logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 29/07/2015 lúc 06:29:29(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
TORONTO - Trong nhiều năm, một cặp vợ chồng tị nạn từ Việt Nam tưởng rằng con gái của họ là một đứa con chăm chỉ học hành theo đúng lời chỉ dạy của cha mẹ. Thế rồi một ngày kia họ biết sự thật và rồi lãnh một hậu quả tang thương cho cả gia đình. Con của họ là cô Jennifer Pan, nay đã 28 tuổi, là một trường hợp mà nhiều bậc cha mẹ gốc di dân Á Đông cần phải xét nghiệm, suy nghĩ sâu xa hơn về mối quan hệ với con, cách giáo dục và áp lực mà họ đặt lên trên các con. Câu chuyện của Jennifer Pan là một thảm kịch mà trong mấy ngày qua báo chí tại Canada cũng như tại Hoa Kỳ đều nhắc đến, một phần vì thảm kịch này bắt nguồn từ những quan điểm mà di dân mang theo từ quê hương ở Châu Á đến xứ sở Bắc Mỹ.

Nhìn từ quan điểm của cha mẹ khi sự thật chưa được biết rõ, Jennifer Pan là một cô gái Canada gốc Việt tương đối thành công và đang có một tương lai xán lạn. Cô sống ở thị xã Markham thuộc vùng ngoại ô phía bắc Toronto, thành phố lớn nhất Gia Nã Đại. Jennifer Pan là học sinh với học lực khá, gồm toàn điểm A tại một trường đạo Công Giáo. Cô thắng nhiều học bổng và được nhận vào một trường đại học khá sớm.

UserPostedImage
Jennifer Pan khi bị bắt năm 2010.

Vài năm sau, đúng như sự mong đợi của cha, Jennifer Pan tốt nghiệp bằng dược sĩ tại Đại Học Toronto, một trường có uy tín lớn. Cô đã bắt đầu làm việc tại phòng thử máu tại bệnh viện SickKids.
Thành quả của Jennifer Pan đã làm cho cha mẹ của cô, là ông Huei Hann Pan và bà Bích Hà, rất hãnh diện. Họ xứng đáng được hãng diện vì bản thân họ đã đến xứ sở Canada này với hai bàn tay trắng. Họ là người tị nạn công sản từ Việt Nam, làm lao động ở một xưởng sản xuất đồ phụ tùng xe hơi để cho hai con của họ có được một tương lai sáng sủa hơn.
Thế nhưng trong trường hợp của Jennifer Pan, phần lớn những gì mà cha mẹ từng biết về cô đều là những lời nói dối, những điều không đúng sự thật. Cô đã không tốt nghiệp trung học chứ đừng nói gì đến việc lấy được bằng dược sĩ ở Đại Học Toronto, như cô đã từng báo cho cha mẹ biết.
Vào tháng Giêng đầu năm nay, 2015, sau 10 tháng xét xử, Jennifer Pan bị kết tội thuê hai kẻ giết mướn để thanh toán cha mẹ của cô, và vì thế Jennifer lãnh một bản án tù dài nhiều năm. Án mạng xảy ra vào tháng 11, 2010, khi Jennifer được 24 tuổi.
Lúc bấy giờ người ta chưa biết hết các chi tiết trong thảm kinh hoàng này, cho đến trung tuần tháng Bảy vừa qua thì nguyệt san Toronto Life đăng một bài phóng sự điều tra của Karen Ho, một phụ nữ cũng gốc Á Đông và dành nhiều thời giờ đào sâu vào cuộc đời của Jennifer với lời kể của một người rất thân cận với cô. Câu chuyện của Jennifer không chỉ cho thấy một cuộc sống đầy bất an, và cũng rất đau thương, được che phủ bởi những lớp nói dối mỗi lúc một dày hơn cho đến khi xảy ra hậu quả tang thương cho cha mẹ cũng như cho Jennifer.
Ký giả Karen Ho đã viết bài dựa theo lời kể của một người bạn học của Jennifer tại trường đạo Mary Ward Catholic Secondary School ở Scarborough. Người bạn này đã giúp Jennifer thêu dệt những lời nói dối để che đậy một sự thật mà cô không muốn cha mẹ nhìn thấy: đó là đứa con gái cưng như trứng vàng của họ đã không học giỏi tại trường đạo như sự mong đợi của cha mẹ.
Bài báo đã chắp nối các chi tiết thu thập được trong suốt 10 tháng xét xử để cho thấy Jennifer rơi rớt xuống vực sâu từ một học sinh trường tiểu học trở thành một kẻ hầu như lúc nào cũng phải nói dối. Cô đã làm giả mọi thứ từ học bạ của trường, giấy ban khen, giấy chứng nhận học bổng cho đến học bạ từ trường đại học. Tất cả chỉ nhằm duy trì một ấn tượng về sự hoàn hảo của cô con gái cưng dưới mắt cha mẹ.

