Những sự kiện mới đáng chú ý sau chuyến đi Hoa Kì của Nguyễn Phú Trọng
Vừa trở lại được vài hôm, ngày 16.7 Nguyễn Phú Trọng đột ngột chủ trì 'Hội nghị Cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới', trong đó tự đề cao kết quả chuyến đi Hoa Kì của ông. Nhưng tham dự chỉ có Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Lê Hồng Anh, không thấy Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng. Kết thúc hội nghị này ông Trọng đã “phân tích, làm sáng tỏ một số diễn biến cơ bản của tình hình trong nước và thế giới” và khẳng định:
'Đây là một Hội nghị rất quan trọng và cần thiết, được tổ chức do đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Vấn đề mấu chốt là phải quán triệt sâu sắc và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp mà Chỉ thị của Bộ Chính trị đã đề ra.'[21]
Tại sao bảo là 'rất quan trọng và cần thiết, được tổ chức do đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới', nhưng Nguyễn Tấn Dũng, người cầm đầu chính phủ lại không có mặt? Có phải Nguyễn Phú Trọng đang tìm cách mượn gió bẻ măng sau chuyến đi Hoa Kì bằng cách triệu tập các cán bộ cao cấp toàn đảng để áp đảo tâm lí, lung lạc tinh thần, tạo lợi thế cho phe bảo thủ giáo điều trong vài tháng cuối trước Đại hội 12?
Hội nghị này diễn ra cùng ngày khi Phó thủ tướng Trung quốc Trương Cao Lệ, người đứng thứ năm trong số các ủy viên thường trực Bộ chính trị và vây cánh của Tổng bí thư và Chủ tịch nước Tập Cận Bình và cùng lúc tình hình biên giới VN-Kambodscha đang rất căng thẳng. Khi tiếp họ Trương Nguyễn Tấn Dũng đã nói:
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, quan hệ Việt-Trung là quan hệ rất đặc biệt, Việt Nam luôn ghi nhớ và kiên định giữ gìn tình hữu nghị vừa là đồng chí vừa là anh em giữa Việt Nam và Trung Quốc.” [22]
Trong buổi hội kiến này Trương Cao Lệ cho biết là, Tập Cận Bình được mời sang VN và đổi lại ông Lệ nói là Bắc kinh 'mời Nguyễn Tấn Dũng sớm sang thăm Trung quốc'.[23] Nhưng trong bản tin nói về cuộc tiếp Trương Cao Lệ của Nguyễn Phú Trọng, sau khi gặp Nguyễn Tấn Dũng, thì không thấy ông Trọng ngỏ lời mời Tập Cận Bình.[24]Các sự kiện này để lộ những dấu hiệu không bình thường giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng cũng như giữa Hà Nội và Bắc kinh. Về nghi lễ ngoại giao giữa hai ĐCSVN và Trung quốc, mời cấp nào thì người đứng đầu cấp đó đứng ra chính thức mời. Nghĩa là mời Tập Cận Bình thăm thì chỉ Nguyễn Phú Trọng mới được làm việc này, chứ không phải là Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng tại sao ông Dũng đã qua mặt ông Trọng để đứng ra mời Tập Cận Bình? Mặt khác nữa là tại sao nhóm cầm đầu Bắc kinh lại chỉ mời Nguyễn Tấn Dũng và mong ông ta sớm thăm Trung quốc? Bắc kinh muốn vực Nguyễn Tấn Dũng để trả đũa Nguyễn Phú Trọng gặp Obama? Rõ ràng đây là chủ ý gây chia rẽ và phân hóa ngay trong nhóm cầm đầu CSVN, đặc biệt giữa giữa hai đối thủ Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, ngay thời gian trước Đại hội 12, việc này có lơi cho Bắc kinh trong chính sách chia để trị.
