logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/05/2015 lúc 09:58:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trần Huỳnh Duy Thức - một người tù không chấp nhận bản án viết sẵn dành cho mình

Người ta chỉ biết về một Trần Huỳnh Duy Thức khẳng khái không nhận tội trước phiên tòa, để rồi nhận lãnh mức án khiến khá nhiều người ngỡ ngàng và xót xa - 16 năm tù giam. Nhưng không mấy ai biết được rằng, ngay cả khi ở trong tù, vào dịp lễ 2/9, cũng vẫn câu trả lời: “Tôi nghĩ rằng mình không có tội gì hết” - anh Thức đã từ chối mọi sự thỏa hiệp, để bảo vệ chính kiến của mình.


Người ta chỉ biết về một Trần Huỳnh Duy Thức - một doanh nhân tài giỏi, chứ không có nhiều người biết rằng, việc đầu tiên người tù ấy dặn dò và nhắn nhủ gia đình và người thân mình, là hãy cố gắng chăm lo, tìm việc và giúp đỡ cho những nhân viên, cộng sự cho đến người tài xế sau khi công ty bị tan tác...


Người ta có thể chỉ biết về Trần Huỳnh Duy Thức can đảm trước một phiên tòa, chứ không thể biết rằng người tù ấy vẫn giữ vững niềm tin và tinh thần vào những gì mình đã chọn và đã đi…


Và tôi nghĩ, không phải ai cũng biết được rằng, đằng sau người tù ấy, là một người cha đang ngày đêm nỗ lực tìm kiếm công bằng và tự do cho con trai mình, bởi vì sau khi con bị bắt thì bác Trần Văn Huỳnh mới tìm đọc và hiểu hơn sự lựa chọn của con mình.


"Tính hèn nhát trong ta tự hỏi: "Có an toàn không?
Tính cơ hội cũng hỏi: "Có khôn khéo không?
Tính ảo vọng lại hỏi: "Có được tiếng tăm gì không?
Nhưng, chính lương tâm ta lên tiếng: "Có là lẽ phải không?
Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.” [Martin Luther King]


Trần Huỳnh Duy Thức là một người đã sống và đã chọn lựa con đường Việt Nam cho riêng mình.


Con đường mà anh chọn khiến tôi tin rằng: Nỗ lực giành công lý từ kiến thức, từ sự dũng cảm đối mặt, từ tình thương yêu bảo bọc và từ niềm tin vào sự tốt đẹp vào lẽ phải... Đó chính là con đường của Việt Nam, của tất cả những người khao khát đổi mới và tự do thực sự.

24/05/2015
Mẹ Nấm

Sửa bởi người viết 25/05/2015 lúc 08:23:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 25/05/2015 lúc 08:17:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Con đường nước Việt của bác Huỳnh
UserPostedImage
Ông Huỳnh, bà Liên và bà Trâm (từ trái sang) ở sân bay Manila trước khi sang Mỹ, tháng 12/2013

Hôm nay là tròn 6 năm ngày Trần Huỳnh Duy Thức bị giam cầm. Kể từ ngày đó, cha anh, ông Trần Văn Huỳnh, chưa bao giờ nguôi việc đi tìm công lý cho anh. Cuối năm 2013, đầu 2014, ông đã có một chuyến đi dài 3 tháng, gần một vòng trái đất, từ Manila sang California và Washington DC, từ Geneva sang Melbourne, Sydney và Canberra để vận động quốc tế gây sức ép với chính quyền Hà Nội sớm trả tự do cho anh Thức và các tù nhân lương tâm khác. Vài chuyện trong chuyến đi đó, nên được kể ra, cho dịp kỷ niệm này.


Hơn mọi chứng cứ
Cuối năm 2013, người ta thấy một người đàn ông Việt Nam chừng 75 tuổi chậm rãi từng bước chân trong phòng lãnh sự của sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, Philippines.

