logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/08/2015 lúc 10:35:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ở Mỹ bao nhiêu năm, tôi từng nghe, thấy nhiều sự nghịch lý trong đời sống Mỹ mà nhiều bạn bè tôi vẫn cho là đời sống tốt đẹp nhất trên thế giới. Tôi chỉ biết nói với họ là nên du lịch qua những nước Bắc Âu để thấy sự yên ả của đời sống khác xa với đời sống Mỹ! Nhưng một nghịch lý rất Mỹ, từ chính một người bạn Mỹ đã nói ra là nghịch lý mà tôi nhớ nhất.

Hôm đó, tôi lái xe của hãng, anh bạn Mỹ trắng ngồi bên…

Lane trong lề có một chiếc xe truck cũ của người Mễ đi cắt cỏ. Họ chạy chậm vì xe cũ mà phải chở đến sáu, bảy người trong xe, đằng sau lại máy móc cắt cỏ nặng nề, chất đầy trên cái trailer mà họ kéo theo…
Lane giữa thì cô phát thanh viên của đài CB8 Dallas đang nói điện thoại nên đường cho chạy bốn mươi dặm/ giờ. Cô ấy cứ phớt lờ những tiếng kèn xe khác để ung dung hai mươi dặm/ giờ. Tôi biết, những phát thanh viên làm việc cho đài Chuyện Bà Tám ở Dallas chỉ làm từ thiện cho cháy nhà người ta nên không có lương thì tiền đâu sửa xe và sửa sắc đẹp khi bị xe tông trong lúc thi hành nhiệm vụ, nên họ lái xe cẩn thận là vậy; Những thiện nguyện viên này lái xe kiên định như nhau là không nhường đường cho bất kỳ ai bao giờ, vì sang lane trong lúc làm nhiệm vụ thường dễ bị quên những chi tiết quan trọng – làm thiếu action của một vụ đánh ghen chẳng hạn…

Tôi chỉ còn cách đổi sang lane trái để hy vọng vượt qua được hai xe quá chậm trên đường. Nhưng lane đó lại bị một ông già Mỹ trắng khống chế với một chiếc Cadillac mới toanh, nhưng tốc độ không hơn hai xe kia…

Bạn tôi bực bội cũng chẳng làm gì được nên anh nguôi ngoai. Anh ta tự nói với tôi, “Người Mỹ của tao là vậy đó! Khi trẻ, ước gì có tiền để mua một chiếc Cadillac, đi cua gái sẽ dễ như ăn cái hamburger. Nhưng khi còn trẻ thì chỉ đủ tiền mua một cái xe móp trước, bể sau. Lúc thấy cái xe nào đó có lối lái xe du côn trên đường, muốn đua với nó cho biết mặt thì xe mình chỉ đủ sức hửi khói xe của nó thôi! Nhưng đi làm và dành dụm tới có đủ tiền mua chiếc Cadillac thì thường là tiền già, tiền hưu… Khi ấy, mắt đã mờ, tay chân chậm chạp, làm sao điều khiển nổi chiếc xe đẹp đẽ và mạnh mẽ ấy nữa!”

Anh ta suy tư giây lát để buông ra lời kết luận, “Sự nghịch lý của đời sống mới là cái đời đời…”
Tôi nhớ sự nghịch lý ấy như một tiêu biểu của đời sống Mỹ. Nhưng tôi sống nhiều với người Việt hơn, nên hiểu biết nhiều hơn về người Việt. Hiện tại, tôi có người bạn đã tính chuyện sang năm sẽ về hưu. Trò chuyện với nhau thì biết là con cái anh ta đã trưởng thành, ai cũng có nhà riêng. Căn nhà hai tầng, sáu phòng ngủ của anh ta chỉ còn lại hai vợ chồng già. Anh ấy cứ than phiền về những cái toilet trên lầu, không sử dụng lại dễ hư hỏng hơn xài thường; cứ phải lên lầu thăm chừng nó rò rỉ nước vì không xài thì cao su – gasket bị chai; lại phải đi mua về thay chứ thôi hao nước. Leo lên leo xuống cầu thang, có ngày tao đi tàu suốt vì tim đập loạn xạ! Rồi nhà lớn nên phải chạy tới hai máy lạnh… Đủ thứ than phiền về căn nhà lớn nhưng bán đi thì tiếc. Tôi thật sự không tin câu không chỉ riêng anh mà nhiều người tương tự thường nói, “không giữ cái nhà lớn thì giỗ quảy, tết nhất, lễ lộc… làm sao đủ chỗ cho con cháu tụ về.” Nhưng sâu xa trong câu nói lời hay ý đẹp đó là dân tộc tính đã quen an cư lạc nghiệp; nếp nghĩ nhà cao cửa rộng là bộ mặt của người thành đạt…

