logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/06/2015 lúc 08:26:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Phóng viên Hòa Ái (bìa phải) trao đổi cùng ông Lê Phú Hữu, đến từ bang Texas và cô Đinh Ngọc Tuyết, đến từ bang Kentucky tại trụ sở RFA hôm 19/6/2015.

Cuộc tổng vận động cho VN diễn ra tại thủ đô Washington DC từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6. Vào sáng thứ Sáu, 19 tháng 6, tại văn phòng đài ACTD, Hòa Ái được dịp đón tiếp và trao đổi với 2 trong số hàng trăm người Việt quy tụ về đây trong lần vận động này, đó là ông Lê Phú Hữu, đến từ bang Texas và cô Đinh Ngọc Tuyết, đến từ bang Kentucky.

Tự do tôn giáo là điều kiện trong Hiệp định TPP
Hòa Ái: Xin phép được chào ông Lê Phú Hữu và cô Đinh Ngọc Tuyết. Trước tiên, câu hỏi xin dành cho cô Ngọc Tuyết, được biết cô là một trong những người về thủ đô Washington DC hàng năm để vận động cho VN thì kết quả của cuộc vận động lần này có sự khác biệt so với những lần trước như thế nào, thưa cô?
UserPostedImage
Các vị đại biểu trong cuộc vận động tự do tôn giáo và nhân quyền cho VN diễn ra tại thủ đô Washington DC từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6. RFA PHOTO.

Đinh Ngọc Tuyết: Tôi thấy trong lần vận động này đồng bào của mình rất có ý thức về Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP. Ở Hạ Viện và Thượng Viện lúc nào họ cũng nhắc đến vấn đề đó. Khi tất cả các phái đoàn đến nói chuyện với các vị Dân biểu và các vị Thượng Nghị sĩ thì họ đã biết nhiều về vấn đề TPP và TPA, nhất là ngày hôm qua họ đã bỏ phiếu để thông qua TPA. Đây là luật để trao quyền cho Tổng thống có thể đàm phán nhanh. Điều Ngọc Tuyết thấy có một kết quả khả quan vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Quốc hội Hoa Kỳ mà chúng ta có thể cài vào được một tu chính án do Thượng Nghị sĩ James Lankford của bang Oklahoma. Do một số anh em, nhất là anh Phạm Hữu Quang đã dẫn đầu 1 phái đoàn người Việt tại Oklahoma làm việc rất sát với vị Thượng Nghị sĩ này và Thượng Nghị sĩ này đã đưa được vào chính thức tu chính án để chúng ta để chúng ta có thể chắc chắn rằng tự do tôn giáo phải là một là 1 điều kiện tiên quyết trong Hiệp định TPP.

Tình hình đạo sự chưa được tiến bộ
Tình hình đạo sự chưa được tiến bộ
Hòa Ái: Thưa ông Lê Phú Hữu, Hòa Ái được biết lịch trịch chiều nay ông cùng nhiều người Việt khác đến gặp Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì chiều hôm nay, ông sẽ trình bày với họ điều gì?

Lê Phú Hữu: Kính thưa quý khan thính giả đài ACTD, năm nay sẽ nhắc nhở lại và lưu ý những hiện tượng mặc dù có sự nhắc nhở của LHQ, của Hoa Kỳ nhưng VN vẫn còn vi phạm. Chẳng hạn như trong cuộc sinh hoạt tôn giáo tháng 4 vừa rồi thì Hội đồng Chưởng quản, công cụ của Đảng Cộng sản đã dung phương pháp đàn áp đối với những người đấu tranh đòi quyền độc lập, bảo tồn chánh pháp chuyên chính của đạo. Đó là mục đích của chúng tôi sẽ thông báo cho toàn thể nhơn sanh cũng như khán thính giả của đài ACTD trên thế giới biết được tình hình đạo sự chưa được tiến bộ.

Hòa Ái: Được biết ông cũng là một trong những người tham gia nhiều lần trong những cuộc vận động cho VN trong các năm qua, ông nhận thấy chính giới Hoa Kỳ có lắng nghe tiếng nói của cộng đồng VN hay không?
Lê Phú Hữu: Qua quá trình trước năm 2012 chúng tôi cũng đã từng đến Washington DC để đi đấu tranh. Tuy nhiên sau thời gian từ năm 2012 có một sự phối hợp giữa tôn giáo nói chung và Cao Đài nói riêng đối với BPSOS thì chúng tôi thấy có một sự tiến bộ về nhân lựu tuổi trẻ và kết quả của cuộc vận động ảnh hưởng đến Quốc hội cũng như Bộ Ngoại Giao, bên Hành Pháp. Đó là điều chúng tôi rất vui mừng, nhất là tuổi trẻ càng ngày càng tích cực đóng góp vào vận mạng để mang lại sự tụ do, độc lập và nhân quyền, tín ngưỡng cho VN.

