logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 13/06/2015 lúc 08:41:24(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Bà Hoa nhận bằng

Bằng tất cả nghị lực và sự đam mê, một người đàn bà gần 60 tuổi ngồi bán chuối ở chợ quê khiến mọi người kinh ngạc khi thấy hình ảnh bà khoác áo, đội mũ cử nhân nhận tấm bằng cử nhân luật ở trường Đại học Cần Thơ. Ít ai biết được rằng, để đi được đến chặng cuối con đường vươn tới tri thức, người đàn bà ấy cũng gặp lắm gian nan.
Đó là bà Phan Thị Kim Hoa, 55 tuổi cư ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, Thạnh Nhựt, tỉnh Tiền Giang, một người buôn bán chuối quen thuộc ở chợ Vĩnh Bình (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây) mấy chục năm qua. Mái tóc bạc bới gọn, nước da đen sạm rắn rõi, cử chỉ hoạt bát, lời nói khúc chiết, điểm nổi bật của bà là vầng trán cao biểu thị của một người trí tuệ.

Được hỏi động lực nào khiến bà có quyết tâm đi học lại, bà tâm sự bà muốn bổ túc kiến thức của mình bị thiệt thòi trong quá khứ. Bà Hoa cho biết, trước đây bà là nữ sinh trường Gia Long, sau năm 1975, bà Hoa theo gia đình về tỉnh Tiền Giang sinh sống.

Do đã tốt nghiệp cấp 3, bà được làm giáo viên mầm non ở huyện. Đến năm 1994, do kinh tế gia đình khó khăn nên bà đành nghỉ dạy, ra chợ buôn bán kiếm tiền phụ chồng nuôi con. Khi kinh tế gia đình tạm ổn định, bà quyết định học lại bằng tất cả sự đam mê.

Về lý do khiến bà quyết định tìm hiểu và học luật mà không phải ngành nào khác, bà Hoa chia sẻ: trong quá khứ, bà có người em trai tâm thần, đi lạc vào vườn người khác rồi bị đánh chết. Những người tham gia hành hung em bà sau đó đã bị tòa tuyên án. Tuy nhiên, bà cho rằng cái chết của em trai mình có nhiều uẩn khúc, kẻ sát nhân lại chưa bị hình phạt thích đáng. Chính vì vậy, một mặt bà Hoa gửi đơn khiếu nại, mặt khác bà tìm cách học luật.

Suốt 4 năm học là cả một quá trình chịu đựng gian khổ vì khi đó đã ngoài 50 tuổi. Mái tóc bạc trắng của bà nổi bật giữa mấy chục mái đầu xanh. Bà đã cố gắng hết sức, vượt qua tất cả những ánh mắt thiếu khuyến khích của một số người, và quý từng lời động viên của những ai hiếu học.

Mặc dù được con cái và nhiều người ủng hộ trong chuyện đi học, nhưng bà Hoa lại vấp phải sự phản đối của chồng. Ông cho rằng bà đã lớn tuổi, lại buôn bán vặt ở chợ thì học luật cũng chẳng để làm gì. Bà Hoa nhớ lại: "Lúc đó chồng tôi nói, cán bộ công chức họ học để lên lương, lên chức. Còn tôi quanh năm suốt tháng chỉ bán chuối, trứng vịt thì học lấy bằng về nhà xếp xó chứ chẳng giúp ích gì. Tuy nhiên, tôi có cái lý riêng của tôi.”

Gặp bà Hoa trong chợ, nhìn cảnh bà vừa bán hàng vừa đọc sách chăm chú, ai cũng phải ngưỡng mộ vì sự học của bà không phải để lấy cái danh hão. Bà thường nói: "Người nghèo không hiểu biết pháp luật khó đủ đường. Muốn viết cái đơn cũng phải thuê mướn thì nói gì đến đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho người. Tôi mơ ước học luật trước hết giúp mình sau đó mong mỏi giúp đỡ, tư vấn pháp luật cho người nghèo".

Được biết, vừa rồi bà Hoa đã ra tận Hà Nội để khiếu nại về vụ án của đứa em trai mình bị đánh chết. Bà hy vọng sắp tới vụ án sẽ đưa ra xét xử giám đốc thẩm, để lấy lại công bằng cho đứa em trai chết được yên lòng.

Đến với tri thức không bao giờ là muộn, nhất là cách sử dụng tri thức có được như bà Hoa thật đáng ngưỡng mộ
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.039 giây.