logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/05/2015 lúc 08:46:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan phim Cannes 2015 khai mạc

UserPostedImage
Reuters

Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 68 mở ra từ ngày 13 đến 24/05/2015. Hơn 50 tác phẩm được trình chiếu trong khuôn khố các chương trình chính thức. 19 phim tranh Cành Cọ Vàng. « La Tête haute » của nữ đạo diễn Pháp, Emmanuelle Bercot, được chọn mở màn mùa Liên hoan 2015.

Từ gần 30 năm qua, một nữ đạo diễn mới lại được mời khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes. « La Tête haute » của nhà làm phim Bercot không là một tác phẩm nhẹ nhàng, hào nhoáng như « The Great Gatsby » cách nay hai năm hay « Grace of Monaco » năm ngoái. Nhà làm phim người Pháp, Emmanuelle Bercot, đưa khán giả đến với một chủ đề mang tính xã hội qua thế giới của Malony trong quãng đời từ 6 đến 18 tuổi.

Từ một thằng bé bướng bỉnh cứng đầu, hắn trở thành kẻ đầu trộm đuôi cướp. Một vị thẩm phán do nữ diễn viên gạo cội Catherine Deneuve thủ vai, một nhân viên giáo dưỡng không quản ngại công lao để đưa thằng bé quay lại với cuộc sống bình thường. Tất cả gần như « muối bỏ bể ». Malony là một thằng bé hung hăng, là một cậu thanh niên hư hỏng, tàn bạo nhưng trước hết nó là một kẻ mất hướng đi, một đứa bé đã đánh mất tuổi thơ. « La Tête haute » không tranh Cành Cọ Vàng.

Emmanuelle Bercot, 47 tuổi, vừa là một nhà làm phim, vừa là người viết kịch bản. Năm 2001 tác phẩm « Clément » của cô đã được chọn tham dự Liên hoan phim quốc tế Cannes ở hạng mục Nhãn quan độc đáo- Un Certain Regard.

Chức Chủ tịch ban giám khảo Festival Cannes lần đầu tiên do hai người đảm trách : Hai anh em nhà làm phim người Mỹ Joel và Ethan Cohen. Vào ngày 24/05/2015, hai đồng Chủ tịch và 7 thành viên ban giám khảo sẽ công bố bảng vàng.

Ở hạng mục Un Certain Regard, nữ đạo diễn Isabella Rossellini đại diện cho nền điện ảnh của Ý và Hoa Kỳ, được mời là Chủ tịch ban giám khảo. Bà cũng là con gái của nữ minh tinh Ingrid Bergman và nhà làm phim nổi tiếng Roberto Rossellini. Cần nói thêm áp phich của mùa Liên hoan Cannes 2015 là một bức chân dung đen trắng khổng lồ, với khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười và đôi mắt rất quyết rũ của cô đào Ingrid Bergman. 2015 là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh ngôi sao màn bạc người gốc Thụy Điển này. Bà từng được Viện American Film Institute bình chọn là nữ diễn viên tài hoa nhất của nghệ thuật thứ Bảy Hoa Kỳ.

Người điều khiển chương trình lễ khai mạc Liên hoan Cannes đêm nay là nam diễn viên Lambert Wilson. Festival Cannes 2015 sẽ mở ra với một trích đoạn múa ba lê, được gợi hứng từ bộ phim kinh điển « Vertigo » của nhà đạo diễn bậc thầy trong dòng phim trinh thám Alfred Hitchcock.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 13/05/2015 lúc 08:47:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 13/05/2015 lúc 08:48:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
17 phim tranh Cành cọ vàng tại Cannes
UserPostedImage
Ông Thierry Fremaux, trưởng ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 68, trước cuộc họp báo tại Paris, ngày 16/04/2015. REUTERS/Benoit Tessier

Ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế Cannes 2015 vừa công bố danh sách 17 bộ phim tranh Cành cọ vàng. Bốn bộ phim Pháp được chọn ở hạng mục chính thức, 3 của châu Á, 3 tác phẩm đại diện cho nền điện ảnh của Mỹ và Canada, nhưng Nam Mỹ hoàn toàn vắng bóng.
Danh sách chính thức sẽ còn được bổ sung thêm trong những ngày tới. Ban tổ chức sẽ chọn ra đến 20 bộ phim để tranh Cành cọ vàng năm nay. Hiện tại ba nhà làm phim châu Á chắc chắn được mời tham dự Liên hoan Cannes lần thứ 68. Người thứ nhất là đạo diễn người Đài Loan Hầu Hiếu Hiền (Hou Hsiao Hsien). Tác giả của Bi tình thành thị -A City of Sadness giải Sư tử vàng Liên hoan Venise năm 1989, lần này sẽ phải chinh phục ban giám khảo Cannes với The Assassin- Kẻ sát nhân. Hầu Hiếu Hiền từng đoạt Giải thưởng lớn của ban giám khảo tại Liên hoan Cannes năm 1993 với tác phẩm The Puppetmaster- Hỉ Mộng Nhân Sinh.

Người thứ nhì đại diện cho nghệ thuật thứ 7 của châu Á là đạo diễn Nhật Bản, Hirokazu Kore-Eda với bộ phim Our Little Sister- cô em gái của chúng ta. Năm 2013 bộ phim Like father, like son – Cha nào con nấy của ông giành được Giải thưởng của ban giám khảo.

Sau cùng Giả Chương Kha (Jia Zhangke) hai năm trước đã rời khỏi Liên hoan Cannes với giải thưởng dành cho kịch bản xuất sắc nhất, nhờ Thiên trụ định, lần này trở lại Cannes với hy vọng đoạt được Cành cọ vàng nhờ Moutains May Depart – Đạo diễn họ Giả của Trung Quốc đã từng nhận được giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan Venise năm 2006 với Still Life.

Nhìn về phía điện ảnh Pháp, bốn nhà làm phim lọt vào danh sách tuyển chọn của ban giám khảo năm nay là Jacques Audiard với Dheepan, một bộ phim nói về cái nhìn của xã hội Pháp về một người tỵ nạn từ Sri Lanka đến ; Stéphane Brizé với La loi du marché ; bộ phim thứ ba của Pháp được tranh Cành cọ vàng lần nay là Marguerite et Julien của nữ đạo diễn Valérie Donzelli. Sau cùng Mon Roi của Maiwenn cũng rất được chờ đợi sau khi cô đã đoạt Giải thưởng của ban giám khảo năm 2011 với Polisse.

Về phía Hoa Kỳ Todd Haynes, Gus Van Sant sẽ có mặt tại Cannes với Carol và The Sea of Trees. Một số nhà bình luận cho rằng đây là một sự khá bất ngờ, vì hiếm khi nào điện ảnh Mỹ lại chỉ có một chỗ đứng khiêm tốn như vậy.

The Sea of Trees của Gus Van Sant, kể lại câu chuyện của hai người Mỹ và Nhật Bản họ gặp nhau tại khu rừng nơi những người tuyệt vọng tìm đến đó để kết liễu cuộc đời. Gus Van Sant từng đoạt Cành cọ vàng năm 2003 với Elephant.
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 14/05/2015 lúc 08:13:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes 2015 vinh danh phái đẹp
UserPostedImage
Đạo diễn Emmanuelle Bercot (T) bên cạnh nữ tài tử Catherine Deneuve, tại Festival de Cannes, 13/05/2015. REUTERS/Yves Herman

Ngôi sao điện ảnh Hollywood, Julianne Moore, có trọng trách chính thức tuyên bố khai mạc Liên hoan điện ảnh Cannes 2015. Festival phim quốc tế Cannes lần thứ 68 chính thức khai mạc đêm hôm qua, 13/05/2015. Ban tổ chức vinh danh phái đẹp, từ nữ đạo diễn Emmanuelle Bercot, đến các huyền thoại của nghệ thuật thứ bảy thế giới như Ingrid Bergman hay Catherine Deneuve.
Người điều khiển chương trình lễ khai mạc Liên hoan năm nay, nam tài tử Lambert Wilson trong phần mở đầu đã tuyên bố : « Phụ nữ là biểu tượng của tình yêu, cột trụ của nghệ thuật điện ảnh ». Vào lúc mà có một số thành phần trên thế giới muốn bịt miệng họ, muốn họ chìm trong bóng tối, muốn biến họ thành những kẻ nô lệ, muốn hãm hiếp họ, mua bán họ như những món hàng, thì thế giới điện ảnh chọn đưa họ ra ánh sáng, đề cao vai trò và những đóng góp to lớn của nữ giới cho nghệ thuật thứ bảy.

Mọi chú ý cũng đã hướng về những ngôi sao điện ảnh Pháp như nữ diễn viên gạo cội Catherine Deneuve. Lần đầu tiên bà bước lên thảm đỏ ở Cannes là vào năm 1964 khi giới thiệu bộ phim « Les Parapluies de Cherbourg » của Jacques Demy, bộ phim này đã đoạt Cành Cọ Vàng của Cannes năm đó.

Trong thành phần ban giám khảo, Sophie Marceau, Rossy de Palma, Sienna Miller, Rokia Traoré rạng rỡ bên cạnh hai anh em chủ tịch ban giám khảo năm nay, là Joel và Ethan Coen.

Kể từ hôm nay, ban giám khảo thực sự bắt tay vào việc, với hai bộ phim tranh Cành Cọ Vàng đầu tiên : « Umimachi Diary- Cô em gái của chúng ta » của đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore Eda và bộ phim thần thoại Ý « Il Racconto dei Racconti » của nhà làm phim Matteo Garrone.