UserPostedImage
Ông bà Huei Hann Pan và Bích Hà là di dân từ Việt Nam đến Canada lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Bà bị thiệt mạng, ông bị thương nặng trong một vụ cướp gia cư do chính con gái dàn dựng để giải quyết sự xung đột bắt nguồn từ nhiều năm trước. (Hình trưng bày trong tòa được cung cấp cho báo chí)

Bài phóng sự trên nguyệt san đã được đăng với hàng tít: “Sự trả thù của Jennifer Pan: câu chuyện đằng sau một đứa con cưng như vàng, những sát thủ mà cô đã thuê, và cha mẹ mà cô muốn họ chết.”
Trường trung học của Jennifer và người bạn thân, theo bài viết của Karen Ho, là “một cộng đồng hoàn hảo cho một học sinh như Jennifer. Cô vui vẻ tung tăng như một cánh bướm với tiếng cười lớn, dễ dàng nói chuyện với các bạn bất kể họ là nam, nữ, Á Châu, da trắng, đẹp trai, cù lần, nghệ sĩ. Ngoài trường học, Jennifer học bơi và tập võ wushu.”
Dọc theo cuộc sống xem có vẻ tươi trẻ, hồn nhiên đó, ký giả Karen cũng “khám phá đằng sau khuôn mặt thân thiện, tự tin của Jennifer là một tâm hồn bị xâu xé bởi nỗi lo lắng vì chưa làm đủ bổn phận, tự ngờ vực khả năng của mình, và sự xấu hổ.”
Một trong những dấu hiệu của sự bất an là những vết cắt do chính Jennifer tự cắt trên cánh tay mà rất ít người nhìn thấy.
Jennifer chưa bao giờ được nhận vào trường đại học, chưa tốt nghiệp trung học.
“Cha mẹ tưởng Jennifer là học sinh A ưu tú,” Karen viết. “Thật sự thì hầu hết điểm học của Jennifer là điểm B, cũng là khá rồi đối với hầu hết các học sinh khác, nhưng chưa đủ đối với một gia đình rất nghiêm khắc. Thế nên Jennifer tiếp tục sửa học bạ trong suốt thời gian học trung học.” Cô được nhận vào trường Ryerson University tại Toronto, “nhưng lại bị rớt môn toán calculus trong năm học cuối cùng nên không được nhận bằng tốt nghiệp trung học. Trường đại học rút lại giấy nhận học. Trong nỗ lực giữ cho cha mẹ không đào sâu vào hồ sơ trung học của mình, cô nói dối rằng cô sẽ bắt đầu học ở Ryerson trong mùa thu. Cô báo cho cha mẹ biết cô sẽ học hai năm môn khoa học, rồi sau đó chuyển qua ngành dược tại Đại Học Toronto, điều mà cha của Jennifer mong muốn. Biết điều này, ông Hann rất vui mừng và mua cho con gái một máy laptop. Jennifer thu thập những sách sinh học và vật lý học cũ và mua dụng cụ đi học. Đến tháng Chín, cô giả bộ như đến trường để dự buổi giới thiệu dành cho tân sinh viên. Khi có thư từ về học phí, cô sửa những lá thư và nói rằng cô được vay tiền học theo chương trình OSAP và thuyết phục cha rằng cô được $3,000 tiền học bổng. Sau đó cô đeo túi sách, đi xe bus đến trường ở dưới phố. Trong khi cha mẹ tưởng con mình đi học, Jennifer đến các thư viện cộng đồng.”
Thế rồi sau đó cô giả mạo chuyện chuyển vào trường University of Toronto, đến cuối cùng là tốt nghiệp ngành dược tại trường này. Trước ngày lễ ra trường, Jennifer nói rằng trường đã không có đủ vé dành cho hết mọi người, nên cha mẹ của cô không thể dự lễ.
Đến một lúc nào đó, theo bài viết của Karen Ho, cha mẹ của Jennifer bắt đầu nghi ngờ. Họ theo dõi con gái và rồi biết được sự thật.
Khi Jennifer Pan thú nhận sự gian dối mà cô đã dàn dựng trong suốt mấy năm, cuộc sống tưởng chừng êm đềm trong gia đình họ Pan đã mau chóng tan vỡ.
Bà Bích Hà và ông Hann đã nuôi Jennifer và em trai Felix của cô với niềm tin đặt hết vào tầm quan trọng tối thượng ở thành quả học vấn, và họ giới hạn các sinh hoạt chỉ nhằm bảo đảm con của họ đạt được mức cao đó. Ngoài giờ học, các sinh hoạt của Jennifer gồm có đi trượt băng, học đánh đàn dương cầm, tập võ và bơi lội, cộng thêm học bài suốt đêm. Cô bị cấm đi dự tiệc với các bạn, và chắc chắn bị cấm có bạn trai. Trong nhà của họ, tủ kiếng trưng bày nhiều bằng khen, cúp thưởng của Jennifer.