Ông đến đây với hi vọng xin được visa sang Mỹ để vận động quốc tế đòi tự do cho con trai ông, người đang thụ án tù chỉ vì viết ra những trăn trở với hiện tình và tương lai đất nước.

“Sao ông không xin visa ở Việt Nam, mà lại sang đây?”, nhân viên lãnh sự người Mỹ, giọng lạnh lùng, hỏi.

“Bởi nếu lấy visa từ Việt Nam, công an sẽ không để tôi đi.”, người đàn ông đáp.

“Nhưng làm sao chúng tôi tin được là sau khi sang Mỹ ông sẽ trở về? Làm sao chắc chắn được ông sẽ không ở lại đất nước của chúng tôi?”, nhân viên lãnh sự tiếp tục hỏi, vẫn với một giọng phớt tỉnh.

Người đàn ông sững lại vài giây, hồ như lòng ông đang tràn ngập niềm thất vọng, vì ông đào đâu ra bây giờ những giấy tờ nhà đất, công ty hay tài khoản ngân hàng làm chứng cứ cho việc ông sẽ quay lại Việt Nam, như yêu cầu của đa số những trường hợp xin visa đi Mỹ.

Rớm vài giọt nước mắt. Hai bàn tay nắm chặt. Thoáng một nụ cười đắng ngắt trên môi, ông đáp với giọng run run: “Thưa ông, tôi ở lại nước Mỹ của ông làm gì kia chứ khi con trai tôi đang thụ án 16 năm trong tù? Không phải 1 năm, 2 năm, mà là… 16 năm tù, thưa ông. Tôi phải về lại Việt Nam để làm mọi điều có thể, giúp nó sớm được ra tù chứ.”

Không gian bỗng nhiên lắng lại và đến lượt nhân viên sứ quán là người phải lặng đi chốc lát. Có vẻ như áy náy với những câu hỏi đầy thực dụng trước đó theo thói quen nghề nghiệp, và nhận ra niềm nghi hoặc của mình quá nhỏ bé trước tấm lòng của một người cha đang đi đòi công lí cho con trai, người nhân viên lãnh sự bỗng thay đổi thái độ. Ân cần, từ tốn, ông gửi lời chúc may mắn và báo rằng visa sẽ được cấp trong một vài ngày tới, với một giọng trầm ấm lạ thường.

Người đàn ông này Việt Nam này không ai khác chính là Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức, một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, đã ở trong tù tính đến nay là 6 năm cho bản án kéo dài 16 năm.

Bước chân không đơn độc

Khởi từ Manila, bước chân của ông Huỳnh tiếp tục rong ruổi từ miền Tây sang miền Đông nước Mỹ.

Bước chân ấy đã ngã không biết bao lần khi ngập trong tuyết trắng những ngày đông giá ở Washington DC, nhưng rồi lại đứng dậy bước tiếp.

Bước chân ấy cũng đã đi qua ngày hè nóng bức của Melbourne, Sydney và Canberra, đến từng văn phòng dân biểu, nơi có những chính khách lắng nghe những lời trình bày oan khuất của ông.

Ông Huỳnh phát biểu trong một cuộc gặp gỡ cộng đồng ở Sydney, tháng 2/2014

Bước chân ấy cũng đi qua Liên Hiệp Quốc, kiếm tìm những hi vọng dù là mong manh nhất từ những thiết chế quốc tế vẫn còn đoái hoài đến những giá trị “tự do, công bình, bác ái”.

Ông Huỳnh và bà Trâm trao đổi với đại diện Ân xá Quốc tế tại Geneva, tháng 1/2014

Bước chân ấy không đơn độc. Song hành với nó qua hàng vạn cây số là bước chân của cô Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của hai tù nhân lương tâm Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha lúc bấy giờ - một người phụ nữ mà, dù biết trước sắp có một chuyến đi dài nửa vòng trái đất, nhưng chỉ dám rời khỏi nhà với chiếc giỏ xách đi chợ thường ngày và hai bộ quần áo gấp vội vì sợ bị công an khu vực đang theo dõi nghi ngờ.

