logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/05/2015 lúc 11:23:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
NGHỆ AN (NV) - Nhà báo Trương Duy Nhất, người thực hiện Blog “Một góc nhìn khác,” vừa mãn hạn 2 năm tù và được trả tự do vào hôm 26 tháng 5, 2015 từ một nhà tù ở tỉnh Nghệ An.

UserPostedImage
Ông Trương Duy Nhất phản ứng lại công an sau khi ông bị thả giữa đường. (Hình: Facebook Phạm Xuân Nguyên)

Trang Facebook của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, một người bạn của ông Nhất, cho hay như vậy.

Tuy nhiên, cách công an trả tự do cho nhà báo Trương Duy Nhất, khiến dư luận phẫn nộ, đó là thả ông Nhất xuống giữa đường lúc 9 giờ sáng, nơi cách trại tù số 6 Bộ Công An ở Thanh Chương-Nghệ An, khoảng 4 km, dù vợ con và bạn bè ông ngồi chờ trước cổng từ lúc 6 giờ 30 phút sáng.

Cách đây đúng 2 năm ông Trương Duy Nhất bị phạt hai năm tù vì cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân.”

Ông Nhất từng là phóng viên của báo Công An Quảng Nam-Đà Nẵng, sau đó chuyển qua làm phóng viên thường trú của báo Đại Đoàn Kết tại miền Trung. Năm 2010, ông tuyên bố rời bỏ làng báo Việt Nam, dành thời gian cho việc viết blog để “có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.

Blog “Một góc nhìn khác” có hàng loạt bài viết chỉ trích đích danh tổng bí thư, chủ tịch nhà nước, chủ tịch Quốc Hội, thủ tướng Việt Nam,...

Ông Nhất bị bắt hôm 26 tháng 5 năm 2013, bị di lý ra Hà Nội, bị tạm giam tại đó cho tới khi Tòa án thành phố Đà Nẵng mở phiên xử sơ thẩm hôm 4 tháng 3, năm 2014.

Theo lời ông Trần Vũ Hải - luật sư bào chữa cho ông Nhất, tại Tòa, ông Nhất không nhận tội. Khi được nói lời cuối cùng, ông Nhất bảo rằng, có những bản án làm người bị phạt tù xấu hổ nhưng cá nhân ông thì ông thấy tự hào về những điều ông đã làm. Đó là góp phần kiến tạo không khí dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp giới lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của Việt Nam và những suy nghĩ của dân chúng.

Trang Facebook của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho hay, khi bị thả xuống giữa đường, ông Nhất đã phản ứng lại công an, sau đó ông cùng vợ con về lại thành phố Vinh và sẽ bay chuyến 11 giờ trưa về Đà Nẵng cho kịp chịu tang bà nội bên vợ
Theo báo Người Việt

phai  
#2 Đã gửi : 26/05/2015 lúc 12:08:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà báo - blogger Trương Duy Nhất hết án tù
UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất phản ứng gay gắt trước cách hành xử bất minh của công an trại giam số 6 - Ảnh: FB Nguyen Pham Xuan

Sáng ngày 26/05/2015, nhà báo - blogger Trương Duy Nhất đã rời trại giam số 6 của Bộ Công an tại Thanh Chương, Nghệ An sau khi bị kết án 2 năm tù giam với cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS.

Ông Nhất bị truy tố và kết án bởi các bài viết đăng tải trên blog "Một góc nhìn khác" vì dám "chấm điểm thủ tướng".


Trái ngược với hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm được tổ chức khá rình rang để kết tội blogger Trương Duy Nhất. Côn an đã bất ngờ tống ông Nhất lên xe đặc chủng đưa ra cách khu vực trại giam 4km rồi thả người trong khi thông báo cho gia đình và bạn bè ông đang đợi tại trại giam rằng ông sẽ được thả vào lúc 9h sáng sau khi xong các thủ tục.
UserPostedImage
Vợ con và bạn blogger Trương Duy Nhất ngồi đợi trước Trại giam số 6 Ảnh: Fb Nguyen Pham Xuan

Theo Facebook nhà văn Phạm Xuân Nguyên, ngay sau khi được thả, Blogger Trương Duy Nhất đã phản ứng với cách hành xử bất minh của công an trại giam số 6.
UserPostedImage
Ảnh: Fb Nguyen Pham Xuan

Vừa rời khỏi trại giam, blogger Trương Duy Nhất đã cùng gia đình về Đà Nẵng chịu tang người thân.
26/05/2015

CTV Danlambao

phai  
#3 Đã gửi : 26/05/2015 lúc 08:16:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Trương Duy Nhất: “Lao tù không thể giam cầm được tự do tư tưởng”
UserPostedImage
Vào sáng ngày 26 tháng 05 năm 2015, nhà báo blogger Trương Duy Nhất vừa mãn hạn hai năm tù giam với tội danh vi phạm điều 258 trong Bộ luật hình sự sau khi thi hành án tại Trại Giam Số 6 – Thanh Chương – Nghệ An.

