logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/05/2015 lúc 06:39:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Buổi giới thiệu hai tác phẩm mới của Giáo sư Đặng Phùng Quân ngày 17 tháng 5-2015 tại Viện Việt Học không thực sự là ra mắt sách. Nó phức tạp hơn những buổi giới thiệu sách trước đây. Cả ba diễn giả đều là các vị thầy đại học Miền Nam trước 1975, và mỗi người nói một đề tài riêng, tuy có chung lĩnh vực về những tàng ẩn triết lý trong văn chương. Ngôn ngữ đôi khi bí hiểm, trong lĩnh vực hiếm được đọc tới, cũng như khi nói về ẩn nghĩa của các tiểu thuyết, phim ảnh, và phê bình văn học.

Một điểm đặc biệt: nhiều cựu sinh viên Đại học Văn Khoa, nơi GS Đặng Phùng Quân và GS Nguyễn Văn Sâm giảng dạy trước 1975, dịp này đã tham dự, lắng nghe các thầy cũ nói chuyện, và cũng để hội ngộ – trong đó, có người từ San Diego lái xe lên Viện Việt Học ở Westminster.

Phần thứ 4 của buổi gặp gỡ thật tuyệt vời: nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt độc tấu Tây Ban Cầm, những nốt nhạc của anh làm cho buổi chiều thêm lắng đọng.

Hai tác phẩm được giới thiệu là: Đường Vào Văn Chương, Tập I và tập II.

GS Đặng Phùng Quân nói chuyện về đề tài Ứng dụng Thông Diễn Học vào Giải thích Văn chương, cũng có thể hiểu là Phê bình Lý trí Văn chương.


UserPostedImage
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm.

GS Nguyễn Văn Sâm nói chuyện về đề tài Văn Chương Và Triết Lý.

GS Đào Trung Đạo nói về tiểu thuyết gia Jean Echenoz tác giả của tiểu thuyết “Au Piano.”

Nghĩa là, ba vị giáo sư có ba bài thuyết trình với ba hướng riêng. Trong khi đó, MC Bùi Đường và MC Hoàng Anh đã điều hợp chương trình một cách xuất sắc, linh động.

Người đầu tiên nói chuyện là GS Nguyễn Văn Sâm, một kho tàng văn học chữ Nôm biết đi, cũng là một ngưới viết truyện ngắn cực kỳ xuất sắc.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng chữ triết lý đúng hơn là dùng chữ triết học, vì khi buông tập truyện của một nhà văn xuống, những gì độc giả thấy được sẽ là triết lý, một vài tư tưởng về cuộc đời mà tác giả gởi gấm xa gần.

Thí dụ, cuốn phim của Mỹ về một người sống 200 năm, anh là một robot vì không thể chết, thế nhưng khi anh thấy một cô gái, anh yêu cô gái và muốn được công nhận như là người, chứ không phải robot – cái giá là, người tất phải chết; và vì đời của một người máy không đáng sống, và anh khát khao yêu thương để chấp nhận chết.

GS Nguyễn Văn Sâm cũng nói về tiểu thuyết Ngư Ông Và Biển Cả của Hemingway với lão ngư ông vật lộn với con cá khổng lồ giữa đại dương sóng gió, để đưa cá vào bờ. Công trình nào của con người cũng tốn rất nhiều công sức nhưng kết quả là bất toàn, và không phải ai cũng nhận thấy công trình đó để xưng tụng, và khi người trên bờ thấy con cá khổng lồ chỉ còn là bộ xương, họ đã bỏ đi hết.

Hay như Truyện Kiều của Nguyễn Du, như khúc ngâm Cung Oán của Ôn Như Hầu, như Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn… là thân phận lưu lạc, hay bẽ bàng của người phụ nữ trong thời bình cũng như thời chiến. GS Nguyễn Văn Sâm cũng dẫn ra một truyện ngắn của John Updike về kỷ niệm Giáng sinh của một cậu bé, khi cha làm chức sắc một hãng phim, cậu bé nhận được vô số đồ chơi, chất đầy nhà, kể cả những thứ cậu bé không thích; khi cha không còn giữ chức lớn, cậu bé không được ai tặng quà gì nữa. Triết lý ở truyện này là con người ưa phò thịnh, chẳng ai phò suy. GS Nguyễn Văn Sâm cũng nói rằng có những truyện không có triết lý gì, nếu văn chương kém thì kể như quăng đi.

