logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/08/2015 lúc 06:05:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nguyễn Thành Nhân cầm tấm biển: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch” trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một bạn trẻ ở Hà Nội cho biết hôm nay, 26/8, đã bị yêu cầu lên gặp công an sau khi đăng ảnh cầm tấm biển có nội dung: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch”, trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Bức ảnh kèm theo câu hỏi “năm nay, không biết sẽ có bao nhiêu bi kịch liên quan đến thi cử” mà Nguyễn Thành Nhân đưa lên Facebook sau đó đã được nhiều người ‘share’ lại trên mạng xã hội này.

Đoạn “status” (dòng trạng thái) của Nhân còn có đoạn: “Có bao nhiêu bậc cha mẹ phải cơm ăn cơm dở đưa con đi thi đại học, sau khi đã làm lụng, đã vắt đến giọt mồ hôi cuối cùng để nuôi con đèn sách? Có bao nhiêu gia đình lục đục, đổ vỡ vì đứa con không thi đậu đại học? Có bao nhiêu cô cậu thí sinh cay đắng, tự ti, suy sụp vì thất bại? Liệu sẽ có trường hợp nào tự tử?”

Nhân viết tiếp: “Này Bộ Giáo dục và Chính phủ Việt Nam, học sinh - sinh viên chúng tôi không thể cứ mãi là chuột bạch cho các cuộc thử nghiệm vĩ đại của các vị đâu”.

Trong cuộc “làm việc” với công an phường Yên Hòa ở Hà Nội, Nhân cho biết đã “bị hỏi về bức ảnh mà em đã chụp và những nội dung đã đăng tải trên Facebook”.

Cậu cho biết tiếp: “Em nhận là em làm, và cái nội dung đó, hình ảnh đó không có liên quan tới luật pháp vì em không sai. Bên họ bảo là, vì những vấn đề em làm, thì rất là nhiều bên khác đã lợi dụng những hình ảnh và nội dung của em để có những mục đích xấu. Đó là mục đích chính mà hôm nay họ làm việc với em”.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh ngành giáo dục ở Việt Nam đang chịu sức ép lớn từ dư luận xã hội, nhất là sau kỳ xét tuyển đại học bị coi là “lộn xộn” và “gây phiền hà” cho người dân.
Trước vụ cầm biển phản đối của Nhân, mới đây, tuyên bố “giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá thối nát rồi” của một cậu bé học lớp Tám đã được nhiều người tán thưởng.

Nhiều nguồn tin cho VOA Việt Ngữ biết rằng cậu bé 14 này đã phải “chịu áp lực lớn” sau lời phát biểu được coi là “gãi đúng chỗ ngứa” của dư luận.

Dù gặp phiền hà với chính quyền, Nguyễn Thành Nhân cho VOA Việt Ngữ biết cậu hy vọng các bạn thí sinh, các bạn trẻ chuẩn bị bước chân vào đời hiểu được rằng họ “có quyền phản biện chính sách, có quyền tham gia vào tiến trình ra quyết định trong các vấn đề lớn của đất nước”.

Nhân nói thêm: “Năm nay Bộ Giáo dục có một cải cách mới, nhưng mà có nhiều vấn đề bất cập liên quan tới các em học sinh, sinh viên cũng như liên quan tới các bậc phụ huynh nữa. Cho nên em muốn là qua sự việc này em mong muốn các bạn học sinh, sinh viên khi thấy các chính sách của Bộ Giáo dục đưa ra mà sai hoặc bất cập thì các bạn ấy cần phải lên tiếng. Đó là cái mong muốn của em”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với lãnh đạo công an phường Yên Hòa để phỏng vấn.

Sau “sự cố” gặp phải với công an, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Nguyễn Thành Nhân bằng cách chụp những bức ảnh đang giơ cao biểu ngữ “học sinh, sinh viên không phải là chuột bạch”.

'Sẵn sàng trả giá'

Nhân cho biết sự ủng hộ đó cho thấy “hành động và việc làm của em như thế là đúng” và “em thấy vui”.

Ngoài phản đối Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, vừa qua, Nhân cũng tham gia vào chiến dịch ngăn chặt cây xanh ở Hà Nội.

Những ngày qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã lên tiếng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận từ chức, sau khi ông nhận trách nhiệm về các bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên mà ông gọi là “trận đánh lớn” và “sẵn sàng trả giá”.

Hơn một chục nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.
UserPostedImage
Chỉ trong vài ngày đã có hơn chục nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.

Một “status” trên trang này viết: “Ông Luận là 'tư lệnh ngành' Giáo dục, ông coi cải cách giáo dục lần này là 1 trận đánh lớn và ông thừa nhận đã có sai sót và xin rút kinh nghiệm. Như thế là chưa đủ. Dây kinh nghiệm không đủ dài cho ông rút. Yêu cầu ông từ chức, nếu không ông sẽ phải bị cách chức”.

Trước đó, báo chí trong nước dẫn lời người hiện đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam tuyên bố nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân.

Truyền thông trong nước những ngày qua đã tốn nhiều giấy mực để viết về đợt “cải tổ giáo dục” này.

Có thể đọc được những hàng tít như: “Kiệt sức với xét tuyển đại học”, “Vỡ trận xét tuyển đại học”, “Thuê xe cấp cứu đi rút hồ sơ đại học” hay “Phụ huynh bật khóc ngày cuối xét tuyển đại học”.

Trong khi đó, trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Xuân Nhĩ, cựu Thứ trưởng Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, nói rằng việc tổ chức xét tuyển như vừa qua “đỡ tốn kém hơn trước”.

“Tuy nhiên việc tuyển sinh đợt một khá lộn xộn, và Bộ trưởng Giáo dục đã nhận trách nhiệm về mình rồi đấy,” ông Nhĩ nói.

