logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/01/2013 lúc 12:08:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mong muốn sự ổn định và an toàn cho bản thân là tâm lý chung của con người. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta ngại sự thay đổi, nhất lại là theo chiều hướng tiến bộ. Khi cái cũ đã trở nên lạc hậu thì tất phải cải sửa để tạo nên cái mới tốt đẹp và tiến bộ hơn. Không nên vì sợ thay đổi mà có kiểu lý luận ngược với quy luật. Ví như có mụ dì ghẻ, thấy cô gái con chồng lớn lên ngày càng xinh đẹp. Phần vì ghen ghét, phần vì không muốn cô gái có hạnh phúc, mụ tỉ tê – “Con ơn, đừng có lấy chồng làm gì, vừa phải mang nặng đẻ đau lại chịu nhiều đau khổ vì chồng con ạ…”. Tuy mụ ta nói vậy nhưng con gái lớn lên thì phải lấy chồng, rồi sinh con đẻ cái để tiếp nối đời sau, đó là một quy luật tự nhiên của cuộc sống, làm sao có thể ngăn được?…
Xã hội con người cũng vậy, khi một chế độ nhà nước đã trở nên lỗi thời thì phải thay đổi để tiến tới mô hình tiến bộ và bền vững hơn. Người ta vẫn thường gọi đó là cách mạng xã hội. Các cuộc cách mạng là một nhu cầu và thuộc tính của xã hội, giống như con người khi thấy đói thì ăn, thấy lạnh thì mặc ấm vậy. Những kẻ cầm quyền, mặc dù biết được sự sụp đổ tất yếu của chế độ thối nát hiện thời, nhưng để bảo vệ quyền lợi mà chúng vẫn có kiểu lý luận ngược đời như mụ dì ghẻ nói trên. Họ đã quên rằng: sự thay đổi là tất yếu, cách mạng là một quy luật.

Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, dựa vào tâm lý sợ hãi của dân chúng, mà nhồi nhét cho họ tư tưởng ngại thay đổi. Họ làm như kiểu, nếu thay đổi chế độ thì mọi công ăn việc làm hiện nay của người dân sẽ mất hết, tất cả sẽ đói khổ và thất nghiệp. Vì thế mà nhân dân cần bảo vệ chế độ độc tài Cộng Sản, còn nhà nước thì thẳng tay đàn áp những ai có tư tưởng thay đổi và cách mạng. Ngoài thành phần đặc quyền đặc lợi, còn người dân thì chẳng ai tin vào điều đó. Họ đã quá khổ thì còn mong gì duy trì chế độ bất công hiện thời? Sự thay đổi nay đã là mong muốn và ước mơ của toàn thể người dân rồi.

Tôi có hai anh bạn, một người làm nghề sửa xe máy, còn người kia làm giò. Cả hai người này cũng chẳng ai tin vào kiểu lý luận của nhà nước, nói chung là họ không sợ sự thay đổi.

Một hôm tôi hỏi vui anh sửa xe máy:

- Nếu chế độ Cộng Sản sụp đổ, anh có sợ mất nghề sửa xe máy không?

Anh bỉu môi:

- Thì tôi lại làm nghề sửa ô tô, càng sướng hơn chứ sao?

Tôi mỉm cười thú vị. Quả đúng như thế thật, nghề nghiệp thì còn đó chứ mất đi đâu được, mà lại còn tốt hơn nữa chứ. Có đâu như nhà nước rêu rao? Lúc đó xã hội tốt đẹp hơn, cán bộ ít tham nhũng và cửa quyền thì đời sống của người dân sẽ nâng cao. Lo gì họ không có xe tốt xe đẹp để mang đến cho mình sửa. Quả là câu trả lời của anh cũng thật lắng đọng. Người dân nước mình thường vậy, họ không có kiểu lý luận như mình, nhưng nói câu nào cũng chí lý. Cũng một phần vì họ thông minh, phần vì bị áp bức nhiều nên sợ đã quen, cho nên thường nói kiểu ẩn ý rồi tuỳ người nghe hiểu vậy.
Anh bạn thứ hai thì làm giò để mang ra chợ bán. Vợ chồng anh chí thú làm ăn nên kinh tế cũng khá giả, mỗi ngày tiêu thụ cũng hết cả tạ giò. Anh này có tư tưởng tự do nên thường phê phán chính quyền, công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với những người hoạt động dân chủ. Anh lại là người Công giáo nên bị chính quyền để ý dữ lắm. Có hẳn cả một tay công an nằm vùng để mà theo dõi anh (hẳn mọi người vẫn biết ở Việt Nam có an ninh tôn giáo?). Vì bị theo dõi chặt nên nhiều khi anh không khỏi bực dọc. Cũng không thể tránh cái bóng của mình được mãi, một lần tôi tình cờ được chứng kiến cuộc đối đầu giữa anh với tay công an nọ. Có thể nói đây là một cuộc đối đầu mang tính lịch sử, một bên đại diện cho chính quyền Cộng sản bảo thủ, bên kia đại diện cho tư tưởng dân chủ tiến bộ.

Hôm ấy sau khi ăn sáng xong, anh ghé vào quán nước bên cạnh. Đang ngồi nhẩn nhơ thì thấy một người có dáng quen quen cũng ghé vào ngồi cạnh, sau khi châm điếu thuốc hút hắn hất hàm hỏi anh:

- Lâu nay anh có hay liên lạc với mấy tay phản động không?

Vốn đã ghét cái bóng bất đắc dĩ này, lại nghe hỏi vậy, anh bạn tôi nóng tiết quay sang nhìn thẳng vào mặt tay công an mà hỏi gắt:

- Mày nói ai là phản động?

Thoáng bất ngờ vì bị phản ứng dữ dội, hắn đỏ mặt nói:

- Thì…mấy tay hôm nọ rải truyền đơn chống chính quyền đó…

Nghe hắn nói vậy, anh tiếp:

- Bạn của tôi toàn là người tốt, chẳng có ai là phản động cả, kẻ nào phản động thì tự biết lấy!…

Hắn không lý luận với anh nữa, mà quay sang khuyên giải:

- Dù sao tôi cũng khuyên anh không nên đi lại với những thành phần như vậy, không để bọn phản động lôi kéo. Mà anh thử nghĩ xem, nếu thay đổi chế độ thì anh còn được yên ổn làm ăn như thế này không?…

Lần này vì không nhịn được cái kiểu lý luận của tay công an nọ, anh đứng dậy chỉ thẳng vào mặt hắn nói lớn:

- Nếu chế độ này thay đổi, thì tao làm giò vẫn hoàn làm giò, mày công an vẫn làm công an. Chỉ khác có điều là lúc ấy mày không đi theo dõi và bắt những người như tao nữa. Mà mày sẽ đi bắt bọn cướp của giết người, bọn tham nhũng…

Thấy không lý luận được với anh, tay an ninh nọ vội lên xe máy cút thẳng. Tôi thì thấy cảm phục anh bội phần, vì anh đã nói được điều mà nhiều người không dám nói.

Quả thực như vậy, cha ông ta có câu : “Quan nhất thời – Dân vạn đại”. Vả lại “Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” mà. Lại nữa “Hết quan hoàn dân”, liệu kẻ nào còn dám nghênh ngang? Chỉ có dân là vạn đại, xưa cũng như nay, lịch sử đã mấy ngàn năm chứng minh như vậy rồi.

Tác giả: Minh Văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.