logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/06/2015 lúc 07:15:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lá cờ của quân đội miền Nam thời nội chiến Mỹ bay gần tòa nhà quốc hội của bang South Carolina ở Columbia, South Carolina, 19/6/2015.

WASHINGTON—
Những lời kêu gọi bãi bỏ lá cờ của quân đội miền nam thời nội chiến Mỹ ra khỏi những nơi công cộng đã lan từ tiểu bang South Carolina qua các tiểu bang miền nam khác ở Hoa Kỳ sau khi xảy ra những vụ giết người vì động cơ chủng tộc, trong đó chín người đã thiệt mạng tại một nhà thờ của người Mỹ da đen. Nhiều cửa hàng bán lẻ đã loan báo các kế hoạch ngưng bán cờ quân đội miền nam và các sản phẩm có in hình cờ. Các nhà lập pháp tiểu bang South Carolina đã thực hiện một bước đầu hướng tới việc dẹp bỏ lá cờ gây tranh cãi này ra khỏi khuôn viên quốc hội tiểu bang ở Columbia.

Hàng trăm người biểu tình tụ tập ở thủ phủ Columbia của tiểu bang South Carolina hôm thứ Ba để yêu cầu hạ lá cờ trận của quân đội miền nam thời nội chiến Mỹ. Các nhà lập pháp tiểu bang quyết định đưa vấn đề ra tranh luận. Một số thừa nhận rằng lá cờ đã là biểu hiệu của sự chia rẽ chủng tộc hơn là biểu hiệu cho lịch sử và di sản của South Carolina.
Thượng nghị sĩ tiểu bang South Carolina Tom Davis nói: “Quả thực là có những người khác, những nhóm hận thù đã dùng lá cờ trận này như một biểu hiệu cho lòng thù hận của họ.”

Hình ảnh nghi can giết hại chín người Mỹ gốc Phi châu hồi tuần trước ở Charleston, tiểu bang South Carolina, cho thấy anh ta phất lá cờ quân đội miền Nam này. Một số nhà lập pháp ở Mississippi đã nêu vấn đề lá cờ tiểu bang miền nam này với biểu hiệu của quân đội miền nam trên đó.

Dân biểu tiểu bang Mississippi Earl Banks nói:

“Mọi người dùng lá cờ này làm biểu tượng cho sự hận thù và không nên để lá cờ đó là một phần của lá cờ tiểu bang Mississippi.”

Nhiều cửa hàng bán lẻ lớn của Hoa Kỳ đã thông báo hôm thứ Ba rằng họ sẽ ngưng bán những lá cờ quân đội miền nam và những vật lưu niệm có hình ảnh lá cờ ấy. Bà Hillary Clinton, ứng cử viên hy vọng được đảng dân chủ đề cử ra tranh chức tổng thống hoan nghênh quyết định ấy.

Bà Clinton nói: “Tôi cũng ca ngợi WalMart về quyết định bãi bỏ mọi sản phẩm dùng lá cờ đó. Hôm nay, Amazon, eBay và Sears cũng theo gương và tôi kêu gọi tất cả các cửa hàng bán lẻ cũng làm như thế.”

Phát biểu tại một nhà thờ chủ yếu của người da đen trong cuộc tụ tập vận động của bà ở tiểu bang Missouri, bà Clinton nói sự bất dung chấp chủng tộc vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và các chính sách không thôi sẽ không chấm dứt được việc ấy. Bà kêu gọi đối thoại cởi mở về vấn đề này:

“Chúng ta cần phải đối đầu với những thành kiến sâu xa vẫn còn sống bên trong quá nhiều người chúng ta. Và đó là điều khó nói đến và thành thật mà nói, tôi nghĩ đại đa số chúng ta khó mà qua được một cuộc trắc nghiệm nói thật nếu được hỏi. Chúng ta sẽ nói là, ‘dĩ nhiên là không, tôi không có thành kiến gì, nhưng thực ra là chúng ta có.”