GS Sâm nói, theo kinh nghiệm đọc sách của Giáo sư, truyện không cần nhiều sự kiện, suy nghĩ của nhân vật là chánh, đọc xong ta thấy bàng hoàng, thấy nao nao, tự nhiên suy nghĩ về những tư tưởng ẩn tàng trong câu chuyện. GS Sâm nói: “Nói cách khác, độc giả trước và sau khi đọc quyển sách là hai người khác nhau; họ đã có thêm gì đó sinh ra từ tác phẩm.”

GS Sâm cũng dẫn ra bài thơ Thu Chí của Nguyễn Du:

Hữu hình đồ dịch dịch / Vô bịnh cố câu câu/ Hồi thủ Lam Giang phố/ Nhàn tâm tạ bạch âu.

Dịch: Mang hình hài là mang nỗi khổ, không bịnh mà cứ khom lưng. Nhìn quê nhà xa thẳm thẹn với cái lòng nhàn của chim bạch âu.

Triết lý nơi đây là: Làm quan như là nỗi nhục, trong khi đó thì mất đi sự nhàn, chẳng bằng con chim trời tự do bay lượn.

GS Sâm nói nhà văn phối hợp giữa hai thứ triết lý và văn chương sẽ dễ đi vào đường nghiên cứu văn chương, và “bạn tôi, nhà văn Đặng Phùng Quân thiên về triết lý. Ông viết gì? Sự thao thức băn khoăn về cuộc đời của những người sống trong thành thị thời chiến tranh, thấy cuộc sống mong manh nhưng không chán bỏ đời, vẫn đi trong lòng đời dầu là hờ hững. Sự bơ vơ của con người trí thức trước cuộc sống mà mình cho là vô nghĩa. Suy nghĩ của GS Quân đáng trân trọng.”

MC Bùi Đường vẫn trong cách giới thiệu rất bác học, đã đọc câu thơ Nguyễn Du khi nói về Từ Hải, “áo xiêm về với triều đình…” và hỏi rằng văn có nên tải đạo không… Dĩ nhiên, Bùi Đường độc thoại, vì không thấy tác giả Nguyễn Du trả lời MC Bùi Đường… Chỉ thấy GS Đặng Phùng Quân bắt đầu nói về Ứng Dụng Thông diễn học vào Nghiên cứu Văn chương.

Mở đầu, GS Quân nói trước kia vẫn thường lấy cớ ra mắt sách để lên San Jose thăm bạn cũ, nơi có các nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Huỳnh Phan Anh – những người một thời cùng sinh hoạt văn học trước 1975.

Chuyện Thông Diễn Học nghe phức tạp, theo lời GS Quân, nhưng chính Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng từng nói về đề tài “Thông Diễn Học Ứng Dụng Vào Nghiên Cứu Phật Giáo Tây Tạng” (Ghi chú: Thông Diễn Học, tức Hermeneutics, là các lý thuyết diễn dịch văn bản.) GS Quân nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã sử dụng Thông Diễn Học để nói về các kinh văn bản gốc, và các lựa chọn diễn dịch trong văn bản thuộc Trung Quán Luận hay Duy Thức Học. GS Quân nói rằng chúng ta đối diện Truyện Kiều của Nguyễn Dục, và sẽ có lưạ chọn: Đọc Truyện Kiều như Truyện Kiều hay như Truyện Kiều đã được lý giải?


UserPostedImage
Giáo sư Đặng Phùng Quân.

Câu hỏi nữa: độc giả Truyện Kiều ở thế hệ Nguyễn Du có khác độc giả Truyện Kiều bây giờ?

