logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/07/2015 lúc 08:10:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 7/7/2015.

Hoa Kỳ và Việt Nam đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung trong cuộc gặp lịch sử giữa Tổng Thống Mỹ và Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiều ngày 7/7, Tòa Bạch Ốc ra thông cáo về văn kiện này, ghi nhận những phát triển tích cực và có thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua, đơn cử một số thành quả trong đó có việc Hà Nội thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt; Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương, việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng..

Hướng tới tương lai, hai nước khẳng định sẽ xây dựng hơn nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện mà Tổng Thống Obama đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, giữa lúc hai nước tái khẳng định sẽ tiếp tục thắt chặt và đào sâu mối quan hệ bền vững, có thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Hai bên cam kết thúc đẩy lợi ích chung và tăng cường hợp tác song phương và đa phương, vì lợi ích nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực Á Châu-Thái Bình Dương và thế giới.

Về vấn đề nhân quyền, Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đồng thời duy trì đối thoại nhằm thu hẹp những khác biệt quan điểm trong lĩnh vực này.

Những lĩnh vực hợp tác khác được đề cập tới gồm hợp tác giáo dục thông qua các tổ chức như Trường Đại học Fulbright Việt Nam, và các quan hệ đối tác với các đại học khác, cũng như sự giao lưu giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam.

Về các vấn đề khu vực và toàn cầu, 2 nước cam kết thúc đẩy hợp tác hướng tới phát triển bền vững, giải quyết các mối đe dọa an ninh, kể cả thiên tai, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã, và các trận đại dịch. Về vấn đề Biển Đông. Việt Nam và Hoa Kỳ nhấn mạnh nhu cầu cần bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, kiềm chế các hành động làm tăng căng thẳng, bảo đảm luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, đồng thời phản đối các hành vi trấn áp, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước tái khẳng định các tranh chấp biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và cùng lúc đẩy mạnh các nỗ lực nhằm đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hãng tin Reuters hôm 8/7 tường thuật, chuyến đi Mỹ của ông Trọng diễn ra sau khi Hoa Kỳ tăng cường các nỗ lực ngoại giao, ve vãn Hà Nội trong năm qua, tiếp theo sau vụ bùng nổ cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Năm năm 2014.

Thừa nhận quan tâm của Việt Nam về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhà lãnh đạo Mỹ nói cuộc tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Ông Obama nói “mục đích là để đảm bảo sự thịnh vượng và quyền tự do hàng hải, là yếu tố mà cho tới nay đã giúp đem lại bước tiến khổng lồ trong phát triển kinh tế, vẫn sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho khu vực trong nhiều thập niên tới”.

Theo White House Press Office, Reuters, AP.

______________________________
Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt – Mỹ
UserPostedImage
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC. AFP

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một số Hiệp định và Thỏa thuận trong chuyến viếng thăm chính thức của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Việt Nam thỏa thuận cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến ngày 7/7/2015 sau khi Tổng thống Barack Obama hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.

Hiệp định và Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ gồm các vấn đề: tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;

Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn nói rằng, hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.

Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.

Liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho thấy là Việt-Mỹ sẽ còn tiếp tục đàm phán, đặc biệt về các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Ngoài ra Nhà Trắng ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam trong việc mong muốn đạt được qui chế kinh tế thị trường.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 08/07/2015 lúc 08:12:12(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 08/07/2015 lúc 08:18:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Toàn văn Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ
Nhận lời mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lịch sử tới Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong chuyến thăm, đã có cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 7/7/2015, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung.


Việt Nam và Hoa Kỳ ghi nhận những phát triển tích cực và thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sự phát triển trong hợp tác kinh tế và thương mại, hợp tác trong việc xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh cũng như trong khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh, quyền con người và tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trên những vấn đề cùng quan tâm.


Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa kể từ khi xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2013. Đặc biệt, thương mại và đầu tư song phương tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng; Hiệp định “123” về Hợp tác Sử dụng Năng lượng Hạt nhân vì mục đích hòa bình đã có hiệu lực; Việt Nam đã thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí hủy diệt; Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương; Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng được ký kết; hợp tác trong các vấn đề khu vực và đa phương được tăng cường. Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và các viện của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ của Hoa Kỳ cũng đã lần đầu tiên tiến hành các hoạt động đối thoại và trao đổi, như đã đề ra trong quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013.


Đạt được những kết quả trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ chính là nhờ hai bên đã cùng có những nỗ lực mang tính xây dựng nhằm vượt lên quá khứ, khắc phục khác biệt và thúc đẩy những lợi ích chung hướng tới tương lai.


Tầm nhìn cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: Làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài


Hướng tới tương lai quan hệ song phương và phát huy quan hệ Đối tác Toàn diện, hai nước khẳng định tiếp tục triển khai quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.


Hai bên cam kết thúc đẩy tối đa lợi ích chung và sự hợp tác ở cấp độ song phương và đa phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.


Việc tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao, tăng cường trao đổi cấp cao và mở rộng tham vấn song phương nhằm tiếp tục xây dựng lòng tin và gia tăng hợp tác vẫn là ưu tiên đối với cả Việt Nam và Hoa Kỳ, tương tự như việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, làm sâu sắc hợp tác trong khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường và thực thi luật pháp.


Hai nước ghi nhận thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều đóng góp của họ đối với sự phát triển của Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như đối với mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.


Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, như đã được đề cập trong Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ.


Hai nước nhấn mạnh cam kết phối hợp trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, hợp tác an ninh hàng hải, nhận thức trong lĩnh vực hàng hải, thương mại quốc phòng và chia sẻ thông tin, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và trao đổi công nghệ quốc phòng.


Hai nước hoan nghênh những nỗ lực chung nhằm xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh, bao gồm nhiệm vụ nhân đạo tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA), rà phá vật liệu chưa nổ, tẩy rửa chất độc điôxin và hỗ trợ hơn nữa đối với các nỗ lực nhân đạo này.


Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.


Hai nước quyết tâm thực hiện một Hiệp định TPP có chất lượng cao, cân bằng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và tạo nên một khuôn khổ mới, lâu dài và cùng có lợi cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế khu vực và đóng góp vào hợp tác và thịnh vượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế và tái khẳng định tiếp tục ủng hộ và tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường.


Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.


Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.


Hoa Kỳ hoan nghênh những nỗ lực hiện nay của Việt Nam hài hòa hóa luật với Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế mà Việt Nam thực hiện nhằm phát triển toàn diện đất nước, kể cả trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản.


Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước về chống Tra tấn và các Hình thức Đối xử hoặc Trừng phạt Tàn bạo, Vô nhân đạo hoặc Hạ nhục Con người và Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, và hai nước mong muốn thúc đẩy hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực này.


Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy hợp tác giáo dục, bao gồm hợp tác thông qua những tổ chức như Trường Đại học Fulbright Việt Nam và các quan hệ đối tác giáo dục đại học khác cũng như trong các lĩnh vực hợp tác đào tạo tiếng Anh. Việc tăng cường giao lưu nhân dân tiếp tục có ý nghĩa quan trọng.


Hai nước mong muốn xem xét các biện pháp tạo thuận lợi về thị thực nhằm khuyến khích tăng số lượng khách du lịch, học sinh và các nhà doanh nghiệp đến hai nước, đồng thời kêu gọi các cơ quan liên quan của Việt Nam và Hoa Kỳ sớm hoàn tất một thỏa thuận song phương về việc xây dựng trụ sở mới của các cơ quan đại diện, kể cả các đại sứ quán của hai nước.


Tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu


Hoa Kỳ hoan nghênh chính sách hội nhập quốc tế tích cực của Việt Nam, và Việt Nam hoan nghênh chính sách của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai nước hoan nghênh đóng góp của nhau đối với việc ủng hộ hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng cam kết tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng có lợi ích và quan tâm.