Blogger Trương Duy Nhất cùng vợ con và blogger Osin Huy Đức khi vừa ra khỏi trại giam.
Khi vừa ra khỏi nhà tù, blogger Trương Duy Nhất cho biết: “Tôi bị cột sống thoái vị nặng vì phải nằm bệ xi-măng lâu ngày nhưng bệnh tật không thể khuất phục được ý chí của Trương Duy Nhất. Nhà tù chỉ có thể giam cầm thể xác của tôi nhưng không thể giam cầm được tư tưởng, ý chị tự do trong con người của tôi.”

Blogger Trương Duy Nhất chia sẻ cảm giác lúc ra tù khi có những người thân, bạn bè đến đón: "Đầu tiên không phải gia đình, gia đình và bạn bè tôi đi đón, và cái điều này chẳng có cảm xúc gì cả. Tới thời hạn trả tự do thì họ phải buộc trả tự do cho tôi thôi. Tôi đang muốn có một cái cảm xúc, cảm xúc mạnh nhất mà tôi mong nhất là khi Trương Duy Nhất vừa bước chân ra khỏi tù thì những thằng ích kỷ ăn tàn, phá hoại đất nước, những thằng đang bắt dân vô tội thì nó phải vào tù thay tôi và đó là điều tôi đang mừng thế thôi!"

Cũng trong sáng nay, nhận được tin blogger Trương Duy Nhất được trả tự do, nhà hoạt động dân chủ Hoài Tô (em gái CTNLT Trần Hữu Đức) và nhà văn Trần Đức Thạch đã tới cổng Trại 6 – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An để chào đón. Nhưng khi tới nơi thì nhận được tin blogger Trương Duy Nhất được tự do trước đó 30 phút và đang trên đường tới sân bay Vinh. Cả hai người tiếp tục quay trở lại sân bay Vinh để mong được gặp, gửi hoa chúc mừng.

UserPostedImage

Khoảng 10g30, cô Hoài Tô và nhà văn Trần Đức Thạch có mắt tại sân bay và liên hệ với chị Phượng (Vợ blogger Trương Duy Nhất) thì được biết cả hai vợ chồng đang ở trong phòng chờ. Hai người vừa gửi xe đi vào thì ở đằng xa có một tốp công an giả dạng côn đồ xì xầm chỉ tay về phía mình. Vừa bước lên cầu thang để tới phòng chờ thì một tên công an to béo, khuôn mặt dữ tợn, dáng côn đồ quát lớn: "Vứt hoa quay về ngay".

Cô Hoài Tô và ông Thạch quay xuống quầy nước đứng đợi để ngóng thêm tình hình. Một người mặc thường phục lân la hỏi: “Mang hoa đến đây làm gì?” Cô Hoài Tô hỏi trả lời: "Có liên quan gì đến anh không?" Cùng lúc đó, cô Hoài Tô vừa lấy máy lên chụp hình.

Lúc này, ông Nguyễn Bá Hoa - phó an ninh Thành Phố bước từ trên cầu thang xuống hô to: "Lấy máy cấm quay phim chụp hình". Ông Hoa lại gần và hỏi: "Tô phải không? Mi đến đây làm gì?" Hoài Tô trả lời: “Việc của anh à? Tôi đến đây làm gì liên quan gì tới anh?" Ông Hoa sau đó nổi máu côn đồ bước sầm lại định túm lấy cổ áo Hoài Tô và nói: "Mi trả lời tau rứa phải không? Phắn! Không có đón với mừng gì đây hết!” Và công an đã đuổi hai người về không cho gặp mặt.

Hai năm về trước cơ quan an ninh điều tra, Bộ công an cùng với công an Đà Nẵng đã bắt khẩn cấp nhà báo, blogger Trương Duy Nhất tại nhà riêng với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân theo điều 258 Bộ luật hình sự.