Đi cùng họ còn là bước chân của cô Trâm, mẹ của luật sư Lê Quốc Quân, một tù nhân lương tâm khác, dù không biết một từ tiếng Anh nào, vẫn miệt mài gõ cửa từng văn phòng chính khách, từng tòa soạn báo, từng “ông tây bà đầm” (như cách gọi của cô), nói những câu lặp đi lặp lại về vụ án của con mình với một nỗi niềm ‘còn nước còn tát’.

Hòa vào bước chân ấy còn là hàng trăm, hàng ngàn bước chân khác, của thân nhân, bằng hữu và những người quý chuộng các tù nhân lương tâm, ngang dọc Việt Nam, qua các nhà tù từ Nam ra Bắc, trải các phiên tòa Hà Nội, Sài Gòn, Long An, Đồng Tháp, Nghệ An để thể hiện niềm tin tưởng rằng các tù nhân lương tâm chẳng có tội tình gì, ngoài việc đã và đang biểu thị chút lương tri còn sót lại của dân tộc, sau cả trăm năm dâu bể xáo thịt nồi da.


Một con đường khác cho nước Việt

Trần Huỳnh Duy Thức, trước khi bị bắt giam và bỏ tù, từng viết một quyển sách lấy tên Con đường nước Việt, bàn về những con đường canh tân kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa để đưa nước Việt đi lên.

Nhưng bên cạnh đó, còn có một con đường mang tên Việt Nam khác, khởi đi từ hơn 150 gia đình tù nhân lương tâm, in dấu bước chân của những bậc làm cha làm mẹ - những người mang trong mình một cảm thức công lý ban sơ dựa trên tình thương và lòng tin vào con cái. Không ai khác, chính họ, trên hành trình tìm kiếm công lý cho con, đang bảo chứng cho những giá trị không được phép chết trong xã hội chúng ta: “lòng tin”, “tình thương” và “trách nhiệm”.

Con đường đó đã đưa một nhà giáo già vốn chỉ quẩn quanh với trường lớp như bác Huỳnh vượt qua những giới hạn của tuổi tác, bệnh tật đi gần một vòng trái đất để cất tiếng nói vực dậy công lí.

Con đường đó cũng đã đưa một bà mẹ quê như cô Liên, bước ra từ ngọn rơm gốc rạ chốn thôn dã xa xôi, để trở thành một người bảo vệ nhân quyền bén nhạy với thời cuộc, chẳng những tìm kiếm lẽ công bằng cho con mình mà còn cho nhiều người khác.

Và cũng chính nó đã giúp một người mẹ nông phu khác là cô Trâm có được một lòng dũng cảm lớn lao, bước ra khỏi đất nước của mình, vượt qua rào cản ngôn ngữ, lên tiếng thay cho con mình và những người khác đang phải lặng câm sau song sắt nhà tù.

Cuối con đường đó sẽ là một nước Việt thực sự thịnh vượng, tự do, dân chủ và tôn trọng phẩm giá làm người.

Nước Việt, với những người con yêu dám đi tù vì nó, xứng đáng có được một hình hài như vậy.

Nguyễn Anh Tuấn (RFA)
xuong  
#3 Đã gửi : 25/05/2015 lúc 08:35:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức: ‘Tôi rất tự hào về sự lựa chọn của con tôi’
UserPostedImage
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trước tòa ngày 20/01/2010

Ngày 24 tháng 5 vừa qua là đúng 6 năm người tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị giam cầm sau khi bị kết án 16 năm kèm 5 năm quản chế. Bản án này được đưa ra với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong phiên toà diễn ra đúng duy nhất một ngày, ngày 20 tháng 1 năm 2010. Cát Linh có cuộc phỏng vấn với ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh của anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Cát Linh: Xin chào ông Trần Văn Huỳnh. Ngày 24 tháng 5 này là 6 năm anh Trần Huỳnh Duy Thức bị giam cầm. Gần đây ông có cơ hội để vào thăm anh Thức hay không? Anh Thức có bị đối xử khác gì so với những tù nhân khác hay không?