Trong « Umimachi Diary- Cô em gái của chúng ta », Kore Eda một lần nữa lại tập trung vào mối liên hệ máu mủ thiêng liêng, chung quanh câu chuyện của ba người chị, Sachi, Yoshino và Chika lần đầu làm quen với cô em gái cùng cha khác mẹ, Suzu. Họ quyết định đón cô em xa lạ này về cùng chung sống dưới một mái nhà. Trả lời báo chí, Hirokazu Kore-Eda giải thích : phim của ông không để xưng tụng những mô hình gia đình lý tưởng. Điều ông quan tâm hơn cả là làm thế nào để tìm được ý nghĩa của cuộc sống giữa những con người đã từng gặp nhiều đổ vỡ.

Bên cạnh hai bộ phim tranh Cành Cọ Vàng nói trên, hiện tượng trong ngày là « Mad Max : Fury Road » của đạo diễn người Úc George Miller. Đây là một bộ phim khoa học giả tưởng, mà Miller đã mất 10 năm để thực hiện, mất đến 6 tháng lăn lộn trên các phim trường, và có tới 80 % các cảnh quay trong phim có được là nhờ các các kỹ xảo sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 14/05/2015 lúc 08:15:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2015 : Anh ngữ và khát vọng tìm kiếm những chân trời mới
UserPostedImage
Liên hoan Cannes 68e dưới cái nhìn của nữ tài tử Thụy Điển Ingrid Bergman (1919-1982). REUTERS/Benoit Tessier

Liên hoan điện ảnh Cannes chính thức khai mạc là sự kiện văn hóa lớn được Libération hôm nay giới thiệu. « Cannes. C’est

party ! » (tạm dịch là « Cannes. Cuộc vui bắt đầu ! ») là hàng tựa trang nhất. Libération mở đầu với nhận định : Liên hoan

Cannes năm nay đặc biệt giới thiệu nhiều phim bằng tiếng Anh và với các dàn diễn viên Holywood, tiếp theo là câu hỏi : « Liệu

Cannes có trở thành một ngày hội của nền điện ảnh toàn cầu hóa ? ».
Thực tế điện ảnh Anh ngữ lấn sân và không khí phân vân lưỡng lự này dường như cũng được thể hiện qua cách chơi chữ

trong hàng tựa trang nhất của Libération, từ tiếng Anh « party/cuộc vui » khi phát âm qua tiếng Pháp cũng có thể được hiểu là

khởi sự.

Câu hỏi đặt ra, cuộc thảo luận bắt đầu.

Ghi nhận đầu tiên trong hồ sơ « Cannes : la promenade de l’anglais » là : cho dù số lượng phim của các tác giả Anh-Bắc

Mỹ-Úc tham gia tranh giải Cành Cọ Vàng (mặt tiền của Liên hoan Cannes) là khá ít, nhưng « ắt hẳn là chưa bao giờ, trong lịch

sử Liên hoan, lại có sự tham gia của nhiều tài tử Holywood đến như vậy…, và chưa bao giờ (trên màn ảnh Cannes) người ta

lại nói nhiều tiếng Anh đến như vậy, hay đúng hơn là ‘‘globish’’, một thứ tiếng Anh toàn cầu ».

Thực tế là gần một nửa số phim tranh giải Cành Cọ Vàng, bất kể nguồn gốc quốc gia, sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

Số phim Pháp dự giải năm nay là 5 trên tổng số 19, ít hơn hẳn so với những năm trước.

Đối với Cannes, một Liên hoan phim vốn đặc biệt đề cao tính quốc gia của một bộ phim tham gia, căn cứ vào quốc tịch của

đạo diễn, thì thực tế năm nay được nhìn nhận như là mới mẻ. Rất nhiều bộ phim tranh giải Cành Cọ Vàng cho thấy xu hướng «

thoát ly khỏi căn cước dân tộc » : « Plus fort que les bombes/Louder than Bombs » của đạo diễn Na Uy Joachim Trier, được

thực hiện tại Mỹ ; phim « The Lobster » của đạo diễn Hy Lạp Yorgos Lanthimos được quay tại Ai Len ; cũng tương tự là phim

« Youth » của đạo diễn Ý Paolo Sorrentino với dàn diễn viên Anh-Mỹ… Phim của các đạo diễn Châu Âu được quay bằng tiếng

Anh và chủ yếu với các diễn viên Holywood đang trở thành một xu thế.

Theo nhà sản xuất phim Pháp, ông Jean Labadie, « đối với các phim đòi hỏi nhiều vốn – tình hình cụ thể tùy theo từng nước –

việc sử dụng tiếng Anh tạo thuận lợi cho cơ may đầu tư ». Một trong các lý do chủ yếu được đưa ra là : phim làm bằng tiếng

Anh sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập thị trường Bắc Mỹ khổng lồ.

Đằng sau xu thế thời thượng…
Tuy nhiên, đằng sau xu thế có vẻ như mang tính thời thượng này, là một thực tế rất khác, mà Libération tìm cách phát hiện. Lý

giải về điều này, nhà phân phối phim người Pháp, Vincent Maraval – đồng sáng lập công ty điện ảnh Wild Bunch -, nhận xét :

thực ra không phải là một sự thống trị tuyệt đối của tiếng Anh, mà chẳng qua là mọi người hiện nay đi lại nhiều hơn, cởi mở

hơn, hay có những cuộc gặp gỡ bất ngờ ở một nơi xa xôi nào đó…, và điều này có thể đã dẫn đến việc đạo diễn quyết định

thay đổi ngôn ngữ chính trong phim so với ý định ban đầu. Đây là trường hợp phim « Chronic » của đạo diễn Mehico Michel

Franco.

Nhà báo Olivier Père, người phụ trách điện ảnh của kênh truyền hình Arte, nhận định : hiện tượng phim của các tác giả Âu lục

nhưng nói bằng tiếng Anh, như « Plus fort que les bombes » của đạo diễn Na Uy Joachim Trier tranh giải Cọ Vàng năm nay,

hay Sils Maria của đạo diễn Pháp Assayas năm ngoái, cho thấy các nhà làm phim muốn vượt khỏi các biên giới quốc gia chật

hẹp, để hướng đến những chân trời khác lạ. Theo ông, điều này là cơ bản hơn so với áp lực tìm kiếm một thị trường.

Thành công tại Cannes của những người như đạo diễn Pháp gốc Serbia Emir Kusturica – hai lần Cành Cọ Vàng -, của đạo

diễn Pháp Laurent Cantet (với Cành Cọ Vàng cho « Entre les murs », về những học sinh bướng bỉnh tại một trường trung học

thủ đô Paris) hay đạo diễn Đan Mạch Lars von Trier, giải Cọ Vàng năm 2000 (cho « Dancer in the Dark », sản phẩm điện ảnh

với sự hợp tác từ chín quốc gia) xác nhận phần nào nhận định nói trên của nhà báo Olivier Père, và điều này cũng đồng điệu

với sự gia tốc của những dòng người di cư, một xu thế chủ đạo của thời đại hiện nay. Dù sao Libération cũng chua thêm, «

vẫn còn hiếm có các đạo diễn Achentina hay Thụy Điển nào lại quay ở một quốc gia khác một bộ phim bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

» chẳng hạn.

Libération kết luận : một trong những điểm hấp dẫn không thể phủ nhận được của Liên hoan Cannes chính là ở chỗ sân chơi

điện ảnh quốc tế này là nơi khán giả có cơ hội được tiếp xúc với một « hình ảnh thu nhỏ về thế giới với những kết hợp đủ loại,

với những giọng nói, những cử chỉ hay gương mặt chưa từng được biết đến ».
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 15/05/2015 lúc 09:18:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
The Lobster, Saul Fia : Điện ảnh Châu Âu ra mắt Cannes
UserPostedImage
Đạo diễn Yorgos Lanthimos (trái) và diễn viên Ariane Labed chụp ảnh quảng bá phim "The Lobster", tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 68, Pháp, ngày 15/05/2015. REUTERS/Benoit Tessier

Liên hoan phim Cannes bước sang ngày thứ ba. “The Lobster » và « Saul Fia » là hai bộ phim Châu Âu tranh Cành Cọ Vàng. Đạo diễn người Mỹ, Woody Allen trình làng « Irrational Man » nhưng không tranh giải.
Sáu năm sau khi đoạt giải thưởng của Liên hoan Cannes ở hạng mục Un Certain Regard-Nhãn quan độc đáo, liệu lần này đạo diễn người Hy Lạp Yorgos Lanthimos có triển vọng đoạt Cành Cọ Vàng với “The Lobster –Tôm Hùm” hay không ? Lanthimos đã huy động một dàn diễn viên sáng giá với những tên tuổi như Colin Farrell hay Rachel Weisz, Léa Seydoux …cho một bộ phim với cái tên và nội dung rất lạ : “The Lobster”. Đó là một thế giới trong tay một chế độ độc tài, nơi mà những kẻ độc thân có thời hạn 45 ngày để chọn người bạn trăm năm. Nhiệm vụ bất thành thì tương lai duy nhất đối với họ là nhà tù để rồi bị hóa phép thành súc vật.

Chính người điều hành chương trình của Liên hoan Cannes năm nay, Thierry Frémaux phải nhìn nhận “Tôm Hùm” của Lanthimos là một bộ phim “kỳ lạ và khó hiểu, nhưng đầy thú vị”. Một số nhà cá cược cho rằng, “The Lobster” có triển vọng thuyết phục hai đồng chủ tịch ban giám khảo, Joel và Ethan Coen, bởi cả hai đều rất thích những bộ phim có chút gì hài hước, nhưng lại đầy rẫy những mâu thuẫn và những điều phi lý.