Vào ngày 4 tháng 3 Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt Trương Duy Nhất 2 năm tù về tội vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự. Sau đó trong phiên phúc thẩm ngày 26 tháng 6 Tòa án Nhân Dân tối cao Đà Nẵng vẫn giữ nguyên mức án này.

Blogger Trương Duy Nhất là ngòi bút cho nhiều tờ báo chính thống trong đó có tờ Đại Đòan Kết và Công An Quảng Nam Đà Nẵng. Năm 2011 ông tuyên bố bỏ viết báo để viết trên trang blog cá nhân của mình mang tên “Một góc nhìn khác”.
SBTN
song  
#4 Đã gửi : 27/05/2015 lúc 08:10:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Blogger Trương Duy Nhất : Vào tù vì phản biện đáng được vinh danh

UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất (áo sọc) cùng với vợ con và nhà báo Huy Đức tại sân bay Vinh sau khi được trả tự do ngày 26/05/2015. DR


Tải để nghe Blogger Trương Duy Nhất - Đà Nẵng
http://telechargement.rf..._Duy_Nhat_27_05_2015.mp3


Nhà báo Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù vì tội danh « Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự, đã mãn hạn hôm qua 26/05/2015 và trở về Đà Nẵng ngay trong ngày.
Từng là phóng viên báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết, đến năm 2010 ông quyết định nghỉ việc để chuyên tâm viết blog « Một cách nhìn khác », trong đó có những bài viết chỉ trích các lãnh đạo cao cấp.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo, blogger Trương Duy Nhất qua điện thoại viễn liên tối qua.

RFI : Thân chào anh Trương Duy Nhất, mừng anh đã được tự do. Sau hai năm bị giam cầm vì những bài viết trên mạng, sắp tới anh có những dự định gì chưa ?

Nhà báo Trương Duy Nhất: Viết tiếp và lên tiếng tiếp tục thì tất nhiên rồi. Tôi có nói câu « Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức được tư tưởng » mà. Bản chất vụ án của tôi là gì ? Tôi đang kêu gọi mọi người, mọi công dân, nhà chức trách, kêu gọi mỗi người hãy lên tiếng. Muốn kêu gọi thì bản thân mình phải lên tiếng chứ !

Việc tôi lên tiếng là điều chắc chắn. Nhưng chỉ có điều là họ mới trả tự do cho tôi sáng nay thôi. Và hình thức trả tự do như thế nào thì không biết các trang đăng ra sao. Hôm nay vừa được thả, tôi về chịu tang bà nội vợ ở quê nên cũng chưa rõ. Nhưng có những cách đối xử không phải đối với công dân, ngay cả khi đã trả tự do.

Hai năm ngồi tù rồi, bây giờ về xem gia đình, vợ con, nội ngoại như thế nào…Trước hết tôi về chịu tang, phải lo một số việc gia đình và đi kiểm tra lại sức khỏe đã, rồi mới tính toán được, cho nên bây giờ tôi chưa thể trả lời được.

Tất nhiên tôi sẽ có lời cảm ơn sau, nhưng nhân chị gọi thì tôi xin cảm ơn chị, tất cả bạn đọc của RFI và các cơ quan truyền thông đã quan tâm đến tôi và những vấn đề của tôi, đã theo đuổi trong suốt hai năm qua. Vì tôi đang chịu tang ở quê mà, sau này tôi sẽ có lời cảm ơn cụ thể hơn đối với chị và bạn đọc.

RFI : Chuyện ra tù sáng nay như thế nào, chỉ có mình anh có thể thuật lại rõ ràng, chính xác nhất. Anh có thể kể lại được không ?

Sẵn sàng thôi. Sáng nay ra là thế này, họ làm thủ tục trả tự do cho tôi. Đúng lý ra họ chỉ có quyền giam giữ tôi đến hết ngày hôm qua thôi, đầu giờ làm việc ngày hôm nay thì phải thả tôi. Nhưng họ làm thủ tục trong kia kéo dài ra, bởi vì tôi phản đối việc họ thu tất cả bốn quyển nhật ký cá nhân của tôi. Tôi đề nghị đó là tài sản của tôi, nhật ký cá nhân không được thu.