Dấu hiệu nữa là, trong khi Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kì thì tình hình biên giới VN-Kambodscha rất căng thẳng, người dân Kambodscha đã biểu tình ở biên giới, quân đội hai bên đã được báo động. Không những thế Bắc kinh còn mời hai bộ trưởng Quốc phòng Kambodscha và Lào thăm. [25] Bắc kinh hỗ trợ tài chính để Lào xây đường cao tốc từ biên giới Trung quốc xuống phía nam Lào, đồng thời Lào sẽ tiếp tục thực hiện dự án thủy điện trên sông Cửu long, một việc CSVN đã nhiều lần ngăn cản. Tất cả những sự kiện này cho thấy, Bắc kinh đang chiếm sân sau của CSVN là Lào và Kambodscha và còn sử dụng hai nước này trở thành đối thủ của VN. Đây là thủ đoạn răn đe, chia để trị của Bắc kinh với Hà Nội từ trước tới nay. Chính vì vậy Nguyễn Phú Trọng vẫn không dám dứt khoát với Bắc kinh. Thật vậy, tướng Nguyễn Chí Vịnh, từng tháp tùng ông Trọng sang Mĩ, ngày 28.7 khi dự kỉ niệm 88 năm thành lập Quân đội giải phóng Trung quốc tại sứ quán Trung quốc ở Hà Nội đã 'khẳng định quan hệ Việt Trung không bao giờ thay đổi và Trung quốc luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng.' [26]
Tín hiệu khác rất đáng lưu ý liên quan tới bệnh tình của tướng Phùng Quang Thanh, ủy viên Bộ chính trị và bộ trưởng Quốc phòng. Bộ quốc phòng là một cơ quan công quyền quan trọng, nên các tin tức liên quan tới sức khỏe của người đứng đầu bộ phải được thông tin chính xác và kịp thời. Đây là cách ứng xử trong các xã hội Dân chủ đa nguyên. Chính Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố trong thời đại internet không thể dấu dư luận được, mà cần thông tin minh bạch. Bộ Quốc phòng dưới quyền trực tiếp của Thủ tướng, nhưng suốt trong gần một tháng Phùng Quang Thanh chữa bệnh ở Paris các tin về sự vắng mặt và chữa bệnh của ông rất hiếm hoi, không rõ ràng và nhiều khi trái ngược nhau. Đặc biệt nữa là trong suốt thời gian 4 tuần Phùng Quang Thanh vắng mặt, tờ QĐND không đưa tin nào về tình hình chữa bệnh của người cầm đầu quân đội. Đáng chú ý nữa là, khi ông Thanh trở lại VN thì Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đã điện thoại thăm hỏi và sau đó còn gặp riêng. Trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng lại hoàn toàn im lặng với Phùng Quang Thanh, không điện thoại hay thăm người đứng đầu bộ Quốc phòng của chính phủ mình. Chuyện gì đang xẩy ra giữa hai ông Dũng và Thanh, cũng như giữa các phe trong quân đội? Nó có liên hệ gì tới chuyến đi Mĩ của Nguyễn Phú Trọng và cuộc đấu đá sống chết giữa các phe trước Đại hội 12?[27]
Con đường của chúng ta, những người dân chủ hãy vững bước tiến lên!
Bộ máy tuyên truyền khổng lồ đang tô son, vẽ rồng cho Nguyễn Phú Trọng sau 'chuyến đi lịch sử'. Trong đó Nguyễn Phú Trọng làm bộ kiêu hãnh chạy vào Tòa bạch ốc, chui lên giường của TT Obama để thực hiện mưu kế đồng sàng dị mộng với hai mục tiêu chính:
1. Trước mắt tìm cách chia rẽ, cô lập và ngăn chặn các nhóm lợi ích trong Trung ương đảng đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng để giành lại thế thượng phong cho phe bảo thủ giáo điều trong Đại hội 12 sắp tới.
2. Về dài hạn cố gắng kéo dài chế độ toàn trị, tiếp tục đàn áp nhân dân, giành độc quyền cho các Doanh nghiệp nhà nước và vẫn cúi đầu thần phục bá quyền Bắc kinh.
Âm mưu mượn gió bẻ măng này chẳng che dấu được ai. Vì đa số nhân dân, đi đầu là thanh niên, chuyên viên, trí thức, các văn nghệ sĩ, kể cả các đảng viên tiến bộ đều đã thấy rất rõ. Việc phải thân hành sang Hoa Kì cầu thân với 'tư bản' và 'đế quốc', dù chỉ là nhất thời, nhưng qua đó Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận:
1. Chính sách cúi đầu trước bá quyền Bắc kinh đã sai lầm và thất bại ê chề.
2. Mô hình cấu trúc hệ thống XHCN từ A tới Z với chủ thuyết Marx-Lenin đã bị phá sản toàn bộ: Từ chế độ đảng trị, đất đai là sở hữu công, Kinh tế nhà nước được ưu đãi, tới thủ tiêu các quyền tự do dân chủ và đàn áp những người khác chính kiến.
