logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/08/2015 lúc 06:17:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,323

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Sáng ngày 12 tháng 8 năm 2015, một phụ nữ đã tự thiêu bằng xăng tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, để phản đối việc chính quyền xã Phổ Nhơn cưỡng chế trái phép đất của gia đình bà.

Theo báo Dân Trí, người phụ nữ tự thiêu tên là Phạm Thị L (1963) quê ở xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Được biết, bà L và gia đình ông Thạch Cảnh Phổ đang xảy ra tranh chấp đất đai. Vào ngày 23/8/2013, UBND huyện Đức Phổ tổ chức hòa giải, và giải quyết công nhận phần đất hợp pháp của ông Thạch Cảnh Phổ.

Không đồng ý với quyết định của UBND huyện Đức Phổ, vào ngày 02/4/2015, bà L tiếp tục khiếu nại lên UBND tỉnh Quảng Ngãi nhưng đã bị bác bỏ đơn.

Đến ngày 18/4/2015, bà L tiếp tục gửi đơn kiện đến TAND huyện Đức Phổ, Nhưng TAND huyện Đức Phổ yêu cầu bổ sung thủ tục thêm vào ngày 20/7/2015. Tuy nhiên, sau 7 ngày nhận bổ sung, vào ngày 27/7/2015, TAND huyện Đức Phổ trả lại đơn cho bà L vì lý do hết thời hạn khởi kiện.

Tức giận với lý do của TAND huyện Đức Phổ, vào ngày 5/8/2015, bà L. gửi đơn khiếu nại về nội dung thông báo trả lại đơn của TAND huyện Đức Phổ tại ngày 27/7/2015 vừa qua.

Vào sáng ngày 12/8/2015, UBND xã Phổ Nhơn đã huy động khoảng 20 người đến cưỡng chế đất gia đình bà Phạm Thị L, và bảo vệ cho gia đình ông Thạch Cảnh Phổ thi công công trình trên mảnh đất đang xảy ra tranh chấp. Vì quá tuyệt vọng, nên bà L đã đổ xăng lên người và châm lửa tự thiêu trước sự chứng kiến của mọi người.

Sau đó, gia đình, người thân đã đưa bà Phạm Thị L đi cấp cứu ở bệnh viện Đặng Thùy Trâm, huyện Đức Phổ và sau đó chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

Hiện tại, sức khoẻ bà Phạm Thị L đang trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng do bị bỏng nặng.
SBTN
song  
#2 Đã gửi : 12/08/2015 lúc 11:19:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,323

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quảng Ngãi: Một phụ nữ tự thiêu chống cưỡng chế đất



Quá uất ức trức việc bị CA, cán bộ kéo đến cưỡng chế để bảo vệ người khác xây nhà trên phần đất của gia đình, một phụ nữ tại Quảng Ngãi đã phải tưới xăng lên người tự thiêu phản đối.


Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 12/8/2015. Nạn nhân là bà Phạm Thị Lê, 52 tuổi, sống tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.


Theo bản tin trên báo Dân Trí, người tự thiêu sau đó đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.


Trước khi xảy ra vụ việc, bà Phạm Thị Lê có xảy ra tranh chấp đất đai đối với ông Thạch Cảnh Phổ. Đây vốn là mảnh đất thuộc sở hữu của gia đình bà Lê, nhưng đã bị người khác chiếm đoạt và bán lại cho ông Phổ để xây nhà.


Sau khi UBND huyện Đức Phổ ngang nhiên công nhận đây là mảnh đất thuộc sở hữu của ông Phổ, bà Lê đã nhiều lần gửi đơn khiếu kiện đến UBND tỉnh Quảng Ngãi và toà án nhưng đều bị bác đơn.
UserPostedImage

Khi vụ tranh chấp chưa được giải quyết thì vài sáng ngày 12/8/2015, giới chức địa phương đã huy động hàng chục CA, cán bộ kéo đến cưỡng chế để bảo vệ cho ông Phổ xây nhà.


Để phản đối hành vi bao che cướp đất của các quan chức địa phương, bà Phạm Thị Lê đã xông đến phản đối việc thi công nhưng bị ngăn cản. Quá uất ức, người phụ nữ này đã tưới xăng lên người và doạ sẽ tự thiêu.


Video tại hiện trường cho thấy cảnh bà Lê bị bao vây bởi nhiều người mặc sắc phục. Có thể nghe được giọng nói một người chỉ đạo: “Đề nghị các đồng chí đưa cô đi. Khẩn trương. Mời về cơ quan làm việc, vi phạm mấy lần mà nãy giờ chưa nói gì”.