Hòa Ái: Thưa cô Ngọc Tuyết, như ông Lê Phú Hữu nhấn mạnh đến giới trẻ, chắc là cô thuộc thế hệ 1.5, xin cô chia sẻ vì sao riêng bản thân cô cũng như những người trẻ lại nhiệt tình để tham gia vào các cuộc vận động cho VN như vậy?

Đinh Ngọc Tuyết: Tôi nghĩ rằng 40 năm đã trôi qua và thế hệ thứ nhất là thế hệ của cha mẹ và ông bà của mình đã tới ngày lớn tuổi. 40 năm nay đất nước chìm ngập trong sự đàn áp của Đảng CSVN và tôi thấy đất nước VN đi xuống, đạo đức suy đồi. Chính vì thế tuổi trẻ ngày hôm nay, nhất là thế hệ trẻ 1.5, thế hệ của Ngọc Tuyết đây, có thể là thế hệ gạch nối giữa thế hệ cha ông thứ nhất và thế hệ sinh sinh trưởng ở Mỹ, thế hệ thứ 2 như thế hệ con của Ngọc Tuyết. Thế hệ thứ 2 rất giỏi về tiếng Anh và họ tham gia nhiều vào dòng chính của Mỹ nhưng sự nối kết của họ với nguồn gốc VN và với người VN của mình thì chưa được liên kết mạnh.

Cho nên trách nhiệm của thế hệ 1.5 là làm cầu nối. Vì thế hệ 1.5 có thể nói thông thạo cả 2 thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Anh, có thể giúp nối được nhịp cầu để tre già măng mọc. Thế hệ thứ nhất đã lớn tuổi, họ có những kinh nghiệm có thể truyền lại nhưng họ không còn sự nhiệt huyết và năng lực để tiếp tục làm việc thì thế hệ 1.5 sẽ tiếp tục gánh vác những trách nhiệm đó và truyền lại những kinh nghiệm quý báu từ thế hệ thứ nhất và từ đó hình thành 1 cộng đồng làm việc chung với nhau để giúp thay đổi tiến trình, mang lại tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và quyền làm người, quyền con người và nhất là đem luồn gió tự do dân chủ về cho đất nước VN, nơi đồng bào chúng ta đang còn sống rất đau khổ dưới chế độ Cộng sản.

Hòa Ái: Xin cảm ơn thời gian của 2 vị đã đến đài và chia sẻ cùng với quý khán thính giả của đài ACTD.


Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 22/06/2015 lúc 06:31:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đêm Thắp nến vì tự do cho các tù nhân lương tâm

UserPostedImage
Chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho VN”. nhanquyen2015.net

Chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho VN” được phát động rộng rãi trong và ngoài nước nhằm kêu gọi mau chóng trả tự do cho những tù nhân lương tâm như Tạ Phong Tần, cha Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức...hiện đang phải chịu cảnh lao tù vì cuộc đấu tranh cho tự cho, dân chủ. Đêm thắp nến tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon vào đêm Thứ Bảy 19 tháng Sáu vừa qua là bước thứ hai của chiến dịch này. Đây là hoạt động do Ban chấp hành cộng đồng VIệt Nam Oregon với sự cộng tác của nhóm yểm trợ dân chủ cho Việt Nam và các đoàn thể trong cộng đồng tổ chức.

Khoảng 100 người của cộng đồng Tây Bắc đã có mặt tại Portland để cùng tham dự đêm thắp nến cầu nguyện cho nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ông Nguyễn Tiến Dũng, một thành viên trong ban tổ chức cho biết mục đích là hỗ trợ tinh thần và đáp ứng bước thức thứ hai của chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho Việt Nam.” Ông nói:

“Từ lúc hoạch định tổ chức cho đến lúc thực hiện chỉ là 1 tuần lễ nên cũng không có phổ biến ra ngoài nhiều. Mục đích của mình là tập trung 1 số đồng bào tỵ nạn cộng sản mà người ta có thể đến được cùng với những quí vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo tại địa phương để thắp nến nguyện cầu cho các tù nhân lương tâm, bày tỏ quan tâm lo lắng của mình cũng như mong muốn, yêu cầu nhà cầm quyền CS VN phải trả tự do cho các nhân vật có bản án rất bất công nặng nề như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần.”