3. Chính các chủ trương sai lầm và lạc hậu này sau 70 năm cai trị đã đẩy đất nước tụt hậu, nghèo đói, thua kém so với nhiều nước trong khu vực, biến xã hội VN thành “CNTB lợi ích”, “CNTB bè phái”, “CNTB bè cánh”, “CNTB lũng đoạn”… của thời tư bản rừng rú, cá lớn nuốt cá bé, biến đảng thành các ổ nuôi bọn quan tham và nay chúng đang kết tụ với nhau đục khoét công quĩ và tài nguyên…
Từ nhiều năm qua thanh niên, nhân sĩ, trí thức dân chủ và đảng viên tiên bộ đã cảnh báo nhóm cầm đầu toàn trị, nhưng đã không được lưu tâm trái lại còn bị xuyên tác và tù tội!
Từ nay tới Đại hội 12 hai phe bảo thủ giáo điều và các nhóm lợi ích sẽ còn tung nhiều đòn đánh phá tàn bạo lẫn nhau để giành thượng phong cho phe mình. Nhưng cũng có thể lại phải thỏa hiệp lười biếng với nhau để chia ghế giữ quyền như trong Đại hội 11. [28]
Trước hào nhoáng sau chuyến thăm Hoa Kì của Nguyễn Phú Trọng, nhóm cầm đầu bảo thủ đang hô hoán là đã được Mĩ ủng hộ và muốn âm mưu tái lập thủ đoạn đàn áp phong trào dân chủ và những người khác chính kiến, như các thủ đoạn tiêu giệt các đoàn thể và lãnh tụ không CS thời kì 45-46. Tuy nhiên khả năng này không còn lớn và không còn hiệu nghiệm nữa vì nhiều lẽ. Trước đây họ vừa cướp được chính quyền nên dân còn tin, còn kì vọng, chưa biết những người cầm đầu CS thực sự là ai, chủ trương và chính sách như thế nào. Nhưng nay sau 70 năm độc quyền cai trị và 40 năm thống trị cả nước thì qua bao nhiêu triệu nạn nhân, đất nước vừa độc tài vừa tụt hậu, chủ quyền đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi ấy bọn quan đỏ tham nhũng bung ra như rươi, bọn tham quan 'ăn không chừa một thứ gì'.
Vì thế nay nhân dân từ Bắc chí Nam đã thấy rất rõ bộ mặt thực giả nhân giả nghĩa, suy thoái đạo đức cùng cực, bất tài vô đức nhưng vẫn muốn kéo dài độc quyền của cả hai phe bảo thủ giáo điều cũng như các nhóm lợi ích. Mất uy tín ở trong nước, sự tan dã của Liên xô và thế giới CS đang làm băng hoại uy thế của chế độ toàn trị. Trong thời đại toàn cầu hóa và kỉ nguyên thông tin điện tử làm cho các nước, các khu vực gần nhau hơn, tùy thuộc nhau hơn, các thông tin được truyền tải chỉ trong vài giây tới hàng triệu triệu người, nó có khả năng làm tê liệt toàn bộ hệ thống tuyền truyền lừa bịp của các chế độ độc tài. Hiện nay tất cả những sức mạnh này, cả trong nước lẫn quốc tế, đang hội tụ với nhau trở thành những sức mạnh cả tư tưởng lẫn vật chất áp lực ngày càng mạnh lên chế độ toàn trị. Sức ép này đang đưa đến những phân hóa ngày càng sâu sắc ngay trong Trung ương đảng và Bộ chính trị. Thậm chí nay cả đến người cầm đầu phe bảo thủ giáo điều Nguyễn Phú Trọng cũng phải từ bỏ tất cả những ngôn từ của của Marx-Lenin trong cuộc hội đàm với TT Obam và các cuộc tiếp xúc với các đại diện lưỡng viện, các cơ quan nghiên cứu và các giới đầu tư!
Tuy nhiên chúng ta vẫn phải tỉnh táo đề phòng, vì hiện nay vẫn chứng nào tật ấy. Dù Nguyễn Phú Trọng hứa với Obama sẽ cải thiện nhân quyền, nhưng mới vài hôm trước họ vẫn để cho công an ngăn cản TS Nguyễn Thanh Giang tiếp khách tại tư gia ở Hà Nội; công an tiếp tục phong tỏa chùa Liên Trì, nơi Thượng tọa Thích Không Tánh giúp dân oan khiếu kiện[29]; và tại Nha Trang cũng như một số địa phương họ đã phái công an phá rối các cuộc 'tổng tuyệt thực toàn cầu' đòi tự do cho 'tù nhân lương tâm' của thanh niên và nhiều người dân chủ![30]
Chính vì thế không thể chỉ có sự chọn lựa giữa phe bảo thủ giáo điều hay bè cánh tham nhũng. Làm như thế có khác nào phải chọn giữa thổ tả và kiết lị, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa!
