logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/05/2015 lúc 06:38:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi...

*

Mỗi sáng vào khoảng 9 giờ, khi chiếc xe hốt rác trỗi bản nhạc Für Elise chạy quanh xóm, khi cụ già ở khoảng sân um tùm cỏ bên kia con kinh đầy rác vừa xong thế Taiji cuối cùng, và bà Hui Xin tưới xong những chậu kiểng xếp dọc theo lề đi, thì cô gái bước ra khỏi nhà. Nhìn lên ban công gác trọ chỗ tôi ngồi, cô gái vẫy tay cười.


Tôi gặp Trang hôm Chủ nhật, một ngày sau khi tôi đến Chung Li. Mặt trời buổi sáng chưa qua khỏi đỉnh cây sung mà trời đã oi bức. Lúc ấy tôi ngồi ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi hỏi: em Việt Nam hở?


Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.” Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn. Em dân Cà Mau cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.” Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác. Đó là theo lời của Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường. “Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi”. 9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến chiều. Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường là ngày đã qua ngày. “Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình mấy bà Tàu và chờ em.”

*


Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi”. Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây con này là bồ của nó. Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa. Em không chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu”.


Những ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô. Sau khi khấu trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100 ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về.


“Lúc biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ khóa khóa cửa luôn. Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục. Em chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi”. Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh”. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới. Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà”.


Tôi nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi. Hỏi Lệ là biết qua đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình. Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát. Chỉ còn đâu vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám bụi mù. Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi ra khách sạn đứng xếp hàng.

*


“Lúc tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn 10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng”. Anh bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất lúc đó. Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn”. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa.


Nhưng những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới. Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn. Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác. Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những màn miễn phí này. “Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi”. Ken tiếp tục kể. “Thấy những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn. Tôi cũng đã quá 30 rồi. Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như con vật như thế. Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì không dám đụng đến đám xã hội đen”.


Có nhiều loại chú rể Đài lấy vợ Việt khác nhau. Ken là một đóa sen trong ao bùn. Đa số những người đàn ông Đài qua Việt Nam lấy vợ là những người không lấy được vợ Đài. Nói khác hơn là phụ nữ Đài họ chê. Đài Loan bên trong là một xã hội kỳ thị giữa những tầng lớp khác nhau. Lái tắc xi ăn trầu thì khó mà lấy được những cô gái trẻ sinh viên mới ra trường. Bên cạnh, người Đài cũng kỳ thị với những người gốc Việt cô dâu, gốc Phi ô sin, ngay cả người từ Lục địa đến. Vì thế một người đàn ông Đài Loan thành công cũng không muốn lấy phụ nữ Việt Nam dù đó là phụ nữ đẹp. Phụ nữ Đài Loan không đẹp như các tài tử đóng phim. Những người đàn ông bị gái Đài chê mà lại thích vợ đẹp và qua Việt Nam lấy vợ, vì thế, là những tài xế tắc xi miệng ăn trầu ngồm ngoàm, là những ông già lụm khụm, là bảy tên chồng du đãng gom tiền lại cưới một cô dâu đem về chia nhau làm tình, là đám xã hội đen buôn người cho ổ chứa. Và là những người tàn tật.


“Lúc về tới nhà em mới biết người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em”. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó. Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó, tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết”.