Ngoài ra hôm nay cũng là một ngày trọng đại đối với đạo diễn người Hungari László Nemes, khi bộ phim “Saul Fia- Con trai của Saul” ra mắt ban giám khảo. Đây là một câu chuyện về những người Do Thái bị đưa về trại tập trung Auschwitz dưới thời Đức Quốc Xã. Tháng 10 năm 1944, tại nơi này, Saul Ausländer là một trong số những người bị giam như hàng chục ngàn người Do Thái khác. Công việc của hắn là đốt xác các nạn nhân để xoá hết dấu vết của tội diệt chủng của quân phát xít. Saul ngoan ngoãn thi hành nhiệm vụ cho tới khi hắn nhận thấy xác chính đứa con trai mình. Đó là điểm khởi đầu của một cuộc nổi dậy.

László Nemes, 38 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hungari. Sau cuộc cách mạng năm 1989 anh cùng gia đình sang định cư tại Paris. Chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa, sau khi tốt nghiệp trường Sciences Po- Khoa học chính trị Paris và khoa điện ảnh đại học Paris III, Nemes quyết định trở về Budapest năm 2003 và bắt đầu trung thành với nghệ thuật thứ bảy. László Nemes từng được mời tham dự liên hoan phim Venise năm 2007. Tại đây anh đã giới thiệu phim ngắn, With a little patience- với một chút kiên nhẫn.

Cả Yorgos Lathimos lẫn László Nemes đều chưa đầy 40 tuổi, và cả hai đều được xem là một thế hệ trẻ đầy triển vọng của điện ảnh Châu Âu.
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 16/05/2015 lúc 08:56:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một cảnh trong phim « Mia Madre » của Nanni Moretti. DR

Hôm nay, 16/5/2015, bên cạnh The sea of trees – Rừng mộng - của đạo diễn Mỹ Gus Van Sant, đạo diễn Ý Nanni Moretti làm khán giả và giám khảo của liên hoan Cannes phải xúc động rơi nước mắt với bộ phim Mia Madre – Mẹ tôi, và rất có thể đây sẽ là tác phẩm mang về cho nhà điện ảnh Ý Cành cọ vàng thứ 2.
Mia Madre, xoay quanh câu chuyện về cái chết của một bà mẹ, chủ đề đã từng xuất hiện không ít lần trong sự nghiệp làm phim của Moretti từ 40 năm nay, đó là tiếng cười, nước mắt và hai khía cạnh không thể thiếu trong cuộc đời con người.

Sau buổi chiếu ra mắt dành cho báo giới hôm nay, Nani Moretti, đã tâm sự: « Các phim của tôi đều mang hai khía cạnh, đau khổ và vui nhộn, đó chẳng phải là thủ pháp gì hết, đó chỉ là cách để kể lại cuộc đời của con người ».

Mùa liên hoan Cannes 2001, Nanni Moretti đã từng dành Cành Cọ Vàng với bộ phim La Chambres du fils – tạm dịch là Căn phòng của con trai, đó là bộ phim đau xé lòng về cái chết của một đứa con. Lần này Moretti kể lại cuộc khủng hoảng tinh thần của Margherita, một nữ đạo diễn, khi phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo của mẹ mình.

Được hỏi liệu có phải nguyên mẫu nhân vật nữ đạo diễn được rút ra từ chính cuộc đời tác giả ?

Nhà điện ảnh Moretti trả lời : « Có rất nhiều cái tôi trong nhân vật Margherita nhưng không phải là tất cả.... Nhưng Giovani, người anh của Margherita có lẽ là nhân vật mà tôi muốn giống ».

Đan xen thực hư, điều vẫn thường bắt gặp ở Moretti. Bộ phim khơi ra những nỗi lo lắng của nhân vật nữ đạo diễn trong công việc làm phim, bên cạnh đó là căn bệnh của người mẹ và những khủng hoảng trong cuộc sống tình cảm cá nhân mà Margherita trải qua..., để mô tả chân dung một phụ nữ cô đơn, luôn ám ảnh nỗi lo không thành công.

Mia Madre còn là một bộ phim nhẹ nhàng và rất xúc động về quan hệ mẹ và con gái qua chân dung một phụ nữ có nội tâm đầy xáo trộn.

Moretti là một nhà làm phim đã quen thuộc với liên hoan Cannes. Ông từng 7 lần mang phim đến dự thi và một lần trên ghế giám khảo, đó là mùa Cannes 2012. Buổi trình chiếu Mia Madre hôm nay đã được khán giả đứng lên vỗ tay hồi lâu khi kết thúc phim. Rất có thể bộ phim xúc động này sẽ lại mang về cho nhà điện ảnh Ý Cành Cọ Vàng thứ 2.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 17/05/2015 lúc 10:42:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Điện ảnh Pháp kỳ vọng nhiều ở bộ phim « Mon Roi » của Maïwenn
UserPostedImage
Nữ đạo diện Pháp Maiwenn (P) và nam diễn viên Vincent Cassel trong cuộc họp báo giới thiệu bộ phim "Mon Roi", ngày 17/05/2015 tại Cannes. REUTERS

« Mon Roi » là bộ phim Pháp đầu tiên chính thức tranh Cành Cọ Vàng ra mắt ban giám khảo Cannes 2015. Năm 2011, Maïwenn từng đoạt Giải thưởng của ban giám khảo với « Polisse ». Lần này ống kính của cô soi rọi vào quan hệ rất phức tạp giữa Tony và Georgio.
« Mon Roi » tạm dịch là « Quân Vương » nhưng thực ra chỉ là cụm từ để nói về « người đàn ông, người chồng » trong cuộc đời của Tony. Tối nay Emmanuelle Bercot lại bước lên thảm đỏ, nhưng lần này không ở vị trí của một đạo diễn mà cô được mời làm diễn viên chính trong bộ phim tranh Cành Cọ vàng của Maïwenn.

Trong « Mon Roi » Emmanuelle Bercot thủ vai Tony, một đàn bà đang nghỉ dưỡng bệnh sau tai nạn do trượt tuyết. Thời gian nghỉ dưỡng này cũng là lúc Tony nhìn lại quãng đời sau hàng chục năm chung sống với người chồng là Georgio. Mối tình đó đã bắt đầu như thế nào ? Mối quan hệ giữa Tony và Georgio đã đi về đâu và dù vẫn là vợ chồng, nhưng họ đã xa nhau từ bao giờ ? Làm thế nào, mối tình thơ mộng lại có thể trở thành chiếc bẫy không lối thoái đối với Tony?

Đây là lần thứ nhì phim của Maïwenn được đề cử tranh Cành Cọ Vàng. Năm nay chưa đầy 40 tuổi, Maïwenn không chỉ là một nhà làm phim đã thành danh, mà cô còn là một nữ diễn viên xuất sắc.

Liệu rằng « Mon Roi » của Maïwenn tối nay có thuyết phục được ban giám khảo hơn bộ phim « Carol » của nhà làm phim người Mỹ Todd Haynes hay không ? Báo chí và các nhà phê bình đã dành tặng rất nhiều lời khen ngợi « Carol », một bộ phim nói về mối tình của một phụ nữ đồng tính. Ngôi sao điện ảnh Kate Banchette thủ vai chính trong phim. Kate được đánh giá là đang trên đỉnh cao chót vót của nghệ thuật. Nhiều nhà phê bình dự báo, giải thưởng dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất năm nay, sẽ phải về tay ngôi sao điện ảnh của Hollywood này.
Theo RFI
phai  
#8 Đã gửi : 18/05/2015 lúc 08:06:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2015 giữa chặng đua đã thấp thoáng những Cành Cọ Vàng
UserPostedImage
Trừ trái sang phải: Cate Blanchett, đạo diễn Mỹ Todd Haynes và Rooney Mara trước khi chiếu bộ phim "Carol" tại Cannes 2015. REUTERS/Eric Gaillard

Liên hoan điện ảnh Cannes 2015 đến hôm nay đã qua được nửa chặng đường. Ba bộ phim dường như đã có được ưu thế giành Cành Cọ Vàng năm nay. Đó là « Con trai của Saul – Le fils de Saul », « Mia Madre » và câu chuyện tình giữa hai người phụ nữ trong phim « Carol ».
Lúc này bộ phim gây nhiều phản ứng hứng thú nhất của giới điện ảnh cũng như báo chí tại liên hoan Cannes có lẽ là Carol của đạo diễn Mỹ Todd Haynes. Theo các nhà phê bình phim tại Cannes thì Carol, bộ phim kể về tình yêu say đắm của hai phụ nữ New Yorks trong bối cảnh nước Mỹ của những năm 1950 đầy khắt khe về giáo lý đạo đức này đang dẫn đầu cuộc đua. Báo chí và các nhà phê bình hôm nay đã dành cho bộ phim Mỹ này nhiều lời khen ngợi về chiều sâu tâm lý .

Nhà điện ảnh Hungary Laszlo Nemes, đã thành công gây được một cú sốc mạnh ngay trong tuần đầu ở liên hoan, nhất là vào thời điểm thế giới kỷ niệm 70 năm giải phóng các trại tập trung của Phát xít Đức, với tác phẩm đầu tay Le Fils de Saul. Bộ phim kể lại công việc hàng ngày của một nhóm người Do Thái, bị buộc phải cộng tác làm cái công đoạn cuối cùng của trại tập trung của Đức Quốc xã, đó là đưa người vào lò thiêu. Chính trong công việc đó, nhân vật chính của phim, Saul phát hiện trong đống thi thể nạn nhân có cả con trai của mình.

