logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/08/2015 lúc 09:33:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Tôi là Võ Thị Thanh Hải hiện là giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q2. Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú tại 22/8 đường 31, phường Bình Trưng Tây Q2, Tp HCM.

Khoảng hơn 14h30' ngày 17.07 2015, công an hộ tịch tên là Thanh đưa “giấy mời” tôi đúng 15h cùng ngày đến trụ sở Công an phường Bình Trưng Tây, Q2 ở số 197A Nguyễn Duy Trinh để “trao đổi một số vấn đề về An ninh trật tự”. “Giấy mời” chỉ ghi cộc lốc người làm việc với tôi sẽ là “ông Thân”, không kèm theo họ tên đầy đủ hay cấp bậc, chức vụ của ông này.
Về lý do bị mời, tôi đã thắc mắc tại sao tôi không làm điều gì gây mất trật tự an ninh, không phá làng phá xóm hay chửi bới gây lộn với ai mà bị công an mời đi làm việc về an ninh trật tự. Tôi yêu cầu công an hộ tịch - người đưa giấy mời- phải cho biết lý do chính đáng về buổi làm việc. Tôi cũng yêu cầu công an cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật là phải gửi giấy mời trước 3 ngày chứ không thể tùy tiện gửi giấy mời và yêu cầu công dân đi làm việc cách nhau chưa đầy 30 phút như thế. Chính vì vậy tôi đã không đi lên phường làm việc.
Ba ngày sau, 20.07.2015 tôi lại nhận được “giấy mời” cũng từ tay công an hộ tịch tên Thanh, yêu cầu tôi đúng 15h ngày 23.07.2015 cũng đến địa điểm cũ để "bổ túc hồ sơ nhân khẩu" cũng do “ông Thân” đón tiếp. Đúng ngày giờ, tôi đến trụ sở Công an phường Bình Trưng Tây thì không phải ông Thân tiếp mà là ông Long, công an Quận 2 tiếp chuyện. Trong suốt buổi “làm việc”, ông Long không hề nói về vấn đề nhân khẩu như trong giấy mời đã thông báo mà lại chất vấn về các bài đăng trên facebook cá nhân của tôi.
Mở đầu buổi “làm việc”, ông Long đưa cho tôi một xấp giấy A4 in sẵn những bài viết đã đăng trên FB của tôi và hỏi: “Đây có phải là những bài viết của chị hay không?” Tôi xác nhận đó là những bài viết của tôi. Ông Long bắt tôi ký xác nhận vào các bài viết đó. Sau đó ông Long đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và bắt tôi trả lời như: “Chị lấy những hình ảnh này ở đâu ra? Và chị đã chia sẻ với những ai? Lý do vì sao chị đăng lên như vậy khi chị đang sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không phải là chế độ Việt Nam cộng hòa?”
Ông Long lý luận: “Chị nên hiểu cờ vàng 3 sọc đỏ là của chế độ VNCH đã sụp đổ, thất bại lâu rồi. Nó đã đi vào quá khứ…”. Và ông này cũng kết tội tôi: “Chị là một giáo viên sống ở chế độ XHCN cờ đỏ sao vàng chứ không phải cờ vàng 3 sọc đỏ. Chị là một giáo viên dạy các cháu “mầm non” (thực ra tôi dạy bậc tiểu học) cũng đang sống trong chế độ XHCN như thế là không được, không đúng. Nếu như thế chị sẽ làm sai lệch tư tưởng của các cháu.”
Tôi trả lời mặc dù tôi đăng các bài về VNCH nhưng khi lên lớp, tôi vẫn dạy theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục, tôi vẫn truyền đạt đúng theo nội dung sách giáo khoa của nhà nước XHCN. Và tôi luôn dạy các em những điều tốt đẹp để sau này trở thành những con người có ích cho đất nước, cho xã hội.”
Ông Long yêu cầu tôi tháo gỡ các hình ảnh và các bài viết liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa; bắt tôi cam kết không được viết tiếp những bài về VNCH nữa. Tôi không đồng ý vì tôi thấy mình không làm điều gì sai cả. Tôi tin rằng người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Hiện nay, không có quy định nào của pháp luật cấm đưa lên Facebook cá nhân những hình ảnh liên quan đến lịch sử Việt Nam bất kể là thời nào, kể cả thời Việt Nam Cộng Hòa
Sau buổi “làm việc” với công an tôi không được giữ một bản photo “làm việc” nào mặc dù trước khi “làm việc”, tôi đã yêu cầu và được phía công an chấp thuận. Họ lấy lý do máy Photocop bị hỏng, không thể sao ra một bản cho tôi giữ. Lẽ ra trước khi hứa để tôi giữ một bản, họ nên nói rõ với tôi về việc này. Khi tôi tự đi ra cửa hàng photo thì bị 3 người là công an Long, công an Khang và cô thư ký tên Dân yêu cầu chủ tiệm không photo văn bản cho tôi.
Mọi chuyện tưởng đã chấm dứt vì không thấy họ mời gọi gì nữa. Nhưng đến sáng ngày 10.08.2015 trong buổi họp Hội đồng Sư phạm đầu năm thì tôi được bộ 3 Ban giám hiệu thông báo là Trưởng phòng giáo dục vừa gọi điện yêu cầu Nhà trường không được phân lớp cho tôi, và tôi phải chờ quyết định của Phòng điều động tôi đi nơi khác.
Vào lúc 14 giờ 16 phút ngày 12 tháng 8, ông Hiệu trưởng Trần Văn Dàng gọi điện và hẹn tôi 7h30’sáng ngày 13.08.2015 có mặt tại Phòng Giáo dục quận 2 để họp trao đổi về nội dung điều động công tác. Trong buổi trao đổi, Trưởng phòng giáo dục đề nghị chuyển tôi về trường Bồi dưỡng thường xuyên (những giáo viên, cán bộ bị kỷ luật thường bị chuyển về đây) để phụ việc quản lý về chuyên môn của ngành. Tôi thắc mắc tại sao rất nhiều giáo viên không thuyên chuyển ai lại chọn ngay tôi? Tại sao không chuyển tôi đi trường khác vẫn là giáo viên dạy lớp lại về Trường BDTX làm công việc phụ quản lý về công tác chuyên môn? Sao không chọn những giáo viên trẻ năng nổ, xông sáo có nhiều năng lực hơn mà lại chuyển tôi?
UserPostedImage
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.2, TP.HCM)

