logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/04/2015 lúc 11:15:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Mọi thứ đều sẽ diệt vong, bao gồm cả sự sống. Nhưng sự sống trên Trái đất còn kéo dài bao lâu nữa?
Các hóa thạch cho chúng ta biết sự sống trên Trái đất đã kéo dài ít nhất 3,5 tỷ năm. Trong khoảng thời gian đó, sự sống đã trải qua các giai đoạn băng hà, bị thiên thạch đâm, bị nhiễm độc. Rõ ràng, khó mà hủy diệt hoàn toàn sự sống trên hành tinh.
Không hiếm kịch bản tận thế có khả năng xảy ra. Kịch bản nào cuối cùng sẽ làm cho Trái đất không còn sự sống?
Núi lửa
Thời gian: từ 0 cho đến 100 triệu năm?
Có lẽ lần gần nhất mà sự sống bị hủy diệt là 250 triệu năm trước đây. Khoảng 85% sinh vật sống trên cạn và 95% sinh vật ở đại dương bị xóa sổ.
Không ai biết chắc điều gì đã xảy ra, nhưng dường như sự tận diệt này trùng hợp với hoạt động của núi lửa ở quy mô hủy diệt. Ngày nay chúng ta lo lắng về khả năng hủy diệt của những siêu núi lửa như Yellowstone. Nhưng thiệt hại do nó gây ra chẳng là gì so với điều đã xảy ra 250 triệu năm trước.
UserPostedImage

Vào khi đó, Siberia trải qua một đợt phun trào núi lửa rộng lớn và kéo dài đến mức dung nham bao phủ một khu vực rộng gấp tám lần nước Anh. Hoạt động núi lửa ở quy mô như thế là rất hiếm nhưng không phải là không bao giờ xảy ra.
Không ai biết một thảm họa tương tự sẽ xảy ra vào lúc nào, ông Henrik Svensen tại Đại học Oslo ở Na Uy nói. Núi lửa phun ở quy mô tương tự đã từng xảy ra 200, 180 và 65 triệu năm trước đây. Chắc chắn là nó sẽ xảy ra một lần nữa và khi nó xảy ra vấn đề đặt ra là nó sẽ xảy ra ở đâu?
Nghiên cứu của Svensen chỉ ra rằng sự hủy diệt của núi lửa tùy thuộc vào lớp đất đá nào của Trái đất mà nó tác động. Núi lửa phun 250 triệu năm trước không gây ra tình trạng hủy diệt mà nguyên nhân chính là muối.
Siberia có rất nhiều muối. Khi muối bị nung lên do núi lửa, nó đã làm thoát ra những chất hủy diệt tầng ozone vào khí quyển. Các sinh vật trên thế giới do đó phải đối phó với bức xạ có hại từ Mặt trời và đó là lý do khiến sự sống hủy diệt hàng loạt.
Điều không may là ngày nay trên Trái đất có rất nhiều nơi có trữ lượng muối lớn như vậy. “Miền đông Siberia là một trong những túi muối lớn nhất thế giới,” Svensen cho biết, “ngoài biển Brazil cũng vậy.”
Thiên thạch
UserPostedImage

Thời gian: trong vòng 450 triệu năm nữa?
Ngày nay ai cũng biết rằng thiên thạch và khủng long kỵ nhau. Nếu như một thiên thạch khổng lồ có thể làm tuyệt chủng tất cả khủng long trên Trái đất thì liệu nó có thể hủy diệt toàn bộ sự sống?
Một lần nữa, kịch bản này tùy thuộc vào thiên thạch sẽ rơi vào nơi nào. Chúng ta đã biết rằng Trái đất từng bị thiên thạch rất lớn va phải nhưng lại không gây ra sự hủy diệt sự sống.
Hố thiên thạch The Manicouaga ở Canada – một trong những hố do thiên thạch tạo ra lớn nhất thế giới – hình thành vào khoảng 215 triệu năm trước đây.
Tuy nhiên các hóa thạch cho thấy thảm họa này đã không dẫn đến sự hủy diệt sự sống như từng xảy ra khi khủng long tuyệt chủng. Đó là do miệng hố được hình thành khi va vào tầng đá kết tinh tương đối cứng.
Tuy nhiên, nếu thiên thạch va vào nơi có lớp đất đá trầm tích dễ thay đổi thì nó thể thải ra những chất khí làm biến đổi khí hậu vào bầu khí quyển khiến cho sự sống bị hủy diệt hàng loạt.
Điều may mắn là những vụ va chạm như thế rất hiếm khi xảy ra. Khả năng thiên thạch đâm vào Trái đất là mỗi 500 triệu năm.
Nhưng ngay cả khi nó xảy ra thì cũng khó có khả năng nó hủy diệt sự sống hoàn toàn. Sự sống chỉ bị hủy diệt khi nào Trái đất bị một vật gì đó còn lớn hơn cả thiên thạch đâm phải: một hành tinh xấu chẳng hạn.
Một số khoa học gia cho rằng Trái đất đã từng bị một hành tinh như thế đâm trúng chẳng lâu sau khi nó hình thành và những những đám khói bụi tạo ra từ vụ va chạm này đã tạo ra Mặt Trăng.
Lõi Trái đất bất động
UserPostedImage