Những người dân chủ cần chủ động, tích cực đấu tranh và liên kết với nhau. Khi chế độ toàn trị gây ra những sai lầm, những tội ác với nhân dân thì phải cương quyết và có phương pháp hữu hiệu để nhân dân đứng lên xé rào. Sức mạnh của nhân dân được tổ chức tốt cùng với sự hậu thuẫn của các giới ở trong nước, kể cả các đảng viên tiến bộ, kết hợp với sự ủng hộ mạnh mẽ của thế giới sẽ làm cho bạo lực của công an mật vụ trở thành vô hiệu! Từ đó mở rộng phong trào đấu tranh đi lên!
Tỉnh táo, sáng suốt và có tầm nhìn thích hợp, cương quyết giữ vững phương pháp đấu tranh phi bạo lực, chúng ta sẽ tạo được sư tin tưởng của nhân dân, tham gia nhiệt tình của thanh niên, thuyết phục được cả những đảng viên tiến bộ và nhận được cảm tình cũng như sự giúp đỡ tận tình của các nước dân chủ. Cương quyết tố cáo trước nhân dân VN, dư luận Mĩ và quốc tế và bẻ gẫy mưu kế đồng sàng dị mộng, già vờ hòa với Mĩ để cứu phe bảo thủ giáo điều. Cương quyết đấu tranh bền bỉ và sáng suốt để đưa đất nước thật sự tiến vào quĩ đạo Dân chủ đa nguyên. Đó là phương hướng đúng đắn, thích hợp với lương tri và tầm nhìn của thời đại để chấm dứt độc tài toàn trị và kiến tạo một chế độ Dân chủ đa nguyên thực sự và bền vững. Đây là tiếng gọi của lương tâm và khát vọng của trí tuệ đối với tất cả các tầng lớp nhân dân, đi đầu là thanh niên, chuyên viên, trí thức, văn nghệ sĩ và những người cầm bút chân chính, kể cả những đảng viên tiến bộ!
Chế độ chính trị giữa Hoa Kì và VN hiện nay hoàn toàn khác biệt, hệ thống giá trị của xã hội hai nước hoàn toàn khác nhau. Hoa Kì là một chế độ Dân chủ đa nguyên tiên tiến, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau; thượng tôn luật pháp, ngay cả Tổng thống cũng có thể bị Quốc hội truất phế nếu vi phạm pháp luật; chế độ Kinh tế thị trường đặt căn bản trên qui luật cạnh tranh lành mạnh; các quyền tự do dân chủ căn bản của công dân cũng như các đoàn thể được vinh danh và tôn trọng; báo chí hay quyền thứ tư ở Hoa Kì không chỉ được tự do hoạt động mà thường xuyên trở thành những mũi nhọn bảo vệ dân chủ tự do, những cai gai đối với những lạm dụng quyền lực. Trong 'Tuyên bố về tầm nhìn chung VN và Hoa Kì' phần về thực thi nhân quyền, phía Hoa Kì không chỉ đòi CSVN phải tôn trọng quyền cho các công dân mà còn cho cả các tổ chức dân sự…
Đồng sàng dị mộng, giả vờ chung chạ thì không thể tồn tại lâu dài được. Những người dân chủ cần biết đấu tranh hữu hiệu để bẻ gẫy mưu kế chỉ muốn hòa tạm thời và giả vờ với Hoa Kì. Các giới dân chủ trong nước cần nắm vai trò chủ động, liên kết với các cộng đồng VN ở nước ngoài và hợp tác với chính giới và các tổ chức dân sự ở Mĩ, EU và các nước dân chủ để từng bước chuyển đổi VN từ độc tài sang dân chủ, thiết lập liên minh toàn diện và lâu dài với Hoa Kì; như Nhật, Nam Hàn, Đức…đã thực hiện rất thành công.
