logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/07/2015 lúc 06:56:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cho dù mới sáng thứ hai, lễ Father’s Day mới hôm qua còn chưa tỉnh, vào hãng, đã thấy mọi người hớn hở làm tuần cuối để nghỉ lễ Độc lập. Nghỉ cả tuần cộng với hai cái cuối tuần thành mười ngày; nhiều người coi như có dịp đi thăm bà con xa; đi nghỉ với gia đình thì ai mà không vui. Cũng có không ít người không được vui vì hãng có thông lệ nghỉ nguyên tuần July 4th, để kiểm kê (inventory) hết các thứ hàng năm. Nhưng những người tay làm hàm nhai này thì gương mặt rầu rầu… Và tôi, người được xếp vào loại mưa-nắng, nên tôi có lối suy nghĩ riêng!

Thí dụ như chuyện khi tôi còn trong nước. Lúc đó hãng Hàng không Việt nam đã có chuyến bay Sài gòn – Hà nội. Nhưng việc phải đi thì tôi chọn đường bộ vì làm sao tin nổi những chiếc máy bay TU 134 cũ mèm của Liên sô. Suy nghĩ đó cũng giống như mọi người Việt khác, ai cũng muốn đi định cư ở Mỹ, hay những nước tây phương để sinh mạng mình được an toàn hơn.

Nhưng ở Mỹ bây giờ chẳng khác gì người sống trong vùng xôi-đậu thời chiến tranh Việt nam. Chẳng biết ai là quốc gia, ai là Việt cộng; những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản cũng như quân khủng bố trong nội địa Hoa Kỳ bây giờ, họ sinh sống bình thường như mọi người… cho đến lúc khác mọi người là báo chí, truyền hình đưa tin về họ vừa nổ bom ở đâu đó; hay xả đạn liên thanh vào người vô tội.

Cảm giác bất an của lương dân trong nội địa Mỹ bây giờ chẳng khác gì lương dân Việt nam thời chiến tranh; không ai tự bảo vệ mình được. Việt cộng ngày xưa và khủng bố bây giờ ra đòn bất tử, bất chấp đối tượng, thì ai mà lường trước được để phòng thân. Vụ Việt cộng pháo kích vào trường học ở Cai lậy, bằng chứng điên loạn nhất của bè lũ cộng sản, đem so sánh với thời hiện đại ở ngay trong nội địa Hoa Kỳ, là quốc gia được xem như có an ninh nhất nhì thế giới thì chẳng khác bao nhiêu với vụ khủng bố cướp máy bay thương mại, đâm vào WTC để giết hại ba ngàn người không thù oán. Hàng ngàn người vô tội đã chết tức tưởi trước khi hiểu được nguyên nhân cái chết của chính mình.

Từ cuộc tấn công khủng bố vô tiền khoáng hậu năm 2001 đến nay, cho dù chính phủ Mỹ đã chi ra bao nhiêu tiền của để bảo vệ cho người dân. Nhưng vẫn xảy ra những cuộc khủng bố ở tầm mức nhỏ hơn thôi chứ không làm sao dứt nọc được tư tưởng cực đoan là cốt lõi của khủng bố.

Trong khi đời sống vẫn diễn ra bình thường là người ta phải đi chợ mua thức ăn, đi shopping mua quần áo và đồ gia dụng; đi họp cho con theo thơ mời của nhà trường; đi lễ nhà thờ để thờ phụng Chúa trời; đi vui chơi giải trí ở đâu đó sau cả tuần, cả mấy tháng, cả năm làm việc… là điều bình thường trong đời sống, trong xã hội, thì nay không còn bình thường nữa vì không ai biết trước được bom nổ ở chợ lúc nào, kẻ cực đoan xả súng vào nhà thờ khi nào…?

Chúng ta, vài triệu người may mắn thoát ra khỏi được xã hội Việt nam cộng sản. Nhưng vẫn không được bình an trên thiên đàng hạ giới là nước Mỹ này vì Việt cộng nằm vùng ngày xưa không nguy hiểm bằng quân khủng bố bây giờ! Sợ hơn nữa là theo dõi thời sự, thật sự tiền thuế của dân đã được chính phủ Hoa kỳ xài không đến nỗi hoang phí và ngu xuẩn, hay bỏ túi riêng như những nước độc tài, đảng trị. Với nguồn kinh phí to lớn mà chính phủ đã chi cho Bộ Nội an để bảo vệ người dân thì cũng chỉ ngăn chặn được những âm mưu lớn; còn hành động tự phát vẫn xảy ra ở tầm mức nhỏ.