Đặc biệt, GS Đặng Phùng Quân nói về “một thảm họa thông diễn” trong một tác phẩm Anh ngữ gồm nhiều tác giả xuất bản năm 1981, chủ đề về văn chương và xã hội Đông Nam Á trong đó, người viết trong tuyển tập này là GS Nguyễn Đình Hòa, bác sĩ Nguyễn Trần Huân. GS Nguyễn Đình Hòa viết về văn học Hán-Nôm. Vấn đề là, theo GS Quân, trong khi Nguyễn Trần Huân (một bác sĩ ở Pháp) viết về văn học Việt Nam 1945-1973, trong đó, ghi sách tham khảo tới 39 cuốn sách nhưng lại chỉ có 4 cuốn của các tác giả Miền Nam, còn 35 cuốn khia là của các tác giả Miền Bắc trong đó có cuốn in năm 1977 về “Văn Học Miền Nam Dưới Chế Độ Mỹ Ngụy” của các tác giả Hà Nội. Thảm họa Thông diễn ở đây chính là: viết về văn học VN 1945-1973 nhưng lại trích dẫn một cuốn sách 1977 đầy ngôn ngữ đấu tố. Xin nhớ, lúc Nguyễn Trân Huân viết bài này là năm 1981, nghĩa là có nhiều thông tin, có nhiều tác phẩm hai miền dễ tìm đọc. Nhưng Nguyễn Trần Huân trong cuốn này đã giành nhiều trang (3 hay 4 trang) cho thơ Tố Hữu dịch sang Anh văn, Pháp văn, và gọi Tố Hữu là “nhà thơ vĩ đaị nhất của thi ca VN,” trong khi ông lại chụp mũ các nhà văn, nhà thơ Nhân Văn Giai Phẩm là “tay sai đế quốc…”

Văn học Miền Nam có gì? GS Đặng Phùng Quân hỏi, và nói trong một tác phẩm với những bài viết của nhiều tác giả quốc tế mà Nguyễn Trần Huân viết về văn học VN 1945-1973 nhưng lại không hề nhắc tới, thí dụ, một nhà văn nhà thơ nào trong Nhóm Sáng Tạo! Nguyễn Trần Huân chỉ đôi lần trích dẫn thơ Vũ Hoàng Chương.

GS Đặng Phùng Quân nêu câu hỏi, lúc đó là năm 1981, có phải Nguyễn Trần Huân là xu thời, hay là văn công?

GS Đặng Phùng Quân cũng nêu một số tác phẩm ảnh hưởng tới văn học Miền Nam trước 1975, như thuyết duy nhân, thuyết hiện sinh. GS Quân nói sự xuất hiện của Nhóm Sáng Tạo ở Miền Nam là một bước đi xa.

GS Quân cũng dẫn ra tiểu thuyết Tường (Le mur) của Jean-Paul Sartre, và nêu câu hỏi, có thể có trường hợp độc giả sẽ lãnh hội nhiều hơn tác giả? Trong quyển Situations I Sartre phê phán François Mauriac viết tiểu thuyết với vai trò chúa tể khi nhét vào nhân vật tiểu thuyết những lời lẽ, ý nghĩ của mình. Nhưng khi viết Le mur chính Sartre lại rơi vào lỗi lầm này.


UserPostedImage
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt.

Phần thứ 3 của chương trình là tiếng đàn của nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt… Những âm thanh từ đàn guitar rải vào một buổi chiều sâu lắng, nơi các nhà nghiên cứu văn học và triết lý đang trầm tư, lắng nghe… Phải chăng, những nốt nhạc của Nguyễn Đức Đạt cũng cần khả năng thông diễn từ người tri âm?

Nguyễn Đức Đạt đàn bản “Đời Phải Có Em” do anh sáng tác, tiếp theo, đàn ca khúc “Đoàn Người Lữ Thứ” của Lam Phương. Và rồi đàn ca bài thơ “Mây Vô Xứ” của Đào Trung Đạo do Nguyễn Đức Đạt phổ nhạc.


UserPostedImage
Giáo sư Đào Trung Đạo.

