logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/02/2013 lúc 10:10:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch Phil Robertson trong một cuộc phỏng vấn với VOA.
Tình hình nhân quyền Việt Nam năm qua thụt lùi thêm bước nữa với chiến dịch gia tăng đàn áp các quyền căn bản của công dân như tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp ôn hòa và trấn áp những tiếng nói chỉ trích nhà nước, phanh phui tham nhũng, hay kêu gọi giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ độc đảng. Đó là đánh giá của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch trong báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền của hơn 90 quốc gia trên thế giới vừa công bố ngày 1/2.

Phúc trình Toàn cầu 2013 của Human Rights Watch nói trong năm rồi, Việt Nam tiếp tục tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam cầm dài hạn và không cho tiếp xúc với luật sư hay gia đình trước khi đưa ra xử trong các phiên tòa được chỉ đạo chính trị.
Theo Human Rights Watch, Hà Nội đang áp dụng chính sách cứng rắn để đối phó trước sự bất mãn của dân chúng về cách quản lý và các chính sách của nhà nước.

Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson:

“Chúng ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam. Thật hết sức quan ngại khi nhìn thấy Hà Nội tiếp tục bỏ tù các blogger, đàn áp các cuộc tụ tập ôn hòa, và sách nhiễu các sinh hoạt tôn giáo. Điểm đáng chú ý trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay quyền tự do ngôn luận của công dân. Trong số này phải kể đến các vụ án của 3 blogger trong Câu lạc bộ Nhà báo tự do, 17 thanh niên Công giáo, hay 22 thành viên của Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn.”

So sánh Việt Nam với nước láng giềng Miến Điện, ông Robertson nói trong lúc Miến đang có những thay đổi dân chủ đáng kể thì Việt Nam lại tỏ ra tụt hậu khi kìm hãm sự phát triển quốc gia bằng các biện pháp đàn áp đối với những nhà hoạt động, những ai có quan điểm trái với nhà nước.
Human Rights Watch cho biết bất chấp sự đàn áp mạnh tay của Hà Nội, năm rồi chứng kiến sự gia tăng chưa từng thấy những tiếng nói phê phán đảng cộng sản Việt Nam. Một ví dụ được Human Rights Watch viện dẫn là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị nhiều đợt công kích từ nội bộ đảng và Quốc hội mà gây chú ý nhất là tháng 11 vừa qua lần đầu tiên một đại biểu quốc hội đã công khai yêu cầu ông Dũng từ chức.

Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nêu rõ những tiếng nói phê phán nhà nước xuất hiện giữa bối cảnh một cuộc đấu đá nội bộ của các lãnh đạo cao cấp, một nền kinh tế sa sút trong khi tình trạng tham nhũng của quan chức nhà nước lại gia tăng.

Theo thống kê của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đến cuối năm ngoái, tại Việt Nam có trên 40 nhà hoạt động đã bị kết án nhiều năm tù theo các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia tiêu biểu là điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”. Ngoài ra còn có thêm ít nhất 31 người khác đã bị bắt tạm giam chưa xét xử, tính đến hết năm 2012.
Về tình hình tự do internet, Human Rights Watch viện dẫn dự thảo Nghị định về Quản lý Internet cấm đăng tải những nội dung gọi là “chống nhà nước” như một bằng chứng nữa cho thấy Hà Nội không ngừng nỗ lực khống chế quyền tự do tự do thông tin và tiếp cận thông tin trên mạng của công dân.

Phúc trình của Human Rights Watch nói các trang mạng nhạy cảm chính trị tiếp tục bị Việt Nam ngăn chặn, hoạt động và thông tin trên mạng của người truy cập net bị theo dõi, và các trang mạng phổ biến quan điểm đa chiều bị nhắm mục tiêu với công văn hỏa tốc của Thủ tướng Dũng trong tháng 9 năm ngoái.

Về tình hình tôn giáo, báo cáo nhân quyền của Human Rights Watch nhận xét Việt Nam trong năm qua tăng cường đàn áp, sách nhiễu những nhà hoạt động tôn giáo và hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định kiểm soát chặt chẽ trong đó có Nghị định 92 ban hành tháng 11.

Human Rights Watch cũng bày tỏ quan ngại về nạn bạo hành trong ngành công an Việt Nam với ít nhất 15 nạn nhân tử vong trong 9 tháng đầu năm 2012.

Phúc trình Nhân quyền Thế giới 2013 của Human Rights Watch cũng lưu ý tới các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc bị trấn dẹp bằng võ lực và tình trạng chính quyền cưỡng chiếm, tịch thu đất đai.
Trong số những nhà hoạt động nhân quyền bị Hà Nội giam cầm mà Human Rights Watch nêu lên trong báo cáo này có các nhà hoạt động trẻ theo Công giáo và Tin lành, các blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, các nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Hồ Thị Huệ, Nguyễn Bích Thủy, hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, và luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân.

Human Rights Watch kết luận phải coi năm 2012 vừa qua như một hồi chuông thức tỉnh các nước đang có quan hệ thương mại với Việt Nam giữa lúc các công dân Việt Nam thường xuyên bị đàn áp chỉ vì bày tỏ quan điểm cá nhân.

Ông Robertson nói:

“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các đối tác, nhà tài trợ cho Việt Nam phải nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Hà Nội trong các cuộc đối thoại song phương và đa phương, buộc Hà Nội phải tôn trọng cam kết với quốc tế và chấm dứt tình trạng đàn áp người dân khi họ thực thi nhân quyền và bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.”