Tôi đấu tranh mãi, họ không trả. Tôi cứ ngồi đó, yêu cầu gặp giám thị, họ không cho. Cỡ khoảng hai chục ông công an gì đó vào lôi tôi. Họ cử gần một chục anh không biết công an hay là gì, nhưng chắc không phải công an – vì người trong trại, đi với công an mà, nhưng mặc quần đùi áo thun, thấy dáng bặm trợn như bọn du đãng, ma cô gì đấy, mặt hầm hố. Họ xốc nách tôi lên xe chở ra ngoài.

Vợ con tôi và mấy người bạn lên đón tôi từ sáu rưỡi sáng, chờ ở ngay cổng trại giam. Tôi thấy vợ tôi, mới đề nghị thả xuống cổng trại, nhưng họ không cho. Chỉ có hai ba người mặc cảnh phục ngồi sau thôi, còn toàn bộ trên xe gần chục người mặc quần đùi áo thun và mặt rất bặm trợn, kiểu như bọn lưu manh ngoài phố. Họ ngồi kẹp tay và kẹp cổ tôi trong xe, không cho tôi nói hay chồm ra. Họ chở tôi ra đường Hồ Chí Minh cách trại giam khoảng bốn cây số, ở đoạn núi rừng rất hẻo lánh, thì đẩy tôi xuống xe và hất ba thùng hành lý, quần áo của tôi xuống đấy.

Tôi nghĩ thôi để chờ vợ con tôi ra. Mà vợ con tôi chưa biết tôi ở đâu, thì tôi thấy một đoàn khoảng gần chục chiếc xe thồ. Trong đó có mấy chiếc xe thì mấy người kẹp tay tôi ngồi trên xe dẫn giải tôi họ xuống ngồi trên xe thồ đó, chứng tỏ họ cùng một phe. Những người xe thồ đó vùng dậy, hai ba người mặc đồ xi-vin quay caméra liên tục trong suốt quá trình. Một số người trong đám đó vào hăm dọa, họ đòi đánh tôi, « đánh cho hộc máu mồm », « cho mày chết, mày quên đường về luôn ». Tôi mới bảo tôi thách các anh đó, tôi đang mong các anh đánh, các anh quay caméra có cảnh đó để lên án các anh. Thì họ không dám đánh, hù dọa gì đó.

Vừa lúc đó may là xe của vợ tôi đến. Thấy xe nghi nghi – họ đưa một cái xe cứu thương chứ không phải xe của công an - đóng giả như thế chở tôi thả ra giữa đường Hồ Chí Minh hẻo lánh, vợ tôi mới chạy ra theo thì vừa thấy thế. Nếu vợ con tôi không ra thì không biết bây giờ tôi có về được tới Đà Nẵng hay không nữa.

Sau tôi phải ra sân bay, anh bạn lái xe bảo vẫn có cái xe nào đóng giả gì đó theo dõi chúng tôi, tới tận sân bay Vinh đến giờ cuối. May mà tôi còn bay được để tôi về. Bây giờ tôi đang về quê, bà nội vợ tôi mất ngày hôm kia, vẫn chưa di quan chờ tôi về chịu tang. Đó, tình hình sáng hôm nay là như thế.

RFI : Đúng lý ra thì phải thả anh ngay cổng trại để gia đình đón về…

Sáu giờ rưỡi thì vợ con tôi có mặt tại đó rồi, vào làm thủ tục. Cậu cảnh sát gác cổng thì vẫn dặn vợ con tôi rất lịch sự, là sẽ trả tự do cho chồng chị ngay trước cổng trại này đây, cứ ở đó chờ. Nhưng cuối cùng đến khoảng 8, 9 giờ gì đó, họ lừa vợ con tôi. Không đưa tôi lên một chiếc xe của công an đâu, mà xe dạng hú còi như xe cấp cứu.

Tôi hét trên xe mà, tôi bảo tại sao trả tự do cho tôi mà còn gần chục người như du côn du đãng thế này ngồi trên xe, mà lại ghì đầu ghì cổ ghì tay tôi. Họ chả nói gì mà vẫn đưa ra. Thấy vợ con chờ, tôi yêu cầu xuống xe tại cổng cho tôi gặp vợ, họ bảo không, tôi đưa các anh ra đường Hồ Chí Minh để anh dễ đón xe về. Tôi bảo xe tôi có gia đình chờ, đúng luật anh phải trả tôi trước cổng chứ. Họ bảo anh không nói gì cả, ngồi im !

