logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/04/2015 lúc 07:58:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Việt Nam là một trong 10 nước có tên trong danh sách bị coi là kiểm duyệt nhiều nhất thế giới. CPJ.org

Ngày 21 tháng 4 năm nay, Ủy ban bảo vệ Ký giả (CPJ) có trụ sở tại Hòa Kỳ, công bố danh sách 10 nước bị coi là kiểm duyệt nhiều nhất thế giới. Việt Nam là một trong 10 nước có tên trong danh sách. Việt Hà phỏng vấn nhà báo Shawn Crispin, phóng viên cao cấp khu vực Đông Nam Á, đại diện cho CPJ trong khu vực về báo cáo này. Trước hết nói về những tiêu chí mà CPJ sử dụng để quyết định đưa một nước vào danh sách những nước có kiểm duyệt nhiều nhất, nhà báo Shawn Crispin cho biết:

Shawn Crispin: danh sách những nước kiểm duyệt nhiều nhất dựa trên một loạt các tiêu chí khác nhau bao gồm sự thiếu vắng của truyền thông độc lập, liệu chính phủ có chặn các trang web hay không, có các hạn chế đối với những ghi âm và phát tán thông tin điện tử hay không, liệu có những giấy phép cho phép hành nghề báo chí không, có những hạn chế trong việc đi lại của phóng viên không, giới chức có giám sát một số những phóng viên và blogger nhất định ở Việt Nam hay không, liệu giới chức có cấm các phóng viên nước ngoài vào đưa tin không.

Đó là những loại tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá những nước nằm trong danh sách, và trong trường hợp Việt Nam thì đã có một loạt những vi phạm đối với một loạt những tiêu chí này. Điều này đã xảy ra trong một thời gian. Khi chúng tôi làm công tác đánh giá, chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam có thiếu sót trên một loạt các tiêu chí này. Điều này đã khiến Việt Nam bị đưa vào danh sách.

Việt Hà: Vấn đề đàn áp tự do thông tin báo chí tại Việt nam đã được đề cập từ nhiều năm nay. Vậy trong báo cáo lần này, CPJ thấy có những điểm gì đáng chú ý tại Việt Nam so với trước đó?
...Chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam

Shawn Crispin: điều mà chúng tôi đang có quan ngại gia tăng là việc chính phủ Việt Nam sử dụng điều 258 bộ luật hình sự cho phép việc bắt bỏ tù những phóng viên và blogger vì cáo buộc lạm dụng quyền tự do dân chủ. Chúng tôi để ý thấy đây là luật chống lại nhà nước và đã được sử dụng ngày càng nhiều đối với các nhà báo và blogger để bóp nghẹt và đe dọa họ với những án tù. Đã có những blogger bị bỏ tù theo điều luật này, với án tù lên đến 7 năm. Đây là một xu hướng đáng ngại đang gia tăng. Trước đó thì chính phủ hay sử dụng điều 79 bộ luật hình sự đối với nhà báo vì cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước. Bây giờ họ sử dụng điều luât mới và nó cũng không rõ ràng, với mục đích để bóp nghẹt các nhà báo độc lập trong nước muốn chỉ trích. Nó được sử dụng ngày một nhiều đối với những blogger dũng cảm dám viết những bài mà truyền thông chính thống không viết. Đây là một xu hướng đáng lo ngại hơn theo như nghiên cứu của chúng tôi.
Việt Hà: theo báo cáo mới của CPJ, Việt Nam là một trong những nước bỏ tù nhà báo tồi tệ nhất thế giới với ít nhất 16 nhà báo đang bị giam giữ. Theo ông những biện pháp đàn áp gay gắt với tự do báo chí và các nhà báo như vậy của chính phủ có ảnh hưởng thế nào tới việc tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam hiện nay?

Shawn Crispin: bất chấp những đàn áp mạnh mẽ đối với các blogger độc lập và một số nhà báo làm cho truyền thông chính thống nhưng muốn lên tiếng vượt qua giới hạn, bất chấp con số cao những nhà báo bị bỏ tù, vẫn có những blogger dũng cảm muốn dấn thân. Chúng tôi để ý thấy sự xuất hiện của một số các blog như Dân Làm Báo chẳng hạn đưa các tin về chính trị, nhân quyền và các vấn đề khác mà truyền thông chính thống tránh. Mặc dù chính phủ chặn trang web này trong nước nhưng người dân vẫn tìm được cách truy cập. Nhiều trang blog bị hạn chế mà người dân vẫn vào được. Cho nên rõ ràng đây là một công việc đầy nguy hiểm nhưng dường như những trang blog này đang cung cấp các phân tích và chỉ trích về chính trị vẫn đang thu hút được ngày càng đông độc giả, bất chấp những ngăn chặn từ chính phủ.
Việt Hà: với việc Việt Nam hội nhập với thế giới, gia nhập các diễn đàn, và chính Thủ tướng Việt Nam gần đây cũng đề cập đến quyền tiếp cận thông tin của người dân, đã có suy nghĩ cho rằng có thể đó là những dấu hiệu tích cực cho việc cởi mở hơn đối với vấn đề tự do thông tin và báo chí tại Việt Nam trong tương lai. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?
UserPostedImage
Trong một tuần lễ có đến hai blogger bị bắt giữ, mà hai người này lại là những người có ý kiến phản biện ôn hòa trên trang blog của họ.