*


Buổi chiều về tôi và Trang đi bộ dọc theo bờ con kinh nước đen. Hai anh em không nói gì nhiều với nhau. Trang như đoán được tâm trạng của tôi nên ráng an ủi: “Anh đừng buồn, tụi nó có khổ lắm thì cũng 5 năm là có thể vào quốc tịch. Lúc đó đứa nào cũng bỏ mấy thằng chồng cà chớn. Tuần tới em dắt anh tới chỗ mấy đứa loại đó. Chuyện con Lệ kéo thêm con Thi anh cũng đừng trách nó. Đứa nào qua đây khấm khá thì nổ như lựu đạn về bên nhà, đứa bị đánh đập, giày vò thì giấu. Anh biết tại sao tụi nó phải giấu không? Có đứa sợ ba má nó buồn. Có đứa sợ ba má nó chưởi là không biết chìu chồng, thua con Tư hàng xóm mỗi tháng gởi tiền về mấy trăm. Có đứa thì sợ bị quê vì trước khi đi tuyên bố huênh hoang. Nên ở nhà cứ tưởng tụi em qua đây yên bề yên bến và thúc hối những đứa còn lại ra đi. Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Nói chung tụi em biết sống chai lì và quen. Như cái mùi nước kinh này, riết rồi em cũng quen không còn khó chịu như những ngày đầu mới tới”.


Tôi nghe Trang nói mà đầu óc cứ lan man với những mảnh đời tôi mới gặp. Tôi nhớ lại hình ảnh của cô bé Vi mà Trang dẫn tôi vào thăm ở bệnh viện lúc trưa. Vi vừa sống đời của một món đồ chơi tình dục trong vai trò cô dâu, vừa sống đời của một ô sin ở đợ. Gia đình chồng của Vi tổng cộng 14 người, sống nhung nhúc trong một căn nhà chật hẹp. Từ sáng tới chiều Vi hùng hục làm hết mọi chuyện của một người đi ở. Đến chiều, khi cả nhà ăn uống xong thì Vi phải tới xưởng làm đồ nhựa của chồng để làm ca đêm. Khuya về, Vi phải phục vụ người chồng và nửa đêm đều đặn thức giấc để dìu ông già chồng đi vệ sinh. Mỗi ngày được nhắm mắt bốn tiếng, Vi đã ngủ gật trên giàn máy cắt nhựa và bị cắt mất đi bàn tay phải. Tôi về lại gác trọ và ra sau ban công ngồi. Vẫn chưa quen được mùi kinh hôi thối cuốn theo con gió làm xào xạc tàu lá chuối rách cạnh nhà.

*


Chủ nhật sau gặp Trang tôi kể Trang nghe chuyện một cô gái ô sin mà cha linh mục dẫn tôi đến gặp để giúp đỡ. Trước khi kể, tôi cũng nói trước với Trang là chuyện anh kể lại có nhiều điều khó nghe nhưng Trang lớn rồi, chắc không sao. Trang cười nói em đã nghe nhiều chuyện lắm, chuyện anh chưa chắc “mặn” bằng chuyện em nghe đâu.


“Kim đi làm ô sin, bị người chủ hiếp. Kim trốn được chạy tới chỗ cha nhờ giúp đỡ và cha khuyên là phải kiện người chủ ra tòa. Luật sư cần nó viết bảng tường trình sự việc nhưng Kim không muốn cha làm chuyện đó. Kim cũng đang khủng hoảng tinh thần mạnh lắm, may ra con giúp được nó”. Vị linh mục dặn dò tôi vào buổi sáng trên đường đến gặp Kim.


Khác với những cô dâu mà tôi đã gặp, Kim đã hơn 30 tuổi. Ngồi trò chuyện với Kim tới trưa, tôi chỉ hỏi toàn chuyện thời Kim đi học. Kim kể tôi nghe những ngày đi buôn từ Tây Ninh, tới Mộc Bài sang tận Phnôm Pênh và đã học tiếng Miên lẫn tiếng Hoa như thế nào. Kim tiều tụy, mắt sưng đỏ nhưng vẫn còn đâu đó hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp. Cho đến sau khi ăn trưa xong, Kim mới cảm thấy gần gũi để kể chuyện của Kim cho tôi nghe và qua đó nhờ tôi viết giùm bài tường trình cho luật sư đệ trình trước tòa.