Nỗi bất an trong lòng người dân sống ở Hoa kỳ bây giờ chỉ có cách quên đi cho tới khi sự việc xảy ra thì tạ ơn trên đã che chở cho những người thoát nạn. Cho dù lực lượng bảo vệ an ninh có hùng hậu và hiện đại tới đâu thì hành động tự phát của kẻ cực đoan cũng tinh vi tương đương. Nhưng chẳng lẽ là người đang sống trong xã hội mà từ bỏ hết những sinh hoạt bình thường của xã hội hay sao? Việc một sinh viên người Đại hàn giết chết 32 mạng người ở trường đại học còn là nỗi ám ảnh lâu dài cho những phụ huynh đã bán hết sức lao động của mình cho con đi đại học như đầu tư vào tương lai con em. Nỗi đau và sự ám ảnh đó không có sự đền bù nào thoả đáng cho những người mất trắng tiền của, và hơn hết là đứa con mang nhiều kỳ vọng của mẹ cha…

Dịp Giáng sinh năm ngoái, tôi đi chơi sang Nashville-Tennessee. Anh bạn chỉ cho tôi xem ngôi nhà gần nhà anh ấy, và nói: Hai mẹ con người Việt nam, chỉ có tật ưa nhìn sang nhà hàng xóm là một người Mỹ trắng. Nên trước hôm Giáng sinh ba năm trước. Anh ta nổi khùng, xách dao qua đâm chết cả hai mẹ con. Đến khi nhỏ bạn của cô con gái đến rước cô ta đi chơi với bạn bè, mới phát hiện ra và báo cảnh sát…
Tôi cũng nói lại cho bạn tôi nghe về một tin trên báo, một người Mỹ vì ghét nhà hàng xóm là người Trung đông – đậu xe ưa lấn qua phần đường thuộc nhà anh ta, đã xách súng sang bắn chết hai người Trung đông, đang là sinh viên đại học gì đó! Tôi không nhớ.

Nhưng chuyện còn lại trong tôi về nước Mỹ còn nữa, ngoài nạn khủng bố luôn rình rập tấn công thường dân. Đó là tình trạng ngay người dân chung sống với nhau dưới sự bảo vệ của chính phủ cũng không được hoà thuận mấy. Là Hợp chủng quốc nên Mỹ có nhiều sắc dân chung sống trong một thành phố; nhỏ hơn là con phố có nhà người bản xứ Mỹ trắng, có nhà Mỹ đen; nhà khác lại là Ấn độ, hay người gốc châu Á, người Trung đông cũng có mặt… Đặc biệt của giới giàu thì họ sống hẳn một khu toàn Mỹ trắng; nếu lọt một gia đình người Tàu vào khu nhà đó thì sớm muộn cũng bán nhà dọn đi vì kỳ thị; và những khu nhà Mỹ trắng bị Ấn độ tấn công thì chính người Mỹ bán nhà dọn đi để con phố thành phố xà rông. Tôi chắc chắn biết một xóm nhà ở Plano city, giới hạn bởi bốn con đường Coit-Lorima-Preston Meadow-và đường Spring Creek. Chỉ trong vòng năm năm, người Ấn kéo nhau tới mua nhà khu đó… nhiều đến Mỹ trắng dọn đi. Và bây giờ chiều chiều, cả con phố xà rông bay phất phới do người già đi tản bộ, hay không đi thể dục thì cũng ra đường đứng ngó trời, ngó mây cho đỡ chán vì đã ở trong nhà cả ngày. Cái khó chịu nhất là người Ấn nhìn thẳng vào mặt người lạ với cái nhìn cảnh giác mới phát ghét; không chào hỏi, không chớp mắt… Tôi xui ông bạn có nhà trong khu ấy hãy bán đi, chứ sống với Ấn độ cũng có ngày bị người bản xứ xả súng cho bõ ghét!

Lễ Độc lập của nước Mỹ còn phải chờ qua tháng bảy, nhưng trên đường đi làm đã thấy nhiều nhà treo cờ. Tinh thần dân tộc Mỹ làm giàu cho Trung quốc vì vô chợ Wal-Mart toàn thấy cờ Mỹ may ở bên Tàu.
Những vấn đề trong con người mưa-nắng khó nói ra vì mấy ai được trời ưu ái cho cái bệnh dễ thương này! Trong khi một căn bệnh cũ của nước Mỹ dường như đã tái phát mạnh thí ít ai quan tâm. Một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận tại Boston đã dùng những câu chuyện có thật về các sự kiện diễn ra trong quá khứ để dạy những người trẻ về lòng khoan dung.