Nếu bảo là chuyến đi Hoa Kì của Nguyễn Phú Trọng không phải là đồng sàng dị mộng, mà là thực tình dứt khóa muốn cắt dây thừng thòng lọng cổ của Bắc kinh và muốn thực hiện dân chủ thực sự… thì Nguyễn Phú Trọng chỉ cần chứng minh rất đơn giản một số việc nó nằm trong tầm tay quyền lực Tổng bí thư của ông. Đó là 1. Trả tự do tất cả các tù chính trị và tôn giáo. 2. Bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013. 3. Chấm dứt ngay sự độc quyền của hệ thống Kinh tế nhà nước. 4. Ban bố ngay luật biểu tình. 5. Đình chỉ hợp tác chiến lược toàn diện với Bắc kinh.
Đây là 5 lãnh vực thể hiện cao độ tính dân chủ và tiến bộ của thời đại, giải quyết được nguy cơ Bắc thuộc và chuyển đất nước thực sự vào kỉ nguyên dân chủ, văn minh, độc lập và phú cường. Một số việc trên phải làm ngay, một số việc phải thực hiện chậm nhất là Đại hội 12 vào đầu 2016. Cho nên nếu thực hiện nghiêm túc và thành thực 5 điểm nêu trên thì ĐCS sẽ biến thành một chính đảng dân chủ tiến bộ và chính quyền cũng thành dân chủ. Còn vẫn cứ khư giữ nó thì tự chứng minh là độc tài bảo thủ và phản động! Nhân dân ta đã chờ đợi và chịu đựng quá lâu, quyết không nghe hứa xuông mãi nữa!
1.8.2015
Âu Dương Thệ
____________________
Ghi chú:
[1] Cộng sản điện tử (CS) 16.7,
http://dangcongsan.vn/cp...7&type=1&co_id=0[2] Vương Văn Bắc, Lịch sử chính trị VN hiện đại, Viện Đại hội Đà lạt, 1966; Vụ án án Ôn Như Hầu:https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_ph%E1%BB%91_%C3%94n_Nh%C6%B0_H%E1%BA%A7u
[3] Cùng tác giả, Vấn đề không phải đi thăm hay không:Nhưng chính là, đi chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân hão, hay để phục vụ quyền lợi dân tộc?http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2015/adt203.htm
[4] Cùng tác giả, Đặt lại những vấn đề căn bản của quyền lực ở VN hiện nay:Quyền lực phát ra từ nòng súng! http: //www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2014/adt209.htm
[5] Xem các bài và hình ảnh của ngay báo chí lề đảng về tư gia Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu vàLKP,Trần Văn Truyền
[6] Vũ Ngọc Hoàng, lợi ích nhóm:
http://dangcongsan.vn/cp...d=30257&cn_id=715823[7] Tương tự (tt)
[8] Cùng tác giả, hai năm làm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu? Phần I-III ,
http://www.dcvapt.net/th...u/baithoisu2013/adt3.htm[9] Cùng tác giả, Hội nghị trung ương 10:
http://www.dcvapt.net/th...baithoisu2015/adt211.htm[10] BBC25.6.15
[11] Thông báo Hội nghị trung ương 11, Chính phủ (CP) 7.5
[12] Cùng tác giả, (http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2015/adt203.htm#_ednref8)
[13] Cùng tác giả, Trái táo rơi không thể xa cây táo, chuyến đi Bắc kinh của Nguyễn Phú Trọng:
http://www.dcvapt.net/th...baithoisu2015/adt184.htm[14] “Tuyên bố về tầm nhìn chung VN-Hoa kì”
http://dangcongsan.vn/cp...=30257&cn_id=722377;https://www.youtube.com/watch?v=2d-mlrie_k[15] TT Obama gặp Điếu Cày: (http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/blogger-dieucay-met-us-president-obama-05012015113334.html)
[16] tt 14
[17] VNTB 9.7
[18] tt 14
[19] tt 14
[20] Phạm Bình Minh, 20 năm qhe VN-Hoa kì, chặng đường ngắn, bước đi dài, TCCS 11.7; VN Net (VNN) 23.7.
[21] CS 16.7,
http://dangcongsan.vn/cp...7&type=1&co_id=0[22] Đài Bắc kinh (ĐBắc kinh) 18.7
[23] VNN16.7
[24] CS 17.7
[25] ĐBắc kinh 10.7, 16.7
[26] RFA 31.7
[27] BBC 29.7
[28] tt 8
[29] RFI 25.7
[30]BBC 27.7
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử:
www.dcpt.org hay
www.dcvapt.netEmail:
dcvapt@gmail.com