logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/04/2015 lúc 08:31:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cộng sản là thế đó
Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi'

Đường Sài Gòn tràn ngập dòng người với khuôn mặt lo âu pha chút hoảng loạn, vội vã, cặm cụi chạy dọc, ngang như muốn

đến hoặc rời khỏi một nơi nào đó. Mới Tháng Tư mà trời đã nóng nực, oi bức. Trên chiếc Honda, ba cha con đảo quanh tòa

đại sứ Mỹ vài vòng, nhìn vào trong sau đám người tay bồng, tay bế xếp hàng dài bao quanh tòa đại xứ, sau song sắt của cánh

cửa chính chỉ còn giấy tờ và đồ đạc vứt ngổn ngang. Hình như không còn ai trong đó. Trễ rồi. Chiếc Honda quành về nhà.


Tối đó cả gia đình kéo qua nhà bác làm bữa tiệc cuối cùng. Đám con nít vẫn chạy đùa quanh nhà. Riêng các cô, chú, bác xầm

xì nói chuyện như chỉ đủ rỉ tai nhau, nét mặt đầy lo âu. Sau bữa cơm thật thịnh soạn, các chú, bác lục lọi, tìm kiếm tất cả giấy

tờ, hình ảnh chất thành đống rồi đem ra đốt hết trong cái thùng phuy đặt trước nhà. Đêm đó tiếng đạn đại pháo rót nghe thật

gần. Rầm, rầm, cả nhà rung chuyển, tiếng chân người chạy khắp nhà. Thật là may, một mảnh bom xuyên nóc nhà rơi sát chỗ

ngồi của một người anh họ. Chỉ nhích qua một gang tay thì không biết sẽ ra sao.


Ba ngày sau, mùng 1 Tháng Năm, đường Sài Gòn vắng lạnh. Giấy tờ, đồ đạc vung vãi, ngổn ngang mấy hôm trước nay càng

thêm nhiều rải rác thành từng đống xen lẫn nón cối, giầy, và quần áo lính. Một số nhà, sân vận động, trường đua Phú Thọ, và

trại lính bị đập phá. Người ta chen lấn rinh TV, tủ lạnh, quạt máy, bàn ghế, giường chiếu, không chừa thứ gì về nhà. Cảnh

tượng như báo trước những tai ương sắp ụp xuống người dân. Nhịp sống Sài Gòn thoi thóp, lịm dần vào cơn ác mộng dài. Cả

gia đình lặng lẻ trở về nhà.


Không như thiên tai, những tai ương sắp giáng xuống đã được đảng Cộng sản lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng. Bắt đầu là

họp tổ dân phố, điểm danh, và bình bầu phường trưởng. Trong một xóm lính và cảnh sát, toàn Bắc Kỳ di cư 54 thì bình bầu

cho có chứ tố giác ai bây giờ. Trông khuôn mặt thểu não của bác bị chọn làm phường trưởng thật đúng là "cực chẳng đã".

Người lớn biết quá rõ cái trò nhồi sọ và lợi dụng con nít bỉ ổi của đảng như thế nào. Thành ra trong đám nhóc chả có đứa nào

biết bố mẹ hay anh chị của đứa khác mang chức vụ gì. Bước kế tiếp là đốn chặt rường cột gia đình. Hai tuần sau, lệnh "học

tập ba ngày” ban ra. Nhà nào cũng có ít là một người bị đi "cải tạo", thường là người cha và anh cả. Ba, bốn ngày sau, chỉ vài

người được trở về. Những người khác bặt tin. Số ít thanh niên còn lại lo phụ giúp gia đình cũng bị đảng lùa đi thanh niên xung

phong và nghĩa vụ quân sự. Rường cột gia đình được đảng thay thế bởi một ông bác Hồ không quen biết. Hình ông bác Hồ

được các gia đình trong xóm đặt vào một vị trí hữu dụng nhất trong nhà - trông xe.