Những âm thanh ghê rợn hàng ngày ở lò thiêu người, những tiếng gào thét của nạn nhân, tiếng la hét ra lệnh, những tiếng kêu rên thảm thiết.... đã gây được ấn tượng mạnh cho đông đảo các nhà phê bình nước ngoài, nhưng giới chuyên môn Pháp lại không đánh giá cao lắm bộ phim của đạo diễn Hungary. Báo Anh The Guardian bình luận bộ phim : « đã làm hiển hiện rõ nét nhất nỗi kinh hoàng lò thiêu người Do Thái ».

Bộ phim thứ ba có nhiều triển vọng, ở một chủ đề hoàn toàn khác, là Mia Mandre – Mẹ tôi của đạo diễn Ý Nanni Moretti. Câu chuyện phim đan xen giữa những giằng xé trong công việc chuyên môn của một đạo điễn điện ảnh với nội tâm tình cảm dành cho bà mẹ lâm bệnh nặng đã gây xúc động mạnh ở Cannes lần này. Giới phê bình Pháp dành nhiều cảm tình cho Mia Mandre, trong khi bộ phim lại không thuyết phục được các chuyên gia nước ngoài.

Một điểm đáng chú ý khác trong tuần đầu của Cannes 2015, được mong chờ nhiều nhất, nhưng cuối cùng The Sea of Strees – Rừng Mộng của đạo diễn Mỹ Gus Van Sant, lại được đón nhận bằng những tiếng la ó trong rạp chiếu và những lời phê bình nặng nề trên báo chí.

Còn một tuần nữa, thảm đỏ Cannes 2015 đang chờ đợi hai phim Châu Á nhập cuộc đua. Đó là phim Mountains May Depart - Sơn hà cố nhân của đạo diễn Trung Quốc Giả Trương Kha và bộ phim The Assassin - Nhiếp Ẩn Nương của đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền.
Theo RFI
xuong  
#9 Đã gửi : 19/05/2015 lúc 09:07:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Jenjira, nguồn sáng tác bất tận của đạo diễn Thái Apichatpong Weerasethkul
UserPostedImage
Đạo diễn Thái Apichatpong Weerasethakul trở lại Cannes trong chương trình Un Certain Regard (Một nhãn quan độc đáo) - Illuminations Films Past Lives Productions

Năm năm sau khi đoạt Cành Cọ Vàng, dậo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethkul trở lại Liên hoan Cannes với « Cemetery of Splendour ». Đôi mắt và khuôn mặt của nữ diễn viên không chuyên nghiệp, Jenjira Pongpas thôi miên khán giả.

« Cemetery of Splendour - Nghĩa trang của thời vàng son » được trình chiếu ngày 18/05/2015 ở hạng mục Un Certain Regard (Một nhãn quan độc đáo). Năm năm sau khi đoạt Cành Cọ Vàng, đạo diễn Apichatpong Weerasethakul đã chia sẻ với khán giả Cannes và nhất là ban giám khảo một góc nhìn khác lạ về Khon Kaen nơi anh sinh ra và lớn lên ở miền Bắc Thái Lan.

Apichatpong đưa khán giả đến một bệnh viện dã chiến, nơi bệnh nhân là những người lính Thái vùi mình vào trong những giấc mộng triền miên. Trong giấc ngủ đó họ trông thấy những gì ? Bệnh viện này trước kia từng là một trường học, nhưng ở vào một thời xa xưa hơn nữa đấy, từng là cung điện nguy nga của những vì vua chúa, thánh thần.

Jen, một người đàn bà đã lớn tuổi, ngày ngày đến trông nom, săn sóc cho Itt, một anh lính không gia đình. Keng, một cô gái trong làng là cầu nối giữa hai thế giới âm và dương, giữa các thần linh, khuất mày khuất mặt với con người trần tục.

Tạo cơ hội cho những người không còn tiếng nói bày tỏ quan điểm, tình cảm, đi về giữa hai thế giới âm và dương, giữa quá khứ vàng son và hiện tại xô bồ, như Apitchapong đã thể hiện trong « Cemetery of Splendour » là một ẩn dụ để đạo diễn người Thái nói về thời cuộc của đất nước anh. Bằng cách gián tiếp Apichatpong đã không quên nhắc tới cuộc đảo chính hồi tháng 5/2015 với những tác động của biến cố đó đối với đời sống của hàng chục triệu con người.

Gương mặt thật thà, đôi mắt dịu dàng và bao dung, cái chân tàn tật của Jen, do nữ diễn viên Jenjira Pongpas thủ vai là cốt lõi của bộ phim. Ống kính của Apichatpong đã dừng lại rất lâu trên đôi mắt, đôi môi ấy. Cách bà Jen nhìn nhánh lan, bôi dầu, săn sóc cho Itt hay chống nạng đi theo gót Keng bước vào một thế giới vô hình đều như thôi miên đạo diễn và qua đó là cả người xem.

Với « Cemetery of Splendour » nhà làm phim người Thái Apichatpong Weerasethakul đã khéo léo kết nối một chút gì thần thoại, huyền bí, một thoáng mộng mơ vào thế giới mong manh và dễ vỡ của những con người rất bình thường, mộc mạc.

Giới phê bình đánh giá « Cemetery of Splendour » hơi khô khan nhưng tuyệt vời. Apichatpong, 45 tuổi đã có một bước tiến dài trên con đường nghệ thuật. Khán giả dường như là đã tìm được chìa khóa trong ngôn ngữ điện ảnh thử nghiệm của Apichatpong. Lần này không ai bỏ dở phim ra về trong buổi trình chiếu « Cemetery of Splendour » như điều từng xảy ra cách nay 5 năm.

Năm 2010, tác phẩm “Uncle Boonmee” dù đã cho phép Apichatpong Weerasethakul đem về Cành Cọ Vàng đầu tiên cho điện ảnh Thái Lan, nhưng phim của anh lần đó đã bị hơn một nửa rạp bỏ ra về trước khi kết thúc. Dù vậy, về mặt thương mại, bộ phim “Cemetery of Splendour” cũng sẽ khó mà thuyết phục các nhà phân phối.



Tải để nghe CANNES 2015 - Apichatpong Weerasethkul
http://telechargement.rf...CANNES_JOURNAL190515.mp3


Theo RFI
xuong  
#10 Đã gửi : 19/05/2015 lúc 09:11:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes thất vọng với bộ phim "Marguerite et Julien"
UserPostedImage
Bộ phim « Marguerite & Julien » của nữ đạo diễn Valérie Donzelli đi tranh Cành cọ vàng 2015 - Céline Nieszawer

Valérie Donzelli khó chinh phục ban giám khảo với bộ phim nói về quan hệ loạn luân : một mối tình cấm kỵ, tội lỗi giữa hai anh em ruột thịt « Marguerite và Julien ». Được xem là một trong những đạo diễn có nhiều triển vọng của trong làng điện ảnh Pháp, Valérie Donzelli kể một câu chuyện có thật đầy tính lãng mạn đã xảy ra ở miền Bắc nước Pháp vào đầu thế kỷ XVII.

Marguerite và Julien Ravalet là hai anh em. Mọi việc đã trở nên phức tạp cho tất cả mọi người khi hai đứa trẻ vượt quá giới hạn của tình anh em. Mối tình không gì ngăn cấm nổi giữa hai kẻ cùng chung huyết thống trở thành một sự nhục nhã cho gia đình, một vết nhơ đối với xã hội. Marguerite và Julien chỉ còn một con đường duy nhất : trốn khỏi nước Pháp, tìm đến một vùng đất xa lạ nơi không ai biết họ là « những thứ ma quỷ đội lốt người ».

Thách thức đặt ra với nhà làm phim Valérie Donzelli, là trước « Marguerite et Julien », năm 1998 đạo diễn Đan Mạch Thomas Vinterberg từng đoạt Giải thưởng của Ban giám khảo với « Festen ». Tám năm sau đến lượt Pedro Almodovar của Tây Ban Nha gây chú ý với « Volver » khi bộ phim này đoạt hai giải thưởng dành cho kịch bản và nữ diễn viên xuất sắc nhất của Liên hoan Cannes 2006.

Thực ra cách nay hơn bốn mươi năm Jean Gruault đã soạn kịch bản với tựa đề « Julien et Marguerite » cho nhà làm phim François Truffaut. Ông từng cộng tác với Truffaut để cho ra đời những bộ phim kinh điển như « Jules et Jim » hay « L’Enfant Sauvage » Thế nhưng rồi vì nhiều lý do, Truffaut đã không đưa kịch bản của « Julien và Marguerite » lên màn ảnh lớn.

Valérie Donzelli từng khẳng định cô theo đuổi nghệ thuật thứ bảy vì chịu ảnh hưởng của François Truffaut, tác giả của những bộ phim như « L’Homme qui aimait les femmes », « Les Quatre Cents Coups » hay « La Mariée était en noir ». Chính vì thế mà cô quyết định xin phép Gruault sửa đổi lại kịch bản của ông và thực hiện « Marguerite et Julien » như thể đó là cách để Donzelli bày tỏ lòng biết ơn của cô đối với François Truffaut, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của « làn sóng mới » trong thế giới điện ảnh Pháp ở những năm 1960.

Tuy nhiên, nữ đạo diễn Valérie Donzelli đã cùng với Jérémie Elkaim viết lại kịch bản, mà trong đó, cặp bài trùng Donzelli - Elkaim chọn kể về chuyện tình cấm kỵ giữa hai anh em cùng nhà như một câu chuyện thần thoại, với rất nhiều những bất cập về thời gian, về không gian.