Tôi thấy mình cũng bắt đầu già rồi hay sao khi tóc không thèm bạc nhưng lòng hoài nghi lại trắng ra như mắt thế nhân; như câu thơ Nguyễn Bính, “thế nhân mắt trắng như ngân nhũ”. Tôi hay nghĩ về sự nghịch lý của tuổi tác là sao anh không bán nhà lớn đi để mua căn nhà nhỏ vừa đủ cho hai người; tiết kiệm rất nhiều công sức và chi phí bảo trì. Càng thấy vô lý khi anh ấy gom góp tiền dành dụm được mấy chục năm qua, đi mua thêm nhà để cho thuê.

Một người đã bước qua tuổi sáu mươi, con cái không phải lo gì nữa, có của ăn của để… nhưng trời nắng hơn trăm độ F ở thành Đà mà tuần nào già cũng phải tha máy cắt cỏ đi cắt cỏ cho hai căn nhà cho mướn. Anh ấy cắt cỏ lấy tiền vì người mướn nhà phải tự cắt cỏ chứ không phải chủ cho mướn. Nhưng anh ấy muốn cứ hai tuần, mình lại thấy căn nhà của mình cho người ta mướn có bị hư hao theo dạng phá nhà hay không, thì mới yên tâm. Anh ấy cắt cỏ nhà anh ấy ở nữa là ba căn. Xong, hai căn nhà của hai thằng con trai thì già lo không nổi; nhưng cắt cỏ cho nhà của đứa con gái để chăm nom nhà cửa cho nó kịp thời, vì thằng rể người Mỹ, chẳng biết chăm sóc nhà cửa gì hết!

Vậy là bốn căn, già cắt cỏ mờ mắt… Dallas có chuyện ông bạn nọ cũng người Việt, mới 56 tuổi, đang cắt cỏ thì đứt mạch máu não vì trời nóng quá và ông ráng sức sau mấy tuần mưa như điên. Nghe chuyện không may của đồng hương mà như vận của mình. Anh bạn tôi thổ lộ nỗi không vui với thằng rể Mỹ không biết điều với ông già vợ! Nó tự nhiên như… Mỹ ngồi xem game baseball trên tivi, trong phòng khách lạnh như hầm nước đá; nhấm nháp ly vang hay chai bia… Nhưng không đem ra sân cho ông già vợ (người Việt) được chai nước lạnh để giải khát, mà chỉ hỏi. “Ngày mai ông trở lại cắt cỏ được không? Ồn quá! Tôi không nghe rõ được tivi…!”

Nhìn anh ấy rốc người vì nắng và quá sức mà nhớ lại chính anh ấy mấy chục năm trước; nhớ vầng trăng trong khu apartment. Anh ấy với tôi thường uống bia đêm sau ngày đi làm về, nhìn qua khu nhà cũ kỹ bên kia đường. Nhưng chúng tôi vẫn ước gì mình có một căn để gia đình không phải chui rúc trong apartment nữa. Nhớ lại, anh ấy đã thành thợ sửa thang máy nhờ may mắn một phần, nhưng phải kể là anh ấy giỏi. Nên anh là người bạn mua được nhà ba phòng ngủ chỉ sau vài ba năm đến Mỹ. Rồi chị biết lái xe một mình, bắt đầu biết đường nên đi làm. Chị phụ được chồng bán nhà ba phòng ngủ và mua căn nhà anh chị đang ở (tới sáu phòng ngủ). Bây giờ làm chủ đến ba căn nhà; và đặc biệt là con cái không còn cần anh ấy giúp đỡ về tài chánh như khi họ chưa trưởng thành…

Cái nghịch lý của hôm nào tôi với anh ấy chỉ thèm có một căn nhà cũ thì bây giờ tôi đã bước vào tuổi khùng là để căn nhà cũ, đã trả hết, cho thằng con lớn ở, rồi đôi khỉ già đi mua thêm căn nhà thứ hai cho mệt xác. Nhưng anh bạn tôi thì chưa thỏa lòng với căn thứ ba; Anh ấy đang hỏi mượn tiền nhà bank để mua căn thứ tư…