Một đề tài tiếp theo đã được GS Đào Trung Đạo trình bày, tập trung vào thế hệ nhà văn sau thế hệ Tiểu Thuyết Mới, trong đó, cụ thể là tập trung vào quyển “Au piano” của nhà văn Pháp Jean Echenoz vì quyển này tiêu biểu cho kỹ thuật viết tiểu thuyết của Jean Eschenoz nhất trong số 14 đầu sáhc của nhà văn này. GS Đào Trung Đạo giới thiệu hai tiểu thuyết của Jean Eschenoz ông cầm theo, “Au piano” và “Je men Vais.” Tiểu thuyết thứ nhì vừa nêu thắng giảỉ văn học Goncourt Prize năm 1999. GS Đạo nói rằng khi người ta đọc một trang, hai trang truyện của Jean Eschenoz là hầu như không thể buông sách xuống cho tới khi đọc hết. GS Đào Trung Đạo nói rằng chủ ý của tác giả không muốn ai tóm lược cốt truyện, mà chỉ muốn độc giả tham dự vào việc đọc cuốn tiểu thuyết. Trong “Au piano,” nhân vật chính tên là Max Delmarc, 50 tuổi, được tác giả mô tả như một nhạc sĩ trình diễn dương cầm nghiện rượu. Max nổi danh, nhưng lại chán việc trình diễn, khi trình diễn cùng dàn nhạc thường đàn mấy nốt đầu trật nhịp, nhưng không ai nhận ra, và sau vài nốt đầu tâm hồn Max bị những dòng nhạc cuốn đi. Max ở trên một căn nhà hai từng lầu ở Paris, tầng dưới là cô tình nhân tên Alice nhưng có khi Max lại nói với người khác Alice là em gái mình. Vấn đề là, độc giả phải đoán xem cô là tình nhân hay em gái của Max. Nhưng Max suốt đời chỉ mê đắm mơ tưởng tới cô bạn học ở Nhạc viện Toulouse là Rose… Trong buổi trình diễn cuối cho một hội từ thiện, đêm khuya Max đi về nhà và bị một bọn nhóc đè ra cướp tiền, khi còn do dự trong việc chống trả liền bị một tên nhóc cứa cổ họng. Câu hỏi nơi đây: Max chết, hay còn sống?


UserPostedImage
Khán giả trong hội trường Viện Việt Học.

Phần 2 cuốn “Au piano”, khởi đầu bằng chữ “Non.”

Có ai đó đã cứu anh, đưa anh vào một Trung tâm Chỉnh hình, chữa khỏi vết thương. Bệnh viện này y hệt như nơi của những người đã người chết, vì chung quanh anh là các nghệ sĩ đã quá cố. Y tá của anh là Doris Day, phu đẩy xe là Dean Martin…

Câu chuyện càng lúc càng phức tạp, tới Phần 3 Max được cho về đời thường ở Paris, gặp Rose, rồi Rose biến đi..

Độc giả bị lôi cuốn, không hiểu rằng Max sống hay chết, không hiểu rằng cô Rose chết hay sống… Họ lơ lửng giữa đời, và độc giả chỉ có cách đoán.

Độc giả có thể hỏi, rằng phảỉ chăng ranh giới giữa chết và sống rất mực mong manh…

Điều Jean Eschenoz muốn nói qua tiểu thuyết “Au piano” là: Max không chết cũng có nghĩa tiểu thuyết không chết.


UserPostedImage
Hình lưu niệm, từ phải: nhà thơ Lê Trung Khiêm, họa sĩ Nguyễn Hồi Thủ, họa sĩ Nguyễn Tam Dương, nhà văn Lê Lạc Giao, GS Đặng Phùng Quân, nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt, GS Đào Trung Đạo, Phùng Mạnh Tâm và Phan Tấn Hải.

Cần ghi nhận, sau buổi giới thiệu sách, là một bữa tiệc hội ngộ giữa quý Giáo sư và một số cựu sinh viên ĐH Văn Khoa. Bữa tiệc, có chai rượu do họa sĩ Nguyễn Tam Dương (cũng cựu SV/VK) mang lên từ San Diego. Có phải rượu là triết lý của cuộc đời, hay là một chất men thông diễn của phê bình văn chương, hay là những nốt đàn piano trật nhịp vọng lại từ một căn gác Paris?
Theo Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.