logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/04/2015 lúc 07:03:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius

Cuộc hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS ở thủ đô Washington ngày 24/3/2015 rất bổ ích cho

những ai muốn biết mối quan hệ Việt- Mỹ đang ở trong tình thế cụ thể như thế nào. Đâu là nút thắt? Làm thế nào để mở ra?

Có mặt tại cuộc họp, trên ghế chủ tọa có nhà nghiên cứu Murray Hiebert, từng là phóng viên kỳ cựu của tuần báo Far Eastern

Economic Review, rất am hiểu Đông Nam Á, Việt Nam, nay là Phó Giám đốc CSIS; bên phải ông là Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted

Osius, bên trái là Đại sứ Việt Nam ở Washington Phạm Quang Vinh.

Tham dự cuộc hội thảo để đặt câu hỏi, có Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, học giả tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, và Giáo

sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ.

Qua cuộc hội thảo, có thể rút ra những kết luận như sau:

Trong quan hệ Mỹ - Việt hiện nay có khá nhiều vấn đề: vấn đề nhân quyền, quan hệ kinh tế - thương mại 2 chiều, tăng vốn đầu

tư FDI và viện trợ ODA từ Hoa Kỳ; mở rộng quan hệ Việt - Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chống khủng bố, việc bán vũ

khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam; vấn đề cho nước ngoài sử dụng cảng Cam Ranh; việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam;

việc gia nhập khối kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP; vấn đề quyền người lao động, quyền công đoàn, lập hội.

Các vấn đề trên đều quan trọng, đều cần được đặt ra để trao đổi, đàm phán, nhưng quan trọng hơn cả, «căng thẳng hơn cả,

khó khăn hơn cả cho cả hai bên là vấn đề nhân quyền». Đây là vấn đề phía Việt Nam cần nhận rõ để có thể thu hẹp những bất

đồng, «cần qua nhiều thử thách», «có nhiều việc phải làm», « cần có những tiến bộ đáng kể, có thể đo lường được ». Đại sứ

Ted Osius nói rõ: «Chúng ta không đồng ý nhau về mọi thứ», chỉ thẳng ra chuyện Việt Nam trả tự do cho tù chính trị là theo kiểu

«cửa quay vòng», nghĩa là có người cho ra tù thì lại có ngay người khác vào tù, như kiểu cửa quay ở các khách sạn. Ông nhắc

lại sự kiện trong năm 2014 Việt Nam đã khởi tố 29 người bất đồng chính kiến.

Về tôn trọng nhân quyền, đại sứ Ted Osius nêu cụ thể 3 vấn đề phía Việt Nam cần quan tâm giải quyết. Một là phải sửa đổi

những đạo luật không phù hợp với những văn kiện quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Ai nấy đều biết,

trước hết đó là các điều 79, 88 và 258 trong bộ Luật hình sự, rất mơ hồ, tùy tiện về các tội «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền

nhân dân», «tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa», «lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà

nước». Nhiều nhà luật học, nhiều luật sư trong bộ máy tư pháp của Việt Nam, một số đại biểu Quốc hội cũng phải công khai

thừa nhận rằng các điều này cần được tu chính lại cho rõ ràng, chặt chẽ, khắc phục những cách diễn giải tùy tiện, trái với Hiến

pháp, trái với các văn kiện quốc tế. Hai là nền tư pháp Việt Nam cần tỏ rõ vai trò độc lập, nghĩa là chỉ xử theo luật pháp mà

không chịu một ảnh hưởng nào khác; đây là điều rất khó khăn vì Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam vẫn quyết định về các mức án

chính trị. Cần có một cuộc thay đổi rõ rệt về thể chế chính trị và tư pháp, theo một chế độ pháp trị công minh. Ba là cần thể hiện

rõ việc tôn trọng các quyền tự do của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do công đoàn, tự do lập

hội. Về mặt này cũng còn rất nhiều điều bất cập.

Đại sứ Ted Osius cho biết sắp đến sẽ có cuộc đối thoại Mỹ - Việt về nhân quyền lần thứ 19 ở Hà Nội. Hai bên sẽ đi vào cụ thể

từng vấn đề để đánh giá. Cần có cố gắng lớn vì hiện nay «vấn đề nhân quyền là vấn đề khó khăn nhất giữa 2 bên», còn có

nhiều việc cụ thể cần phải làm để «có thể đánh giá được».

Trả lời phỏng vấn của đài VOA mới đây sau khi đi Việt Nam về, ông Tom Malinowski, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc

trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, đã khẳng định: «Phía Việt Nam không thể lấy điểm về tôn trọng nhân quyền ở việc

thả vài tù nhân bất đồng chính kiến. Việc quan trọng là sửa đổi những luật lệ về tôn trọng nhân quyền; nhất thiết phải có những

tiến bộ rõ rệt về mặt này». Không có gì rõ ràng hơn, dứt khoát hơn.

Trong giới cầm quyền ở Hà Nội có luồng suy nghĩ rằng «họ cần ta hơn ta cần họ», rằng Hoa Kỳ có quan điểm thực dụng, quan

tâm đến những lợi ích vật chất cụ thể hơn là những giá trị tinh thần, trong đó có quyền con người. Bộ Chính trị vẫn nghĩ rằng

mình đã có Đảng CS Trung Quốc chống lưng thì không cần gì nhượng bộ về nhân quyền. Đây là tư duy cốt lõi đi ngược hoàn

toàn lợi ích của toàn dân, toàn quân, đi ngược lại xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập thời đại mới, làm cho đảng đối lập với nhân

dân, đối lập với toàn xã hội.

Lúc này hơn lúc nào hết, cần một sức ép mạnh mẽ từ phía xã hội, từ phía đông đảo nhân dân, đặc biệt là các nhà trí thức dân

tộc, giới tuổi trẻ gắn bó với tiến bộ, với thời đại, đi đầu là nhân dân thủ đô và các thành phố lớn, chỉ rõ con đường tôn trọng nhân

quyền, dân chủ và tự do, hòa nhập với thế giới dân chủ là con đường cứu nước duy nhất hiện nay.

Chính quyền bảo thủ, giáo điều, độc đảng đã phải đình chỉ chiến dịch tàn sát cây xanh, đã phải hoãn dự án thay đổi dòng chảy

sông Đồng Nai, và có thể phải hủy bỏ kế hoạch ngông cuồng xây Đài phát thanh cao nhất thế giới.

Khi lòng dân đã quyết, chí dân đã đồng thì không có gì là không thể đạt được, kể cả việc thay đổi hẳn hệ thống, từ độc đoán

sang dân chủ, từ chà đạp nhân quyền sang tôn trọng quyền làm người.

Theo Blog của Nhà báo Bùi Tín (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.