Tôi nhỏ hơn anh ấy cả con giáp, nhưng lại già hơn anh vì cứ nhớ chúng tôi từng thấy một ông già Mỹ lái chiếc Cadillac láng coóng. Lúc ấy hai anh em thèm chảy nước miếng, nay anh ấy dư sức mua Cadillac, sao không mua cho nó êm ái thân già mà phải đi mua chiếc xe truck cũ để thích hợp cho việc đi cắt cỏ. -Người nô lệ da vàng không từ bỏ được thói quen, cách nghĩ… còn làm được thì ráng làm. Nhưng làm ra thêm được nhiều tiền bạc, của cải – cũng đồng nghĩa với hoang phí quỹ thời gian còn lại của chính mình thì để làm gì? Nghịch lý da vàng khác người bản xứ là Mỹ già có nhiêu chơi nhiêu cho đã đời rồi chết không ân hận! Đó là không nói tới mấy tay Mỹ già chơi lụi – là khi họ lên trời hay xuống âm phủ, tên tuổi họ từ trong danh sách “nợ khó đòi” được đưa qua “nợ khỏi đòi”!

Nói đến nghịch lý của tuổi tác. Tôi lại có ông bạn khác, là người không quá ham việc, thích làm, và tiện tặn như ông thợ sửa thang máy. Ông này rất thân với tôi vì tính ham chơi ngang ngửa với nhau. Chúng tôi thường đi làm thêm với nhau những công việc ngoài hãng vào hai ngày cuối tuần để có thêm thu nhập, và có tiền ăn chơi. Nhưng thu nhập tới lúc không bức bách như xưa vì nhà, xe trả xong, con cái khôn lớn. Ăn chơi không còn hứng thú nhiều… thì nghịch lý lại lộ diện!