Trước 30 Tháng Tư, một người trong gia đình đi làm nuôi cả nhà. Nay họ bị đày đi cải tạo. Nếu được trở về sớm thì cũng

không có việc làm vì là "ngụy" quân. Các bà xưa lo việc nội chợ nay phải lo kiếm ăn thay chồng. Một ít tiền dành dụm đem ra lo

chợ búa. Sau lần đổi tiền đầu tiên thì nhà nhà nghèo như nhau. Ít tiền dành dụm lo ăn, mặc đã bị đảng cướp đi. Cái nghèo đói

ụp đến, đồ đạc theo đuôi nhau ra khỏi nhà bắt đầu là cái máy radio, Akai, TV. Kế đến là tủ, trạn, tủ lạnh, xe Honda, và cuối cùng

là giường đi văng gỗ, đồ chơi xe tăng và máy bay chạy bằng pin. Ngay cả bữa cơm trứng chiên, rau muống luộc chấm nước

nắm thường nhật từ từ thay thế bằng khoai lang, khoai mì độn tí cơm gạo đỏ. Đám nhóc tì mọi ngày rong chơi nay thảy đều có

việc làm. Việc ưu tiên là nhanh chân xen lấn đứng xếp hàng lãnh khoai lang sùng, bột mì, bo bo, gạo mốc. Mùa hè oi bức mà

khiêng bao khoai lang sùng trên vai thì như khiêng cám heo. Thứ đến là bửa củi, nắn và phơi than. Thứ than gì mà chỉ toàn là

nước với bùn. Nắm vắt thật chặt mà vẫn còn nước. Sau khi phơi khô tốn một đống củi, xăng dầu đốt mới cháy. Nhưng chán

ghét nhất là nhặt gạo. Thứ gạo chi mà toàn là sạn, tro, và trấu, làm thằng nhỏ ngồi cả giờ lặt gạo xếp qua một bên, tro, sạn, trấu

một bên. Đi học nửa ngày, còn lại nửa ngày theo chúng bạn lang thang ra chợ tranh nhau lượm giây thun, bao thuốc lá, nút

phéng, long gi gô đem về chơi. Bữa nọ đang lùng bao thuốc lá, đặc biệt là 555, bỗng nghe đồn xóm bên đang phát bánh mì

thịt. Cả đám chạy tức tốc đến nơi chen lấn xếp hàng. Đến phiên mình chỉ còn bánh mì không. Tiếc, nhưng vẫn hơn khoai lang

sùng. Lâu lâu mới có bánh mì, dễ gì nhận đúng một lần. Cả đám bày mưu một thằng đứng canh giữ bánh mì, số còn lại xen

vào hàng đứng cách xa xa nhau mươi người. Thằng đầu lãnh xong, cởi áo ra, ở trần chạy ra sau xen vào hàng đứa thứ hai. Hai

đứa lãnh xong, đổi áo, chạy ra sau xen vào hàng đứa thứ ba, và cứ như thế cho đến khi hết bánh mì. Cả đám vui như tết, trong

lòng rộn ràng với thành tích lấy bánh mì thật ngoạn mục. Bánh mì không sao lại có thể ngon đến như vậy.


Trên đường về, nhìn thấy đám trẻ, có đứa nhỏ tuổi hơn mình, cầm cái liềm sắt cong đầu, lội trong đống rác kếch xù bên chợ

moi lục bao ny lông, giấy vụn, kể cả giấy đã bị dùng đi vệ sinh, mà cảm thấy mình vẫn còn hạnh phúc hơn chúng nó. Ít ra mình

còn có khoai lang sùng, thỉnh thoảng chen lấn lấy được mấy ổ bánh mì không để ăn. Người ăn xin trong chợ xuất hiện rất

nhiều. Một đống đám trẻ con đi quanh rình rập các quán ăn trong chợ, tranh giành cướp đồ ăn thừa đổ vào chậu rồi ù chạy

trước khi bị ông bà chủ mắng nhiếc. Thương tâm nhất là cô bé khoảng tám, chín tuổi cầm dây dắt cha đui mù, khảy đàn guitar

bằng tay trái đàn ca "Hòa bình ơi, tình yêu em như sông biển rộng..." đi khắp chợ ăn xin, hay anh thương phế binh VNCH cụt

hai tay tới gần vai, hay chân cắt lên tới đùi, nằm trên tấm ni lông trờn qua trờn lại như con giun ngoằn nghèo khắp chợ xin ăn.

Trên mình anh ta luôn dính bùn cống hôi thúi.


