logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/08/2015 lúc 07:44:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Việt Nam hôm 28/8 loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18.200 tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.


Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...76ab4c9a96e_original.mp3


Không có tù nhân chính trị nào được phóng thích trong đợt ân xá mà truyền thông nhà nước gọi là ‘lớn nhất từ trước đến nay nhân 70 năm ngày Quốc khánh 2/9’.

Việt Nam hôm nay loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18.200 tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.

AFP dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 28/8 công bố ‘Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá 18.298 tù nhân… nhưng trong số này không có người nào phạm tội về an ninh quốc gia’.

Trong khi đó, AP dẫn phát biểu của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho hay số tù nhân được ân xá là 18.539 người.

Ông Giang Sơn nói thêm rằng: "Đợt ân xá này phản ánh tính nhân đạo của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam, nhằm khuyến khích các tù nhân trở thành công dân hữu ích cho xã hội".

Những người sắp được thả sớm là các tù nhân phạm tội từ hối lộ, buôn ma túy, buôn người, tới sát nhân.

Trong danh sách ân xá không có tù nhân nào thọ án vì vi phạm điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ của Bộ Luật hình sự, những tội danh Việt Nam thường áp dụng đối với những nhà hoạt động hay những nhân vật bất đồng chính kiến.
Việt Nam lâu nay bị các chính phủ phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới mạnh mẽ lên án về chính sách không dung chấp bất đồng chính kiến cùng những vi phạm có hệ thống về nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.

Bất chấp những lời kêu gọi từ quốc tế, đặc biệt từ Hoa Kỳ, vẫn còn nhiều tù nhân chính trị đang bị cầm tù tại Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói việc đặc xá chỉ dành cho phạm nhân hình sự, không dành cho tù nhân lương tâm nêu bật chính sách nhân quyền của Việt Nam:

“Đây là một chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam không hề thay đổi trong chính sách nhân quyền của họ, cho thấy họ không ưu tiên cho tầm quan trọng của việc phóng thích những tù nhân lương tâm, những người lẽ ra đã không phải bị cầm tù vì các hoạt động ôn hòa thúc đẩy tiến bộ xã hội hay chỉ trích nhà nước. Cộng đồng thế giới cần tiếp tục áp lực Việt Nam tôn trọng nhân quyền cho tới khi nào Hà Nội hiểu và chấm dứt cầm tù công dân chỉ vì họ có quan điểm trái với nhà nước”.

Hà Nội khẳng định không có tù nhân lương tâm, không hề có sự phân biệt giữa tù nhân chính trị hay tù nhân thường phạm mà chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý.

Tuy nhiên, các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cho biết có một sự phân biệt rất rõ ràng từ ngay trong trại giam.
Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, nhà hoạt động Công giáo trẻ vừa mãn hạn tù hôm 26/8 sau 4 năm thọ án về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, nói với VOA Việt ngữ:

“Có một sự phân biệt rất rõ ràng. Tù nhân chính trị bị giam cách ly ra một khu hoàn toàn cách biệt, rất nhỏ. Hoàn toàn phân biệt đối xử từ việc tắm rửa, nước nôi, cho tới giờ giấc ăn uống cũng rất khắt khe, gò bó, cùng nhiều cách đàn áp tinh vi. Một trong những khó khăn nhất đối với tù nhân chính trị là việc tiếp cận thông tin và việc tiếp nhận các tiếp tế từ gia đình cũng bị hạn chế”.

Nhà hoạt động Minh Nhật cho biết để được xét ân xá, yếu tố quan trọng nhất đối với các tù nhân chính trị là phải ký bản cam kết ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng’.

“Trong quá trình bị giam, họ cũng luôn có những buổi tới nói chuyện với tôi về việc ‘giảm án’, đề nghị tôi ký các bản cam kết thế này thế kia. Tôi không phạm tội, tôi không ký, họ thấy họ sai thì họ cứ thả chứ tôi không ký bất kỳ văn bản nào nói tôi phạm cái tội mà họ quy chụp. Tôi không cần họ giảm, tôi không cần họ bớt một ngày nào trong tội danh họ quy cho tôi vô lý như thế”.

Cựu tù nhân lương tâm này nói không phóng thích một tù nhân chính trị nào trong đợt đặc xá hơn 18.000 người lần này là một điều trớ trêu, mang tác dụng phản ứng ngược:

“Họ nghĩ không thả tù nhân chính trị làm cho chúng tôi sợ, nhưng thật ra đó là một dấu hiệu của sự hy vọng. Hy vọng ở chỗ các tù nhân chính trị không cần sự giảm án, không cần sự ân xá vì họ đã đạt được điều gì đó trong diễn biến thời sự. Tôi thấy thật nực cười cho một xã hội mà những người đóng góp xây dựng để quê hương đất nước giàu đẹp, phát triển hơn thì lại bị ngược đãi trong khi những người phạm tội thật sự thì được ưu ái một cách đặc biệt. Tôi thấy dường như ở Việt Nam mình không thích những người đóng góp cho xã hội hay sao đấy”.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết trong số tù nhân được ân xá năm nay có 34 người nước ngoài, nhiều nhất là công dân Trung Quốc, 16 người. Ngoài ra, còn có 6 người Lào, 1 người Thái, 2 người Úc, 6 người Malaysia và 2 người quốc tịch Philippines.