Chừng năm năm nay, ông bạn tôi bỗng trở thành người độc thân tại chỗ. Vì con cái ra riêng, còn lại hai vợ chồng thì chị nhà lại thường về Việt nam vì cháu ngoại bên đó gần gũi với bà ngoại hơn cháu nội bên đây – toàn nói tiếng Mỹ – làm bà nội không thương; chứ bà nội từng làm chủ tiệm rượu, cây xăng… tiếng Mỹ cỡ nào bà nội không hiểu?!
Một năm, chị ở Việt nam đã hết chín, mười tháng; hai, ba tháng qua Mỹ chỉ để nhớ cháu ngoại tới chịu hết nổi thì lại về Việt nam.
Bên đây còn lại căn nhà lớn. Người đàn ông đã có tuổi, đi-về một mình trong tâm thức vì sao, tôi có lỗi gì, – chính đương sự không trả lời nổi!
Một, hai năm đầu từ lúc chị thường về Việt nam. Bên đây anh vẫn trồng đủ thứ rau, trái như mướp, cà chua, cà tím, đậu bắp, ớt lớn, ớt nhỏ… Nhưng hái đem cho hai đứa con dâu, thì vợ của hai thằng con trai bên đây đã trả lời tế nhị là đợi ông nội ra về thì họ cho vô thùng rác. Bởi nhà họ không nấu. Trẻ con ăn thức ăn Mỹ – đồ hộp là chính; Hai vợ chồng ăn thức ăn bán sẵn (to go) qua loa trong những ngày đi làm. Cuối tuần, cả nhà đi vui chơi, ăn nhà hàng. Họ chỉ cần ông nội ghé nhà để trông chừng dùm mấy đứa cháu khi vợ chồng con trai phải đi tiệc khuya. Sau đó, ông nội làm ơn về nhà ông nội; đừng thổi vào gia đình họ luồng gió cổ điển mà gọi là gia phong của người Việt nam…
Anh hái rau quả đem cho bạn bè thì một người vợ của bạn anh than phiền là anh đem cho gia đình họ mớ cây nhà lá vườn là mượn cớ bù khú với chồng bà… Có lẽ bà đã quên sự giúp đỡ của anh để vợ chồng bà có việc làm không phải nói tiếng Anh vì anh là chủ cây xăng, tiệm rượu; quên căn nhà bà đang ở là anh bảo bọc cho mua… Nghe thật buồn cho anh. Nhưng buồn cho những mảnh vườn ở nhà anh bây giờ không còn màu xanh của những loại lá mang hương vị quê nhà. Anh chẳng trồng gì nữa cho mất công vì không có ai ăn.
Tôi chẳng bao giờ dám nhìn lại những thằng bạn vì tôi hư đốn nhất! Nhưng nhìn lại những anh bạn dường như đã đến lúc họ sợ chết nên thường nói chuyện và quan tâm tới sức khỏe, ai cũng tự nhiên rồi tiện tặn chứ không vung tay quá trán như xưa… Nên gặp gỡ lưa thưa tới quên người này, kẻ khác khi có dịp bù khú mà thành giận hờn. Những người sâu xa hơn như ông bạn đầu tư chuyện mua nhà cho thuê. Hình như anh sợ khi không làm được nữa thì không ai nuôi nên ráng kiếm dư khi còn làm được để phòng thân khi về già. Đâu đó, nỗi buồn có thật trong lòng người đàn ông Việt nam, nhưng nói ra thì ai cũng nói không thật lòng là: trông gì ở con cái bên đây khi mình về già; thực ra họ rất trông, nhưng vô phương với lớp người sau…
Thỉnh thoảng tôi gọi ông bạn độc thân tại chỗ đi chơi với tôi một hôm rảnh. Anh mừng lắm. Lần trò chuyện với nhau trong một nhà hàng Mỹ. Hình như hết con gái đẹp của Texas đều về đây bán bia, cô nào cũng đẹp như tiên giáng trần. Hai khứa già đã từng đi bar với nhau từ thời còn trẻ dường như đã tắt lửa lòng; chẳng còn tìm cách xin số điện thoại. Anh nhắc chuyện bạn bè hồi xưa, ngày ấy… Nhưng tôi lại nhớ anh là người thường giải tán những cuộc vui để anh em ra về vì gia đình mỗi người, và ngày mai còn đi làm nữa đó tụi bay ơi! Chính con người có tinh thần trách nhiệm với gia đình nhất trong anh em ấy lại là kẻ đang lâm vào những buổi chiều không biết đi đâu, về đâu? Khi hàng quán đã chán; căn nhà đã mất màu xanh rau trồng ở vườn sau thì đâu còn là nhà Việt nam nữa…
Hôm đó anh tâm sự với tôi trong ánh đèn màu, mỹ nữ và âm nhạc… “Cả năm rồi, bà xã anh không qua Mỹ nữa! Lỗi tại tao. Lần đó bả ở Việt Nam sáu tháng, qua Mỹ được chừng một tháng thì lại mua vé về Việt Nam. Tao nói, sao bà không ở bên đó luôn đi cho đỡ tốn tiền vé máy bay. Vậy là cả năm nay…”
Tôi thương ông bạn này lắm vì tánh tình anh ấy chịu cày mà chịu chơi. Nhưng hoàn cảnh tôi cũng không rảnh nhiều; chỉ những hôm được vợ giận nên đi làm về không bị sai vặt; mà việc nhà không đòi hỏi phải làm ngay như cắt cỏ, bể ống nước, báo chưa tới ngày phải gởi bài…, thì ra vườn cắt mớ rau càng cua, vô nhà luộc hai cái trứng, ướp chút thịt bò mềm… gọi ông bạn già là vừa vì mới đó mà khứa lão đã cà tịch cà tàng chứ không còn cúp điện thoại là có mặt ngay như xưa.

Hàng quán với bon chen đã sa thải chúng tôi nên hai anh em ngồi cù cưa chai bia, rau càng cua trộn trứng luộc với thịt bò xào ở một góc vườn, thấy thú vị hơn với mây trên trời màu trắng… như một phát hiện lạ lùng vì hồi trẻ toàn nhậu trong những hộp đêm, có nhìn lên cũng chỉ thấy quạt trần…