Khi biết được sự thật về con gái, về những nỗ lực mà nay không mang lại một kết quả nào hết, ông bà Hann và Bích Hà đã đặt thêm vòng kiểm soát vào đầu con gái mà nay là một người lớn. Họ không cho cô có điện thoại, máy laptop, và cấm liên lạc hoặc đi ra ngoài chơi với bạn trai Daniel Wong.
Đến khi có thêm sự tự do, Jennifer trở thành một con người với đầy nỗi tức giận. Cô nghĩ đến một cuộc đời khá hơn nếu không có cha mẹ. Và với sự trợ giúp của anh bạn Daniel, Jennifer thực hiện âm mưu sát hại cha mẹ, hai người mà cô cho là đã “quản chế” cuộc đời cô.
Cảnh tượng án mạng được nguyệt san Toronto Life mô tả và được tường thật trong tòa đã cho thấy sự hãi hùng của sự thả thù. Án mạng được dàn xếp như một vụ cướp gia cư diễn ra không đúng kế hoạch. Jennifer Pan đóng vai một nhân chứng thoát chết sau khi ba kẻ giết mướn gồm David Mylvaganam, Lenford Crawford và Eric Carty, bắn chết bà Bích Hà và gây thương tích trầm trọng cho ông Hann Pan. Với giọng của người bị sợ hãi, Jennifer gọi số 911 cho cảnh sát.
Trong thời gian đó, các tờ báo ở Toronto đã đăng những bài báo với những hàng chữ gây chấn động dư luận. Tờ Markham Economist & Sun viết: “Bà Bích Hà Pan bị bắn gục trong nhà trong một vụ cướp gia cư ngẫu nhiên.” Tờ Toronto Star viết: “Án mạng tại Markham gây chấn động những người hàng xóm,” “Những nghi can trong vụ cướp gia cư này rất nguy hiểm; cảnh sát Markham báo động người dân sau khi một vụ phụ nữ bị giết trong một vụ tấn công ngẫu nhiên.”
Thế nhưng cảnh sát đã mau chóng nhìn ra sự thật trong vòng vài tuần. Họ khám phá vụ cướp gia cư giả mạo này là lời nói dối cuối cùng của Jennifer Pan trước khi cô bị đưa vào nhà giam.
Trong tháng Giêng, tòa án tại tỉnh bang Ontario đã kết tội Jennifer cùng ba người đồng lõa (bạn trai Daniel Wong, Crawford và Mylvaganam). Họ bị kết tội sát nhân và mưu sát. Tất cả bốn người bị án chung thân và không được hưởng sự khoan hồng cho đến khi ở tù ít nhất 25 năm. Chỉ có nghi can Eric Carty không nhận tội và sẽ bị xử riêng trong năm nay.
Vụ án trước tòa chỉ là một phần trong bài tường thuật của Karen Ho, một người từng học chung với Jennifer Pan và hiểu rõ cuộc sống của bạn. Chính Karen Ho cũng có cha mẹ là di dân, từ Hồng Kông đến Canada với hai bàn tay trắng để lập nghiệp.
Bài đăng trên nguyệt san Toronto Life đã rọi chiếu vào một cuộc đời rất phức tạp của Jennifer, đồng thời khơi dậy những nỗi niềm cực mạnh trong giới trẻ người Canada hoặc người Mỹ gốc Á Châu. Kể từ khi bài viết được đăng vào ngày ngày thứ Tư, 22 tháng Bảy, 2015, trên các mạng xã hội như Facebook, giới trẻ đã không ngớt bàn tán và chia sẻ những kỷ niệm thời niên thiếu mà họ đã trải qua dưới sự giáo dục rất nghiêm khắc của cha mẹ trong cộng đồng di dân gốc Á.
Câu chuyện của Jennifer Pan cho thấy những ước mơ của di dân có thể trở thành một cơn ác mộng đau thương. Trong những cuộc thảo luận trên các diễn đàn mạng, xuất phát từ bài viết của báo Toronto Life, có người chỉ trích phương pháp nuôi dưỡng và giáo dục con quá khắt khe với mức tiêu chuẩn học vấn đặt quá cao mà họ cho là phổ biến trong hầu hết các gia đình Mỹ gốc Á. Cũng có những người cho rằng những vụ án như của Jennifer Pan chỉ là vài trường hợp cá biệt, không hoàn toàn đúng như trong hầu hết gia đình gốc Á.
Bạn nghĩ sao?
Nếu có ý kiến, xin gởi về địa chỉ email của nhật báo Viễn Đông (baoviendong@gmail.com)
Theo báo Viễn Đông
nga  
#2 Đã gửi : 31/07/2015 lúc 08:08:36(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Bạn học hé lộ vụ cô gái Việt thuê sát thủ giết cha mẹ
UserPostedImage
Jennifer Pan, 28 tuổi, bị tuyên án tù chung thân vì tội âm mưu giết cha mẹ.

Một người bạn thời trung học của cô gái Việt ở Canada bị cáo buộc thuê sát thủ giết cha mẹ mới lên tiếng cho biết rằng Jennifer Pan “từng có một cuộc sống bị kìm kẹp và luôn phải tìm cách làm hài lòng cha mẹ”.