Donzelli đánh lạc hướng người xem khi bẻ gẫy đơn vị thời gian với những hình ảnh như Julien chụp hình Marguerite trước khi cô lên xe hoa về nhà chồng, chiếc xe ô tô bóng loáng có dáng dấp của những chiếc xe hơi Mỹ nửa đầu thế kỷ XX hay cảnh Marguerite bị cảnh sát áp tải lên trên một chiếc trực thăng. Elkaim thì chú trọng đến hai khía cạnh xã hội gắn liền với nhau như hai mặt của một đồng tiền : Marguerite, Julien và những người chung quanh luôn bị giằng co giữa những gì « phải phép, phải đạo » và khía cạnh nổi loạn trong mỗi cá nhân.

Jérémie Elkaim vừa cùng với Valérie Donzelli viết kịch bản vừa là nam diễn viên thủ vai Julien trong phim. Vai Marguerite được trao cho Anais Demoustier, 27 tuổi. Cô được so sánh như một « Catherine Deneuve » của thế kỷ XXI. Hiện nay rất nhiều các nhà làm phim muốn cộng tác với Demoustier, bởi là cô là một trong những diễn viên hiếm hoi hiểu được rằng, biểu thị được tâm tư hay chiều sâu của một nhân vật, không nhất thiết phải cần lời thoại, hay ồn ào.

Có nhiều nhà phê bình khẳng định : trong từ ba đến bốn mươi năm nữa, Anais Demoustier sẽ vẫn là trung tâm của điện ảnh Pháp. Về phần mình, ngôi sao đang lên này báo trước, điều thú vị nhất đối với cô là vị trí của người đứng đằng sau ống kính. Anais Demoustier đang chuẩn bị cho mình những bước đi kế tiếp để nay mai ngồi vào chiếc ghế của một nhà làm phim.

Về phần nữ đạo diễn Valérie Donzelli, cách nay 14 năm lần đầu tiên cô đến Cannes với tư cách diễn viên trong bộ phim « Martha … Martha » của Sandrine Veysset. Năm 2008 cô trở lại Festival nổi tiếng này ở hạng mục Quinzaine des réalisateurs (Hai tuần dành cho các đạo diễn). Sự nghiệp của cô đã rẽ sang một khúc quanh mới khi Donzelli được mời tham gia chương trình Semaine de la Critique (Tuần lễ của giới phê bình) năm 2011.

« La Guerre est déclarée » nói về một cặp vợ chồng phải đối mặt với bệnh ung thư của đứa con trai nhỏ, đã tạo được tiếng vang lớn. « Marguerite et Julien » là bộ phim truyện thứ tư của cô. Mới chỉ với bốn tác phẩm trong sự nghiệp còn non trẻ của mình, Valérie Donzelli đã được chọn để tranh giải Cành Cọ Vàng. Nhưng hẳn chắc nữ đạo diễn và cũng là một diễn viên đa tài này cần kiên nhẫn thêm mới có triển vọng đoạt được giải thưởng cao quý nhất của liên hoan Cannes.


Tải để nghe CANNES 2015 - Marguerite et Julien
http://telechargement.rf...CANNESL_MODULE190515.mp3


Theo RFI
song  
#11 Đã gửi : 20/05/2015 lúc 08:42:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên Hoan Cannes : « Youth », niềm hy vọng của điện ảnh Ý

UserPostedImage

E-kíp làm phim Youth từ trái qua: Michael Caine, Madalina Diana Ghenea, đạo diễn Paolo Sorrentino, Rachel Weisz, Harvey Keitel, Jane Fonda và Paul Dano tại Liaan hoan Cannes lần thứ 68. REUTERS/Yves Herman

Liệu « Youth » của đạo diễn Paolo Sorrentino có triển vọng đem về cho điện anh Ý Cành Cọ Vàng năm nay hay không ? Để đạt mục tiêu đó Sorrentino đã huy động một dàn sao điện ảnh quốc tế với những tên tuổi như Michael Caine, Harvey Keitel, Paul Dano, Rachel Weisz hay Jane Fonda để cùng nói về « Tuổi trẻ » đã đi qua.

Hai ông bạn già Mick và Fred đều đã trên dưới 80 cùng đi nghỉ mát ở một khu tĩnh dưỡng dưới chân dãy núi Alples. Phong cảnh thanh bình, thời gian như dừng lại là cơ hội sau cùng để họ nhìn lại cuộc đời, về những thần vệ nữ mà Mick Boyle đã « lancer » để trở thành những vì sao sáng trên bầu trời điện ảnh, về những thành tựu và thất bại của hơn 50 năm trong sự nghiệp của ông nhạc trưởng Fred Ballinger. Trước mặt Fred và Mick là tuổi già là bệnh tật là những khoảng trống vắng.

Vai ông nhạc trưởng nổi tiếng Fred Ballinger được trao cho nam diễn viên gạo cội người Anh, Michael Caine. Ông đã từng đoạt nhiều giải Oscar. Lần chót Michael Caine được đề cử tranh giải Oscar là với bộ phim « Người Mỹ thầm lặng » dưới sự điều khiển của Philip Noyce.

Về phần nam diễn viên Mỹ Harvey Keitel ông đảm nhiệm vai Mick, một đạo diễn về già muốn thực hiện bộ phim « để đời » trước khi ra đi. Keitel đã đóng phim với rất nhiều đạo diễn tên tuổi từ Scorsese đếb Ridley Scott, từ Quentin Tarentino đến Jane Campion.

Về phần nữ diễn viên rất quen thuộc với khán giả Việt Nam, Jane Fonda, năm nay đã 77 tuổi bà xuất hiện ở gần cuối phim trong vai Brenda Morel, một minh tinh màn bạc không còn được phép lựa chọn các dự án làm phim trên tiêu chí nghệ thuật.

Brenda tâm sự với Mick : Hãy quên đi những giá trị nghệ thuật, hãy quên đi những tác phẩm « để đời » để nhìn vào sự thật. Brenda nhận lời đóng phim cho đài truyền hình, hợp đồng đã ký ba năm. Tiền thù lao đủ để trang trải các chi phí tốn kém y tế cho chồng bà và đủ đề Brenda mua một căn nhà mà bà hằng mơ ước.

Về phần đạo diễn Paolo Sorrentino, 44 tuổi, năm 2008 anh đã có tên trong bảng vàng của Liên hoan Cannes với Giải thưởng của ban giám khảo dành cho « Il Divo ». « La Grande Bellezza » năm 2014 đã đoạt hai giải thưởng lớn là Golden Globe và Oscar.


Tải để nghe CANNES 2015 - YOUTH 20/05/2015
http://telechargement.rf...NES_Journal200515_ok.mp3


Theo RFI
xuong  
#12 Đã gửi : 21/05/2015 lúc 05:59:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dheepan, hành trình của người nhập cư Tamoul
UserPostedImage
Đạo diễn Jacques Audiard và dàn diễn viên nghiệp dư trong buổi ra mắt phim Dheepan, 21/05/2015 - REUTERS /Benoit Tessier

Khán giả Cannes chú ý nhiều đến « Dheepan » hành trình của ba người nhập cư Tamoul, nạn nhân của cuộc nội chiến Sri Lanka, trong những bước đầu định cư tại Pháp.

Dheepan là một người lính trong hàng ngũ Hổ Tamoul. Trên hành trình đi tìm tự do, bất đắc dĩ anh phải nhận một phụ nữ 25-26 tuổi làm vợ và một đứa bé gái 9 tuổi làm con. Dù hoàn toàn xa lạ, Dheepan, Yalini và Illayaa lại là những điểm tựa của lẫn nhau trong môi trường mới. Chung quanh họ là những tay anh chị, giết người không gớm tay.

Bộ phim của đạo diễn Pháp Jacques Audiard trước hết là một tác phẩm nói về bản năng sinh tồn của con người. Môi trường chung quanh dù khắc nghiệt tới đâu vẫn có chỗ đứng cho cho tình người, cho hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.

Jacques Audiard là một gương mặt quen thuộc của Cannes. Ông đã tham dự liên hoan này lần đầu vào năm 1993 ở hạng mục Semaine de la Critique- Tuần lễ dành cho giới phê bình. Ba năm sau, Audiard đoạt Giải Kịch bản với « Un héros très discret - Người hùng kín đáo ».

Năm 2009 « Un Prophète – Nhà tiên tri » của ông đoạt Giải thưởng Lớn của ban giám khảo. Khác với những bộ phim trước đây, với « Dheepan » lần này, đạo diễn Jacques Audiard đã chọn một dàn diễn viên không chuyên nghiệp. Antonythasan Jesuthasan vai Dheepan và Kalieaswari Srinivasan nhận đóng vai người vợ bất đắc dĩ Yalini. Cả hai từng chưa bao giờ lui tới các phim trường.


Tải để nghe CANNES 2015 - DHEEPAN 21/05/2015
http://telechargement.rf...CANNES_JOURNAL210515.mp3


Theo RFI
xuong  
#13 Đã gửi : 21/05/2015 lúc 06:00:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
« The Assassin –Nhiếp Ẩn Nương », một tuyệt tác của Hầu Hiếu Hiền
UserPostedImage
Đạo diễn Hầu Hiếu Hiền và nữ diễn viên Thư Kỳ tại liên hoan Cannes 21/05/2015 - REUTERS /Eric Gaillard

Mới chỉ lần đầu thực hiện một bộ phim võ thuật, cổ trang với « Nhiếp Ẩn Nương » Hầu Hiếu Hiền chứng minh thêm một lần nữa, ông là một nhà làm phim bậc thầy. Nhưng phim kiếm hiệp của đạo diễn Đài Loan không có các màn so tài ngoạn mục như phim của những Lý An hay Vương Gia Vệ.

Nhiếp Ẩn nương nhân vật chính trong phim do nữ diễn viên Thư Kỳ thủ vai. Đó là câu chuyện của một cô gái đuợc trao sứ mạng thích khách những kẻ có âm mưu phản loạn, đe dọa Đường triều. Làm sao hoàn thành nhiệm vụ khi mục tiêu của cô gái lại là người anh họ mà đã một lần cha mẹ đôi bên tính đến chuyện kết duyên Châu Trần cho đôi trẻ.