Tôi có yêu cầu được giữ một bản sao nội dung làm việc nhưng ông Tùng, Trưởng phòng Giáo dục từ chối yêu cầu trên của tôi. Ông này hứa là sẽ chuyển văn bản này về Ủy ban Nhân dân quận 2. Tôi không hiểu vì sao tôi không được giữ văn bản làm việc liên quan đến mình mà lại phải chuyển về Ủy ban quận? Hơn nữa, ông Trưởng phòng Giáo dục còn “nhắn nhủ” với tôi mình làm cha mẹ cần chú ý làm những gì để không ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Và tôi trả lời, tôi là người mẹ tuyệt vời, các con tôi luôn tự hào về mẹ của chúng. Tôi cũng luôn dạy các con tôi rằng, không được làm những điều trái với lương tâm và trách nhiệm của một con người.
Tôi biết, con đường phía trước của mình rất nhiều khó khăn thậm chí hiểm nguy. Xét thấy tôi không làm gì vi phạm pháp luật, không làm gì trái với đạo đức của một nhà giáo. Nhưng chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa mà tôi bị trù dập, sách nhiễu. Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, tôi tuyên bố sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo.
Sài Gòn ngày 15 tháng 8 năm 2015.
Võ Thị Thanh Hải
https://www.facebook.com...6&id=100004178022987

Sửa bởi người viết 17/08/2015 lúc 09:07:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 18/08/2015 lúc 07:05:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cô giáo Võ Thị Thanh Hải: Quá khứ đầy nghiệt ngã

Trời Sài Gòn đổ mưa, nhưng chúng tôi vẫn đến thăm cô giáo Võ Thị Thanh Hải như đã hẹn. Lần đầu gặp gỡ, chúng tôi đã cảm nhận được sự thân thiện, ấm cúng như người trong một nhà. Tuy không nói ra nhưng tôi biết cả chị Dương Thị Tân và anh Trần Bang đều giống như tôi, rất cảm khái với tuyên bố của cô giáo Hải: “Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, tôi tuyên bố sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo...” 

Cô giáo Hải mồ côi cha từ lúc mới 3 tháng tuổi. Sau này nghe mẹ kể lại, cha cô từng là lính Việt Nam Cộng Hòa thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Ông đã tử trận tại Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh) vào năm 1968, bỏ lại người vợ 28 tuổi cùng 5 đứa con thơ.

