logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 12/04/2015 lúc 09:04:02(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tên bạn tôi, hắn đi vượt biên ngay hôm đám cưới tôi. Còn nhớ hôm đó hắn nói nhỏ với tôi rằng, “Tiếc thật, có lẽ tao sẽ tiếc mãi bữa tiệc hôm nay là không được chơi tới bến với bạn bè một hôm để mừng mày đã lập đình. Vì đêm nay tao đi…”

Tôi cũng chưng hửng vì nó là thằng bạn học từ nhỏ, bạn chung xóm gần gũi với tôi nhất. Mấy năm đại học cũng hai thằng buồn vui no đói với nhau ở Sài gòn. Nhưng hoàn cảnh cả hai lúc đó, tôi chỉ còn biết nói với nó, “Vậy, mày đừng uống bia nữa. Coi, lẻn ra cửa sau và lên đường bình an. Chúc may mắn…”
Nói vậy! Đã chia tay. Nhưng nó lưu luyến bạn bè nên nấn ná mãi không đi. Khiến tôi e ngại cho nó ở lại thêm vì bạn bè cứ chuốc bia nhau liên tục thì làm sao nó còn đủ tỉnh táo để lên đường. Tôi gọi nó xuống nhà bếp, “giúp tao một tay…” để lừa đám bạn đang cuồng nhiệt ở nhà trước, rồi đưa nó ra cửa sau và chia tay lần nữa!

Bóng nó mờ dần vào vô định. Cái bóng thằng bạn thân lưu trữ trong tôi rất lâu về tình cảm con người với bao kỷ niệm theo năm tháng; sự gắn bó, thân thương… tưởng cả đời không bao giờ ly biệt thì chỉ một câu “giải phóng miền nam” là hết biết bao giờ gặp lại!

Nhưng ba mươi năm sau, nó gởi cho tôi tấm ảnh, nếu không có thơ chú thích thì tôi sẽ không hiểu gì hết! Đại khái nó cho biết, nó mới đi Việt nam về… Đọc câu đầu tiên của thằng bạn giỏi văn ngày nhỏ. Tôi hiểu. Mỹ bây giờ là nơi “về” của nó; còn Việt nam chỉ là nơi đến để du lịch, thăm viếng… Nghĩ cho cùng, nó cũng như tôi, sống trên quê mẹ nửa đời như chó chực xương. Nhưng chực nửa đời người thì miếng xương cũng không tới miệng những thằng thầy giáo không vây cánh, không ô dù, không thượng đội hạ đạp thì chỉ có ăn bụi phấn! Tài năng hả? “Hồng hơn chuyên” – là câu trả lời của chế độ.

Nhưng cũng ngần thời gian ấy, cỡ ba mươi năm sau một chuyến mạo hiểm, liều mạng; Bởi nó không có vàng để đi đường biển nên đi đường bộ qua Campuchia, vượt đạn phe phái bên xứ Chùa tháp đó mới đáng ngại chứ vượt suối băng rừng qua Thái lan thì sức trai không khó…

Bạn tôi may mắn thành công được cuộc vượt thoát sinh tử đó để có nửa đời sau được làm người trên xứ Mỹ. Đơn giản quá chừng cho con người ở xứ tự do này, lọt lòng mẹ xong là có số xã hội ngay, chỉ còn việc đừng ham chơi thì có cơ hội lên làm tổng thống. Ngược với xứ xã hội chủ nghĩa của chúng tôi, muốn làm người phải vượt qua lửa đạn của lằn ranh tự do và cộng sản.

Nên cái câu, “tao mới đi Việt nam về” hoàn toàn đúng đắn khi nghĩ “đi” là vô định, như đi vượt biên, biết tới đâu mà nói, đáy biển hay rừng thẳm; bến bờ hay bặt vô âm tín? Quan trọng là “về” thì chỉ có một nơi để về là quê nhà. Thì quê nhà của nó bây giờ là Mỹ chứ không còn là Việt nam. Nhớ Khánh Ly có nói ở tự sự nào đó, “ở đâu được bình an, hạnh phúc, thì xin chọn nơi đó làm quê hương…”

Dù sao tôi cũng đã thua tên bạn này một cú là ít nhất nó cũng đã về.
Đọc tiếp thơ chú thích của nó, “…tao có ghé thăm trường cũ. Không còn dấu vết nào của bọn mình. Chắc chắn mày không hình dung ra được ngôi trường hồi đó tụi mình gọi là trường Chuồng bò, do chính tụi mình cất lên năm 1976 với mái tranh, vách đất bện khung tre… thì bây giờ là tòa nhà ba tầng đồ sộ. Ngay sân trường cỏ dại nhưng nhiều cây xanh do tụi mình trồng cũng đốn bỏ hết luôn, để làm bãi đậu xe cho học sinh và giáo viên, nhân viên. Nhưng qua tìm hiểu tao biết đó chỉ là cái cớ để xây sân xi măng thật rộng; để cải thiện đời sống giáo viên nhờ cho giới giàu nổi mướn chỗ đậu xe hơi vì nhà chúng còn trong hẻm, xe vô không được. Nhưng ăn hối lộ chưa đủ tiền để mua nhà ngoài mặt đường lớn. Hoặc giả đủ rồi nhưng không dám mua nhà ngoài mặt đường lớn vì sợ đổ bể…

Không còn ai quen biết nữa bạn ơi, là tao nói đến các thầy cô, chứ học sinh thì làm sao biết bọn mình. Mày có hết hồn khi tính ra bây giờ mình đã già hơn cả thầy cô mình hồi đó…
Bạn hiền. Tao bước ra khỏi cánh cổng trường thêm một lần cuối sau cái lần cuối tụi mình ngồi lại trường tới tối hù mới ra về – năm hết lớp 12. Lần cuối này buồn hơn lần cuối trước vì lần trước ra đi trong tâm thức quay về; còn lần này quay đi là vĩnh biệt! Buồn vì mình tao bước ra chứ không phải
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.