“Đề nghị đưa đi, mời cô về…”, khi người này chưa dứt lời thì ngọn lửa đã bất ngờ bùng lên bao lấy khắp người bà Lê.


Lực lượng cưỡng chế và những người có mặt tại hiện trường đã nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đế tính mạng.

UserPostedImage

Bạn đọc Danlambao
song  
#3 Đã gửi : 13/08/2015 lúc 07:53:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,323

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tự thiêu có chống được bất công?

UserPostedImage
Dân Dương Nội lập bàn thờ và dàn hỏa tự thiêu để chống công an cưỡng chế đất hôm 31/3/2013.
Courtesy of chauxuannguyen.org

Có thêm người tự thiêu vì bị cưỡng chế đất trong nước; tuy nhiên liệu biện pháp này có thực sự hữu hiệu để đấu tranh chống bất công tại Việt Nam hay không?

Vụ việc mới
Mạng báo Dân Trí vào ngày 12 tháng 8 loan tin vào sáng cùng ngày tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra một vụ tự thiêu bằng xăng.
Người tự thiêu được tờ báo cho biết tên là Phạm Thị L. sinh năm 1963. Bà này có tranh chấp đất đai với ông Thạch Cảnh Phổ và Ủy ban Nhân dân huyện Đức Phổ vào ngày 23 tháng 8 năm 2013 ra quyết định về vụ việc có lợi cho ông Thạch Cảnh Phổ. Bà L. không đồng ý với quyết định của ủy ban nhân dân huyện nên tiếp tục khiếu nại. Cấp tỉnh bác đơn của bà L. vào tháng tư năm sau đó. Bà này tiếp tục gửi đơn kiện đến Tòa án Nhân dân huyện Đức Phổ, và sau khi tòa nhận bổ sung thủ tục đã trả lại đơn với lý do hết thời hiệu khởi kiện.

Mới đầu tháng 8 này, bà L. lại gửi đơn khiếu nại về nội dung thông báo trả đơn của tòa án nhân dân huyện Đức Phổ. Tuy nhiên đến sáng ngày 12 tháng 8, ủy ban nhân dân xã Phổ Nhơn tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công cho ông Thạch Cảnh Phổ.

Bà L. đã tẩm xăng tự thiêu trước sự chứng kiến của đoàn cưỡng chế xã gồm chừng 20 người cùng gia đình và dân chúng địa phương. Ngay sau đó bà L. được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để cấp cứu trong tình trạng bị bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng.

Người tự thiêu bất thành
Vào cuối tháng giêng năm nay, một phụ nữ có tên Nguyễn Minh Tân, cũng tự thiêu tại chợ cũ xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chị này quyết định tự thiêu vì sau nhiều tháng trời đại diện cho chừng 200 tiểu thương tại chợ này khiếu kiện về việc địa phương tiến hành giao cho chủ đầu tư xây chợ mới mà không họp bàn với tiểu thương mà không được giải quyết thấu tình đạt lý. Trong thời gian ở Hà Nội khiếu kiện, chị Tân phải đi phụ bán hàng để kiếm sống cũng bị an ninh buộc chủ không cho chị này phụ việc.

Việc tự thiêu bất thành và nay phải chịu tàn phế, vào sáng ngày 13 tháng 8 chị Tân cho biết lại mong muốn khi đi đến quyết định tự thiêu:
“Chúng tôi ở ngoài Hà Nội vào tháng 12 và tháng 1 năm 2014-2015; khi tôi ở ngoài đó thì ở huyện có văn bản gửi xã mà theo tôi là văn bản ‘gian lận’: họ nói chợ cũ xuống cấp trầm trọng rồi, sơ mưa bão làm sụp đè chết dân; tuy nhiên đó chỉ là sự trá hình thôi. Họ làm thế để không cho buôn bán ở chợ cũ nữa, cấm. Họ niêm phong chợ cũ lại và dồn vào chợ mới để xã đạt danh hiệu xã điểm với 19 danh hiệu nông thôn mới mà được thưởng tiền. Họ chạy theo thành tích đó.