Cô Karen Ho còn cho biết thêm rằng cho tới tận năm 22 tuổi, cô gái gốc Việt này ít khi được đi tiệc tùng với bạn bè và chưa khi nào đi nghỉ mát mà không có cha mẹ và gia đình bên cạnh.

Cô Ho kể với VOA Việt Ngữ:

“Cô ấy nói tại tòa cũng như nói với bạn bè rằng cô ấy bị trầm cảm và bản thân cô ấy cũng có nhiều dấu hiệu của việc đó, như dùng dao tự cứa vào cơ thể mình. Cô ấy cũng nói về chuyện cha đẻ của cô rất hà khắc. Cô ít được đi chơi với bạn bè”.

Viết trên trang Facebook vào tháng Hai năm 2009, Jennifer Pan kể: “Sống trong nhà tôi giống như bị quản thúc tại gia”.

Cô gái này đầu năm nay đã bị kết án tù chung thân vì thuê sát thủ giết chết mẹ đẻ, bà Bích Hà, và khiến người cha bị một vết thương nặng ở đầu.

Ba đồng phạm của Jennifer, trong đó có người yêu cũ, cũng đã bị tòa án Canada kết án tù chung thân và không có cơ hội giảm án trong vòng 25 năm.

Cô Karen Ho cho biết rằng không ai trong đám học cùng trung học với cô có thể tưởng tượng được chuyện này lại xảy ra. Cô nói:

“Khi mới biết tin về chuyện xảy ra đối với cha mẹ của cô ấy, tôi và các bạn cùng trường có viết lên trang Facebook của cô ấy rằng chúng tôi rất lấy làm tiếc về những gì xảy ra, và nếu cần chúng tôi giúp gì thì hãy cho chúng tôi biết. Nhưng khi mọi chuyện vỡ lở, cô ấy bị truy tố vì tội âm mưu giết cha mẹ mình, bất cứ khi nào tôi gặp các bạn cùng trường chúng tôi không thể không nói về câu chuyện này và chúng tôi cảm thấy như bị phản bội. Chúng tôi không còn tin vào những gì cô ấy đã nói với chúng tôi”.

Cô Ho cho biết cô đã nói chuyện với một người không muốn nêu tên và bạn này đã tỏ ra cảm thông với Jennifer về những gì cô gái này đã phải chịu đựng cách giáo dục khắc nghiệt của người cha.

Một độc giả của VOA Việt Ngữ tên là Tạ Tốn viết rằng “suy cho cùng, trách nhiệm thuộc về cha mẹ Jennifer. Họ đã không hiểu thấu đáo về đứa con của họ và đã đặt lên vai nó một gánh nặng mà khả năng nó không mang nổi, đã đẩy nó vào hoàn cảnh phải nói dối nếu muốn tồn tại”.

Nhiều tờ báo Việt Nam cũng đã đăng tải câu chuyện buồn này và lấy đó làm ví dụ cảnh báo cho các bậc làm cha làm mẹ trong nước.
Theo VOA
nga  
#3 Đã gửi : 31/07/2015 lúc 08:18:52(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Nguyên nhân thảm kịch của một gia đình Canada gốc Việt

Vào ngày 22/07/2015, báo Toronto Life (Canada) đã cho đăng một bài báo có tựa đề: “Jennifer Pan’s Revenge: the inside story of a golden child, the killers she hired, and the parents she wanted dead” của tác giả Karen K Ho. Bài báo có liên quan đến một vụ án thương tâm xảy ra cách đây đã gần năm năm, của một gia đình gốc Việt sống ở Toronto, Canada.
Bài báo đã dấy lên một làn sóng dư luận, xuất hiện trên nhiều tờ báo của Hoa Kỳ, liên quan đến hiện tượng “người Mỹ gốc Á” hay “người Canada gốc Á” trong xã hội Bắc Mỹ.

Vụ án xảy ra vào tháng 11/2010. Jennifer Pan, một thiếu nữ Canada gốc Việt, đã dàn cảnh một vụ cướp đột nhập vào nhà mình, để giết bố mẹ của cô. Cô làm với mục đích để trả thù người cha, và được thừa hưởng gia tài.

Người mẹ bị giết chết tại hiện trường, nhưng người bố lại bất ngờ còn sống, được cứu chữa sau khi được đưa vào bệnh viện. Chính người bố đã là nhân chứng, tiết lộ những chi tiết để cảnh sát điều tra lần ra manh mối, và kết luận rằng chính Jennifer và người yêu là Daniel Wong, bạn trai cô, là chủ mưu. Đến tháng 01/2015, Jeniffer Pan đã bị tòa kết án chung thân.