Trần Văn Huỳnh: Theo qui định mỗi tháng tôi và gia đình có thể đi thăm 1 lần. Hôm qua chúng tôi gồm 8 người đi thăm Thức. Thức bị giam ở trại giam Xuyên Mộc, nằm trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai. Thức gọi là tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm. Có 1 khu dành cho tù thượng phạm, và 1 khu dành cho tù nhân lương tâm.

Cát Linh: Xin ông cho biết tình hình sức khoẻ của anh Thức? Về tinh thần, niềm tin của anh Thức vẫn vững vàng trong những ngày bị giam cầm không thưa ông?

Trần Văn Huỳnh: Thậm chí là rất kiên định, Thức nói rằng là Thức đã lựa chọn con đường , gọi là “con đường Việt Nam” thì trước nói thế nào thì bây giờ vẫn không thay đổi, vẫn kiên định đi theo con đường đã chọn như đã viết trong cuốn sách “Con đường nào cho Việt Nam.” Thức vẫn nói rằng để có 1 nước Việt Nam dân chủ thật sự mà trên nền tảng là quyền con người phải được tôn trọng trên hết và trước hết. Đó là con đường mà Thức và những người bạn cùng chung bản án vẫn kiên định,đấu tranh cho dân chủ và quyền con người được lên ngọi 1 cách ôn hoà.

Cát Linh: Thưa ông Huỳnh, khi đến thăm anh Thức, ông và gia đình đã nói gì với anh ấy? trong thời gian đó thì có công an ngồi đó hay không và họ có những phản ứng thế nào khi diễn ra cuộc trao đổi giữa anh Trần Huỳnh Duy Thức và gia đình?

Trần Văn Huỳnh: Khi nói chuyện với gia đình thì luôn luôn có cán bộ quản giáo, ít nhất là 3 người cùng ngồi trên 1 cái bàn, họ ngồi 1 bên và gia đình ngồi 1 bên. Trước đây, mỗi lần nói chuyện gì ngoài chuyện gia đình thì họ luôn nhắc là không nên nói chuyện gì ngoài chuyện gia đình. Nhưng bây giờ trong những tháng vừa qua thì Thức đã nói chuyện về thời sự, nhựng sự kiện diễn ra như dàn khoan HD81, ITU132, chuyến viếng thăm của chính phủ Việt Nam sang các nước, chủ tịch nước sang Mỹ hoặc chuyến đi sắp đến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và nói 1 cách rất công khai, trước các quản giáo, họ không cản trở gì cả.

“Thức có nói thế này, nếu bản án được xét lại, được giải oan, được minh oan thì đó là một sự đột phá niềm tin cho trong nước lẫn ngoài nước. Nền tư pháp Việt Nam sẽ có một hình ảnh, uy tín cao hơn vì Trước giờ đã có quá nhiều án oan sai. Nếu có một quyết định sau khi tái thẩm, đòi được công lý thât sự thì đó là một sự đột phá niềm tin đối với nền tư pháp Việt Nam.”

Cát Linh: Xin được hỏi là riêng với ông thì ông có tin rằng sẽ có một quyết định tái thẩm và bản án oan sai này sẽ được thay đổi không ạ?