Hàng loạt các tờ báo của nhà nước mô tả đây là đợt đặc xá lớn nhất trong lịch sử, nhưng AFP dẫn lời giới hữu trách cho hay đợt ân xá lớn nhất là hồi năm 2009, với 20.599 tù nhân được thả.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương tại cuộc họp báo ngày 28/8 ở Hà Nội từ chối không cho biết tổng số tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam là bao nhiêu, viện dẫn lý do các số liệu này là ‘bí mật quốc gia không thể tiết lộ’.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 28/08/2015 lúc 07:50:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 29/08/2015 lúc 11:24:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vì sao Hà Nội không chịu thả tù chính trị dịp 2/9?

UserPostedImage
Hai tàu hải quân Mỹ đã đến Đà Nẵng

Sát thời điểm ngày ‘kỷ niệm lớn nhất từ trước đến nay nhân 70 năm ngày Quốc khánh 2/9’, Thứ trưởng công an Lê Quý Vương công bố ‘Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá 18,298 tù nhân… nhưng trong số này không có người nào phạm tội về an ninh quốc gia’ tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 28/8.
Phát ngôn trên đã gần như chấm dứt mọi hy vọng trước đó về ‘Nhà nước VN sẽ trả tự do trước thời hạn cho nhiều tù nhân lương tâm vào dịp 2/9’.

Phát ngôn trên cũng trực tiếp phủ định công bố gần đây của một quan chức có trách nhiệm về ‘có một trường hợp xâm phạm an ninh quốc gia được đặc xá’.

Với phát ngôn mới nhất vào ngày 28/8, có thể hình dung rằng thậm chí nữ tù nhân chính trị Tạ Phong Tần của Câu lạc bộ nhà báo tự do, người được chính Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên tiếng can thiệp để đòi trả tự do, cũng có thể sẽ không bước ra cánh cửa trại giam đầy gỉ sắt.

Cuối cùng, điều gì đã xảy ra?

Tại cuộc đối thoại nhân quyền ở Hà Nội vào tháng 5 năm nay, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã bất chợt dịu giọng hẳn, so với nỗi bực tức không giấu diếm về ‘Việt Nam không thể cứ thả một chục người này nhưng lại bắt thêm một chục người khác’, sau cuộc đàm phán nhân quyền vào tháng 11 năm ngoái.

Tuy nhiên, thời điểm cuối năm ngoái lại chưa hiện ra nhu cầu tương tác mật thiết về quốc phòng Biển Đông giữa VN và Hoa Kỳ. Chỉ đến đầu năm nay, khi lần đầu tiên một bộ trưởng công an VN công du Mỹ, mối tương tác về quân sự giữa hai nước mới được đặt lên tiêu điểm, thậm chí con vượt hơn cả nhu cầu về TPP.

Thế nhưng, cũng từ đầu năm nay và cùng lúc với quá trình ‘chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng’, có vẻ như vấn đề nhân quyền không còn nằm trong chính sách trọng tâm của Mỹ, cho dù vấn đề này vẫn được nêu ra tại các cuộc nghị đàm song phương.

Nói cách khác, có vẻ ngườMỹ đã phần nào thỏa mãn về tư thế ‘giao lưu hải quân’ mà họ được Hà Nội ưu ái chấp thuận hơn so với hai năm trước, và hơn hẳn so với thời điểm năm 2007, khi mới chỉ diễn ra những cuộc thăm viếng mang tính ngoại giao và VN vẫn còn quá mặn mà với Bắc Kinh.

Gần như đã rõ, Washington đã chỉ đặt ra điều kiện trả tự do cho tù nhân chính trị một cách hình thức, trước và trong chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí kết quả cuộc công du của John Kerry đến Hà Nội vào đầu tháng 8/2015 cũng chẳng triển vọng hơn bao nhiêu cho chính sách nhân quyền của Mỹ.

Lẽ dĩ nhiên, thái độ thỏa mãn tình thế về Biển Đông và cử chỉ kém cứng rắn cần thiết của Hoa Kỳ đã dẫn đến hệ quả ngày hôm nay: Hà Nội nhận ra chưa cần thiết phải thả tù chính trị, nhất là khi kết quả đàm phán TPP vẫn còn khá trừu tượng.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.