Thế là nó cứ thả tôi ra đường HCM mà ở trại giam ra ngay chỗ giáp ngã ba có một khu dân cư đông đúc họ không thả xuống mà đi thêm mấy cây nữa vào một đoạn đường rất là heo hút giữa rừng không có ai cả rất vắng vẻ - đường Hồ Chí Minh là đường rừng mà - họ thả tôi ở đó chỉ có một mình. Thế đó!

Tôi không biết thế nào để báo cho vợ con tôi, bởi vì quay lui thì không biết thằng nào nó chặn đánh tôi rồi cướp đồ đạc sao. Mà đi cũng không được, bởi ngay lập tức ở đó gần chục thằng mặc đồ xi-vin đi xe ôm đội mũ bảo hiểm tới vừa quay phim vừa hăm dọa. Thế là cuối cùng may mà lúc đó tôi vừa thấy chiếc xe vợ tôi - linh tính báo cái gì đó bởi vì hai năm qua vợ tôi cũng lường hết được các tình huống như thế này rồi chị ạ.

RFI : Thưa anh, lúc thả thì như vậy, còn thời gian qua ở trong trại giam anh được đối xử như thế nào?

Hai năm trong trại giam tôi liên tục có ý kiến. Tôi nói công khai với cả trại giam mà, từ giám thị tới bốn người quản giáo, là trong suốt quá trình giam giữ và bắt tôi, thì Trương Duy Nhất luôn thực hiện đúng mọi quy định của pháp luật. Ngược lại, trại giam và các quản giáo luôn thực hiện rất nhiều hành vi biện pháp sai phạm, thậm chí phạm pháp đối với tôi. Nó xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp, dù đó là một tù nhân. Trại và một số người có hỏi đó là những hành vi gì. Với trại giam thì tôi nêu cụ thể, nhưng tôi sẽ nói sau, chứ không cụ thể từng việc ra bây giờ.

RFI : Nhìn chung anh đánh giá như thế nào về việc anh bị đưa ra tòa vì viết blog ?

Ngay cả tại phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm, và từ khi bị bắt cho đến bây giờ tôi vẫn thế mà. Tôi bảo tôi có tội đâu. Tôi đang vạch mặt, đang phê phán những người khác, những đối tượng khác là hành vi sai phạm. Tôi đang phê phán những đồng chí X, những bầy sâu ăn tàn phá hoại đất nước. Mà những đối tượng đó là những đối tượng phạm pháp, chứ tôi đâu phải phạm pháp !

Cho nên những điều gì để kết tội tôi trong hai bản án đó, chắc có lẽ các cơ quan thông tấn và bạn đọc cũng quá hiểu rồi. Nhưng với tôi, thì chưa bao giờ tôi cho rằng hành vi của tôi là phạm tội cả. Và ngay tại hai phiên tòa tôi đều phản bác tất cả những điều đó.

RFI : Theo anh, những gì anh viết ra đấu tranh với tiêu cực là để giúp cho đất nước chứ không phải là chống chính quyền ?

Mọi góp ý của tôi với tư cách một nhà báo, một trí thức cầm bút, tất cả những góp ý khen hay chê gì cũng chỉ trên một tinh thần tôi muốn cho cái thể chế, cái xã hội này dân chủ hơn, tiến bộ hơn, văn minh hơn. Đó là mong muốn của tôi ! Mục tiêu của tôi cũng chỉ có vậy thôi.

RFI : Anh từ bỏ công việc làm phóng viên báo nhà nước để viết blog, bây giờ nghĩ lại anh có tiếc không?

Chả bao giờ tôi tiếc cả! Đó là tôi chọn một cách làm báo, theo tôi là đúng nghĩa nhất, hiệu quả nhất. Làm báo theo cách khác, cách nhìn của tôi, chứ không làm báo theo lối như xưa nay tôi đã làm. Tôi đi một con đường khác, đó cũng là con đường làm báo.

Cho nên ngay tại tòa tôi cũng đã nói mà. Những bài báo sau này của tôi có nhiều bài có tác động lớn cho việc xoay chuyển chủ trương chính sách của Nhà nước, và đánh động ý thức trong cộng đồng, trong dân chúng. Điều đó có những tác động rất tích cực, mà tôi tin là các bạn cũng nhìn được điều này.

RFI : Thưa anh, mất tự do là điều kinh khủng đối với một con người. Nhưng dường như sau hai năm bị giam cầm ý chí của anh vẫn không suy suyển?