Trần Văn Huỳnh: Chính tôi cũng có gửi đơn với tư cách là thân sinh của Trần Huỳnh Duy Thức. Con làm việc này là theo luật thôi. Con tôi bị án oan sai mà. Tôi nghĩ nó vô tội. Tôi và gia đình tôi cũng kỳ vọng là nền tư pháp Việt Nam sẽ phải làm việc này. Có rất nhiều việc mà làm cho người ta mất niềm tin vì có nhiều vụ án oan sai. Không phải chỉ 1 vụ án mà thôi. Riêng tôi, gia đình tôi rất mong đợi có một cái nhìn, tái thẩm xem xét lại vụ án và Thức sẽ được minh oan, sẽ được trả lại tự do và chúng tôi đòi lại được chân lý cho con tôi, một nền chân lý thật sự của nền tư pháp thật sự là dân chủ. Để trả lời câu hỏi của quí đài, tôi cũng rất mong sẽ đạt được kết quả mà tôi mong muốn. Con tôi ở trong tù nhưng nó rất kiên định vì việc làm của nó, lẽ ra đây là một sự đóng góp ý kiến mà bất kỳ công dân nào cũng có quyền tham gia ý kiến đúng hay sai, theo luật và theo hiến pháp, kể cả công pháp quốc tế, tuyên ngôn nhân quyền, kể cả công ước vế chính trị, dân sự của liên hiệp quốc, bất cứ người dân nào cũng có quyền góp ý. Tấm lòng đó đối với đất nước thì bị gọi là âm mưu lật đổ chính quyền.

Cát Linh: Thưa ông ,ông vừa nhắc đến bản án oan sai mà anh Trần Huỳnh Duy Thức và ba người nữa là luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long đã phải chịu vào ngày 20 tháng 1 năm 2010. Một câu hỏi xin được đặt ra là trong ba người, anh Trần Huỳnh Duy Thức là người phải chịu bản án lâu nhất, nặng nhất, 16 năm kèm 5 năm quản chế, trong khi những người kia thì theo thứ tự lần lượt nhận các mức án 5 năm, 7 năm, và 5 năm kèm 3 năm quản chế. Và những người này đã được tha bỗng. là thân sinh của anh Trần Huỳnh Duy Thức, ông có suy nghĩ thế nào về bản án như thế thưa ông?

Trần Văn Huỳnh: Con tôi, Trần Huỳnh Duy Thức bị bản án dài nhất, 16 năm trong một phiên xử 1 ngày và nó có những vấn đề về bộ luật tố tụng hình sự. những chứng cứ đưa ra để áp dụng, ban đầu là điều 88 cho ra chống chính quyền, sau đó chuyển sang điều 79, là “có âm mưu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Sự kết án như vậy đưa ra những chứng cứ thiếu tính hợp pháp thì lấy gì để có thể lật đổ 1 hệ thống chính trị có quân đội, có công an? Thức và các bạn lấy gì để lật đổ? Những điều Thức nói, viết trước khi bị bắt là 1 sự góp ý, cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra, những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội có thể xảy ra. Đọc những điều đó, tôi nghĩ rằng con tôi và các bạn chỉ muốn góp ý với nhà nước để tìm ra những giải pháp tránh được những khủng hoảng đó, tránh những nguy cơ sẽ bị ngoại bang thôn tính trong bối cãnh toàn cầu hoá hiện nay. Việc làm đó lẽ ra không bị kết tội mà lại bị xem là một âm mưu lật đổ.

Cát Linh: Để kết thúc buổi phỏng vấn hôm nay, dưới sự tác động của các tổ chức nhân quyền quốc tế thế giới cũng như các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, anh Trần Huỳnh Duy Thức được xét xử lại bản án oan sai và được trả tự do, đứng trước mặt con của mình, câu đầu tiên ông sẽ nói là gì thưa ông?

Trần Văn Huỳnh: Tôi và gia đình tôi rất mong ngày gia đình đoàn tụ. Câu đầu tiên tôi sẽ nói là tôi rất tự hào về sự lựa chọn của con tôi, có một người con như con tôi. Tôi sẽ hỏi con tôi là tiếp tục con đường bằng cách nào? Tôi sẽ tiếp tục động viên khuyến khích con tôi tiếp tục con đường đã chọn.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.