Tổng thống Barack Obama sẽ đọc bài điếu văn vào ngày thứ Sáu tại tang lễ Linh mục Clementa Pinckney, một trong chín nạn nhân của vụ nổ súng ở nhà thờ.
Theo vOA
song  
#2 Đã gửi : 24/06/2015 lúc 07:18:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều công ty bán lẻ ngưng bán sản phẩm in hình lá cờ gây chia rẽ

UserPostedImage
Những miếng giấy dán hình cờ Liên minh miền Nam được trưng bày ở Little Rock, bang Arkansas, 23/6/2015

Một số doanh nghiệp bán lẻ và những website thương mại điện tử lớn nhất thế giới đang rút lại những sản phẩm có in hình cờ Liên minh miền Nam (Confederacy) trong cuộc nội chiến Mỹ, trong khi một số nhà lập pháp có tiếng ở một số bang đang kêu gọi loại bỏ những biểu tượng liên quan đến Liên minh miền Nam sau vụ xả súng hồi tuần trước tại một nhà thờ lịch sử của người da đen ở bang South Carolina.

Hãng tin Reuters dẫn lời một phát ngôn viên công ty Alibaba của Trung Quốc hôm thứ Tư nói rằng công ty sẽ thu hồi những sản phẩm có in hình cờ Liên minh miền Nam.

Động thái này theo sau loan báo của những đối thủ cạnh tranh của công ty ở Mỹ như Amazon, Google, eBay, Wal-Mart và Sears. Những công ty này nói rằng họ cũng sẽ không bán những sản phẩm có in lá cờ này nữa.

South Carolina đã tập trung trở lại vào nỗ lực tháo bỏ lá cờ này, ban đầu đại diện cho liên minh những bang ở miền Nam của Mỹ ly khai trong cuộc nội chiến của nước này vào năm 1861, và sau đó là biểu tượng của những người phản đối phong trào dân quyền một thế kỷ sau đó.

South Carolina là bang đầu tiên ly khai, và lá cờ này đã bay trên tòa nhà lập pháp của bang từ năm 1962 cho đến năm 2000 khi nó bị tháo xuống dưới áp lực đưa đến một nơi khác. Các nhà lập pháp của bang hôm thứ Ba đã bỏ phiếu để xem xét tháo bỏ hoàn toàn lá cờ này sau lời kêu gọi của Thống đốc Nikki Haley, người đã nói rằng dù nhiều người tôn vinh lá cờ, song những người khác xem nó như là một lời nhắc nhở về một "quá khứ áp bức tàn bạo."

Nghi can trong vụ nổ súng tuần trước tại nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal ở Charleston làm chín người thiệt mạng đã xuất hiện trong những bức hình cho thấy anh ta cầm lá cờ này.

Những vụ bắn giết cũng khiến những bang khác nhìn nhận lại mối quan hệ của họ với những biểu tượng liên quan đến Liên minh miền Nam. Những di sản mà cuộc chiến chia cắt đất nước này để lại bao gồm những bức tượng bên trong những tòa nhà lập pháp, những biển số xe mà người dân có thể mua và trên đó có gắn những biểu tượng, cũng như rất nhiều những con đường và trường học được đặt theo tên của những vị tướng và chính trị gia từ Liên minh miền Nam.

Lá cờ của bang Mississippi bao gồm biểu tượng Liên minh miền Nam ở phía góc trái bên trên và chủ tịch hạ viện của bang này đang kêu gọi xóa bỏ biểu tượng này. Còn tại Virginia, Thống đốc Terry McAuliffe ra lệnh tất cả các biển số xe có cờ Liên minh miền Nam đều phải đổi.

Trong khi đó ở Tennessee, các nhà lập pháp nói rằng họ không còn muốn bức tượng bán thân của vị tướng Liên minh miền Nam kiêm nhà lãnh đạo nhóm theo chủ trương ưu thế người da trắng Nathan Bedford ở bên trong tòa nhà thượng viện của bang. Thượng nghị sĩ bang Kentucky Mitch McConnell cũng kêu gọi bức tượng Chủ tịch Liên minh miền Nam Jefferson Davis cần được mang đi khỏi tòa nhà lập pháp của bang.

Những người dân ở bang South Carolina và các bang khác muốn tiếp tục treo lá cờ nói rằng lá cờ này có ý nghĩa lịch sử, niềm tự hào, và di sản gia đình, chứ không gắn liền với vấn đề nô lệ, một trong những nhân tố châm ngòi cho cuộc Nội chiến. Họ lên án những kẻ phân biệt chủng tộc đã làm hỏng ý nghĩa lá cờ, biến nó trở thành một biểu tượng của lòng căm thù.

Còn những người muốn bỏ lá cờ này nói rằng không ai có thể chối bỏ thực tế là lá cờ này đã từng là biểu tượng của cuộc chiến ủng hộ việc hợp pháp chế độ nô lệ và là một lời nhắc nhở liên tục về chủ trương ưu thế của người da trắng.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.