Ngồi nghĩ sự già thì thời gian không bỏ qua cho ai, nhưng đời sống lại dễ có vấn đề khi thay đổi hoàn cảnh và tâm trạng! Nói gọn là về già. Anh bạn tôi bước vào giai đoạn rảnh rỗi thời gian và có chút tiền bạc. Nên từ quyết định đúng là bán cái xe của vợ (vì mua xe mới mà chị nhà cứ ở Việt Nam) thì khác nào ném tiền qua cửa sổ vì đời xe mỗi năm mỗi mất giá, cho dù không chạy. Nhưng điều trở tay không kịp là đàn bà về già lại trở lại nhạy cảm như hồi con gái! Chị nhà giận lẩy chồng nên không thèm qua Mỹ cả năm nay!
Thế là tôi can tội đồng phạm, vì tôi xúi anh bán cái xe của chị đi bởi lý do nêu trên. Nhưng tôi hoàn toàn không có xúi anh đi mua thêm chiếc xe truck. Già rồi còn ham truck làm gì? Dù có câu nói vui ở Texas là “Texas men truck only”. Đàn ông ở xứ nhà nông đi xe truck vì họ phải chuyên chở từ nông cụ tới nông phẩm; rồi vật liệu xây dựng để sửa chữa nhà… Chỉ khi bia bọt vào thì những tên cao bồi mới giải thích câu đó là đàn ông ở Texas đi xe truck vì xe truck thường cao nên đậu đèn đỏ có lời vì con gái Mỹ ở Texas thích đi xe thể thao không mui để phơi da mùa nắng. Phe ta tha hồ rửa mắt miễn phí!

Ông ấy, ông bạn tôi bắt đầu va vào tuổi già bằng cú tính toán hết chính xác như xưa là đi mua một chiếc Ford truck bự sự, ngầu, mạnh mẽ… và không còn hợp cho nhu cầu lẫn tuổi tác. Bởi bây giờ anh ấy điều khiển cái xe to lớn ấy đã khó, tiền xăng cho nó uống còn hơn tiền bia anh ấy uống. Chuyên chở thì không còn nhu cầu bởi nhà cửa đã ổn định…

Cuối cùng vỡ lẽ ra là già buồn cô đơn trong căn nhà vắng. Một hôm nhớ lại giấc mơ Mỹ những ngày chân ướt chân ráo qua đây là cũng muốn chơi một chiếc xe truck không thua gì đàn ông bản xứ! Vậy là già bước vào tuổi già bằng sai lầm mở hàng…
Già mua xe trả off một lần trước khi lái ra khỏi dealer thì thử hỏi thằng Mỹ nào không tức! Tụi nó không vẽ rồng vẽ rắn gì được với già Việt nam chơi tiền mặt nên chơi lén già một nhát.
Chúng tôi phải ra dealer để cãi lộn về vụ dealer tự động mua cho cái xe sáu tháng bảo hiểm full cover rồi bắt già trả tiền. Tôi chỉ dứt khoát với dealer là bạn tôi mua xe trả off. Nó chỉ còn chờ dealer gởi title xe về cho nó chứ không chờ bill bảo hiểm xe vì nó không nhờ mua; không cần ai lo cho cái xe của nó khi nó đã là chủ hoàn toàn sau khi ký check trả off, rồi mới drive out khỏi dealer… Tôi thắng, vì lẽ phải còn được tôn trọng trong xã hội Mỹ.

Trên đường về, tôi ngồi trong cái xe Ford truck mới. Đã thiệt, nó cũng từng là ước mơ của tôi khi trẻ thì tới giờ không còn trẻ nữa mới được ngồi trong cái pháo đài bay êm ru bà rù và mạnh mẽ. Phòng lái mênh mông, nhỏ con như người Việt thì để vợ ngồi trong lòng vẫn lái được như thường. Chỉ vợ buồn ngủ mới phải qua ghế passenger thì người đàn bà Việt nam có thể nằm chứ không cần ngủ ngồi trên cái ghế passenger bự sự và êm ái như sofa ở nhà. Mọi tiện nghi xung quanh đều như ý…

Chuỗi sai lầm của tuổi già do mở hàng ngày tốt nên tai họa liên tiếp xảy ra. Ông ấy đậu riêng chiếc Lexus GX 470 qua garage phụ vì nó tới bảy chục ngàn đô la. Chiếc truck mới mua chỉ hơn bốn chục ngàn mà được đậu garage đôi, vì đã bán xe của vợ.

Lần đầu nghe dự báo thời tiết nói có mưa đá. Ông ấy de vô garage (vì mới uống bia nên còn dám de). Nhưng khi đóng cửa garage xuống thì cửa garage thành hình chữ V – bởi nó bằng nhôm, mềm hơn cái bumper xe truck Mỹ. Thay cửa garage hết hai ngàn đô la. Nhưng hả dạ với cái xe Mỹ cứng thiệt – chẳng hề hấn gì!