Nhiếp Ẩn liệu có sự lựa chọn nào hay không ? Câu chuyện của Nhiếp Ẩn nương diễn ra vào thời kỳ đất nước Trung Hoa còn rối ren về mặt chính trị, còn ở trong mỗi gia đình là những tranh chấp, ghen tuông, là những thủ đoạn nhỏ mọn.

Sau tám năm vắng bóng Hầu Hiếu Hiền mới trở lại Liên hoan Cannes với một bộ phim lấy nguồn cảm hứng từ những điển tích truyền kỳ của đời nhà Đường. Đó là những chủ đề thu hút ông từ thuở trẻ. Dù vậy sau 35 năm sự nghiệp, sau hai giải Kinh Khí Cầu Vàng của liên hoan Ba Lục Địa Nantes, sau giải Sư Tử Vàng của Liên hoan phim Venise, và Giải thưởng của Ban giám khảo Cannes, lần đầu tiên Hầu Hiếu Hiền mới phiêu lưu trong thể loại kiếm hiệp, võ thuật.

Tuy nhiên, nếu chờ đợi được xem những màn đấu võ ngoạn mục, những cuộc rượt đuổi trên mái nhà, những cảnh tranh hùng trên thân cây tre, như trong những « Ngọa hổ tàng long » của Lý An, « Xích Bích » của Ngô Vũ Sâm hay « Thập diện mai phục » của Trương Nghệ Mưu, « Nhất đại tông sư » của Vương Gia Vệ thì chắc chắn là khán giả sẽ thất vọng. Do « Nhiếp Ẩn Nương » của Hầu Hiếu Hiền không có nhiều màn đấu võ. Nếu có, những màn đó không bao giờ được quay cận cảnh.

Để ống kính chuyển động rất chậm, Hầu Hiếu Hiền dùng cãi « tĩnh » để biểu thị cái « động », lấy « nhu » để minh họa cho « cương », lấy sự im lặng để biểu thị những tình cảm sôi sục trong lòng. Để đạt được điều đó là cả một sự tìm tòi công phu, là cả một công trình nghiên cứu tỉ mỉ, chú trọng vào từng chi tiết trong mỗi cảnh quay.

Hình ảnh một vì công nương cài trâm lên tóc trong phim của Hầu Hiếu Hiền, tưởng chừng như kéo dài cả thiên thu. Đạo diễn giải thích : cách sửa soạn một bữa ăn cho một thương gia trọc phú khác với phong cách của nhà quan. Khác biệt đó là thẩm mỹ nghệ thuật.

Trong phim của ông cũng vậy. Kẻ thích khách không nhảy vào nhà nạn nhân mà âm thầm nấp sau rèm, Nhiếp Ẩn nương nghe hết câu chuyện Đường Quý An kể với ái phi rồi mới ra tay thi hành nhiệm vụ. Cảm xúc mạnh mà Hầu Hiếu Hiền đem lại cho khán giả là hình ảnh của những chiếc rèm đong đưa trong gió, là ánh trăng, là ngọn lửa soi mình trong đôi mắt của Đường Quý An.

Với tác phẩm mới nhất này, những người hâm mộ đạo diễn Đài Loan có cảm tưởng như càng về già, Hầu Hiếu Hiền càng kỹ tính về khía cạnh mỹ thuật, để rồi « Nhiếp Ẩn nương » được đọc như một bài thơ Đường. Chẳng vậy mà ông đã mất gần 25 năm kể từ ngày cầm kịch bản trong tay, mới hoàn tất Nhiếp Ẩn nương. Hầu Hiếu Hiền cũng đã mất hơn một chục năm thai nghén trước khi dàn dựng một bộ phim ưng ý. Ông đã bắt đầu bấm máy quay từ năm 2010 và đã nhiều lần bị gián đoạn, thường là vì lý do tài chính.

Thực vậy, đây chắc chắn là bộ phim tốn kém nhất trong suốt sự nghiệp làm phim của họ Hầu. Ngân phí lên tới 15 triệu đô la. Đoàn làm phim có lúc đã phải đến tận Nara, Nhật Bản nơi có những ngôi chùa cổ được xây dựng theo kiến trúc của đời nhà Đường. Những cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ thì được thực hiện ở Nội Mông.

Hồ Hiếu Hiền là cánh chim đầu đàn của làn sóng mới trong làng điện ảnh Hoa ngữ. Ông đã 7 lần được đề cử tranh tài ở Liên hoan Cannes. Là tác giả của những bộ phim nổi tiếng như “Bi tình thành thị - A City of Sadness”, “A time to live, A Time to die”, “Goodbye South, Goodbye”, “Minllenium Mambo” … Cách nay 22 năm ông đã đi vào lịch sử Liên hoan Cannes với “Hỷ Mông Nhân Sinh” khi đoạt Giải thưởng của Ban giám khảo năm 1993.

Về đôi diễn viên chính, Thư Kỳ-Trương Chấn, đây là lần thứ ba họ đóng chung với nhau. Đáng khâm phục nhất là gương mặt vô cảm, lạnh lùng của cả Nhiếp Ẩn lẫn Quý An lại thể hiện những tình cảm không thể nói nên lời của người trong cuộc.

Trả lời phỏng vấn của ban Hoa ngữ RFI Hầu Hiếu Hiền giải thích ông chọn cặp Thư Kỳ-Trương Chấn không chỉ vì cả hai cùng là người Đài Loan, mà bởi đôi bạn diễn đó là những con người “cao quý ngoài đời”, họ đã có đủ kiên nhẫn theo đuổi dự án của ông trong bảy năm trời.

Để kết luận có thể nói “Nhiếp Ẩn Nương” của đạo diễn Đài Loan này trước hết là một tác phẩm mang đậm dấu ấn của Hầu Hiếu Hiền. Chính vì vậy, có thể ví tác phẩm ông đem đến Liên hoan lần này như một bình rượu quý, mà ta cần có thời gian để thưởng thức được tất cả những hậu vị của nó. “Nhiếp Ẩn Nương” là một trong những bộ phim mà ta có thể xem đi xem lại nhiều lần dưới những góc độ khác nhau, với những cảm xúc khác nhau.

Tải để nghe CANNES 2015 - THE ASSASSIN 21/05/2015
http://telechargement.rf..._CANNES_MODULE210515.mp3


Theo RFI
xuong  
#14 Đã gửi : 21/05/2015 lúc 06:05:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xavier Dolan : Khi "thần đồng" đi chấm phim
UserPostedImage
Chủ tịch liên hoan Pierre Lescure và ban giám khảo Cannes : Ethan &Joel Coen, Rossy de Palma, Guillermo del Toro, Rokia Traore, Xavier Dolan, Sienna Miller, Jake Gyllenhall, Sophie Marceau - REUTERS

Trong số các sự kiện thu hút sự chú ý tại liên hoan Cannes năm 2015, có một điểm đáng ghi nhận : đạo diễn người Canada Xavier Dolan là một trong những gương mặt trẻ tuổi nhất được mời làm thành viên ban giám khảo. Giới chuyên nghiệp mệnh danh anh là “Thần đồng” điện ảnh, vì Xavier Dolan viết kịch bản đầu tay năm anh lên 16, và đi tranh giải tại Cannes lúc anh chưa tròn 20 tuổi.

Năm nay 26 tuổi, đạo diễn Xavier Dolan tính tới nay đã thực hiện năm bộ phim, trong đó có đến bốn tác phẩm được Liên hoan Cannes tuyển chọn vào các chương trình tranh giải chính thức : ngoài cuộc thi Cành cọ vàng, còn có chương trình Một nhãn quan độc đáo (Un certain regard), Hai tuần dành cho các nhà đạo diễn (Quinzaine des Réalisateurs), Tuần lễ của giới phê bình (Semaine de la Critique)

Lần đầu tiên, Liên hoan Cannes khám phá tài năng của Xavier Dolan là vào năm 2009. Sau hơn mười năm đóng phim kể cả phim quảng cáo, phim truyện điện ảnh và truyền hình, Xavier Dolan chuyển sang viết kịch bản và gửi bộ phim đầu tay đến Liên hoan Cannes. Kết quả là tác phẩm J’ai tué ma mère (tựa tiếng Anh là “I Kill My Mother”) giành được cùng lúc ba giải thưởng trong khuôn khổ chương trình Hai tuần dành cho các nhà đạo diễn. Kinh phí đầu tư ban đầu là 400.000 đô la Canada, với phim này Xavier Dolan thu về gấp đôi số tiền lời, nhờ vậy mà anh càng vững tâm thực hiện các dự án kế tiếp.

Sau thành công của tác phẩm đầu tay, Xavier Dolan liên tục xuất hiện trên sân chơi của Liên hoan Cannes, vào năm 2010 với tác phẩm Les Amours Imaginaires (tựa tiếng Anh là Heartbeats) và vào năm 2012 với Laurence Anyways. Cả hai tác phẩm đều đi tranh giải ở hạng mục “Một nhãn quan độc đáo” Un Certain Regard của Liên hoan Cannes. Vào thời ấy, giới phê bình đánh giá là tuy về mặt hình thức, các tác phẩm của Xavier Dolan chưa được hoàn hảo, nhưng về mặt nội dung lại có nhiều tính sáng tạo, sống động và táo bạo .... cho thấy một tài năng đang chớm nở, tràn đầy sinh lực.