Karen Ho, tác giả của bài báo, cũng là một người Canada gốc Á (Hongkong), là bạn học trung học của Jeniffer. Từ góc nhìn này, Cô đã tìm ra những chi tiết, có những nhận định làm cho những bậc phụ huynh gốc Á, trong đó có cả người Việt phải suy nghĩ. Cô đã tự bạch trong bài báo của mình: “Càng tìm hiểu về môi trường giáo dục nghiêm khắc của Jeniffer phải chịu, tôi càng cảm thấy hoàn cảnh của mình rất giống cô ấy”.

Jennifer từng được xem là “cô gái vàng” của bố mẹ mình (ông Huei Hann Pan và bà Bich Ha). Cũng như nhiều gia đình gốc Á khác, Jennifer đã được gia đình trông đợi là phải xuất sắc trong mọi lĩnh vực, từ piano, cho đến trượt băng nghệ thuật, và đặc biệt là chuyện học vấn. Jennifer phải giống như mẫu mực của các học sinh gốc Á khác tại Bắc Mỹ, bảng điểm phải toàn điểm A!

Thật không may, điều này đã không có với khả năng của cô. Áp lực lên cuộc đời của một cô bé học sinh thật khủng khiếp! Kể từ lúc Jennifer bị một điểm B trong bảng điểm từ những năm đầu tiên của trung học, cô bắt đầu chuẩn bị một kế hoạch gian dối công phu để lừa bố mẹ mình. Cô đã cắt sửa những bảng điểm, để có một kết quả học lực “toàn A”.

Không tốt nghiệp được phổ thông do trượt môn toán tích phân, Jennifer vẫn nói dối với bố mẹ là mình đi học tại University of Toronto chuyên ngành dược. Kỳ thực, trong suốt thời gian này, cô sinh sống bằng công việc ở nhà hàng, đi dạy piano, và chung sống bí mật với người yêu là Daniel Wong.

Việc nói dối thường xuyên còn kéo Jennifer vào trong một thế giới ảo về chính mình. Dĩ nhiên, đến một lúc nào đó thì mọi chuyện không có thực cũng sẽ bị phát giác.

Sau khi bố mẹ cô biết được sự thật, bố cô bắt cô sống trong nhà với một sự kiểm soát còn chặt chẽ hơn. Ông còn bắt cô phải cắt đứt quan hệ với Wong. Tuyệt vọng trong đường tình cảm, trong cuộc sống đã khiến Jennifer trở nên căm thù người cha của mình. Đó có thể là nguyên chính đã dẫn đến một bi kịch gia đình như đã nói trên vào cuối năm 2010.

Những sự thật về Jennifer mà bài báo của Karen Ho đưa ra rất đáng để các bậc phụ huynh di dân gốc Việt tại Mỹ, Canada hay các nước Tây Phương phải suy gẫm.

Bỏ nước ra đi, hy sinh mọi thứ của riêng mình, mong con mình có một tương lai tươi sáng hơn. Từ sự hy sinh lớn lao đó, sự kỳ vọng về con cái cũng lớn. Sự kỳ vọng này đã thành một áp lực rất lớn lên những đứa trẻ đáng thương. Không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng thực hiện được kỳ vọng của bố mẹ. Hy vọng Jennifer Pan sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh, để những bi kịch như vậy không còn xảy ra đối với những gia đình Việt tị nạn.

Để xem toàn bộ bài báo của của Karen Ho:
http://www.torontolife.c...22/jennifer-pan-revenge/


SBTN
chung  
#4 Đã gửi : 05/08/2015 lúc 06:24:40(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Cha mẹ và sự kỳ vọng quá lớn vào con cái
UserPostedImage
Cô Jennifer Pan tại phòng thẩm vấn của cảnh sát ngáy 22 tháng 11, 2010

Vừa qua, tin tức báo chí trong lẫn ngoài nước cho loan tải sự kiện một cô gái gốc Việt đã thuê người giết cha mẹ mình

sau khi cô bị lộ kết quả học tập giả; Lý do cũng chỉ vì cha mẹ cô quá kỳ vọng vào người con gái cưng này của họ. Vì sao

lại có sự việc này xẩy ra, và liệu một phần cũng là do các bậc cha mẹ người Việt mình quá nhồi nhét và ép buộc con cái

của mình đã dẫn đến hành động này? Đó là chủ đề cho diễn đàn tuần này, với phần điều hợp của Chân Như và các bạn

trẻ khách mời.

Chân Như: Xin chào các bạn, tất cả các bạn đây đều đã ngồi dưới mái trường và cũng đã ra trường và đang có

được công việc mà các bạn đã dày công học hành khi xưa. Trước tiên các bạn nghĩ sao về hành động này của cô bé

Jennifer Pan?

Vi: Theo em, hành động này phải nói nó thuộc vào mức đỉnh điểm của sự việc rồi. Em nghĩ nó là hậu quả của một

người khi họ đã bắt đầu làm một điều gì mà họ nghĩ là họ sai, như cô bé này đã giấu kết quả học tập của mình đã mấy

năm nay chứ không phải mới đây; Và khi mình đã làm gì sai thì lại muốn che giấu sai lầm của mình, như vậy, lại vô tình

tạo thêm một cái sai nữa. Đặc biệt, khi có những ảnh hưởng của những người không tốt bên cạnh và không chia sẻ được

với gia đình thì nó dẫn đến một bi kịch thì em nghĩ đó là một điều rất đáng tiếc.