Lần sau, lại dự báo thời tiết có mưa đá. Nhưng lỡ uống cognac rồi nên bạn tôi cẩn thận… lủi đầu xe vô vách garage. Cứ tưởng là cái vách garage thì nhằm nhò gì! Gọi anh em Việt nam tới thay vài cây gỗ bên trong, mấy miếng sheetrock, quẹt chút sơn trắng lên là xong. Càng hài lòng với bumper trước của xe Mỹ còn cứng hơn bumper sau, vì ủi sập nhà tỉnh bơ, xe không hề hấn gì!

Nhưng bạn tôi hay là vẫn chưa tỉnh rượu sau khi gọi anh em báo động, “Cướp xâm nhập vô nhà tôi rồi mấy ông ơi! Tụi nó táo tợn tới ủi sập vách phòng master của tôi. Tivi úp xuống sàn phòng; bàn trang điểm của vợ tôi… tan tành.”

Anh em, người bỏ cơm, kẻ bỏ việc để tới xem sao! Giúp bạn được gì…?
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu là garage với phòng master chung vách!
Anh em ra về ngậm ngùi, ai cũng thấy như mình có lỗi với người bạn cô đơn với nghịch cảnh tuổi già. Tự nhiên bị vợ con bỏ rơi tới cù bơ cù bất ngoài quán xá tới nửa đêm; cũng may là có tiền chứ nghèo thì thê thảm tới đâu nữa, nhưng có tiền lại không phải may mắn vẹn toàn mà đôi khi tiền có mới hại thân nhiều hơn…
Điều lạ là bạn bè áy náy nhưng không ăn năn. Mà áy náy thì qua nhanh vì chỉ là cảm xúc nhất thời. Từ hôm sau, căn nhà được giao chìa khóa cho ông bạn sửa nhà. Hết còn là chuyện của anh em.
Ông chủ nhà đậu xe truck ngoài sân trước cho thợ dễ làm việc. Chiếc Lexus cũng dời ra ngoài để lấy chỗ chất cây, sheetrock…

Nhưng ông thợ sửa nhà cho tôi hay, “Lúc này nó rảnh quá, đi chơi nhiều. Tao thấy có vấn đề là ăn mặc chải chuốt hơn xưa…”
Tôi có nghĩ tới chuyện ông bạn tôi gái gú thì mới chải chuốt. Nhưng, (lại nhưng…) Nhưng, chắc tuổi sáu mươi lẻ thì vui thôi chứ đâu còn dại như hồi trẻ để phải sợ tiền mất tật mang.
Thế mà ông ấy lại dại mới khốn!

Sáng nay, ông thợ sửa nhà còn chưa xong việc (vì cũng già rồi nên từ từ làm chứ đâu có gì gấp). Ông thợ gọi tôi rất sớm… “Chiều qua. Nó lên đồ hơi sớm. Mặc mẹ tao tủi thân là bạn già mà nó tỉnh bơ đi nhậu, bỏ tao ở nhà sơn vách cho chính nhà nó mới tức. Thà đi sơn mướn vách nhà ai thì đâu có gì để nói!
Nó lên đồ như đi đám cưới, xức nước hoa mới đĩ chó làm sao! Thấy nó lưỡng lự chọn xe để đi, tao nói, mặc đồ vét thì đi Lexus chứ ai đi xe truck. Nhưng nó đi truck vì nó tin tưởng cái xe đó cứng, thích hợp để đi nhậu vì có đụng thì mình cũng sao!
Tao còn một mình ở nhà, ráng sơn cho xong bức vách để vứt luôn mấy cây cọ vì không cần rửa cọ nữa để làm gì. Tao nghĩ nó đổi tánh từ một người cẩn thận đã thành kẻ bất chấp; một người chừng mực thì bây giờ buông thả… Tao biết nó đi đâu – dù tao không hỏi.”

“Vậy lão ấy đi đâu mà lên đồ, xức nước hoa là chuyện lạ với tôi đó?” Tôi hỏi.
Ông thợ sửa nhà trả lời, “Chuyện của nó dài dòng. Từ hôm tao tới sửa nhà cho nó mới biết! Một là tiền của nó chắc còn nhiều. Tao tính làm hết chừng một ngàn đồng tiền mua vật liệu; công thì chỉ lấy chai rượu ngon hôm nào hoàn tất – gọi anh em về cúng tường mới… Nhưng nó đưa tao mười ngàn, nói, “Anh giúp tôi sửa lại bức tường; mua dùm tôi cái bàn phấn với cái tivi – càng giống với hai cái đã vỡ bỏ càng tốt… để vợ tôi không biết!