“Chủ em là giám đốc một công ty nhỏ. Nhà chỉ có hai cha con. Ông chủ và ba của ổng. Cả ngày em ở nhà dọn dẹp và hầu hạ ông già. Ổng tuổi cũng cỡ ngoại em. Nhiều khi đi ra đi vào, ổng cứ tìm cách cọ quẹt người em“. Rồi em có về nói lại với ông chủ không? Tôi hỏi. Kim lắc đầu. “Em chưa kịp nói thì tối ông chủ về đã xông vào giường em. Phòng em trước đó là một cái gian chứa đồ nhỏ trên sân thượng. Không có chốt cài cũng không có khóa. Em chống cự thì ông chủ không nói gì chỉ bỏ đi. Cứ thế hết đêm này tới đêm khác. Em phải chờ tới hai, ba giờ sáng, lúc chắc chắn ông chủ đã ngủ thì em mới yên tâm đi nằm. Tháng trước, không biết sao em buồn ngủ quá, đồng thời em đang có tháng nên nghĩ chắc không sao. Cho nên lúc ông chủ vào phòng đè chặt lên người em, em thức giấc, chống trả một hồi lâu thì đuối sức. Em khóc lóc van xin, nói em đang có tháng ổng cũng không nghe”.


Kim vừa kể vừa khóc. Có lúc tôi thấy Kim rùng mình. Kim dừng lại và nói thôi anh, em không kể được nữa. Tôi nói Kim nghỉ một chút để tôi đánh máy lại những ghi chép ngắn thành bài viết. Một lát Kim trở lại ngồi đối diện với tôi, cúi đầu ngập ngừng: “Thật ra có một lần trước đó ổng sắp hiếp được em. Nhưng ổng không làm được vì ổng... tới trước khi ổng cởi được quần lót của ổng.” Tôi ngừng đánh máy, tránh nhìn Kim và hỏi Kim nhớ lại cho kỹ, những điều này khó nói nhưng khi ra tòa luật sư của phía bên kia sẽ vặn hỏi Kim. Làm sao Kim biết là ổng như vậy khi ổng còn mặt quần lót. Tôi viết lại một cách gãy gọn như vậy nhưng lúc đó tôi đã lúng túng nói không thành câu. Cả hai anh em đều ngượng ngùng. Kim khóc sướt mướt. Tới cuối ngày tôi mới viết xong bản tường trình cho Kim. Lần gặp lại sau đó Kim tâm sự, “khi em kể lại cho anh, em có cảm giác đau đớn và ghê tởm không khác gì lúc chuyện xảy ra”.

*


Chủ nhật một tuần trước khi rời Đài Loan, tôi cùng với Trang lên Đài Bắc ghé thăm nhà thờ của cha linh mục và khu chợ nơi đông đúc các cô dâu Việt Nam đang ở như Trang đã hứa. Đi xuyên qua đường chợ đông người, lạc lõng đứng một mình bán rau là một cô gái Việt Nam làm dâu xứ người với nụ cười và đôi mắt mà suốt đời tôi không bao giờ quên.


Quán Bình Minh là một tiệm nhỏ. Chủ Việt, khách cũng Việt. Toàn là phụ nữ. Theo Trang, đa số các cô ở đây đã đến Đài nhiều năm. Có cô còn ở với chồng. Nhiều cô đã bỏ chồng. Vừa ngồi xuống tôi đã chứng kiến thêm một cảnh đời mới. “Đ.m mày biết không, tối hôm qua tao gọi về bà già, đ.m. nói chưa hết câu bả đã đòi gởi tiền…” Một cô dâu khác tiếp lời “thì đ.m. mày cả mấy tháng rồi mày không gởi bả chửi là phải. Đ.m. mày đi đánh bài, cào một cái trăm đô, đ.m…” Linh mục nhìn tôi cười, quay sang hai cô gái nói, thôi nghe, có cha đây làm ơn bớt nói mặn một chút. Trang cũng cười với tôi, “chưởi thề là phong trào mới đó anh, đứa nào ở cái chợ này cũng chửi thề, càng chửi càng thấy sướng”. Cô chủ cũng là đầu bếp cũng là tiếp viên đem nước tới tiếp lời “đời này không chửi thì làm gì cha”. Cô nhìn linh mục cười.