Katie: Katie thấy rất bất ngờ tại vì nhìn hình của Jennifer thì thấy Jennifer rất trẻ giống như một học sinh trung học và

không ngờ Jennifer có thể âm mưu để ám sát ba mẹ của mình mà còn chứng kiến người ta giết mẹ của mình mà còn

làm hại ba của mình nữa. Mà Katie cũng thấy tội nghiệp cho Jennifer, hình như, có vẻ có bệnh tâm thần nhưng không

được sự giúp đỡ của những người tâm lý chuyên nghiệp và phải sống trong hoàn cảnh có nhiều áp lực như vậy.
Jasmine: Theo em, hành động đó cũng dễ hiểu thôi, giống như khi bị ép đến đường cùng rồi; Cũng không phải

đường cùng nhưng mà cô bé Jennifer đó còn rất trẻ nên nhiều khi tâm lý chưa ổn định rồi bị bức ép quá. Vì em đọc tin

em thấy ba mẹ cũng mắng nhiếc, cũng nói Jennifer làm như vậy là ô nhục cho gia đình. Do vậy, em nghĩ khi một người

bị xúc phạm quá mà còn trẻ tuổi như vậy thì người ta cũng không có thể kiềm chế được hành động, suy nghĩ của mình.

Chân Như: Các bạn có nghĩ đa số những cha mẹ Á Đông mình luôn kỳ vọng vào sự thành đạt của con cái dẫn đến

sự ép buộc con cái phải có được những điểm A và phải học giỏi hay không? Vì sao? Và ngay chính trong gia đình các

bạn, các bạn có chịu áp lực đó khi còn là sinh viên hay không?

Katie: Katie thấy đa số các ba mẹ Á Đông thì hay ép buộc con cái học để được điểm cao hay bắt con phải chọn

những ngành nghề mà ba mẹ muốn. Katie có rất nhiều bạn hiện là học sinh sinh viên. Các em cũng từng chia sẻ với

Katie rằng thấy buồn hay thấy hay có vẻ trầm cảm nữa tại vì sự áp lực của ba mẹ. Katie nghĩ có lẽ bố mẹ của mình gặp

nhiều khó khăn khi họ ra một nước khác và phải hành nghiệp lại và vì như vậy nên ba mẹ cũng muốn con cái mình có

được một nghề nghiệp đàng hoàng và tài chính được ổn định hơn; Hay là ba mẹ có ước mơ hồi xưa ba mẹ không có

thành công được nên bây giờ ba mẹ muốn con cái mình là người chiếm được những ước mơ đó cho cha mẹ. Gia đình

của Katie thì từ lúc nhỏ cũng không được khá giả lắm nên Katie cũng hiểu là phải ráng học hỏi để mà mình được một

tương lai tốt đẹp hơn. Mặc dù ba mẹ không lo lắng về chuyện học hành của Katie nhiều nhưng mà mẹ cũng hơi khó một

chút, thí dụ, điểm Katie có thấp xuống một chút đi là biết rằng sẽ bị mẹ tra hỏi rồi.

Jasmine: Với em thì từ lúc nhỏ em ở với gia đình thì gia đình khó lắm. Lúc học cấp một là đã bị áp lực vấn đề điểm

số rồi. Nó căng thẳng lắm. Tính em lại ham chơi nên là lúc đó gọi là cứng đầu: ba mẹ càng bắt thì mình càng không muốn

làm, cũng xảy ra mâu thuẫn với gia đình với ba mẹ nhiều dữ lắm. Bây giờ, ở cái tuổi này rồi, khi mình nhìn lại thì mới hiểu

được. Điều đó là ba mẹ muốn tốt cho mình, nhưng mà do tư tưởng của hai thế hệ nó khác nhau nên là nhiều khi ba mẹ

sẽ không biết được cái cách nói chuyện, cách khuyên bảo cho con mình để cho hai bên có được điểm chung; Cứ bị mâu

thuẫn với nhau như vậy. Tuy nhiên, giờ thì hiểu ba mẹ đều muốn tốt cho con cái mình. Cái điểm A đó sau này cũng đâu

có để cho ba mẹ đâu mà là cho mình hết.

