Phan Huy Ích, thì ở thế hệ sau, Phan Huy Ích danh tiếng nổi như cồn, về học vấn, tài ngoại giao và về sáng tác khó ai bì kịp.

Phan Huy Ích có tên hiệu là Dụ am, sinh ngày 12 tháng Chạp năm Canh Ngọ (1751), ở làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh). Ông là con trai đầu của Tiến sĩ Phan Cẩn.
Thuở nhỏ, ông sống và học tập tại làng Thu Hoạch, đến năm 20 tuổi, năm 1771, thi đỗ Giải Nguyên trường thi Nghệ An ông được triều đình thu dụng và bổ nhiệm một chức quan nhỏ tại trấn Sơn Nam. Ông trở thành học trò của Ngô Thì Sĩ được thầy mến tài và gả con gái cho.
Năm 1775, ông cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm cùng đỗ Tiến sĩ. Năm 1776, ông tiếp tục thi đỗ kỳ thi Ứng chế và được triều đình bổ làm Hàn lâm thừa chỉ, rồi làm Đốc đồng Thanh Hóa, trông coi việc an ninh. Ông từng là nhân vật được chúa Trịnh tin dùng.
Cuối năm 1787, Tây sơn ra Bắc lần thứ hai. Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, Phan Huy Ích bỏ lên Sài Sơn chấm dứt 14 năm làm quan với chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.
1788, Bắc bình vương ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền. Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm Đoàn Nguyên Tuấn, Nguyễn Thế Lịch ra hợp tác với Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong làm Tả thị lang Bộ Hộ.
Từ mùa xuân năm Kỷ Dậu, 1789, Quang Trung trọng đãi họ Phan, giao cho ông phụ trách công việc ngoại giao. Cuối tháng 2 năm 1790 Phan Huy Ích cùng với đại tư mã Ngô Văn Sở dẫn đầu phái đoàn sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long.
Về nước, 1792, ông được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các rồi Thượng thư bộ Lễ. Cũng trong năm này, vua Quang Trung mất.
1802, quân Nguyễn vương (Nguyễn Ánh) kéo ra Bắc, Tây sơn diệt vong. Ông bị bắt cùng với Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thế Lịch, cả ba đều bị đánh đòn trước Văn miếu vào năm 1803. Năm 1814 ông về quê và sau đó lại chọn Thụy Khuê, sống ẩn dật mở trưởng dạy học và trong lúc thư nhàn đã dịch Chinh phụ ngâm.
Ông mất ngày 20 tháng Hai năm Nhâm Ngọ (1822), hưởng thọ 73 tuổi.
Phan Huy Ích còn để lại nhiều bài văn tế và tập Dụ am ngâm lục.

Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào đâu mà kết luận bản dịch Chinh phụ ngâm hiện lưu hành là của Phan Huy Ích?
Trước hết, ông dựa vào lời đính chính của Phan Huy Chiêm đăng tên báo Nam phong (số 106, tháng 6, năm 1926), và bản thân ông đã từng tìm tới quê cũ của họ Phan và cũng được các bậc trưởng bối của họ Phan tại đây đọc bản dịch lưu hành và xác nhận là do tổ tiên truyền lại. Tuy nhiên họ không có trong tay bản nôm cổ như ông mong muốn.
Hơn nữa, ông tìm hiểu bút pháp của Đoàn Thị Điểm thì thấy bà là người mẫu mực trong dịch thuật ưa lối dịch sát văn bản hay “áp dịch” trong khi bản Chinh phụ ngâm lưu hành lại theo lối dịch thoát hay “phỏng dịch” là sở trường của Phan Huy Ích.
Ngoài ra, học giả họ Hoàng lại tìm ra được một bản dịch Chinh phụ ngâm cổ có ghi chữ nữ giới và dịch rất cẩn thận vì dịch giả sợ bỏ sót nghĩa nên so với nguyên tác 477 vế thì bản dịch này dài hơn nguyên tác, vì có 496 vế. Ông tin rằng đó chính là dịch pháp của Hồng hà nữ sĩ.
Trong khi ấy vì dịch thoát nên bản dịch hiện lưu hành ngắn hơn nguyên tác vì chỉ có 408 vế. Điều này chứng tỏ nó phản ánh bút pháp của họ Phan.
Tuy vậy, lập ‎ luận của giáo sư Hãn cũng mới chỉ là một giả thuyết về tác giả dịch phẩm Chinh phụ ngâm hiện lưu hành mà thôi chứ chưa đủ sức thuyết phục mọi người từ bỏ thành kiến nó là tâm huyết của nữ thi hào nổi danh Đoàn Thị Điểm.

Hoàng Yên Lưu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.