Sau ngày “giải phóng”, cô thường hay bật khóc mỗi khi xem những thước phim có cảnh dội bom lên miền Bắc, gây nên sự chết chóc, tang thương. Cô tâm sự với chúng tôi: “Vì xem qua nhiều những bộ phim như thế và đọc sách ở nhà trường tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn đối với đất nước. Khi học đến trung học, tôi quyết tâm phấn đấu vào đoàn, thậm chí ước mơ cao hơn nữa, sau này sẽ là một đảng viên đảng Cộng Sản, để thực hiện theo lời dạy của “bác Hồ” - xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.” 

Nhưng “sự đời không đẹp như mơ”. Trưởng thành hơn một chút, cô đã hiểu ra những gì cô từng được dạy, được học, được thấy, được nghe đều không hẳn là sự thật.

UserPostedImage
Cô giáo Võ Thị Thanh Hải - trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười tươi xinh

Cô giáo Hải kể cho ba chúng tôi nghe câu chuyện thương tâm xảy ra trong lớp học do cô phụ trách 5 năm về trước. Cho đến nay, cô giáo Hải cũng không lý giải nổi vì sao các cậu bé non nớt chỉ mới học lớp ba (8 tuổi) lại có thể đối xử “ác” với nhau như thế: 

Trong giờ của giáo viên mỹ thuật, sáu học sinh cùng lớp do cô chủ nhiệm đã khênh bạn lớp trưởng, ném vào thùng rác rồi đậy nắp lại. Rất may khi ấy cô đi ngang qua nên kịp thời cứu em học sinh. Đứng trước hành động quá dại dột của sáu học trò có thể gây nguy hại đến tính mạng của một học trò khác, cô giáo không thể không dạy dỗ và trách phạt. Sau khi bế cậu bé lớp trưởng ra khỏi thùng rác với thân thể run cầm cập và vẻ mặt xanh lét vì kinh hoàng sợ hãi, cô giáo Hải đã yêu cầu sáu em đứng trước mặt cô rồi dùng chiếc thước kẻ nhựa khẽ vụt vào lòng bàn tay mỗi em hai roi để cảnh cáo. 


Chỉ vì hành vi cảnh cáo đó, cô Hải bị kiện. Cô cho rằng, Ban Giám Hiệu trường Nguyễn Văn Trỗi đã tác động đến một phụ huynh của các em đó để kiện cô trong khi không nhắc gì tới hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu cô không cứu kịp em học trò kia. Kể đến đây, mắt cô giáo Hải rưng rưng. Chúng tôi hiểu sự chịu đựng, uất ức được dồn trong những năm làm cô giáo dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng cô bị Trưởng Phòng giáo dục Q2 xét duyệt và kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Không cam chịu nỗi oan ức cô phải làm đơn khiếu nại lên Phó chủ tịch quận 2. Kết quả, vì vụ kiện cô lại được thêm quà “khuyến mãi” là lời đe dọa của ông phó chủ tịch Hứa Ngọc Thảo: “Trong thời gian nhận và chờ giải quyết đơn ông sẽ rút cô về phòng không cho dạy lớp mà làm công việc khác.”


Giải quyết cách đó coi như bị “đì”, ngồi chơi xơi nước, chờ nghỉ việc. Cô Hải cười buồn. Không vì lời đe dọa đó làm cô chùn bước, cô chấp nhận thôi đứng lớp và quyết đấu tranh cho đến cùng. 


Cô viết bài gửi cho một số tòa soạn báo như Thanh Niên, Phụ Nữ để lên án sự bất công đang diễn ra nơi nhà trường cô đang dạy. Nhờ báo chí đã phanh phui vụ việc này ra trước công luận nên Phòng giáo dục quận 2 mới nhượng bộ, trả cô về trường. 


Cô nói với chúng tôi ngành giáo dục của nước nhà đến nay xuống cấp trầm trọng. Đạo đức nghề nghiệp cùng lương tri nhà giáo dần bị đồng tiền tha hóa hết rồi. Và chính bản thân cô cũng từng bị rơi vào vòng xoáy thối nát này. Cô ngậm ngùi kể thêm: “Cách đây hơn một năm, tại lớp bán trú của cô, mười mấy em học sinh bị ngộ độc thức uống của căn tin trường. Thay vì đưa các em đi cấp cứu liền, nhưng ông hiệu trưởng vì sợ bị ảnh hưởng đến uy tính nhà trường nên ra lệnh cho chúng tôi không đưa các em đi đâu cả. Ông ta còn nói rằng: “chút nữa sẽ khỏi.” 