Vi: Em có thể nói là cái truyền thống trọng việc đi học, trọng người có chữ không chỉ riêng cho người Việt Nam mà

là người Châu Á, và nhất là người vùng Đông Á. Việc đó rất là phổ biến và có thể nói là cái truyền thống của người Châu

Á rồi, do đó, em không có ngạc nhiên là cha mẹ Á Đông rất là mong con mình đi học. Mình cũng phải thông cảm cho họ

vì họ đã sử dụng hết tất cả những nguồn tài lực của họ để cho con họ được đi học trường tốt nhất và họ mong muốn kết

quả cao. Em hiểu tại sao họ như vậy. Em thì khá may mắn là gia đình em không có đặt nặng vấn đề điểm số. Ba mẹ em

chỉ coi trọng là em có chịu đi học và hiểu là tại sao cần phải đi học hay không. Nhưng mà ngay trong gia đình những

người quen hay là bạn của em thì em biết là áp lực về điểm số của họ là rất cao. Và phụ huynh Châu Á đều có căn bệnh

là mong muốn con mình phải không những là đi học mà phải học thật giỏi, học thuộc hàng hạng đầu trong trường. Họ

nghĩ đơn giản như là ăn và đi học thôi thì phải học thôi chứ không có tìm hiểu là đi học những môn đó con mình có thích

không hay là ngành nghề có thích hợp với con mình hay không? Eem thấy đó là việc không được trao đổi giữa người cha

mẹ và người con.

Chân Như: Nói đi thì cũng phải nói lại. Đa số cha mẹ Á Đông và đặc biệt người Việt Nam chúng ta, thế hệ của họ đã

quá khổ nên họ luôn muốn con cái của họ được thành công hơn họ để sau này có đuợc cuộc sống sung túc, phải chăng

đó cũng là cái tội?

Vi: Em không nghĩ cái đó là một cái tội anh Chân Như. Em nghĩ cái đó là một ao ước, một khát vọng rất là chính

đáng: mong con mình nó thành công nó có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên,em nghĩ là cha mẹ Á Đông không coi

nặng việc trao đổi với con cái đặc biệt là khi mà (chúng) còn nhỏ. Chính em khi còn là sinh viên thì em có đi dạy kèm một

trung tâm của người Việt, dạy kèm các em học sinh từ lớp 1-12. Em thấy đa số phụ huynh có suy nghĩ là cứ đưa tiền

cho một người kèm cặp cho con mình nghĩ như vậy là tốt nhưng ít có ai chịu khỏ bỏ thời gian làm homework (bài tập về

nhà) với con, hay nói chuyện với con, chia sẻ việc học vì đi học cũng khó chứ không phải là cứ muốn học là được. Có

nhiều khi mình học môn mình không thích mình học không được thì sao?. Em nghĩ đó là sự thiếu sót. Bây giờ, em cũng

lớn rồi thì em đặt nặng vấn đề trách nhiệm giữa người con và cha mẹ. Phụ huynh phải có trách nhiệm cao hơn vì mình là

phụ huynh mà. Em nghĩ là chịu bỏ thời gian chia sẻ với con cái thì mình hiểu được người con của mình đi học trải qua

những gì thì lúc đó mình cũng kỳ vọng nhưng có kỳ vọng thực tế hơn một chút.

Katie: Katie cũng đồng ý với Vi. Đó không phải là cái tội của ba mẹ vì ba mẹ thì lúc nào cũng muốn con mình có

những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, có thể đó là sự hiểu lầm tại vì ba mẹ có thể dùng kỷ luật, hay cách ép buộc trong chỉ

dẫn cho con cái nhưng họ không hiểu cái áp lực đó có thể làm cho con mình buồn hay là có thể bị trầm cảm; Tạo cảm

giác mình không tốt đủ theo yêu cầu của ba mẹ mình. Những người Á Đông mình có vẻ coi trọng sự thành công hơn là

hạnh phúc của con cái mình. Tất nhiên là bấy kỳ ai nếu có thành công hay ổn định tài chính thì cuộc sống của mình có thể

dễ dàng hơn nhưng chưa chắc nó sẽ mang lại hạnh phúc cho bản thân mình.

Jasmine: Em có vài điểm không đồng ý với ý kiến của Vi, mặc dù đúng là muốn con thành công, muốn con học giỏi

không phải là cái tội của ba mẹ. Tuy vậy, cũng có một số ít gia đình giống như muốn nở mày nở mặt với hàng xóm hoặc

với anh chị em trong nhà kiểu giống như cái thể diện của gia đình vậy đó mà không nghĩ rằng con mình muốn gì, không

để con mình giải bày nguyện vọng của con, lúc nào cũng một hai là phải được như vậy. Em không nói hết tất cả các ba

mẹ nhưng mà cũng có một vài gia đình vì như vậy chứ không phải là vì con nên là em nghĩ cũng có một phần tội (lỗi)

trong đó.

Vi: Em cũng đồng ý là có nhiều phụ huynh thật sự đúng ra là cũng vì thể diện của mình nhiều hơn là cái cảm nghĩ

của con cái. Em nghĩ người Á Đông ít chịu quan tâm về cảm giác của đối phương thành ra không nói chuyện với nhau,

không chia sẻ, không tìm hiểu....Điễn hình một vấn đề thường xảy ra là phụ huynh đa số cứ nghĩ là chỉ có học thôi

nhưng không có nghĩ là mỗi người họ sẽ thích hợp học một ngành nghề khác, không hẳn là cứ học ra những nghề mà đa

số phụ huynh Á Đông xem là nghề tốt như bác sĩ, kỹ sư, nha sĩ. Hình như cứ chỉ vài chọn lựa cho con cái mà không có

nghĩ là có những ngành nghề khác có thể con mình nó sẽ thích hợp hơn, nó vui hơn khi nó học, mà thường là cứ ép con

chọn một trong những nghề mà cha mẹ thích. Em cũng nghĩ đó là vấn đề không chịu chia sẻ với con cái, không có tìm

hiểu về con cái mình thích cái gì.