Thưa chị thế này. Thật ra trong cuộc đời chẳng ai muốn vào tù làm gì cả. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại mà. Nhưng mà vì phê bình phản biện góp ý cho chính phủ, vì vạch mặt những kẻ ăn tàn phá hoại đất nước, vạch ra những sai phạm, góp ý thậm chí hiến kế cho chính phủ, vì thế mà phải vào tù, thì đó là loại tù đáng được vinh danh ! Tôi nói trước tòa mà. Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù đưa đến ngọn vinh quang.

RFI : Rất cảm ơn anh vì những lời tâm sự với thính giả RFI.

Vâng, một lần nữa tôi cũng muốn thông qua chị - chưa chuẩn bị gì, cũng hơi vội vàng - nhưng chân thành cảm ơn chị. Cảm ơn RFI, các bạn đọc của RFI, cũng như tất cả các bạn đọc cơ quan thông tấn đã quan tâm đến tôi và vấn đề của tôi trong suốt hai năm qua.

Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 28/05/2015 lúc 07:45:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Câu hỏi của Trương Duy Nhất ngày ra tù

UserPostedImage

Tải để nghe
http://wsodprogrf.bbc.co...hat_ngay_ra_tu_au_bb.mp3



Ông bị kết án vì tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân” theo điều 258 Luật Hình sự.

Ông Nhất trả lời BBC về thắc mắc của độc giả khi xem hình ảnh trên mạng thấy ông mặc chiếc chiếc quần đóng dấu phạm nhân.

“Về nguyên tắc, khi trả tự do cho người chấp hành xong bản án, họ phát cho bộ đồ mới. Tôi từ chối nhận. Họ bảo anh nên mặc, chứ anh ra tù lại có quần ghi chữ phạm nhân thì kỳ lắm.

"Tôi trả lời có những người mặc bộ đồ mấy chục nghìn đô, đứng diễn đàn này nọ, rao giảng lòng yêu nước, nhưng họ là những phạm nhân đấy. Còn tôi thì không.”

Ông cho biết nhật ký của mình bị thu giữ.

“Khi ra tù, tôi có bốn quyển sổ nhật k‎ý mà họ cũng thu. Tôi hỏi họ căn cứ luật nào, họ không trả lời.

"Tôi ôm nhật ký vào bụng, bảo không trả, thế là mấy tay trong trại, mà chắc là công an, xông vào áp giải tôi lên xe.”

Ông nói thêm: “Tôi lên tiếng, muốn thể chế này tốt hơn, tại sao lại sợ hãi và bắt giam tôi?”

Theo ông Nhất, ông có thời gian ở trong tù cùng với blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), người gần đây được Việt Nam thả để sang Hoa Kỳ.

"Chúng tôi ví von ở tù, chúng mình chẳng có thông tin gì cả. Khi ra tù, ngạc nhiên lắm, và tôi vui mừng lắm.

"Vì có những chuyện hay như mong muốn của mình. Ngày xưa tôi nói nên có nhiều góc nhìn khác; bây giờ hình như nhiều lắm."

Theo BBC

Sửa bởi người viết 28/05/2015 lúc 08:34:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#6 Đã gửi : 28/05/2015 lúc 08:35:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lời Cảm Ơn Của Nhà Báo Trương Duy Nhất Sau Khi Ra Tù
UserPostedImage

Xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến các chính phủ, đại sứ, lãnh sự, các cá nhân và tổ chức văn bút, báo chí truyền thông, nhân quyền, các anh em bạn bè, bạn đọc đã quan tâm, động viên và lên tiếng ủng hộ, bảo vệ Trương Duy Nhất trong suốt hai năm qua.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tổ chức Phóng viên không biên giới đã phong tặng và vinh danh Trương Duy Nhất là một trong 100 “Anh hùng thông tin thế giới”. Tôi hiểu đây không chỉ là sự tôn vinh dành riêng cho Trương Duy Nhất hay bất cứ một cá nhân nào, mà đấy là sự vinh danh cho chức phận cao cả của những nhà báo trên khắp hành tinh này, nhất là với các quốc gia mà quyền con người, quyền dân chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc nói dân dã hơn là cái quyền được lên tiếng, được mở miệng còn nhiều hạn chế, ngăn trở. Đặc biệt hơn khi giá trị anh hùng này chính là sự khích lệ, thúc đẩy làm nảy sinh ngày càng nhiều hơn những anh hùng khác, những giá trị anh hùng khác, những góc nhìn khác, những tiếng nói khác, những sự lên tiếng khác. Đấy mới chính là giá trị anh hùng hơn cả những anh hùng.