Buổi thắp nến cầu nguyện diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ với sự tham dự của các vị tu sĩ Phật giáo, Công giáo, Tinh Lành, Hoà Hảo, và đông dủ các hội đoàn của địa phương.

Linh mục Phero Nguyễn Văn Khải đến từ Rome, trong chuyến đi giảng tĩnh tân ở nhà thờ các thánh tử đạo đã có mặt trong buổi thắp nến cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trong nhà tù cộng sản, linh mục cho biết tâm niện của ông khi đến buổi cầu nguyện thắp nến này:
“ Tôi đến tham dự cùng với mọi người cùng với các thầy bên Phật giáo, các mục sư bên Tin lành và các vị chức sắc của Cao Đài. Những tù nhân lương tâm ở VN là những con người ưu tú của dân tộc, đấy là tinh hoa của dân tộc, đấy là những con người rất can đảm. Bởi sự dấn thân của họ cho dân tộc, cho đất nước, cho dân chủ, tự do, họ đã bị nhà cầm quyền cộng sản bắt bớ giam cầm rất bất công. Tôi thấy mình phải có bổn phận phải cầu nguyện cho họ. Tôi thấy mình phải có bổn phận lên tiếng thay cho họ. Và tôi thấy đó là đòi buộc của lẽ công bằng, tình bác ái, tình yêu thương. Với tư cách là 1 linh mục thì tôi không thể ngồi yên khi thấy những người con của dân tộc VN mà tôi nói tinh hoa nhất đấy, mà họ cũng là bạn bè của tôi mà họ dấn thân vì nghĩa mà bị bắt bớ giam cầm kết án bất công như vậy được. cho nên tôi không làm được gì thì ít nhất tôi cũng phải có cầu nguyện cho họ và lên tiếng thay cho họ.”
UserPostedImage
Đêm thắp nến tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon vào đêm Thứ Bảy 19 tháng 6, 2015 (minh họa)


Vài ngày trước đó, nhà báo Điếu Cày của Câu lạc bộ nhà báo tự do, tức tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải cũng có buổi gặp gỡ các đại biểu quốc hội tại buổi điều trần ở Washington D.C. Ông cho biết mình đã đưa ra hai vấn đề chính, là tự do báo chí, tự do ngôn luận và thúc đẩy trả tự do cho các tù nhân lương tâm trong nước Bản thân Điếu Cày cũng là một nhà đấu tranh dân chủ, một tù nhân chính trị đã đi qua 11 nhà tù trong 6 năm nên ông rất hiểu rõ tình trạng trong các nhà tù đó. Cho nên điều ông muốn khi đến buổi điều trần là:

“Tôi muốn làm rõ với các quí vị trong quốc hội Hoa Kỳ là chính quyền VN vi phạm nhân quyền 1 cách có hệ thống bằng cách ban hành hẳn 1 thông tư 37 của bộ công an về phân loại giam giữ. Và bằng thông tư này họ xây dựng hàng loạt những nhà tù trong nhà tù và hình thức giam giữ này không được ban hành trong luật.”

Thêm nữa, ông nói rằng ông muốn chuyển đến các quí vị đại biểu quốc hội một vấn đề:

“Họ không nên nhìn vào luật, vào hiến pháp của Việt Nam để biêt rằng dân VN có quyền gì. Mà thực tế, họ phải biết rằng những cái văn bản dưới luật mà VN ban hành đang tước đoạt những quyền đã được ghi trong luật và chỉ những văn bản dưới luật đó được thực hiện trong các nhà tù của Việt Nam.”

Đây là tình trạng vi phạm nhân quyền 1 cách có hệ thống của chính quyền, có mục đích, có chủ ý.

Ông Hải cũng cho biết ông có đưa ra một danh sách các tù nhân cần được hỗ trợ khẩn cấp, và trong đó có Tạ Phong Tần.

“Trong lúc thảo luận các vị đại biểu quốc hội cũng có hỏi về những trường hợp cụ thể bị trả thù trong nhà giam hay không thì tôi có đưa ra 2 trường hợp, là trường hợp của chính tôi bị giam riêng 3 tháng, đưa vào phòng biệt giam và trường hợp của Tạ Phong Tần bị giam riêng nhiều tháng rồi. Mà hình thức giam riêng này hoàn toàn không được thể hiện trong luật.”

Chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho Việt Nam” sẽ còn lan rộng ở khắp các nơi trên thế giới để cùng kêu gọi cho nhân quyền dân chủ ở Việt Nam. Và đặc biệt, kêu gọi trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm bất công và trái pháp luật.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.