logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/02/2013 lúc 10:21:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Từ trái: Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Nick Snyder, Kathleen Peoples, Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại HCMC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và ứng viên giải Novel Hòa bình, hình chụp ngày 17/8/2012.
Hai nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam được nhiều người biết đến, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013.

Thư đề cử của hai nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith và Zoe Lofgren gửi Ủy ban Nobel Hòa Bình tại Na Uy nói hai nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động dân chủ, và cũng là tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam này tuy phải chịu sự đàn áp thường xuyên từ nhà cầm quyền, nhưng vẫn kiên định tiếp tục cổ xúy nhân quyền cho người dân Việt Nam bằng những cái giá mà bản thân họ phải trả.

Thư viết rằng Linh mục Lý trong 37 năm qua không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhiều lần bị nhà nước bỏ tù trong những điều kiện giam giữ nghiệt ngã. Vị linh mục 66 tuổi này đã bị tuyên án 4 lần với tổng cộng 53 năm tù đày và 10 năm quản chế.

Năm 2006, ông thành lập nhóm đấu tranh dân chủ tại Việt Nam lấy tên là Khối 8406 nhằm kết nối các nhà hoạt động trong và ngoài nước trong công cuộc cổ võ dân chủ-đa đảng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do lập hội cho người dân tại Việt Nam. Linh mục Lý là tác giả nhiều bài viết nói về dân chủ, nhân quyền, và cũng là người đồng sáng lập Đảng Thăng tiến Việt Nam.
UserPostedImage
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung thuộc Tòa Tổng giám mục Huế (ảnh chụp ngày 15/3/2010).Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu
Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu.

Phiên xử ông cuối tháng 3 năm 2007 bị công luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt sau khi bức hình chụp cảnh ông bị một nhân viên an ninh bịt miệng ngay trước vành móng ngựa được phổ biến ra thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ vào giữa tháng 3 năm 2010 ngay khi bước chân ra khỏi trại giam với lệnh hoãn thi hành án trong 1 năm vì lý do sức khỏe, linh mục Nguyễn Văn Lý khẳng định tù tội không làm ông nao núng trong lý tưởng đấu tranh đòi dân chủ cho người dân Việt Nam vì, theo ông, đó là “cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính”.

Linh mục Lý nói: “Tôi không nhận bản án. Tôi cũng không coi mình là phạm nhân mà luôn luôn coi mình là tù nhân lương tâm. Tôi coi bản án đó là thiếu văn minh, trái với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký. Những người đấu tranh bất bạo động càng ở tù thì càng mạnh hơn. Đối phương càng bắt bớ thì càng yếu hơn. Chuyện tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính thôi.”

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ năm nay 84 tuổi là nhà hoạt động lâu năm và là một học giả tôn giáo được kính trọng. Ngài lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận trong hơn 37 năm qua. Ngài đã trải qua nhiều chục năm bị giam cầm vì hoạt động dân chủ ôn hòa, kêu gọi nhân quyền và đa đảng tại Việt Nam.
Năm 2001, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đưa ra lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam với một chương trình 8 điểm thực hiện tiến trình dân chủ hoá Việt Nam một cách ôn hòa. Vì lời kêu gọi này, Ngài bị nhà cầm quyền ra lệnh quản thúc 2 năm mà không qua xét xử. Kể từ năm 2003 tới nay, Ngài bị đưa về quản thúc tại Thanh Minh thiền viện dù không có án lệnh.

Thư của hai nghị sĩ Mỹ đề cử Giải Nobel Hòa Bình cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý nói trao giải thưởng cao quý cho hai nhân vật này là một sự ghi nhận quan trọng rằng các nhân quyền căn bản có giá trị toàn cầu mà tất cả các chính phủ buộc phải tôn trọng.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Mỹ, Freedom Now, lên tiếng hoan nghênh sự đề cử này, nói rằng các hoạt động chính đáng của hai nhân vật bất đồng chính kiến vừa kể nên được vinh danh thay vì bị trừng trị. Freedom Now đồng thời kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho hai vị lãnh đạo tinh thần.

Cùng lúc đó, Tổ chức Đoàn Kết Thiên Chúa giáo Toàn cầu nói họ hy vọng đề cử này sẽ khiến thế giới chú ý hơn tới tình trạng đàn áp tôn giáo đối với giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam ngày nay.

Kết quả Giải Nobel Hòa Bình 2013 sẽ chính thức được công bố vào tháng 10 năm nay.
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.042 giây.