Nếu ai đó, thế lực X nào đó nghĩ rằng tù ngục sẽ khuất phục, lung lạc, thậm chí có thể đánh gục được ý chí của một nhà báo như Trương Duy Nhất thì đó là suy nghĩ sai lầm và xuẩn ngốc. Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng.

Vì thế, bức thư cảm ơn này đồng thời cũng là bản thông điệp đầu tiên của Trương Duy Nhất sau khi ra tù.

Trân trọng.
TRƯƠNG DUY NHẤT,
Đà Nẵng 28- 5- 2015
Theo Blog Tễu
song  
#7 Đã gửi : 30/05/2015 lúc 08:22:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trương Duy Nhất: “Hãy lên tiếng!”

UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.

Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sau hai năm ngồi trong trại giam với bản án vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự vừa được trả tự do đã có những chia sẻ với Mặc Lâm về những trải nghiệm anh đã qua cũng như những gì mà anh tiếp tục làm trong tương lai mời quý vị theo dõi.

Ấn tượng về Anh Điếu Cày
Mặc Lâm: Mọi người đều biết anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã có thời gian bị giam chung với anh, anh có thể nói chút ít về ấn tượng của anh đối với anh Hải cũng nhưng kỷ niệm gì mà hai anh có với nhau trước khi anh Hải sang Mỹ được không ạ?

Trương Duy Nhất: Ấn tượng của tôi nhất về Điếu Cày thì đó là một con người bản lĩnh kiên cường, khó tìm một người nào có ý chí và bản lĩnh như anh Điếu Cày, khó lắm. Bởi vì tôi và anh Hải Điếu Cày ở hai phòng sát nhau, hai phòng có bức tường cao khoảng 3 hay 4 mét gì đó, họ cách ly hai phòng lại. Ban ngày khi mở cửa, tôi bị đau lưng trèo không được thì anh Hải ảnh trèo lên tường ngồi tâm sự với tôi. Anh em nói chuyện với nhau, tôi ngồi bên này còn ảnh ngồi bên đó. Ấn tượng ban đầu khi mới vào nhìn thấy anh tôi thương lắm. Người ốm khô ốm quắt da bụng nó như dính vào lưng, sợ thật. Trong đó chỉ có anh với tôi là hai người cương quyết nhất, mạnh bạo nhất đấu tranh với trại giam. Anh Hải là một người về mặt ý chí, bản lĩnh thì tôi cho rằng khó tìm ra một người như thế.

Mặc Lâm: Việc anh Hải bị mang ra thẳng phi trường để sang Hoa Kỳ có làm anh bất ngờ không? Sau khi anh Hải ra đi và một mình ở lại anh có cảm giác thế nào?

Trương Duy Nhất: Bất ngờ thì không bất ngờ lắm bởi vì việc anh Hải Điếu Cày ra trại sớm và đi Mỹ thì đã có thông tin trước đó mấy tháng kia, khi có một đoàn cán bộ an ninh vào làm việc. Anh Hải ảnh ra gặp ai, làm việc thế nào thì anh ấy đều kể hết cho tôi cũng như tôi ra thăm nuôi, làm việc với quản giáo thế nào thì tôi cũng kể hết cho anh Hải.


Cán bộ của Bộ Công an họ vào họ gặp anh Hải, họ gọi ra bảo bên Bộ Ngoại giao Mỹ có quan tâm đến vấn đề của anh và muốn anh định cư và sinh sống ở Mỹ, họ tác động để trả tự do cho anh. Anh Hải khi vào ảnh có trao đổi việc đó với tôi và hai anh em cũng bàn bạc thống nhất với nhiều ý cho nên đã chuẩn bị trước. Khi đi anh Hải cũng để lại tặng tôi rất nhiều vật dụng chăn màn quần áo, ngay cả cái bát ăn cơm, cái thìa uống cà phê anh Hải cũng để cho tôi. Hai anh em chuẩn bị trước đó cả hơn hai tháng rồi nên cũng không bất ngờ lắm, thứ nhất là mừng “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” mà.

Bởi vì chúng tôi ở hai phòng sát bên cho nên mỗi lần có những điều không nói được, vì không phải ai trong cái khu đó mình cũng có thể tâm sự được, nên khi anh Hải ảnh trèo lên tường thì tôi viết sẵn lời tâm sự để chia tay với anh ấy. Tôi đưa tờ giấy mà bây giờ thì anh cũng biết rồi đó, tôi nghĩ sau khi đọc xong thì anh ấy hủy nó đi, hóa ra khi tôi ra tù mới bữa hôm qua tôi mới biết là ổng đem tờ giấy đó qua tới bên Mỹ luôn. Tôi bảo là dù sao đi nữa “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” anh ra thì em mừng.