Còn tiểu thương thấy công an, chính quyền đông quá nên họ sợ. Khi đó tôi đang vắng nhà, ở Hà Nội để xin những công văn của trung ương yêu cầu tỉnh, huyện, xã nhà của tôi cho tiểu thương buôn bán đến tết vừa rồi. Sau tết ngồi lại làm việc để giải quyết đơn theo đúng pháp luật. Thế nhưng địa phương không làm theo công văn của trung ương mà cưỡng chế. Địa phương dùng lực lượng công an, vũ lực của chính quyền khiến tiểu thương ở nhà quê là những người hiền hậu và ‘nhu nhược’ run sợ đành phải vào chợ mới. Thế nhưng khi vào chợ mới thì buôn bán lỗ lã, mất hết toàn bộ khách vãng lai, chỉ có bán cho số người dân tại địa phương và sức bán giảm phân nửa. Chúng tôi tiếp tục đi khiếu kiện. Khi về tôi thấy tiểu thương vào chợ mới khóc lóc quá, tôi bức xúc nên đành tự thiêu ở chợ cũ với mong muốn các cấp lãnh đạo hối hận hay suy nghĩ lại.”

Tự thiêu nhưng vụ việc không được giải quyết


Ngoài trường hợp chị Nguyễn Minh Tân tự thiêu bất thành như vừa nêu, còn có những vụ tự thiêu để phản đối việc thu hồi đất hay bất công khác như trường hợp bà Đặng thị Kim Liêng, mẹ của tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần tự thiêu vào ngày 30 tháng 7 năm 2012.

Cô Tạ Minh Tú, con gái của bà Đặng thị Kim Liêng cho biết lại những áp lực dồn mẹ cô đến đường cùng buộc phải chọn cách thức tự thiêu để phản đối:

“Do an ninh ở Phan Đăng Lưu cứ xuống làm áp lực thế này, thế nọ hoài nên mẹ tôi mới đi vào con đường đó. Tôi ở nhà chung với mẹ tôi và thấy cứ mỗi tháng đều thấy họ xuống rồi điện thoại cho mẹ tôi ra một chỗ nào đó mà mẹ tôi đi không nói cho biết, về cũng không nói lại mà chỉ nói họ bảo rằng chuẩn bị bắt hết cả nhà nhốt, tịch thu nhà. Điều này mẹ tôi nói không biết bao nhiêu lần. Tôi nói giờ mẹ già rồi cứ trả lời không biết gì hết, chị Tần lớn rồi, chị có làm gì vi phạm pháp luật thì chị chịu hoàn toàn trách nhiệm, mẹ già rồi mẹ không có trách nhiệm gì hết.”


Cô Phạm thị Anh Kiều có cha phải thiêu sống bản thân để chống thu hồi đất đai tại Đà Lạt cách đây 4 năm cho biết đến nay việc khiếu kiện của gia đình vẫn vô vọng:

“Từ khi ba tôi mất đến giờ tôi ra Hà Nội thì trung ương vẫn chuyển về tỉnh nói rằng thuộc thẩm quyền của tỉnh, rồi họ nói việc đó do huyện thì huyện giải quyết.”
Cô Tạ Minh Tú cũng cho biết việc khiếu kiện của gia đình cô về đất đai sau khi bà mẹ tự thiêu lại gặp bế tắc.

Lời khuyên

Chị Nguyễn Minh Tân sau khi tự thiêu bất thành và thân thể tàn tật nhưng cho biết vẫn tiếp tục đấu tranh và cô khuyên người khác không nên chọn cái chết bằng thiêu sống thân mình.

Lý do thứ nhất các cấp chính quyền tại Việt Nam rất vô cảm không hề động lòng trước cái chết của đồng loại; thứ hai còn có nhiều cách đấu tranh khác nữa; chị cho biết:
“Nếu là nhà tư nhân thì tôi không bao giờ hủy hoại thân xác như vậy, tôi nghĩ hủy hoại để được việc gì đó cho tập thể nhưng nay tôi tàn phế như thế này mà chính quyền không có chút gì suy nghĩ lại, hay hối hận. Tôi khuyên mọi người đừng dại dột tìm cách như tôi. Hãy đấu tranh bằng cách khác vì có muôn vàn cách đấu tranh; chứ đừng như tôi để mà tự mình chuốc lấy đau đớn thân xác. Đó không phải là cách đấu tranh mạnh mẽ. Nếu cho chọn lại thì tôi không dùng cách đấu tranh này vì nó không có hiệu quả!”


Tin tức về những vụ tự thiêu để chống lại bất công tại Việt Nam lâu nay thường bị cho là ‘nhạy cảm’ ít khi được báo chí chính thống đưa như trường hợp bà Phạm Thị L. ở xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 12 tháng 8 vừa qua.
RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.