Hai nước cam kết thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, xử lý các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, kể cả thiên tai, buôn bán động vật hoang dã, an ninh nguồn nước và đại dịch.


Hai nước cam kết mở rộng phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và biến đổi khí hậu, bày tỏ quan tâm tới Hội nghị Cấp cao về An ninh Hạt nhân năm 2016 và mong muốn các quốc gia có hành động cụ thể nhằm thúc đẩy an ninh hạt nhân. Hai nước hứa hẹn mở rộng hợp tác về Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA), kể cả hướng tới sớm đạt các mục tiêu của GHSA.


Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn Khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Sáng kiến Hạ lưu MeKong và Diễn đàn Thượng đỉnh Đông Á, và ghi nhận tầm quan trọng của một ASEAN đoàn kết và vững mạnh, vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc chính trị-an ninh khu vực, và Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ-ASEAN.


Hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.


Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.


Hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, kể cả như đã được thể hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 (UNCLOS), và thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời ủng hộ các nỗ lực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).


Những Hiệp định và Thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm


Các hiệp định và thỏa thuận dưới đây có đóng góp vào việc phát triển quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ và tạo cơ sở vững chắc cho sự hợp tác trong tương lai mà hai nước sẽ tiếp tục xây dựng, bao gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

Nhà Trắng, ngày 07 tháng 7 năm 2015


Nguồn của bản dịch:
http://www.vietnamplus.v...et-nam-hoa-ky/331699.vnp
_____________________________________

U.S.-Vietnam Joint Vision Statement


07 July 2015


Following is the text of a joint vision statement released by the governments of the United States and Vietnam.




THE WHITE HOUSE
Office of the Press Secretary
Washington, D.C.
July 7, 2015


United States – Vietnam Joint Vision Statement


At the invitation of the Administration of President Barack Obama, His Excellency Nguyen Phu Trong, General Secretary of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (CPV), paid a historic visit to the United States, the first by a CPV’s General Secretary. On this occasion, which included a meeting between President Barack Obama and General Secretary Nguyen Phu Trong at the White House on July 7, 2015, the United States and Vietnam adopted this Joint Vision Statement.


The United States and Vietnam recognize the positive and substantive developments in many areas of cooperation over the past 20 years since the establishment of diplomatic relations, particularly the growth in economic and trade cooperation, cooperation in addressing war legacy issues as well as in science and technology, education, healthcare, environment, response to climate change, defense, security, human rights, and increasing regional and international cooperation on issues of mutual concern.


The United States and Vietnam have made numerous significant accomplishments since the formation of the United States – Vietnam Comprehensive Partnership in 2013. In particular, there has been continued rapid growth in bilateral trade and investment; the entry into force of the “123” Agreement for Cooperation Concerning Peaceful Uses of Nuclear Energy; Vietnam’s endorsement of the Proliferation Security Initiative’s Statement of Interdiction Principles; the easing of U.S. restriction of arms sales; the signing of the Joint Vision Statement on Defense Relations; and increased cooperation on regional and multilateral issues. The first-ever dialogues and exchanges between entities associated with the Communist Party of Vietnam on the one hand and institutes associated with the Republican and Democratic Parties in the United States on the other also took place, as envisaged by the 2013 Comprehensive Partnership.


The achievements in United States – Vietnam relations are possible thanks to constructive joint efforts to rise above the past, overcome differences, and promote shared interests looking toward the future.


Vision for United States – Vietnam Relations: Deepening a Long-Term Partnership


Looking toward the future of bilateral relations and building on the Comprehensive Partnership, both countries affirm their continued pursuit of a deepened, sustained, and substantive relationship on the basis of respect for the United Nations Charter, international law, and each other’s political systems, independence, sovereignty, and territorial integrity. The two sides are committed to maximizing shared interests and cooperation at both bilateral and multilateral levels, for the benefit of both peoples, contributing to peace, stability, cooperation and prosperity in the Asia – Pacific region and the world.