Chân Như: Và sau cùng thì theo các bạn làm sao để cho cha mẹ và con cái hiểu được nhau hơn trong việc hướng

dẫn và đưa con cái mình đến với cuộc sống tự lập mà không còn những cảnh thương tâm như sự viêc vừa qua cho gia

đình của cô Jennfier?

Vi: Theo em nhận thấy thì phụ huynh, em biết là đi làm kiếm tiền là một việc ai cũng phải làm, khi mình có một đưa

con thì mình nên dành thời gian cho nó quan sát và xem là con mình nó thích học môn gì, nó có những sở thích gì hoặc

là có những em còn bị những vấn đề về khả năng học hỏi, họ không có tiếp thu được như người bình thường. Phụ huynh

co trách nhiệm phải biết những điều này, ngay từ đầu từ lúc con cái mình còn nhỏ. Nếu mình tạo ra môi trường thân thiện

để cho con mình trao đổi với mình, thì từ đó mình tìm hiểu về nguyện vọng sở thích của con, và mình cũng phải chấp

nhận và ủng hộ con mình; Đừng đặt nặng vấn đề điểm A quá, em nghĩ nên đặt vấn đề là con mình có kiến thức thì nó hay

hơn là cứ dùng điểm số để đánh giá là con mình thành công hay không. Đặc biệt là khi con mình nó thất bại, tại vì làm

người thì có lúc thành công có lúc thất bại, thì nên thông cảm cho nó; Cho nó một cơ hội để nó đi đến thành công. Giống

như cô bé Jennifer là khi cô nói thật với cha mẹ về thất bại của mình thì đáng lẽ cha mẹ nên thông cảm và nên ngồi

xuống nói chuyện chứ không nên oán trách và la mắng rồi chửi bới như vậy. Em nghĩ khi một người không được làm

những việc như ý của mình, người ta đã buồn lắm rồi; Khi mình bị thất bại ngoài đời thì mình đã có nhiều mặc cảm suy

nghĩ lo lắng. Do vậy, khi mình nói chuyện với gia đình cha mẹ, thì mong là cha mẹ sẽ thông cảm sẽ vẫn thương yêu mình,

chứ nếu mà gia đình cũng là một nơi có áp lực nữa, thì người đó biết tìm đến ai nữa bây giờ, tại gia đình phải là điểm

cuối cùng để người ta trở về đúng không. Em mong là quý vị phụ huynh nên quan tâm trò chuyện với con cái từ lúc nhỏ và

đừng có đặt nặng điểm số và cũng đừng có quá khắt khe và tạo thêm áp lưc cho con cái mình khi nó tìm đến mình để

chia sẻ những bất thành trong cuộc sống.

Jasmine: Theo em nghĩ, việc con được điểm tốt hay không là trách nhiệm của cả ba mẹ và con cái. Nếu con mình

bị điểm thấp, mình làm ba mẹ mình cũng phải nhìn lại bản thân mình. Ép con mình có điểm tốt như vậy hoặc bắt con

mình làm mà bây giờ làm không được, nhiều khi nói trèo cao té đau đó anh. Vi cũng nói hết những ý mà em muốn nói rồi

là phải lắng nghe, phải trao đổi với con cái mình nhiều hơn, hiểu nó nhiều hơn một chút chứ không phải cứ nói là con phải

được A, là bắt buộc con phải A, không có như vậy.

Katie: Katie mong là ba mẹ có thể thay đổi những quan điểm về sự thành công trong cuộc sống. Có một số điều

mà Katie thấy là ba mẹ có thể làm để giúp đỡ con và hiểu con nhiều hơn như là có thể chú ý dạy con để con mình thành

một người tốt, có lương tâm, có đạo đức hơn là áp lực về sự thành công và học hành. Nếu mà ba mẹ tìm hiểu được tài

năng của con mình có thể nó (giỏi) về toán, văn hay âm nhạc hay là thể thao thì mình cố gắng khuyến khích con mình

phát triển cái tài năng đó. Katie cũng luôn mong muốn là ba mẹ có thể trở nên cởi mở hơn để con mình có thể tìm tới để

chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với ba mẹ mình. Con cái lúc nhỏ dễ bị sai lầm lắm nhưng nếu như ba mẹ khó

khăn quá thì con cái không thể chân thật với ba mẹ được.

Xin cám ơn phần chia sẻ vừa rồi của ba bạn đã dành cho chương trình.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.337 giây.