Thật kinh khủng khi bất lực chứng kiến các em đứa thì mặt xanh ói mửa, đứa thì tím tái miên man, đau đớn vật vã. Cô giáo Hải cùng các đồng nghiệp của mình lúc đó chỉ biết dỗ dành các em chứ không dám “vượt rào” đưa các em tới bệnh viện. 


Đến chiều các phụ huynh đến đón các cháu về mới hay con mình bị ngộ độc mà không được đưa đi cấp cứu. Cô giáo Hải lại “được” tận hưởng những lời đay nghiến, buộc tội và miệt thị. Lúc này, cô buộc phải nói ra sự thật những gì ông hiệu trưởng ra lệnh hồi sáng. Ông hiệu trưởng lẩn tránh trách nhiệm và đưa cô phó hiệu trưởng ra “ đỡ đạn.” 


Vì thương yêu các em học sinh và cũng muốn phản đối hành vi vô đạo đức của ông hiệu trưởng, cô Hải đã viết bài nói về những sự thật xấu xa này, nhờ tòa soạn báo Thanh niên đăng tin bài để cho tất cả công chúng cùng biết sự việc. 


Một người bạn cô Hải làm trong tòa soạn đã rất nhiệt tình và hẹn sẽ đăng bài viết của cô sớm nhất. Nhưng mãi tuần sau không thấy bài viết xuất hiện và cô Hải nhận được thông báo từ người bạn rằng “tòa soạn đã từ chối”. Người bạn còn cho biết, chủ nhiệm biên tập tòa soạn có quen biết ông trưởng phòng giáo dục Q2, nên họ muốn “giữ thể diện cho nhau” nên không thể đăng bài viết của cô. 


Về phía nhà trường, cô lại bị ông hiệu trưởng để ý vì cô dám “vạch lưng cho người khác xem thẹo.” 


Trở lại câu chuyện Facebook gần đây, cô nhắc lại câu chuyện vừa qua có làm việc với ông Long tại công an phường Bình Trưng Tây. Ông Long hỏi: “tại sao cô đang sống trong chế độ này mà không đưa những hình ảnh chế độ này lên, cô cứ gợi lại hình ảnh VNCH đã chết từ lâu?” 


Cô trả lời: “Tôi không muốn đưa những hình ảnh người công an đánh dân, dân oan bị cướp đất khắp nơi và rất nhiều sự bất công khác đang tồn tại.” 


Mỗi khi lên mạng tìm về quá khứ lịch sử chế độ VNCH, cô rất vui sướng và lấy làm tự hào vì cô đã nhìn thấy hình ảnh oai hùng của cha mình cùng đồng đội đang hiên ngang xông pha ngoài mặt trận để bảo vệ lấy nền tự do, dân chủ cho quê hương mình. 


Cô giáo Hải tâm sự: “Tuy cha tôi cũng như những chiến sĩ VNCH đã chết đi, nhưng tôi tin chắc họ vẫn luôn sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam này.” 


Trước lúc chia tay cô gởi lời cám ơn đến tất cả mọi người đã quan tâm và đồng cảm với mình. Cô chia sẻ: “Thanh Hải rất vui và vững lòng hơn khi được mọi người hiểu và quan tâm về nỗi oan của Thanh Hải. Phải nói thật sự, lần đầu tiên Thanh Hải được rất nhiều người từ trong nước lẫn ngoài nước đồng cảm và luôn hướng về Thanh Hải. Thanh Hải thật sự cảm động với những món quà tinh thần đó. Chính những món quà tinh thần đó sẽ giúp cho Thanh Hải luôn vững vàng trên con đường đấu tranh cho Tự do, Dân Chủ, Nhân Quyền, cho học sinh nghèo Việt Nam”. 


Chia tay cô giáo Thanh Hải, ba chị em chúng tôi ra về với một niềm cảm mến, bịn rịn. Hy vọng, sẽ còn nhiều những nhà giáo dám đứng lên chống lại cái ác, cái xấu và dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi quyền con người như các cô giáo Thanh Hải, Đào Thu, Huỳnh Thị Xuân Mai, các thầy giáo Nguyễn Thượng Long, Vũ Hùng, Đỗ Việt Khoa, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Anh Dũng... Họ thật sự là những người khiến chúng ta còn muốn hy vọng và tin tưởng vào những người thầy trong một xã hội đầy bất công này.

UserPostedImage
Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, chị Dương Thị Tân, cô giáo Võ Thị Thanh Hải và anh Trần Văn Bang

UserPostedImage

UserPostedImage

18/8/2015
Huỳnh Anh Tú
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.