Strengthening political and diplomatic relations, increasing exchanges at high levels, and expanding bilateral consultations to continue to build trust and improve cooperation remain priorities for both the United States and Vietnam, as are enhancing economic, trade, and investment cooperation and deepening cooperation in science and technology, education, training, health, environment, and law enforcement. The two countries recognize the success of the Vietnamese community in the United States and their many contributions both to the development of the United States and Vietnam and to better United States – Vietnam bilateral relations.


The United States and Vietnam reaffirm continued bilateral cooperation in defense and security, as outlined in the United States – Vietnam Joint Vision Statement on Defense Relations. Both countries underscore their commitment to collaborating on, among other issues, addressing non-traditional security threats, cooperation in maritime security, maritime domain awareness, defense trade and information sharing, search and rescue, humanitarian assistance and disaster relief, and defense technology exchange. Both countries welcome joint efforts to address war legacy issues, including the humanitarian mission of missing in action (MIA) recovery, the clearance of unexploded ordinance and dioxin remediation, and further assistance for these humanitarian efforts.
The United States and Vietnam expect to work in close coordination with the other negotiating parties to conclude the ambitious and comprehensive Trans-Pacific Partnership (TPP) agreement as soon as possible and to carry out whatever reforms may be necessary to meet the high standards of the TPP agreement, including as necessary with respect to commitments relating to the 1998 ILO Declaration of Fundamental Principles and Rights at Work. Both countries are committed to a high-quality, balanced TPP agreement that meets the interests of all parties and creates a new long-lasting, mutually beneficial framework for economic and trade cooperation between the United States and Vietnam, while providing a new impetus for regional economic cooperation and contributing to cooperation and prosperity in the Asia-Pacific region. The United States applauds Vietnam’s progress in economic reforms and affirms continued support for and constructive engagement with Vietnam, and the United States notes Vietnam’s interest in pursuing market economy country status.


Both countries pledge continued support for the promotion and protection of human rights and support the maintenance of positive, frank, and constructive dialogue on human rights to improve mutual understanding, and reduce differences. They encourage further cooperation to ensure that everyone, including members of vulnerable groups, regardless of their gender, race, religion, or sexual orientation, and including persons with disabilities, enjoy fully their human rights. The United States welcomes Vietnam’s ongoing efforts to harmonize its laws with its 2013 Constitution and international commitments, which Vietnam undertakes for its comprehensive development, including the promotion and protection of human rights and fundamental freedoms. The United States welcomes Vietnam’s ratification of the Convention Against Torture and other Cruel, Inhuman, or Degrading Treatment or Punishment and the Convention on the Rights of Persons with Disabilities, and the two countries look forward to technical cooperation in this regard.


The United States and Vietnam expect to accelerate education cooperation, including through institutions like Fulbright University Vietnam and other university partnerships and in the areas of English language collaboration. The promotion of people-to-people exchanges remains important. Both countries expect to consider visa facilitation measures to encourage greater numbers of tourists, students, and business visitors to both countries, and call for relevant U.S. and Vietnamese agencies to conclude as soon as possible a bilateral agreement on the construction of new compounds of their representative missions, including their embassies.


Increasing Cooperation on Global and Regional Issues


The United States welcomes Vietnam’s active international integration policy, and Vietnam welcomes the United States’ policy of enhanced cooperation with the Asia-Pacific region. Each country commends the other’s contribution to supporting peace, security, stability and prosperity in the region and the world over. The United States and Vietnam are also committed to strengthening cooperation on regional and global issues of mutual interest and concern.