Nó đưa thêm cho tao năm ngàn, nói vòng vo cũng là nó muốn trả tiền công cho tao. Thằng này chắc còn nhiều tiền lắm!
Điều thứ hai là nó đổi tánh một cách nguy hiểm rồi! Những lúc nó phụ tao sửa vách tường. Nó trò chuyện cho tao nghe là nó đã gọi hoặc tới nhiều nơi bán bảo hiểm xe của người Việt – Với trình bày là một người không thể lái hai cái xe cùng lúc. Trong khi chỉ mình nó đứng tên mua bảo hiểm hai xe. Nó yêu cầu văn phòng bán bảo hiểm xe chỉ thu tiền bảo hiểm cho chiếc thứ nhất, nhưng chiếc thứ hai chỉ tính tiền giấy tờ là add thêm chiếc truck vô giấy bảo hiểm của nó thôi, vì nó không thể lái cùng lúc hai cái xe trên đường.
Tao mới nghe cũng thấy có lý. Nhưng nghĩ lại thì tao cãi… Tao nói, giả sử mày lái chiếc Lexus, dĩ nhiên chiếc truck đậu ở nhà. Nhưng trộm lấy mất thì bảo hiểm vẫn phải đền nguyên chiếc cho mày. Bảo hiểm nào chịu chỉ lấy tiền giấy tờ add thêm chiếc truck vào giấy bảo hiểm xe, là bao nhiêu? Mười đồng hay hai chục mỗi tháng. Vậy mà mất xe thì phải đền mày hơn bốn chục ngàn đô la. Ai mà chịu!

Nhưng nó bây giờ đã hơn ngang bướng là ngang ngược. Nó tin cái lý lẽ và lý luận của nó là chính xác và chính đáng. Nó tìm tới những nơi bán bảo hiểm xe của người Mỹ. Cuối cùng là một hôm nó phụ tao sửa vách tường, tới giờ ăn trưa thì chở tao đi ăn trưa. Trên đường tới nhà hàng, nó gọi người bán bảo hiểm cùng tới ăn trưa với tao và nó. Đó là một cô gái Mỹ trắng, ngoài ba mươi tuổi. Đẹp, và lịch lãm.
Tao thấy nó tiêu rồi! Nhưng nó đâu tin tao là người đàn bà này nhìn vào gia tài và hoàn cảnh của nó! Nhưng nó vẫn tin cô ta là đồng minh duy nhất ủng hộ lý lẽ và lý luận của nó… Từ đó hai người cứ hẹn nhau đi ăn trưa để bàn luận cách thuyết phục công ty bảo hiểm chấp nhận chuyện một người không thể lái hai xe cùng lúc nên bảo hiểm chỉ được thu tiền một xe của người đứng tên hai xe; chiếc thứ hai chỉ trả lệ phí giấy tờ…
Họ bàn qua cơm trưa không xong thì bàn tới cơm chiều. Lúc này diện đồ vét đi ăn đêm để bàn cũng không xong… thì đưa nhau về nhà để bàn tiếp.

Bây giờ, mày tới đây mà xem. Sáng nay tao tới dọn dẹp cái garage và đi bỏ rác cho nó. Tám giờ rồi nên trước mắt tao là sự buông thả đến tận cùng. Ngoài trước garage là chiếc truck đêm qua đi nhậu về – lủi đầu vào đít chiếc Lexus, vỡ nát; đầu xe Lexus tông vào cửa garage – cả hai cùng vỡ mặt…
Tao có gì không hiểu cảnh tượng đó! Nhưng cái tao không hiểu là khi vào nhà. Một người đàn ông Việt và một cô gái Mỹ trần truồng trên giường, họ còn say đến không động tĩnh gì về sự xuất hiện của tao. Tao khép cửa phòng ngủ, ra Starbuck ngồi buồn – gọi mày…
Cú này nó tiêu rồi…!

Nghịch lý của tuổi già. Tôi chỉ còn biết nghĩ thế thôi! Người đàn ông nào cũng chí thú làm ăn để xây dựng gia đình, hoàn thành trách nhiệm với vợ con. Nhưng khi đã hoàn thành vai trò, trách nhiệm… thì người đàn ông thường trở thành kẻ thừa ngay trong gia đình mình. Và, từ đó…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.196 giây.