Đến năm 2013, do anh không hoàn tất kịp trước thời hạn, cho nên anh gửi bộ phim thứ tư của mình là Tom à la ferme (Tom at the farm) đi dự thi tại Liên hoan Venise lần thứ 70 thay vì Liên hoan Cannes. Một cách bất ngờ, tác phẩm này giành lấy giải thưởng của Liên đoàn quốc tế các nhà phê bình FIPRESCI. Chưa đầy một năm sau đó, vào mùa Xuân năm 2014, Xavier Dolan bước lên thảm đỏ Liên hoan Cannes và lần này anh đi tranh giải Cành cọ vàng với tác phẩm thứ năm là bộ phim Mommy. Kết quả là trong buổi lễ trao giải, Xavier Dolan được xướng tên trên bảng vàng. Anh đoạt giải thưởng lớn của ban giám khảo, đồng hạng với đạo diễn Jean Luc Godard (Adieu au langage).

Bộ phim Mommy khai thác quan hệ phức tạp giữa một bà mẹ neo đơn và cậu con trai ở trong tuổi mới lớn, hiếu động đến mức không thể kiểm soát nổi hành động và lời nói, trở nên hung hăng hỗn láo với mẹ, cho dù tình thương không thiếu vắng. Từ hình thức cho tới ngôn ngữ điện ảnh, Xavier Dolan đem lại cho Cannes một luồng sinh khí mới, làm cho ta liên tưởng đến một Almodovar thời mới vào nghề với các tác phẩm đầu tay, có chỗ còn hơi vụng về do tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, có lắm điều muốn bày tỏ, có bao lời muốn nói ….

Nhân kỳ trao giải thưởng điện ảnh César của Pháp cuối tháng Hai năm 2015, bộ phim Mommy giành lấy giải dành cho tác phẩm nước ngoài hay nhất, trong lúc phim vẫn đang thành công ở các rạp hát tại Pháp. Nhưng không phải chỉ có một tin vui vì hầu như vào cùng một thời điểm, anh được mời làm thành viên ban giám khảo Liên hoan Cannes 2015, bên cạnh đạo diễn Guilermo del Toro, thần tượng điện ảnh Sophie Marceau, các diễn viên Sienna Miller, Jake Gyllenhaal, Rossy de Palma, ca sĩ kiêm tác giả Rokia Traoré. Còn chủ tịch ban giám khảo năm nay là hai anh em đạo diễn Joel và Ethan Cohen.

Trở lại Cannes nam nay với tư cách là thành viên ban giám khảo, Xavier Dolan cho biết là anh muốn gạt bỏ sang một bên tất cả các định kiến, để yên cho tâm trí của mình thanh thản không bị vướng bận, tựa như một trang giấy trắng để rồi trên đó những hình trên màn bạc sẽ in lên những cảm xúc. Người ta thường nói kết quả Liên hoan Cannes thường phản ánh một mặt phong cách của vị chủ tịch, mặt khác sự đồng thuận giữa các thành viên ban giám khảo.

Có lẽ cũng vì thế mà nam diễn viên Sean Penn, nổi tiếng là thích các bộ phim xã hội mang tính dấn thân, đã quyết định trao Cành cọ vàng 2008 cho tác phẩm Entre Les Murs (Giữa bốn bức tường) của đạo diễn Laurent Cantet. Còn vào năm 1989, đạo diễn người Đức Wim Wenders trong nỗ lực phát hiện các tài năng mới đã quyết định trao Cành cọ vàng cho bộ phim Sex, Lies and Videotape của nhà làm phim Steven Soderbergh, lúc đó chỉ mới 26 tuổi.

Chính cũng trong năm ấy mà đạo diễn Wim Wenders đã mời cô Renée Blanchar, một sinh viên 25 tuổi người Canada theo học khoa điện ảnh ở trường FEMIS, vào làm thành viên ban giám khảo. Nói như vậy có nghĩa là Xavier Dolan vẫn là một thần đồng, nhưng xét đơn thuần về mặt tuổi tác, anh không phải là gương mặt trẻ tuổi nhất trong lịch sử Liên hoan Cannes được mời đi chấm phim, trái với tất cả những gì báo chí đã loan tải trong những ngày vừa qua.

Theo RFI
phai  
#15 Đã gửi : 24/05/2015 lúc 11:21:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim Dheepan đoạt giải Cành Cọ Vàng


UserPostedImageĐạo diễn Jacques Audiard đoạt giải Cành Cọ Vàng với phim Dheepan, 24/5/15

Bộ phim Pháp Dheepan đã mang về cho đạo diễn Jacques Audiard giải Cảnh Cọ Vàng, một giải thưởng danh dự cao nhất, tại Đại hội Điện ảnh Cannes lần thứ 68.

Dheepan nói về một nhóm người tỵ nạn Sri Lanka giả làm người trong một gia đình để chạy trốn khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá để được một chỗ ở trong khu nhà xã hội ở Pháp.

Đạo diễn Auidard mô tả việc ông được trao giải như sự việc ‘đặc biệt.’

Giải nhì, Grand Prix, về tay đạo diễn người Hungaria Laszio Nemes, cho bộ phim Son of Saul, một câu chuyện về vụ diệt chủng Holocaust.

Và nhà làm phim Đài Loan 68 tuổi Hầu Hiếu Hiền được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất cho bộ phim võ thuật The Assassin.

Nữ diễn viên Mỹ Rooney Mara trong phim Todd Hayne’s Carol và nữ diễn viên Pháp Emmanuelle Bercot trong phim Mon Roi của đạo diễn Pháp Majiwnn Besco chia giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Diễn viên Pháp Vincent Lindon đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim The Measure of a Man của đạo diễn Pháp Stéphane Brizé. Vincent thủ vai một người phải vật lộn kiếm sống sau một thời gian dài thất nghiệp.
Theo VOA
xuong  
#16 Đã gửi : 25/05/2015 lúc 09:54:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cành cọ vàng : Dheepan, dù mất mát nhưng vẫn vẹn toàn nhân cách
UserPostedImage
Đạo diễn Jacques Audiard (G), đoạt Cành Cọ Vàng với bộ phim "Dheepan" Ảnh chụp với nữ diễn viên Srinivasan và nam diễn viên Jesuthasan Antonythasan, tối 24/05/2015. REUTERS/Regis Duvignau

Liên hoan phim Cannes bế mạc với buổi lễ trao giải tối qua 24/05/2015. Trái với dự đoán của giới phê bình, Cành cọ vàng năm nay được trao cho bộ phim Dheepan của Jacques Audiard. Đạo diễn người Pháp cuối cùng cũng giành được giải thưởng cao quý nhất liên hoan Cannes, sau hai lần có mặt trên bảng vàng, giải kịch bản vào năm 1996 (Un héros très discret- Anh hùng kín đáo) và giải thưởng lớn năm 2009 cho tác phẩm Un Prophète (Nhà tiên tri).
Bộ phim "Dheepan" của đạo diễn Jacques Audiard kể lại câu chuyện của một cựu chiến binh Tamoul tìm đường thoát khỏi cuộc nội chiến Sri Lanka. Trong hành trình đi tìm tự do, người đàn ông nhận một phụ nữ xa lạ cùng với một đứa bé làm vợ con để cùng xin tỵ nạn sang Pháp, cho dù cả ba nhân vật này không hề có quan hệ máu mủ ruột thịt. Tưởng chừng đến thiên đường, nào ngờ khi đặt chân lên đất Pháp, họ sẽ phải vật lộn với những khó khăn trong cuộc sống cũng như thân phận của bao người nhập cư.

Bộ phim "Dheepan" được cho là có tính thời sự nóng bỏng, mang thông điệp chính trị sâu sắc. Tác phẩm này dung hoà mạch phim xã hội với thể loại hồi hộp tâm lý. Trong những ngày vừa qua, giới phê bình quốc tế đánh giá "Dheepan" không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Jacques Audiard. Họ chấm Son of Saul tác phẩm đầu tay của đạo diễn Hungary Laszlo Nemes hay là phim Carol của đạo diễn Mỹ Todd Haynes, xứng đáng hơn với Cành cọ vàng. Bất chấp những lời phê bình ấy, ban giám khảo đã chọn phim Dheepan, có lẽ một mặt để khen thưởng sự nghiệp của đạo diễn Jacques Audiard. Mặt khác, liên hoan Cannes hiếm khi nào (nếu không nói là chưa bao giờ) trao Cành cọ vàng cho một tác phẩm đầu tay.

Có lẽ cũng vì thế mà trái với dự đoán của giới phê bình, bộ phim Son of Saul (Đứa con của Saul) nói về những người Do Thái buộc phải hốt tro trong lò thiêu các trại tập trung Đức quốc xã, chỉ đoạt giải thưởng lớn (Grand Prix). Tuy vậy, vẫn có thể xem đây là một thành công lớn đối với một bộ phim đầu tay, mới dự thi lần đầu tiên mà đã đoạt được giải nhì, trong khi Jacques Audiard đã bốn lần đi tranh giải.

Bộ phim Carol của Todd Haynes tự an ủi với hai giải : giải Queer Palm Award dành cho những bộ phim xuất sắc nói về giới LGBT (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) và giải nữ diễn viên (Rooney Mara) đồng hạng với Emmanuelle Bercot (nữ diễn viên của bộ phim Mon Roi). Xứng đáng hơn cả là giải nam diễn viên năm nay về tay Vincent Lindon cho bộ phim La Loi du Marché (Luật thị trường) của đạo diễn Stéphane Brizé.