Lân la ngồi quán hơn một giờ tôi lại nghe thêm về những mảnh đời khác. Chuyện cô gái vừa tới phi trường là bị đám xã hội đen chở thẳng về nhà gái, có cô sau đó bị đưa qua Quảng Châu. Chuyện cô gái sau vài tháng thì chồng bán lại cho người khác, có cô bị bán hơn một lần. Chuyện cô gái bị em chồng, cha chồng thay phiên nhau làm nhục mỗi tối. Mỗi câu chuyện được kể lại bằng những tiếng chửi thề giòn tan đ.m đời tụi em nó chó đẻ vậy đó anh.


Trang, tôi, và vài cô dâu kéo nhau về nhà xứ của cha. Các linh mục Việt Nam ở Đài có thú tiêu khiển nuôi chim. Vị linh mục tôi ghé thăm cũng vậy. Ùa vào chỗ ở của cha, các cô dâu đã ào ào nắc nẻ: “cha cho tụi con vào thăm chim cha; trời ơi chim cha bây giờ sao lớn dữ dzậy; hi hi, cha cho con tắm chim cha nghe...” Linh mục nhìn tôi cười hiền: “Tụi nó vậy đó con, miễn sao tụi nó còn cười là cha vui rồi. Có người trách cha sao quá dễ dãi với tụi nó. Cha thì biết tụi nó không còn tha thiết gì với lễ nghĩa nữa. Đời đã làm cho tụi nó chai lì. Thôi, miễn sao tụi nó cảm thấy gần gũi cha để có gì cha giúp tụi nó là được rồi”.

*


Buổi chiều tôi ghé văn phòng Bộ Xã hội Đài Loan. Tiếp tôi là một nhân viên phụ nữ người Đài dáng vẻ hách dịch hỏi tôi cần gì. Tôi kể về tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài. Chưa đầy câu chuyện bà ta đã ngắt lời: anh cần tôi giúp gì? Cố gắng dằn cơn giận, tôi nói với bà ấy tôi nghĩ bà mới là người cần giúp; theo thống kê của chính cơ quan bà đang làm việc, thì hiện nay ở Đài có hơn một trăm ngàn cô dâu Việt Nam. Chồng của họ là những người già nua, hoặc ít học, say sưa và đánh đập vợ con. Những người vợ Đài mới này không nói tiếng Hoa, cô lập trong xã hội đang sống; mỗi cuộc hôn nhân dẫn đến trung bình là hai đứa con; những đứa con trong một gia đình tan nát, bố mẹ như vậy thì chúng sẽ là hai trăm ngàn công dân Đài Loan hư đốn trong tương lai mà xã hội của bà phải giải quyết. Và con số sẽ không dừng lại ở một trăm, hai trăm ngàn. Mỗi cô dâu đem lại lợi nhuận cho môi giới Đài lẫn Việt trung bình ba ngàn đô. Nhân lên là ba trăm triệu đô. Một dịch vụ không cần nhiều nhân viên, phòng ốc, chỉ cần những con người làm vật buôn bán, đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế thì nó sẽ tiếp diễn... Tôi nói nhiều, nói không kịp dừng để thở. Bà nhân viên xã hội nhìn tôi. Tôi biết, qua ánh mắt nhìn, bà ta chưa bao giờ nghĩ tới những chuyện đó.

*


Tôi rời Đài Loan mang theo mùi nước kinh nồng thối, mang theo những buổi tối ngồi trên căn gác nhìn theo bóng đứa em hợp tác lao động vừa mới kết nghĩa ngả dài trên lòng đường đi về lại công ty, mang theo những buổi sáng ngồi chờ đứa em gái đi ngang vẫy tay cười.


Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi.


Tôi rời Đài Loan mang theo lời của Trang: Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Lời nói ấy đã dẫn đến một bước ngoặt của đời tôi.

Vũ Đông Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.166 giây.