Tháng này người kinh tế mới từ đâu trở về nườm nượp. Xung quanh trường, lều, bạt mọc lên như nấm. Ngay cả cái sân trống

trong xóm cũng có người kinh tế mới dọn đến. Họ dựng một dãy mười mấy căn nhà lá, bề ngang hẹp 2 thước, chiều dài 10

thước bao quanh bởi những căn nhà tôn rộng thênh thang 4 thước bề ngang, 12 thước chiều dài. Trong xóm nhà nhà canh

nông nuôi gà, vịt, ngỗng, và ngan để có thịt ăn vào ngày tết. Còn tí đất trống đều được tận dụng cải tạo để trồng khoai và đào

ao trồng rau muống. Thiệt là tình, ngày thường đã phải tránh phân gia súc, nay còn phải để ý tránh phân người. Trong xóm

không ai thích những gia đình kinh tế mới bởi con cái họ rách rưới, dơ bẩn quá. Nhưng cũng không ai áp lực đuổi họ đi vì cảm

thông hoàn cảnh nghèo hèn của họ phải sống chật hẹp không điện, nước, cầu tiêu. Nói gì sông Vàm Cỏ, xóm tôi đến mùa

mưa nước ngập tới đầu gối, phân nổi lều bều trôi cả vào nhà. Họa nghèo kéo theo ách bệnh dịch như ghẻ Trường Sơn, tiêu

chảy, sốt xuất huyết, thương hàn, sốt rét, v.v… Đâu có tai ương, xóm này có. Bệnh dịch lan truyền nhanh còn hơn giải phóng

quân, hung tợn không kém, và chả trừ một ai.


Đầu thập niên 80, người bị đi cải tạo "ba ngày" trở về nhà đầu tiên mang bệnh phù thủng vài tuần sau người thứ hai được trả

về cũng bị phù thủng. Niềm vui xum họp ngắn ngủi trở thành tang tóc. Và cứ như thế cho những năm kế tiếp. Cha, anh bị đi

"cải tạo" năm xưa nay vui vẻ đoàn tụ ngắn ngủi rồi vĩnh viễn ra đi bởi thương hàn, phù thủng, viêm gan, sốt rét, và ung thư.

Ngày 29 Tháng 4, 1975, đồng đội đến đưa tin anh tử trận. Lúc ấy tưởng anh là nạn nhân cuối cùng của cuộc chiến. Nào ngờ

năm, sáu năm sau, những người cha, người anh trong xóm lính và cảnh sát này lần lượt ra đi. Họ chết bởi cách mạng "cải tạo".

Thần chết không ngừng ở đó. Hắn hạ quyết tâm ráo riết theo đuổi con người trong xã hội Cộng sản. Thập niên 80 bắt đầu

phong trào vượt biên. Ở cái xóm nghèo này nhiều nhà cũng cố dành dụm để gởi một, hai người vượt biên, và cái chết vượt

biển đã đến với cái xóm này bắt đầu là một cậu trai mười ba tuổi, rồi một anh thanh niên. Ngoài mặt vẫn ráng nuôi hy vọng tốt

nhất cho con mình trên đường vượt biên nhưng trong lòng đã sẵn sàng đón nhận tin xấu nhất. Ở tuổi 13, cái chết của cậu ta

luôn ám ảnh tôi trên đường vượt biên. May thay, "nhất quá tam", lần thứ ba đã đến được bến bờ tự do.


Tuổi trẻ bồng bột chỉ biết nô đùa nên dễ thích nghi. Thật đúng là "đi một đàng, học một sàng khôn". Qua tới bến bờ tự do mới

thấy rõ, thật rõ vực thẳm khốn cùng của người dân dưới ách Cộng sản mà mình từng là nạn nhân của nó.


“Nước thiên đàng lại giống như một người lái buôn kiếm ngọc châu tốt, khi đã tìm được một hột châu quí giá, thì đi bán hết gia

tài mình mà mua hột châu đó.” (Mt 13:45-46)


Bài Kinh Thánh này đã được nghe rất nhiều lần trong nhà thờ. Hôm nay nghe qua bỗng dưng mình chợt nghĩ, tự do có lẽ cũng

quý gần gần như nước thiên đàng đến nỗi người dân miền Nam hy sinh để bảo vệ nó, bỏ hết tất cả để đi tìm nó.

A.N.T
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.153 giây.