Mừng khi nghĩ lại khi anh đi rồi thì ngày nào cũng thế tôi gọi: “Này! lên đài!” lên đài tức là leo lên tường ngồi nói chuyện với tôi. Tôi nhớ mãi cái hình ảnh anh mặc quần đùi đưa xương sườn ngồi nói chuyện suốt với tôi. Anh Hải có tặng tôi một số bài thơ và một số giấy tờ ảnh ghi tặng cho tôi mà cuối cùng khi ra trại họ cũng thu hết. Không biết tại sao cái bài thơ của Điếu Cày mà họ cũng lấy?

Kêu gọi mọi người hãy lên tiếng
Mặc Lâm: Sau ba ngày tự do và có điều kiện để xem lại những thông tin mà anh không biết sau hai năm dài, sự kiện nào làm anh chú ý và suy nghĩ nhiều nhất?

Trương Duy Nhất: Cái tôi suy nghĩ nhiều nhất là sau hai năm tôi ở trong tù tôi ra thì tôi thấy xu hướng lên tiếng, như tôi kêu gọi là mọi người hãy lên tiếng mà! Một người lên tiếng như Trương Duy Nhất có thể nó cũng chưa là gì cả nhưng 10 người lên tiếng thì khác, 100 người lên tiếng, hàng nghìn người lên tiếng thì nó sẽ tạo những cơn dư chấn lớn hơn. Tôi thấy cái thay đổi rõ nhất mà cái này là chuyện đáng mừng đó là sự lên tiếng đặc biệt của tầng lớp trí thức, những người cầm bút, nó lan tỏa rộng hơn và thậm chí nó hình thành những phong trào mà tôi cho là nó tác động tạo những xoay chuyển sẽ là những xoay chuyển lớn.

Như anh Nguyên Ngọc thành lập hội văn bút độc lập, lại thêm cái hội nhà báo độc lập công khai, rồi tôi cũng bất ngờ, hơn hai mươi nhà văn xin ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam để viết văn cho nó tốt hơn, cho nó văn hơn! Câu chuyện đó cũng làm tôi hơi bất ngờ mà đó là bất ngờ thích thú.

Mặc Lâm: Anh từng nhiều lần khẳng định rằng việc làm của mình có mục đích khiến cho chế độ tốt hơn chứ không phải là đạp đổ nó. Với kinh nghiệm đau đớn sau hai năm trong nhà giam anh có thay đổi lập trường đó hay không?

Trương Duy Nhất: Lập trường này nó vẫn như thế anh à, nó vẫn như thế mà tôi cũng sẽ làm như thế. Quan điểm của tôi tôi đã nói hết trước phiên tòa rồi cũng như trong lời cảm ơn của tôi, cũng như trong cái bài phỏng vấn của RFA ngay sau khi tôi ra tù tôi cũng nói chuyện đó rồi. Cách làm của tôi cũng như quan điểm của tôi nó vẫn thế và tôi sẽ làm mãi như thế. Còn làm thế nào cho nó hiệu quả hơn thì phải tính. Tôi tin rằng bây giờ làm thì nó sẽ thuận lợi hơn. Sau hai năm tôi ra tù bây giờ tôi lên tiếng thì tôi thấy có nhiều người, nhiều cánh tay họ giơ lên cùng tôi hơn, nhiều người đứng bên tôi hơn. Cái đó là nguồn cổ vũ nó tác động cho mình mạnh mẽ hơn để có thể làm mình rút ra cái điều mình làm. Họ bắt nhốt mình hai năm tù mà nghĩ là lung lạc được ý chí của những người cầm bút như tôi là điều sai lầm. Ngược lại, đó là sự nung nấu ý chí, nung nấu ngòi bút của tôi.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

Trương Duy Nhất: Vâng cũng qua anh xin chân thành cảm ơn quý đài cũng như tất cả bạn đọc đã quan tâm đến tôi và câu chuyện của tôi trong suốt hai năm qua và tôi hy vọng sẽ còn tiếp tục vẫn còn quan tâm và ủng hộ sự lên tiếng của tôi trong thời gian tới.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.225 giây.