The two countries are committed to promoting cooperation on sustainable development, addressing traditional and non-traditional security threats, including natural disasters, wildlife trafficking, water security, and pandemics. The two countries are committed to expanding collaboration on peacekeeping operations and climate change and look forward to the 2016 Nuclear Security Summit and to concrete national actions to promote nuclear security. The two countries pledge to expand cooperation on the Global Health Security Agenda (GHSA), including toward achieving the GHSA targets as soon as possible.


The United States and Vietnam are committed to enhancing cooperation in regional fora, such as the Asia – Pacific Economic Cooperation forum, Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Regional Forum, Lower Mekong Initiative, and the East Asia Summit, and recognize the importance of a united and strong ASEAN, ASEAN’s central role in the regional political and security architecture, and the United States – ASEAN Strategic Partnership.


Both countries are concerned about recent developments in the South China Sea that have increased tensions, eroded trust, and threatened to undermine peace, security, and stability. They recognize the imperative of upholding the internationally-recognized freedoms of navigation and overflight; unimpeded lawful commerce, maritime security and safety; refraining from actions that raise tensions; ensuring that all actions and activities taken comply with international law; and rejecting coercion, intimidation, and the use or threat of force. Both countries support the peaceful resolution of disputes in conformity with international law, including as reflected in the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 (UNCLOS), and recognize the importance of fully implementing the Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea in its entirety, as well as efforts to conclude the Code of Conduct of Parties in the South China Sea.


Agreements and Arrangements Reached


The following agreements and arrangements foster development of United States – Vietnam bilateral relations and form the firm foundation upon which both countries’ future cooperation will continue to build, such as:


– Agreement between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the United States of America for the Avoidance of Double Taxation and the Prevention of Fiscal Evasion and with Respect to Taxes on Income;


– The Memorandum of Understanding on Between the Ministry of National Defense of the Socialist Republic of Vietnam and the Department of Defense of the United States of America on United Nations Peacekeeping Cooperation;


– The Memorandum of Understanding signed between the Vietnam Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam and the United States Agency for International Development regarding the Emerging Pandemic Threats Program the Global Health Security Agenda;


– The Vietnam Aviation Safety Technical Assistance Project Agreement between the U.S. Trade and Development Agency and the Civil Aviation Authority of Vietnam; and


– Vietnam’s granting of the license for the new Fulbright University Vietnam.
http://iipdigital.usemba...16652.html#axzz3fHG4gjM8

Sửa bởi người viết 08/07/2015 lúc 08:50:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 08/07/2015 lúc 08:20:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quan hệ Mỹ Việt sẽ « sâu sắc, lâu bền » hơn
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (T) tại Nhà Trắng, Washington, 07/07/2015. REUTERS

Sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng ngày 07/07/2015, hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra « Tuyên bố Tầm nhìn chung », khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ « sâu sắc, lâu bền và thực chất », nhưng trên cơ sở « tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau ».
Trong bản tuyên bố nói trên, Washington và Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác song phương về quốc phòng và an ninh. Hai nước cũng nhấn mạnh cam kết hợp tác trong các lĩnh vực như về an ninh hàng hải, giám sát mặt biển, tìm kiếm cứu nạn...

Về thương mại, hai nước cam kết sẽ cùng với các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đặc biệt, cùng với Mỹ, Việt Nam cam kết « thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết » để đạt tiêu chuẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao động. Đây vẫn là một trong những bất đồng giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, quốc gia cho tới nay vẫn chưa có công đoàn độc lập.

Có thể nói TPP, vũ khí làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á, là hồ sơ mà ông Obama quan tâm nhất khi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng, sau khi Tổng thống Mỹ vừa được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh ( fast-track ) các hiệp định tự do mậu dịch. Tổng thống Obama hy vọng hiệp định TPP sẽ được ký kết trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.

Một bất đồng khác giữa hai nước đó là nhân quyền, nhất là Hoa Kỳ vẫn thường xuyên bày tỏ mối quan ngại về các vụ bắt bớ, đàn áp những blogger, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng trong bản tuyên bố đưa ra hôm qua, Washington và Hà Nội chỉ khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại « tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng » về nhân quyền để « cải thiện hiểu biết lẫn nhau và giảm bớt sự khác biệt ».

