logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/08/2015 lúc 07:41:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khối Nhơn Sanh: Yêu Cầu Hủy Bỏ Dự Thảo 4 - Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo

Vào lúc 10h30, ngày 16/08/2015, các thành viên Khối Nhơn Sanh cùng đồng đạo tín ngưỡng Đạo Cao Đài từ Cần Thơ, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước... đã đến Vĩnh Long hội luận về dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.


Hội luận nhận xét Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng tôn giáo chưa thể hiện được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và quyền con người. Với qui định như vậy chính quyền sẽ can thiệp rất sâu vào tổ chức tôn giáo; bộ máy chính quyền sẽ phình ra rất to và chắc chắn là không hiệu quả. Cơ chế xin-cho chắc chắn sẽ gây ra phiền hà và xung đột.

UserPostedImage
Thành viên Khối Nhơn Sanh yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 - Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong Hội luận ngày 16/08. Ảnh: Trần Văn Tân

Hội luận đúc kết 4 điểm chính: Dự thảo 4 mâu thuẩn với mục tiêu dân chủ, tự do; Trái với truyền thống dân tộc và đạo pháp; Dự thảo 4 tước đoạt quyền tín đồ đương nhiên của người theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm 1926; Không phù hợp với các điều ước quốc tế.

UserPostedImage
Các thành viên tham gia Hội luận đã cho rằng, Dự thảo 4 sẽ tiêu diệt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ vì tính chất kiểm soát và hành chính hóa tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ảnh: Trần Văn Tân

40 người tham gia Hội luận đã ký tên vào "Thư yêu cầu", theo đó yêu cầu chính quyền các cấp, Ban Tôn giáo, Mặt Trận Tổ Quốc hủy bỏ dự thảo 4 - Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, qua đó cũng khuyến nghị chính quyền nên mời những người có chuyên môn sâu về pháp luật, tôn giáo tham gia soạn thảo nhằm đảm bảo một dự luật thể hiện đúng bản chất về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thay vì sử dụng luật như một biện pháp kiểm soát.

Hội luận kết thúc lúc 13 giờ 30 cùng ngày.

Được nâng lên từ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2005), Dự thảo đầu tiên của luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã bị các thành viên của UB Thường vụ Quốc hội nhận xét là nặng tính hành chính trong lần trình lấy ý kiến vào ngày 14/08.

Theo đó, các thành viên UB Thường vụ QH cho rằng dự thảo chưa toát lên được mục tiêu hạn chế sự can thiệp hành chính của nhà nước vào các công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo.

Chủ nhiệm Ủy ban, ông Đào Trọng Thi cũng cho rằng, “Cần chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ kiểm soát sang giám sát và hướng dẫn; từ cơ chế xin phép - cấp phép hoặc đăng ký - chấp thuận sang cơ chế đăng ký - thẩm định theo các điều kiện được quy định cụ thể, rõ ràng, tăng cường hình thức thông báo trước một thời hạn nhất định.”


Nguồn: VNTB -16.8.2015

Sửa bởi người viết 20/08/2015 lúc 06:32:42(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 20/08/2015 lúc 07:51:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,326

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dự luật tôn giáo là 'bước tiến bộ đột phá'

UserPostedImage


Tải để nghe
http://wsodprogrf.bbc.co...igion_law_bill_au_bb.mp3


Theo BBC
phai  
#3 Đã gửi : 20/08/2015 lúc 06:28:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Luật tôn giáo: đột phá hay siết chặt?

UserPostedImage
Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định có các chính sách tôn trọng quyền tự do, tôn giáo tín ngưỡng và quyền không tôn giáo, tín ngưỡng.

Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến tạo ra một số phản ứng và góc nhìn trái ngược nhau trong một số thành viên của giới quan sát và giáo phẩm ở Việt Nam.

Hôm 20/8/2015, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC ông tin rằng dự luật là một 'bước tiến bộ đột phá', trong khi một vị chức sắc tôn giáo từng lên tiếng phản biện dự án luật này thời gian gần đây giữ quan điểm cho rằng dự luật này 'siết chặt tôn giáo'.

Bình luận với BBC hôm thứ Năm từ Sài Gòn, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, nói:

"Đúng là một bước tiến bộ đột phá rất quan trọng, trong đó cái mà tôi chú ý nhiều nhất là muốn hoạt động tôn giáo thì đăng ký, chỉ đăng ký chứ không phải xin phép.

"Ở Việt Nam mà xin phép thì nó qua nhiều ngõ lắm.

"Cho nên chỉ đăng ký thì được hoạt động, thì tôi cho là nếu thực hiện được điều đó thì đó là tiến bộ vượt bậc," Luật sư Thuận nói.

Quan điểm khác biệt
Trong khi đó, Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lợi, thành viên một nhóm chức sắc giáo phẩm liên tôn từ Việt Nam, có quan điểm khác biệt.

Ông nói:

"Đây là một sự nâng cấp Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo của năm 2004 và văn bản mới này dài gấp đôi...

"Chúng ta thấy rằng đây là một văn bản mà nó siết chặt các tôn giáo hơn và làm cho những tự do liên quan tới quyền tự do tôn giáo trở thành những cái gọi là tội pháp hình sự cả."

Và ông đưa ra lời giải thích:

"Bởi vì tất cả mọi chuyện trong cái dự luật tôn giáo này đều phải xin phép nhà nước và chờ sự cho phép của nhà nước", Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Lợi đưa ra lời nhận xét với BBC.

Hôm 14/8, dự luật nói trên đã được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam xem xét và cho ý kiến.

Theo trang nhà của Đài tiếng nói Việt Nam (vov.vn), một số thành viên ủy ban này cho rằng luật tôn giáo, tín ngưỡng phải thể hiện rõ "quan điểm đảm bảo quyền của người dân nhưng không có nghĩa không có sự quản lý nhà nước."

Mặc dù có những ý kiến khác nhau ngay trong các thành viên Ủy ban, theo cổng thông tin điện tử của Quốc hội Việt Nam (quochoi.vn), 'đa số các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội' của Việt Nam đã 'nhất trí với việc cần thiết phải ban hành Luật'.

Được biết, dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo này có kết cầu gồm 11 chương, 67 điều và được cho là nâng cấp từ một Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành và có hiệu lực từ năm 2004.
Theo BBC
phai  
#4 Đã gửi : 20/08/2015 lúc 06:31:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Một văn bản siết chặt tôn giáo'

UserPostedImage


Tải để nghe
http://a.files.bbci.co.u...60_thegioimoi.online.jpg


Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.