Giải thưởng của ban giám khảo Cannes về tay The Lobster, giải kịch bản được trao cho bộ phim Chronic. Còn giải đạo diễn về tay nhà làm phim người Đài Loan Hầu Hiếu Hiền. Một giải thưởng mà báo chí cho là xứng đáng không ai chối cãi được do bộ phim võ thuật cổ trang ‘’Nhiếp Ẩn Nương’’ là tác phẩm hoàn chỉnh cả về mặt nghệ thuật lẫn kỹ thuật. Cuối cùng giải Ống kính vàng (Caméra d'Or) về tay đạo diễn Colombia César Augusto Acevedo cho bộ phim La Tierra y la Sombra (Đất và bóng), kể lại câu chuyện của một nông dân sống tha hương trở về nguyên quán thăm gia đình và chứng kiến sự tàn phá hiện giờ của một vùng đất phì nhiêu màu mở thời ấu thơ.

Người ta thường nói bảng vàng liên hoan Cannes phản ánh quan điểm và phong cách của chủ tịch ban giám khảo. Hai anh em đạo diễn Joel và Ethan Coen năm nay đã thiên về các tác phẩm nói về sự mất mát thương đau nhưng vẫn đậm đặc tình người : mất ruộng đất trong phim Colombia, mất việc làm trong phim La Loi du Marché, mất quê hương đối với người nhập cư Tamoul, mất đồng loại trong thảm cảnh người Do Thái. Cho dù phải hứng chịu bao mất mát thiệt thòi, nhưng trong phim, con người vẫn vẹn toàn nhân cách.
Theo RFI
phai  
#17 Đã gửi : 26/05/2015 lúc 09:14:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Steve McQueen : Phim tài liệu nhân 35 năm ngày giỗ
UserPostedImage
Steve McQueen trên chiếc xe đua hiệu Jaguar tại phim trường Los Angeles - DR

Lúc sinh tiền, nam tài tử Steve McQueen yêu đàn bà, thuốc lá và tốc độ …. Đó là tuyên bố của Chad McQueen khi anh đến Liên hoan Cannes trong tuần qua, để giới thiệu một bộ phim tài liệu mới về thân phụ của anh. Mang tựa đề "The Man & Le Mans", bộ phim của hai đạo diễn John McKenna và Gabriel Clarke, kể lại thời kỳ huy hoàng lẫn đen tối nhất của ngôi sao màn bạc Steve McQueen. Theo dự kiến phim sẽ được công chiếu vào đầu tháng 11/2015 nhân 35 năm ngày giỗ của nam diễn viên người Mỹ.

Để tưởng niệm thân phụ, Chad McQueen đã tham gia vào dự án làm phim bằng cách cung cấp các thước phim nhựa cá nhân, các tư liệu của gia đình. Bộ phim tài liệu xoáy vào giai đoạn Steve McQueen có mặt tại Pháp vào năm 1971 để quay bộ phim nói về vòng đua tốc độ 24 tiếng đồng hồ thành phố Le Mans. Điều mà ít ai được biết là vào thời bấy giờ, Steve McQueen dù đang rất thành công trong sự nghiệp, đang trải qua một những giây phút khó khăn nhất trong cuộc sống riêng tư.

Nổi tiếng là một tay đua yêu chuộng tốc độ, Steve McQueen đã chọn dự án Le Mans vì bản thân ông muốn trực tiếp lái xe tham gia vòng đua, cho nên nam diễn viên đã đặt nhiều kỳ vọng vào bộ phim này. Thế nhưng, nhiều tai nạn cứ liên tục xảy ra trên phim trường, Steve lại vừa chia tay với vợ, cho nên ngôi sao màn bạc bị xuống tinh thần, chứng trầm cảm làm cho anh lún sâu vào chứng nghiện rượu.

Từ một dự án đầy tham vọng bộ phim Le Mans lại trở thành một ‘’tai nạn nghề nghiệp‘’, hoàn toàn gặp thất bại khi ra mắt công chúng Mỹ. Đạo diễn François Truffaut cho rằng ngành làm phim có nhiều dự án bị ‘’nguyền rủa’’, kịch bản đọc trên giấy thì rất tốt, nhưng tới khi bắt tay thực hiện thì lại gặp toàn là những điều bất trắc rủi ro. Tựa như một người lâm bệnh nặng, một khi đã phát bệnh, thì bệnh tình càng lúc càng trầm trọng thêm.

Thất bại nặng nề của bộ phim Le Mans (do đạo diễn Lee H.Katzin thục hiện) khiến cho sự nghiệp của Steve McQueen bị khựng lại một thời gian. Trong suốt những năm 1970, ông là ngôi sao sáng giá với mức thù lao cao nhất Hollywood, hơn cả các diễn viên cùng thời như Clint Eastwood (cùng tuổi với nhau), Paul Newman và Robert Redfort ….

Sự nghiệp Steve McQueen có nhiều bộ phim thuộc vào hàng kinh điển như The Great Escape (Tẩu thoát ngoan mục), Vụ án Thomas Crown, Papillon (Tù khổ sai), Magnificient Seven (7 tay súng oai hùng, phóng tác từ bộ phim cổ trang 7 hiệp sĩ samurai của đạo diễn Nhật Bản Kurosawa) …. trước khi ông đột ngột qua đời do chứng bệnh ung thư phổi vào cuối năm 1980.

Từ một câu chuyện riêng lẻ, bộ phim tài liệu mới của hai đạo diễn John McKenna và Gabriel Clarke lại phần nào vén màn bí mật về phong cách của Steve McQueen, một con người luôn bị dằn vặt ám ảnh, nội tâm bất an nên khó thể nào mà tận hưởng trọn vẹn những thời khắc hạnh phúc, dù đó là những giây phút mong manh ngắn ngủi.

Theo lời kể của tác giả Michael Munn, người viết các quyển tiểu sử của các ngôi sao màn bạc Ava Gardner và Richard Burton, thì khi gặp Steve McQueen trong đời tư, người ta khó thể nào mà hình dung được ông là một trong những ngôi sao sáng chói nhất Hollywood. Ăn mặc luộm thuộm, đầu tóc rối xù, râu để dài không cạo, hình ảnh của Steve McQueen trong đời sống thật rất khác với cái tướng mạo trau chuốt, nhàn nhã mà bảnh bao trước ống kính hay trên mặt báo. Nhưng Steve McQueen vẫn trở thành một ‘’sát thủ máu lạnh’’ khi phải bàn tới chuyện giao kèo, hợp đồng hay thù lao ….

Bộ phim tài liệu cũng nhắc lại thời thơ ấu không mấy hạnh phúc của Steve McQueen. Ông lớn lên trong một gia đình đầy bạo lực, mẹ là một cô gái điếm còn bố là một người đàn ông vũ phu, luôn đánh đập vợ con. Theo lời kể của con ông là Chad McQueen, dường như vết thương tuổi thơ ấy lại trở thành động lực ban đầu thúc đẩy của Steve McQueen tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo khó của gia đình, nhưng rồi sau đó nó lại trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi, luồn dày vò tâm trí của ông. Đằng sau cái hình ảnh rất là cool lại thấp thoáng tiếng gầm của một con thú dữ đầy nanh vuốt mà Steve McQueen suốt đời phải tìm cách kiểm soát, chế ngự ….

Trong làng phim có rất nhiều thần tượng điện ảnh mơ làm tay đua. Trường hợp của James Dean, còn được mệnh danh là ‘’thiên thần nổi loạn’’, chuyên sưu tầm các kiểu xe đua nổi tiếng, để rồi chết vì tai nạn giao thông (trong chiếc xe Porsche 550 Spyder). Các diễn viên James Garner hay Paul Newman ngoài sự nghiệp đóng phim còn từng tham gia vào các vòng đua chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp.

James Garner sau khi quay phim đua xe (Grand Prix : Challenge of the Champions) sẽ tham gia vào bộ phim tài liệu The Racing Scenes vào năm 1969. Còn Paul Newman sau khi đóng phim Winning nói về vòng đua Indianapolis, sẽ trực tiếp tham gia để rồi về hạng nhì vòng đua 24 tiếng thành phố Mans (24 heures du Mans). Trong thế hệ diễn viên thời nay, có Patrick Dempsey (Grey's Anatomy, Transformers III) từng tham gia nhiều cuộc đua trong đó có giải Porsche SuperCup, tổ chức song song với vòng đua xe F1 nổi tiếng của nước Đức.

Thế nhưng hơn ai hết, Steve McQueen gắn trọn đời mình với các loại động cơ, kể cả xe máy, xe hơi, máy bay. Theo lời kể của gia đình, thì ông có môt bộ sưu tập đắt tiền gồm khoảng 200 xe máy và hơn 50 chiếc xe đua. Trên màn ảnh lớn, Steve McQueen thích biểu diễn các pha rượt đuổi ly kỳ, hấp dẫn như trong các bộ phim như Bullitt hay là “The Great Escape” (Tẩu thoát ngoạn mục). Có người cho rằng Steve McQueen chỉ chọn đóng phim khi trong kịch bản có ghi sẵn những pha hành động như vậy. Thất bại lớn nhất trong đời ông vẫn là phim Le Mans, do Steve McQueen không còn tha thiết với dự án sau khi các hãng bảo hiểm cấm ông đóng những màn quá nguy hiểm rủi ro ….

Bộ phim tài liệu gợi thêm một góc nhìn khác : tuổi thơ bất hạnh của Steve McQueen khiến cho ông đâm ra hành động liều lĩnh, táo bạo như thể ông không hề ý thức được về mức độ rủi ro. Ước mơ trở thành một tay đua chuyên nghiệp khiến cho Steve McQueen gắn trọn cuộc đời với niềm đam mê cực kỳ mãnh liệt với tất cả những gì có thể tạo ra cảm giác mạnh. Người khác yêu cuồng sống vội, còn Steve McQueen sinh thời chỉ yêu đàn bà, thuốc lá và tốc độ ….
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.372 giây.