Nếu có hồ sơ nào mà hai nước dễ đi đến đồng thuận nhất thì đó chính là Biển Đông, vì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều rất lo ngại về những hành động của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên vùng biển này, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, Việt Nam và Hoa Kỳ cho rằng những hành động nói trên của Bắc Kinh « đã làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe doạ phá hoại hoà bình, an ninh và ổn định ». Hai nước công nhận « sự cấp bách » của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận, yêu cầu là mọi hành động và hoạt động trên Biển Đông phải được tiến hành « tuân thủ luật pháp quốc tế ». Washington và Hà Nội bác bỏ « sự cưỡng ép, đe doạ, và sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực ». Cả hai nước ủng hộ giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC, cũng như các nỗ lực hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử của Các bên ở Biển Đông COC.

Tuy chưa thể nói rằng sau cuộc gặp gỡ Obama-Nguyễn Phú Trọng, một liên minh Mỹ-Việt để chống Trung Quốc đang hình thành, nhưng rõ ràng sự kiện hôm qua tại Nhà trắng cho thấy chính căng thẳng Biển Đông đã thúc đẩy Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 08/07/2015 lúc 08:52:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tại Nhà trắng, Obama và Nguyễn Phú Trọng bày tỏ quan ngại về Biển Đông
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, 07/07/2015. REUTERS/Jonathan Ernst

Bốn mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 07/07/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng, một hình ảnh đánh dấu một bước mới trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai quốc gia cựu thù.
Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ tiếp một vị khách nước ngoài không phải là nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu dục, phòng làm việc chính thức của Tổng thống Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Sau cuộc gặp gỡ có tính chất biểu tượng rất cao này, tươi cười và khá thoải mái, hai lãnh đạo Việt Mỹ, ngồi kế bên nhau trong Phòng Bầu dục, đã nhấn mạnh đến những tiến bộ đạt được kể từ khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao cách đây 20 năm.

Theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, cuộc hội đàm với Tổng thống Obama đã rất là « thân thiện, mang tính xây dựng và thẳng thắn ». Ông Trọng cho biết đã thảo luận và đồng ý với ông Obama về những hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt Nam trở nên « có thực chất hơn, tích cực », để xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước.

Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ mối quan ngại về tình hình Biển Đông, đặc biệt là về những hoạt động gần đây, mà theo ông, « không đúng với luật pháp quốc tế và làm phức tạp thêm tình hình »

Về phần tổng thống Obama thì cho biết đã thảo luận với ông Trọng về tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo thịnh vượng và tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này.

Ông Obama đặc biệt đề cập đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, mà theo ông sẽ « nâng cao các chuẩn mực về lao động, môi trường và có thể tạo nhiều công ăn việc làm và mang lại thịnh vượng cho người dân của cả hai nước Mỹ Việt ».

Tổng thống Obama khẳng định Việt Nam là đối tác « mang tính xây dựng rất cao » trong các lĩnh vực hợp tác như chống biến đổi khí hậu, duy trì hòa bình, ngăn chận đại dịch...

Nhưng ông Obama cho biết cũng đã thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng một cách « thẳng thắn » về những bất đồng giữa hai nước trên vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo.

Tổng thống Mỹ nhân dịp này cho biết ông đã nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Việt Nam, nhưng không nói rõ thời điểm viếng thăm.

Trong lúc Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bên ngoài Nhà trắng, nhiều người Việt Nam biểu tình với các khẩu hiệu phản đối chế độ Hà Nội đàn áp các blogger và các nhà đấu tranh nhân quyền, đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho toàn bộ tù chính trị.

Sau khi hội kiến Tổng thống Obama, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã dự buổi tiệc trưa do phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khoản đãi.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.335 giây.