Về lời kêu gọi ông Luận từ chức của cư dân mạng, cựu quan chức giáo dục nói: “Bây giờ mới một việc như vậy mà đã yêu cầu từ chức thì chưa nên, chưa hay lắm. Nên để xem Bộ trưởng có sự sửa đổi như thế nào đã”.

Trước đây, nhiều cư dân mạng ở Việt Nam cũng đã từng mở chiến dịch kêu gọi Bộ trưởng Y tế từ chức sau khi nhiều trẻ em tử vong vì tiêm vaccine.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 26/08/2015 lúc 06:16:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#2 Đã gửi : 26/08/2015 lúc 09:43:38(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Bị bắt vì phản đối Bộ Giáo dục

UserPostedImage
Tấm ảnh Hoàng Thành trước trụ sở bộ Giáo Dục đang được chia sẻ nhiều trên Facebook


Một thanh niên sống ở Hà Nội đã bị công an bắt hai lần trong hai ngày qua sau khi có hành vi phản đối Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hôm 26/8, ông Hoàng Thành cho BBC Tiếng Việt biết ông đã bị công an ‘hỏi thăm’ vì cầm tấm biển ghi ‘Học sinh, sinh viên không phải là chuột bạch’ trước trụ sở Bộ hôm 23/8.

Ông kể: “Công an yêu cầu tôi lập tức lên phường để ‘hỗ trợ thông tin’ về việc này. Lúc đầu tôi không đồng ý nhưng đành chịu.

Công an lập biên bản với một tập hình ảnh chụp từ Facebook cá nhân của tôi. Biết tin tôi đang ở phường, bạn tôi là facebooker Thảo Gạo, nhà báo Đoan Trang đã đến yêu cầu dừng ngay sự việc bởi công an đã không làm đúng thủ tục hành chính khi đưa tôi lên đây lập biên bản mà không có giấy mời”.

Tuy phía công an đã để ông Thành ra về vì áp lực của nhóm 'đòi thả người' nhưng công an khu vực vẫn tiếp tục đến nhà ông vào tối hôm đó.

“Về phía công an, tôi cám ơn họ đã trao đổi lịch sự”, ông Thành nói.

BBC Tiếng Việt cũng có hẹn phỏng vấn video trực tuyến với ông Thành lúc 16:00 chiều 26/8 nhưng trước đó ông nhắn tin cho biết công an đang ở nhà ông.

‘Quyền phản biện chính sách’

Hôm 27/8, trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, ông Thành giải thích hành động cầm tấm biển trước Bộ Giáo dục phát xuất từ nỗi bức xúc khi chứng kiến cuộc xét tuyển đại học ‘như chứng khoán’.

‘Nhiều gia đình lục đục, đổ vỡ vì đứa con không thi đậu đại học, cô cậu thí sinh cay đắng, tự ti, suy sụp vì thất bại...', ông mô tả trên Facebook.

Ông nói: “Tôi không muốn thêm một lời chỉ trích, kẻo lại có người bảo tôi ‘chỉ biết chửi, chẳng làm được gì’.

Nhưng tôi muốn mỗi người trong chúng ta, nhất là các thí sinh hiểu rằng chúng ta có quyền phản biện chính sách, có quyền tham gia vào tiến trình ra quyết định trong các vấn đề lớn của đất nước”.

Do đó, ông không ngại mình sẽ gặp rắc rối khi phát đi thông điệp:

“Này Bộ Giáo dục và Chính phủ Việt Nam, học sinh - sinh viên chúng tôi không thể cứ mãi là chuột bạch cho các cuộc thử nghiệm vĩ đại của các vị!”.

Đây là lần đầu tiên, ông Thành công khai tiếng nói phản biện trên Facebook và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.

Tiếp tục bị bắt
Sau khi đã được tự do chiều 26/8, bạn bè ông Thành nói ông tiếp tục bị bắt giữ sáng 27/8, ngày có cuộc tụ họp phản đối của các bạn trẻ trước Bộ Giáo dục và Đào tạo

Blogger Đoan Trang, một trong những người tới đồn công an phường Yên Hoà yêu cầu trả tự do cho ông Thành chiều 26/8, viết trên Facebook của bà:

"[T]ừ chiều tối và đêm qua đến sáng nay (27/8) [Hoàng Thành] đã liên tục bị công an khu vực quấy rối, hăm dọa. Từ sáng sớm, họ đã bao vây cổng nhà Thành, liên tục bấm chuông, gọi điện đòi vào nhà kiểm tra hành chính (?).

"Thành mệt quá nên không mở cửa. CA tiếp tục gọi cho chủ nhà trọ của Thành, ép ông phải đến tận nơi lôi cổ "thằng Thành" ra ngoài. Cùng lúc đó, em gái của Thành cũng phải ra ngoài để đi học. CA tranh thủ lúc chủ nhà đến và em gái Thành phải mở cửa, đã ập vào trong và dùng sức mạnh lôi Thành lên đồn.

"Hiện giờ Hoàng Thành đang bị giữ ở đồn CA phường Yên Hòa, 253 Nguyễn Khang, Hà Nội. Lý do ban đầu mà CA đưa ra để làm việc với Thành là "kiểm tra hành chính", tuy nhiên CA cũng như Thành, cũng như chúng ta, đều hiểu lý do chính là vì Thành đã giương cao tấm poster tuyên bố mình không muốn làm chuột bạch - ngay trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam."

Đoan Trang cũng viết Hoàng Thành sinh năm 1990 ở Hải Phòng, là cựu sinh viên ngành tiếng Nhật.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 26/08/2015 lúc 09:47:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.