Việt Nam trước nay vẫn bác bỏ các báo cáo và chỉ trích của các tổ chức nhấn quyền quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hà Nội tố cáo ngược lại những phúc trình này là thiếu thiện chí và xuyên tạc sự thật.
Source: VOA

Sửa bởi người viết 01/02/2013 lúc 10:35:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 01/02/2013 lúc 10:14:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HRW tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những ai chỉ trích chính quyền
UserPostedImage
Cồng an dồn những người biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội ngày 09/12/2012 lên xe buýt.
REUTERS/Tran Minh Tue

Trong bản báo cáo năm 2013 về tình hình nhân quyền trên thế giới công bố ngày 01/02/2013, tổ chức Human Rights Watch nhận định : Chính quyền Việt Nam đang « gia tăng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa một cách có hệ thống, đồng thời trấn áp những người chất vấn các chính sách của chính phủ, phanh phui các vụ tham nhũng của quan chức hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ độc đảng. »
Theo Human Rights Watch, trong năm 2012, các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền tùy tiện bắt giữ, giam giữ cách ly trong một thời gian dài mà không được trợ giúp pháp lý và cũng không được gia đình thăm viếng, bị tra tấn và bị xét xử tại các phiên tòa theo sự chỉ đạo của chính quyền và bị kết án tù nặng nề với những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia.

Ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của HRW ghi nhận : « Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước trong năm 2012, khi chính quyền tiếp tục dùng chính sách cứng rắn để đối phó với những bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế ngày càng tăng trong nước. »

Theo thống kê của Human Rights Watch, tính đến cuối năm 2012, có ít nhất 40 nhà hoạt động bị kết án và xử nhiều năm tù. Ngoài ra, có ít nhất 31 người bị bắt và tạm giam chưa xét xử.

Chính quyền Việt Nam cũng đang khống chế tự do Internet với dự thảo Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, với các quy định cấm đăng tải những nội dung bị coi là chống Nhà nước, phá hoại an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật Nhà nước hay quảng bá những quan điểm bị coi là « phản động » trên mạng.

Tổ chức HRW cũng đặc biệt quan ngại về nạn tra tấn và các hình thức ngược đãi khác của công an. Theo số liệu của báo chí chính thức, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, đã có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ, trong đó có những người bị đánh đến chết. HRW cũng chỉ trích việc chính quyền Việt Nam dùng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội phản đối những hành động của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, như vụ xảy ra ngày 05/08.

HRW cũng lưu ý rằng Nghị định 92 của chính phủ ban hành ngày 08/10/2012 chính là nhằm gia tăng kiểm soát tự do tôn giáo ở Việt Nam, với quy định mới về các điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được công nhận chính thức, chẳng hạn như phải chứng minh chưa từng vi phạm an ninh quốc gia trong quá khứ.
Source: RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 01/02/2013 lúc 10:27:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HRW: 'VN đàn áp có hệ thống'
UserPostedImage
Blogger Điếu Cày nói mình vô tội trong phiên tòa ngày 28/12/2012
Phúc trình của tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói chính phủ Việt Nam "đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước".

Bấm Tài liệu thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của tổ chức đặt trụ sở ở New York vừa công bố hôm 31/1
HRW cáo buộc Việt Nam "tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động".

Họ bị "áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia".

Đấu đá phe phái

HRW cho rằng "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực hiện vẫn còn đang tiếp diễn"

"Tuy nhiên, chẳng có bên nào lên tiếng hay có biểu hiện hướng tới cam kết bảo đảm nhân quyền."

Chi tiết đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhắc Thủ tướng về "văn hóa từ chức" được HRW dẫn ra như ví dụ cho thấy ở bề nổi, ngôn luận cá nhân, báo chí, chính trị "được tự do hơn".

Nhưng vẫn có "bàn tay đàn áp" với những ai "có phát ngôn đi quá giới hạn, hoặc dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như phê phán chính sách đối ngoại của nhà nước đối với Trung Quốc hoặc chất vấn sự độc quyền của đảng cộng sản".

Ngày 5/8 năm ngoái, hơn 100 người tuần hành bằng xe đạp để cổ vũ quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính lần đầu tiên. Sự kiện diễn ra yên lành.

Nhưng cùng ngày hôm đó, hơn 20 người bị tạm giữ vì "gây rối" khi tuần hành ở Hà Nội phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Điều luật 'mơ hồ'

HRW tiếp tục chỉ trích trong năm 2012, chính quyền Việt Nam dùng những điều luật hình sự "mơ hồ" để bỏ tù "ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác".
Bên cạnh đó, ít nhất 12 nhà vận động nhân quyền bị bắt từ năm 2011 vẫn đang bị tạm giam chưa xét xử.

Báo cáo đề cập các vụ xử gây chú ý như phiên tòa với ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải, hay hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) xử theo điều điều 88 bộ luật hình sự.

Trong phần về các đối tác quốc tế, báo cáo nhận định quan hệ "phức tạp" với Trung Quốc "đóng vai trò then chốt" trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam.

"Với Trung Quốc, chính quyền Hà Nội cam kết tình hữu nghị, nhưng về mặt đối nội, họ phải ứng phó với những lời chỉ trích rằng chính phủ đã không có được phản ứng thích đáng trước những biểu hiện hung hăng của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp."

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ "tiếp tục phát triển" khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tuy vậy, HRW nói các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã bày tỏ rằng "thất bại trong việc cải thiện nhân quyền sẽ hạn chế mức độ gần gũi trong quan hệ giữa hai chính phủ".

Ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW, nói: "Năm qua nên là sự thức tỉnh cho những nước như chính phủ Nhật vẫn làm ăn bình thường trong khi công dân Việt Nam thường xuyên bị án tù dài chỉ vì bày tỏ ý kiến."
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.