Thời gian: từ 3 cho đến 4 tỷ năm
Trong phim The Core hồi năm 2003, lõi Trái đất ngừng quay một cách bí ẩn khiến cho Chính phủ Mỹ phải hỗ trợ một kế hoạch khoan đến tận lõi để tái khởi động lại nó bởi vì nếu lõi Trái đất ngừng quay thì Trái đất sẽ mất từ trường và toàn bộ sự sống sẽ bị đe dọa.
Phim The Core hoàn toàn là nhảm nhí và bị các nhà khoa học chế nhạo, nhưng không phải mọi vấn đề khoa học mà nó nêu ra là không có cơ sở.
Một số nhà khoa học tin rằng từ trường của Trái đất có khả năng đẩy ra xa những vật chất ion hóa từ Mặt Trời, nếu không chúng có thể ăn mòn khí quyển Trái đất.
Nếu điều họ nói là đúng và nếu xảy ra tình trạng không có từ trường thì hành tinh của chúng ta sẽ mất bầu khí quyển và tất cả sự sống đều chấm dứt.
Kịch bản như thế có thể đã xảy ra trên sao Hỏa, vốn có lẽ từng là nơi có nhiều điều kiện hơn cho sự sống so với bây giờ.
Hồi năm 1997, Joseph Kirschvink tại Viện Công nghệ California ở Pasadena và các cộng sự của ông đã tìm ra bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã từng có nhưng sau đó mất từ trường.
“Từ trường của sao Hỏa tan biến khoảng 3,7 tỷ năm trước, cùng khoảng thời gian hành tinh này rơi vào tình trạng băng hà,” Kirschvink nói.
Bùng phát tia Gamma
UserPostedImage

Thời gian: có một thiên hà không xa có tên gọi WR104 có khả năng gây ra tình trạng bùng nổ tia Gamma trong vòng 500.000 năm. Nhưng ngay khi nó xảy ra chúng ta cũng có thể tránh được.
Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ? Nếu không, tại sao chúng ta chưa có tiếp xúc với những nền văn minh ngoài hành tinh? Một nhân tố hủy diệt sự sống khác có thể là lý do: bùng phát tia Gamma, hay GRB.
GRB được tạo ra do các vụ nổ lớn trong không gian, chẳng hạn như một ngôi sao khổng lồ nổ tung hay hai ngôi sao đâm vào nhau. Chúng có thể diễn ra trong một phần giây hay một vài phút.
Về mặt lý thuyết nếu GRB kéo dài chúng có thể quét sạch tần ozone của Trái đất và khiến cho sự sống không còn được bao bọc trước bức xạ tia cực tím từ Mặt Trời.
Nhiều nơi trong không gian đã không hỗ trợ sự sống do tần xuất GRB dày đặc, theo một nghiên cứu do ông Raul Jimenez tại Đại học Barcelona và Tsvi Prian tại Đại học Hebrew ở Jerusalem công bố hồi năm 2014. Nhưng khoảng không xung quanh hành tinh của chúng ta thì không sao.
GRB xảy ra thường xuyên ở gần trung tâm của dãi ngân hà và ở những nơi mà mật độ tập trung các ngôi sao dày đặc trong khi Trái đất của chúng ta đều cách xa những khu vực này.
“Cuộc sống hiện hữu là do Trái đất tương đối an toàn trước tác động của sự bùng phát tia Gamma kéo dài vốn có thể gây hủy diệt sự sống hoàn toàn,” Jimenez nói. “Nếu Trái đất ở gần trung tâm của dải ngân hà, sự sống có lẽ không còn nữa.”
Mặt Trời mở rộng
UserPostedImage

Thời gian: trong khoảng từ 1 cho đến 7,5 tỷ năm
Nếu không có kịch bản nào trên đây hủy diệt sự sống thì chúng ta cũng không thoát khỏi Mặt Trời. Hành tinh này cho chúng ta ánh sáng và cung cấp năng lượng cho gần như hầu hết sự sống trên Trái Đất. Nhưng nó sẽ không mãi thân thiện như vậy.
Như chúng ta đã thấy trước đó, Mặt Trời đang ngày một nóng thêm. Một ngày nào đó nó sẽ nóng đến mức làm bay hơi toàn bộ đại dương trên Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trên Trái Đất tăng vọt. Quá trình này có thể bắt đầu trong một tỷ năm nữa và nó sẽ hủy diệt ngay cả những vi sinh vật có sức sống mãnh liệt nhất.
UserPostedImage

Nhưng chưa hết. Bắt đầu từ khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ mở rộng và sẽ trở thành một hành tinh khổng lồ màu đỏ. Cho đến 7,5 tỷ năm nữa, bề mặt của nó sẽ vươn tới quỹ đạo của Trái Đất. Do đó Mặt Trời mở rộng sẽ bao trùm và hủy diệt Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất sẽ thoát nạn. Mặt Trời sẽ mất đi vật chất khi nó phát triển do đó Trái Đất sẽ trôi ra xa. Tuy nhiên theo các tính toán được thực hiện vào năm 2008, điều này cũng không đủ để cứu hành tinh của chúng ta.
Nếu điều này là sự thực, hy vọng duy nhất là nhân loại chúng ta. Nếu con người vẫn còn sống cho đến lúc đó, họ có thể tìm ra cách đưa Trái Đất đến nơi an toàn. Nếu không thì sự sống trên Trái Đất chỉ có tuổi thọ tối đa là 7,5 tỷ năm.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.