logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/02/2013 lúc 10:08:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân.
Cộng đồng cư dân mạng trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước bức ảnh chụp một nhà hàng ở thủ đô Trung Quốc treo bảng từ chối không tiếp khách người Việt.

Bức ảnh do một người Mỹ gốc Hoa tên Rose Tang chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được bà đăng tải lên trang Facebook cá nhân đã nhanh chóng được cộng đồng mạng khắp nơi chia sẻ với những lời bình luận bày tỏ sự căm phẫn.

Hình ảnh cho thấy ngay trước cửa chính của tiệm bán thức ăn nhanh tên là “Beijing Snacks” có treo tấm bảng ghi bằng hai thứ tiếng Anh ngữ và Hoa ngữ rằng “Nhà hàng không tiếp khách người Việt, người Nhật, người Philippines, và chó". Đây là ba trong số các nước đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Ðông.

Chủ nhân tấm hình cho biết tiệm ăn này gần Cung Vương Phủ tại Hồ Hậu Hải, một địa điểm thu hút đông khách du lịch ngay phía Bắc Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.
Thành Nguyễn, một thành viên Facebook được nhiều người biết đến tại Việt Nam với chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng Việt tẩy chay hàng Trung Quốc và cũng là chủ nhân của cửa hàng online mang tên “No China Shop”, phản hồi trước hành động gây tranh cãi của nhà hàng ở Bắc Kinh:

“Lúc đầu, mình cũng cảm thấy rất tự ái trước tấm bảng phân biệt chủng tộc như vậy. Nhưng sau đó, mình cảm thấy vui hơn, vì về mặt văn minh, người Việt mình không đến nỗi sử dụng một cách thức xấu xa như họ. Họ quá cực đoan về vấn đề ‘chủ nghĩa dân tộc’ mà lý do là có thể do sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Chính sự tuyên truyền đề cao ‘chủ nghĩa dân tộc’ đã dẫn tới sự cực đoan, coi thường, xem nhẹ tất cả các nước khác, nói chung, và các quốc gia đang có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nói riêng.”

Kim Hiệu, một nghiên cứu sinh y khoa đang du học ở Hà Lan bày tỏ bất bình:

“Mình thật sự cảm thấy người Trung Quốc bây giờ càng ngày càng thô lỗ và hiếu chiến. Tuy nhiên, được đứng chung với Philippines và Nhật mình cảm thấy như một cái gì đó có sức mạnh hơn trong việc phản đối lại Trung Quốc về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa.”

Các cư dân mạng Việt Nam nói hành động phân biệt đối xử vì tinh thần dân tộc cực đoan kiểu này sẽ mang lại hiệu quả ngược, bất lợi cho Trung Quốc, vì đó là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy một hình ảnh xấu của Trung Quốc trong ánh mắt bạn bè quốc tế.
Về cách đối phó trước tinh thần dân tộc cực đoan của người Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Kim Hiệu hy vọng một phản ứng hợp tác giữa các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn:

“Người Việt Nam mình nghe tin này nói chung rất tức, nhưng cũng ráng bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Một mình Việt Nam mình cũng khó, nhưng nếu có nhiều nước cùng hợp tác với nhau thì sẽ giải quyết tốt hơn.”

Chính chủ nhân của bức ảnh, một người gốc Hoa, trên trang Facebook của mình đã kêu gọi mọi người truyền tay tấm hình bà chụp được càng nhiều càng tốt với hy vọng rằng áp lực từ công chúng và truyền thông sẽ dạy cho chủ nhân nhà hàng một bài học.

Bà Rose Tang cho rằng sở dĩ đảng cộng sản Trung Quốc bồi đắp và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc và sự thù hận kiểu này là vì họ cần phải dùng sự bẩn thỉu của con người như thế đánh lạc hướng công chúng để mọi người bớt chú ý tới các vấn nạn của quốc gia như tham nhũng, bất công, và khủng hoảng môi trường
Source: VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 25/02/2013 lúc 10:23:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà hàng Trung Quốc bài người Việt
UserPostedImage

Chủ nhà hàng treo biển không phục vụ người Việt, Nhật và Philippines ở Bắc Kinh nói ông tự hào vì làm như vậy.


Ông Vương, chủ quán Beijing Snacks từ hai năm nay, nói với BBC hôm 25/2: "Tôi tự hào về việc mình làm."

Trước đó Bấm ảnh chụp thông báo treo ngoài cửa nhà hàng Beijing Snacks ở khu Hậu Hải thuộc trung tâm Bắc Kinh đã gây nhiều tranh luận trên mạng Faceboook.

Thông báo viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Hoa: "Nhà hàng này không phục vụ người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó."

Bức ảnh do cựu phóng viên CNN Rose Tang chụp hôm 22/2 đã được chia sẻ hàng ngàn lần trên Facebook và cũng thu hút nhiều bình luận.

Công dân mạng xã hội Paul Mooney viết: "Đây là lỗi của Đảng và chính quyền.

"Họ nói dối về các nước khác và xuyên tạc lịch sử và những người Trung Quốc thiếu hiểu biết đáp lại điều đó với sự ngu dốt. Thực nản quá."

Một người dùng Facebook khác, Deborah Stacy viết: "Họ cũng còn đang tìm cách lấy biển của mọi nước...và nếu các nước không đoàn kết để ngăn họ hăm dọa cá nhân mỗi nước, các nước đó sẽ không có cơ hội bảo vệ quyền [sử dụng] biển nữa."

'Không quan tâm'

Trả lời phóng viên Temtsel Hao của BBC tiếng Trung, chủ quán họ Vương nói: "Tôi không quan tâm tới những gì người ta nói."

"Nhà hàng của tôi cũng không có nhiều người nước ngoài tới."

"Còn nếu là khách hàng Trung Quốc thì họ ủng hộ tôi."

Ông Vương quê ở vùng hồ Bạch Dương Điện thuộc tỉnh Hà Bắc.

Quê ông nổi tiếng có truyền thống chống Nhật hồi Thế Chiến II với đội du kích Lông Én đi vào lịch sử.

Khi phóng viên Hồng Nga của BBC tới Bắc Kinh nhân Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi cuối năm 2012, không ít người Trung Quốc Bấm nói thẳng rằng họ ghét Nhật.

Trong khi đó nhà hoạt động xã hội Bạch Định Đình nói với Hồng Nga:

"Chính phủ và Đảng Cộng sản đang đánh tráo hai khái niệm: chủ nghĩa yêu nước và dân tộc chủ nghĩa hạn hẹp.

"Những người tham gia biểu tình chống Nhật một cách hung hăng đó, họ nghĩ họ đang bày tỏ lòng yêu nước."

Về phía Việt Nam, cũng đã có những tiếng nói tẩy chay hàng hóa Trung Quốc mặc dù chính quyền thường nhanh chóng trấn áp những người công khai đưa ra các tuyên bố như vậy.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.