Tại sao một tổ chức phi lợi nhuận lại phải dạy những người trẻ về lòng khoan dung? Phải chăng đó là hồi chuông báo tử về tính ích kỷ của những con người may mắn được sống trong những nước giàu có. Chương trình này có tên gọi, “Đối mặt với lịch sử và chính chúng ta”. Bao gồm tất cả những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt trong tương lai gần. Đã một tuần trôi qua với truyền thông Mỹ đổ về Rachel Dolezal – một người phụ nữ da trắng nhưng lại sống dưới lốt một người da đen. Khi các diễn đàn báo chí phanh phui chuyện người phụ nữ da trắng nhiều năm đã tự nhận mình là đen, các trang mạng xã hội làm rùm beng lên. Người phụ nữ ấy cuối cùng đã đưa ra quyết định từ chức chủ tịch một cơ quan bảo vệ nhân quyền, là văn phòng NAACP (The National Association for the Advancement of Colored People) chi nhánh tại thành phố Spokane của tiểu bang Washington.

Trước đó, báo chí rùm beng về công bố chuyển đổi giới tính của Caitlyn Jenner. Cả hai vụ đều trở thành những đề tài gây tranh cãi thu hút nhiều ý kiến của người Hoa Kỳ. Có những ý kiến hài hước cho rằng chủng tộc tuỳ thuộc vào quan niệm cá nhân của mỗi người. Nhưng rồi, vụ nổ súng ở Charleston đã trở thành một hồi chuông đánh thức cả xã hội Hoa Kỳ về nạn phân biệt chủng tộc.

Vụ nổ súng tại nhà thờ Emanuel AME xảy ra hôm thứ Tư vừa qua nhắc nhở mọi người về khái niệm chủng tộc ở Hoa Kỳ không còn đơn thuần là những ranh giới địa lý, hay một tộc người thiểu số. Chủng tộc, (đặc biệt với người Mỹ gốc châu Phi – African-American, vẫn là một từ mang ý nghĩa phân biệt trong xã hội. Hay nói cách khác, chủng tộc trở thành mục tiêu của những tội ác hiện đại trong đời sống Hoa Kỳ vốn đã và đang bất an với khủng bố.

Thượng nghị sĩ Rand Paul đã nói, trong xã hội chúng ta đang tồn tại một căn bệnh rất nguy hiểm. Đó là một căn bệnh về bạo lực và vấn đề tâm thần. Nhưng có một căn bệnh khác thậm chí còn nguy hiểm hơn chính là thù ghét chủng tộc. Căn bệnh này càng nguy hiểm hơn với một xã hội mà việc sở hữu súng được xem là hợp pháp.

Vụ nổ súng tại Charleston bắt nguồn từ một truyền thống đầy bạo lực chống người da đen, đó cũng là một phần của lịch sử không thể chối bỏ của Hoa Kỳ. Trong quá khứ đã xảy ra quá nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề chủng tộc mà cho đến nay nhiều người Mỹ vẫn tránh nhắc đến. Những vụ đánh bom các nhà thời trong thời đại dân quyền nửa thế kỷ trước; những vụ treo cổ, giết người, đánh bom, bạo động, và hãm hiếp đã trở thành những cách thế thiên hành xử của tư tưởng phân biệt chủng tộc.
Chín người bị thiệt mạng trong vụ nổ súng ở Charleston đã không còn cơ hội để hỏi tại sao? Nhưng những người còn sống phải đối mặt với quá khứ và cả tương lai dài bất an phía trước. Xã hội Hoa Kỳ dường như không thể xoá bỏ được ý nghĩa về chủng tộc. Sự hình thành nên một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với thành công rực rỡ về sức mạnh kinh tế, quân sự, dẫn đầu thế giới cả về khoa học và văn minh nhờ sức mạnh tổng hợp của sự hợp chủng quốc. Nhưng mãi mãi tồn đọng sự phân biệt chủng tộc trong (trên) một quốc gia đủ điều kiện làm cho đời sống của người dân được hạnh phúc thì sự bất an về màu da luôn ám ảnh suốt đời; trong trạng thái thường trực phải cảnh giác khủng bố khi ra đường, đến sở làm, hay đi vui chơi.
Áp lực cuộc sống đè nặng lên mỗi người sống ở Mỹ đã vượt qua thế hệ trước chỉ phải lo biêu bọng hàng tháng; đời sống chúng ta hôm nay và con cháu về sau luôn phiền muộn về vấn đề khủng bố, và thêm căn bệnh trầm kha của xã hội này đã tái phát là nạn phân biệt chủng tộc.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.