Shawn Crispin: đó đã là một mong muốn trong một thời gian. Việt nam đang dần dần hội nhập vào cộng đồng thương mại quốc tế trong 2 thập niên gần đây. Nhưng điều mà chúng tôi thấy là bất chấp sự mở cửa về kinh tế gia tăng, chính phủ do đảng cộng sản lãnh đạo vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ thông tin. Tự do dân chủ đã không đi đôi với tự do kinh tế. Tôi nghĩ nhiều người trước đó đã có hy vọng khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), hòa nhập hơn vào thương mại toàn cầu thì sẽ dẫn đến sự tự do thông tin hơn trong nước nhưng nó đã không xảy ra. Dường như Việt Nam đang ngày càng theo chân Trung Quốc, tức là mở cửa kinh tế nhưng vẫn đàn áp thông tin. Việt nam đang theo chân Trung Quốc là nước cũng nằm trong danh sách 10 nước kiểm duyệt nhiều nhất thế giới và là nước bỏ tù nhiều phóng viên nhất trên thế giới vào năm ngoái.

Việt Hà: với việc đưa ra báo cáo lần này về Việt Nam, CPJ mong muốn đạt được điều gì trong việc giúp Việt Nam hướng tới con đường tự do báo chí và thông tin hơn?

Shawn Crispin: chúng tôi đã gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng đàn áp báo chí ở Việt Nam trong nhiều năm. Hy vọng của chúng tôi là bằng việc tiếp tục chiếu rọi ánh sáng vào sự đàn áp của chính quyền thì cuối cùng họ sẽ thay đổi. Chúng tôi nói chuyện với nhiều chính phủ phương tây, cố gắng cho họ thấy sự cần thiết phải khiến Việt Nam phải có tiến bộ trong tự do báo chí. Đây là điều mà chúng tôi đã làm công khai và không công khai. Hy vọng là với việc tiếp tục cất tiếng nói về vấn đề đàn áp tự do báo chí, cuối cùng Việt Nam sẽ thay đổi. Nhưng rất tiếc cho đến lúc này những nỗ lực này đối với Việt Nam vẫn chỉ có những ảnh hưởng rất hạn chế.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 21/04/2015 lúc 08:00:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
CPJ công bố danh sách 10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất
UserPostedImage
Màn hình hiển thị thông báo của công an mạng Trung Quốc về việc sử dụng internet tại một quán cà phê internet ở Bắc Kinh. 642 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc đối mặt với tường lửa, thường được gọi là “Vạn lý Hoả thành”.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố danh sách 10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất. Theo tường thuật của thông tín viên Daniela Schrier của đài VOA tại New York, Eritrea và Bắc Triều Tiên dẫn đầu danh sách những nước sách nhiễu và cầm tù ký giả, và kiểm duyệt internet để tìm cách làm im tiếng các nhà báo.

Bị bỏ tù là những gì xảy ra cho các nhà báo tại 10 nước nằm trong danh sách Uỷ ban Bảo vệ Ký giả công bố ngày hôm nay.

Trung Quốc là nước giam cầm ký giả nhiều nhất thế giới, với 44 nhà báo đang lâm cảnh lao lung. Trong khi đó, Iran thường xuyên thực hiện những chiến dịch bắt bớ hàng loạt để bóp nghẹt tiếng nói bất đồng hoặc ép buộc các nhà báo độc lập phải bỏ nước ra đi.

Với 200 ký giả trên thế giới bị giam cầm trong năm nay, ông Courtney Radsch của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả nói rằng năm nay là năm nguy hiểm cho những người hành nghề báo chí.

"Ba năm vừa qua là những năm nguy hiểm nhất đối với các nhà báo, với số người cầm bút bị giết hại, bị cầm tù lên tới mức cao kỷ lục. Theo các số liệu của chúng tôi, hơn 400 nhà báo đã bị buộc phải đi lưu vong trong 5 năm qua."

Kiểm duyệt internet là một khí giới chính mà chính quyền sử dụng để bóp nghẹt những tiếng nói phê phán. Tại Bắc Triều Tiên, chỉ có những người thuộc thành phần có quyền thế mới có thể truy cập internet, và tại Cuba, các blogger phải tải lên từ các sứ quán nước ngoài hoặc các khách sạn để có được sự nối kết không bị sàng lọc.

642 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc đối mặt với tường lửa, thường được gọi là “Vạn lý Hoả thành”.

"Kiểm duyệt là một công cụ rất mạnh để hạn chế dòng chảy thông tin. Để né tránh kiểm duyệt quí vị thường phải có những xảo năng kỹ thuật tối tân, phải biết dùng những công cụ nào và những kỹ thuật nào và phải biết cách để giữ an toàn cho những người cung cấp tin tức."

Phong trào Mùa Xuân Ả Rập đã dẫn tới những vụ đàn áp ở Eritrea, nơi chính phủ đã huỷ bỏ những kế hoạch để cung cấp internet di động cho người dân. Từ khi phong trào này bùng phát, Ả rập Xê út đã sửa đổi luật báo chí để ngăn cấm việc ấn hành hoặc đang tải những bái viết mâu thuẫn với luật Hồi giáo hoặc gây phương hại cho trật tự công cộng.

Truyền thông nhà nước thường là nguồn thông tin duy nhất tại 10 nước nằm trong danh sách của CJP. Ông Radsch cho biết việc công bố danh sách có mục đích làm cho giới truyền thông và người dân của những nước này biết được là thế giới đang theo dõi và quan tâm.

Bên cạnh Trung Quốc, Eritrea, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê út và Iran, danh sách 10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất thế giới của CPJ còn có Ethiopia, Azerbaijan, Việt Nam, Myanmar và Cuba.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.